intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn này là tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty tổng thể lên hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN VĂN VIÊN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY LÊN HIỆU QUẢ HOA ̣T ĐỘNG VÀ GIÁ TRI ̣ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀ N HOSE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN VĂN VIÊN ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY LÊN HIỆU QUẢ HOA ̣T ĐỘNG VÀ GIÁ TRI ̣ DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀ N HOSE CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luâ ̣n văn này do chính tôi nghiên cứu và thực hiê ̣n , các số liệu và thông tin sử du ̣ng trong luâ ̣n văn này có nguồ n gố c trung thực và đươ ̣c phép công bố . Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014 Nguyễn Văn Viên
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Phan Thi ̣Bích Nguyê ̣t đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm học cao học vừa qua. Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin cảm ơn cha mẹ, vơ ̣ tôi đã h ết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Nguyễn Văn Viên
  5. MỤC LỤC Trang Trang phu ̣ bià .............................................................................................................. Lời cam đoan............................................................................................................... Mục Lục ....................................................................................................................... Danh mu ̣c các chƣ̃ viế t tắ t ......................................................................................... Danh mu ̣c các bảng .................................................................................................... TÓM TẮT.................................................................................................................... CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .....................................................................................1 1.1 . Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu................................................................4 1.2 . Dữ liê ̣u và phương pháp nghiên cứu ..............................................................4 1.3 . Đóng góp của luâ ̣n văn...................................................................................5 1.4 . Bố cu ̣c của luâ ̣n văn .......................................................................................5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................7 2.1. Công ty cổ phầ n ..............................................................................................7 2.2. Hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá trị doanh nghiệp...................................................8 2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp ....................................................................................................9 2.3.1. Cấ u trúc sở hữu và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, giá trị doanh nghiệp ..............10 2.3.2. Sở hữu nhà nước và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, giá trị doanh nghiệp ............12 2.3.3. Tỷ lệ thành viên HĐQT đô ̣c lâ ̣p và hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, giá trị doanh nghiê ̣p .......................................................................................................................13 2.3.4. Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm Tổng giám đốc và hiệu quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp ........................................................................................................14 2.3.5 Đánh giá viê ̣c quản trị công ty theo hê ̣ thố ng chỉ số ..............................16 CHƢƠNG 3: DƢ̃ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U ........................20 3.1. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................20 3.1.1. Thố ng kê mô tả dữ liê ̣u .....................................................................20 3.1.2. Phân tić h tương quan ........................................................................20
  6. 3.1.3. Ước lượng mô hình ...........................................................................20 3.1.4. Phương pháp kiể m đinh ̣ các hê ̣ số hồ i quy và sự phù hợp của mô hình .....................................................................................................................23 3.2. Giả thiết nghiên cứu......................................................................................24 3.3. Mô hiǹ h nghiên cứu của đề tài .....................................................................28 3.3.1. Mô hiǹ h nghiên cứu ..........................................................................28 3.3.2. Thu thâ ̣p dữ liê ̣u và đo lường ............................................................28 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U ............................................................34 4.1. Thố ng kê mô tả các biế n đô ̣c lâ ̣p, các biến kiểm soát và các biến phụ thuộc .....................................................................................................................34 4.2. Kiể m đinh ̣ tương quan giữa các biế n đô ̣c lâp̣ và các biế n kiể m soát ...........37 4.3 Kế t quả xử lý phương triǹ h hồ i quy tuyế n tiń h bô ̣i .......................................39 4.4. Mô ̣t số gơ ̣i ý chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần tại Việt Nam ............................................................................50 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN......................................................................................55 5.1. Kế t quả nghiên cứu và kiế n nghi .................................................................. ̣ 55 5.2. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................57 5.2.1. Hạn chế của luận văn.............................................................................57 5.2.2. Hướng nghiên cứu tiế p theo ..................................................................57 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... Phụ Lục ........................................................................................................................
  7. DANH MU ̣C CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT Các chữ viế t tắ t Tiế ng Anh Tiế ng Viê ̣t BGĐ Ban giám đố c CTCP Công ty cổ phầ n DNNN Doanh nghiê ̣p nhà nước ETF Exchange traded fund FDI Foreign direct investment HĐQT Hô ̣i đồ ng quản tri ̣ HOSE Hochiminh city Securities Sở giao dich ̣ chứng khoán Exchange TP Hồ Chí Minh IRRC Investor Responsibility Trung tâm nghiên cứu về Research Center trách nhiệm nhà đầu tư ISS International Shareholder Services GLS General least square Bình phương bé nhất tổng quát OECD Organisation for Tổ chức hơ ̣p tác và phát Economic Co-operation
  8. and Development triể n kinh tế. ROA Return on assets Tỷ suất lợi nhuận trên tổ ng tài sản ROE Return on equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phầ n TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCK Thị trường chứng khoán
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Mô tả biế n và cách đo lường các biế n nghiên cứu..................................29 Bảng 4.1: kế t quả thố ng kê mô tả các biế n đô ̣c lâ ̣p, các biến kiểm soát và biến phụ thuô ̣c..........................................................................................................................34 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu ........................................38 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy cho các mô hình xem xét ảnh hưởng các nhân tố của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiê ̣p............................40 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy cho các mô hình xem xét ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiê ̣p ......................................................41 Bảng 4.5: Kiểm định tự tương quan bậc 1 cho mô hình 1a, 1c, 2a, 2c. ..................42 Bảng 4.6: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan bậc 1 cho mô hình 1b, 2b ..............................................................................................................................43 Bảng 4.7: Kết quả khắc phục mô hình 1a, 1b, 1c bằng phương pháp GLS ............44 Bảng 4.8: Kết quả khắc phục mô hình 2a, 2b, 2c bằng phương pháp GLS ............45
  10. TÓM TẮT Luâ ̣n văn này nhằ m kiể m đinh ̣ các nhân tố của quá triǹ h quản trị công ty có ảnh hưởng lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣doanh nghiê ̣p của các doanh nghiê ̣p niêm yế t trên sàn HOSE , Viê ̣t Nam hay không ? Tôi sử du ̣ng mẫu gồ m 246 công ty niêm yế t từ năm 2010 trên Sở Giao Dich ̣ Chứng khoán TP . HCM (HOSE), thời kỳ phân tích 2010-2013. Mô hình nghiên cứu của bài sử du ̣ng dữ liê ̣u bảng (panel data) đươ ̣c hồ i quy theo 3 cách: pooled OLS, random effect , (hiê ̣u ứng ngẫu nhiên ) và fixed effect (hiê ̣u ứng cố đinh ̣ ). Để tim ̀ hiể u xem phương pháp hồ i quy nào là phù hơ ̣p nhấ t trong 3 phương pháp trên, tôi sử du ̣ng ba kiể m đinh ̣ là kiể m đinh ̣ Hausman , kiểm định Likelihood, và kiểm định LM. Sau đó tôi dùng phương pháp hồ i quy GLS (General least square -bình phương bé nhất tổng quát ) để khắc phục những khuyế t tâ ̣t của các mô hiǹ h trên . Kế t quả nghiên cứu cho thấy rằ ng, sự tâ ̣p trung sở hữu, những công ty có nhà đầu tư tổ chức hoă ̣c nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư lớn nhất, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không đ iề u hành, Sự tách biê ̣t giữa quyề n chủ tịch HĐQT và quyền Tổng Giám Đốc , chỉ số GOV_ SCORE có tác động thuận chiề u lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣doanh nghiê ̣p. Kế t quả này đươ ̣c mong đơ ̣i sẽ là những tiêu chí nên xem x ét đối với doanh nghiệp , nhà đầu tư cũng như cơ quan nhà nước trong việc thực thi các chính sách.
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa viê ̣c quản trị công ty (corporate governance) và hiệu quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dich ̣ chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh , sàn HOSE t ại Việt Nam. Nhiề u nghiên cứu thực nghiê ̣m về vấ n đề này đã đươ ̣c thực hiê ̣n , trong nước lẫn nước ngoài nhưng cho ra nhiề u kế t quả khác nhau. Nhóm nghiên cứu thứ nhất b ao gồ m các tác giả : Bauer và cộng sự (2004) Drobetz (2004) Gompers và cô ̣ng sự (2003), những nghiên cứu của ho ̣ ki ểm chứng mối quan hê ̣ gi ữa mức xếp hạng quản trị công ty và hiệu quả hoạt động công ty tại các nước đã phát triển cho thấy rằ ng có m ối tương quan dương giữa hai biến trên. Ví dụ ở Mỹ nghiên cứu của Gompers và cô ̣ng sự cho r ằng những công ty được xế p hạng quản trị tốt trong thập niên 90 có hiệu quả hoạt động cao hơn và giá trị cao hơn trên thị trường chứng khoán. Nhóm nghiên cứu thứ hai tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động. Shleifer và Vishny (1997) đã chứng minh rằng ở các nước có cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số tốt, sự có mặt của cổ đông lớn đã tạo ra tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động. nhưng ở các nước mà cấu trúc sở hữu tập trung là phổ biến lại phát sinh vấn đề mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số, đặc biệt khi cổ đông lớn là các gia đình như nhiều nhà nghiên cứu như La Porta, Lopez Di Silanes và Shleifer (1999), Claessens và các cộng sự (2000) đã nhận định. Các tác giả trên cho rằng sự hiện diện của cổ đông lớn có tác đ ộng tiêu cực đối với giá trị công ty ở các nước có cấu trúc sở hữu tập trung và cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số chưa hoàn thiện. Nhóm nghiên cứu thứ ba tập trung vào xem xét những tác đ ộng đến hiệu quả hoạt động của công ty t ừ các tính chất của hội đồng quản trị như quy mô, tính độc lập, tính chuyên nghiệp, uy tín , tỷ lệ s ở hữu cổ phần của các thành viên hội đồng, viê ̣c kiêm nhiê ̣m chức vu ̣ Tổng giám đốc (TGĐ) của chủ tịch hô ̣i đồ ng Quản Tri ̣
  12. 2 (HĐQT). Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu được thực hiện cho tới nay chưa thống nhất đươ ̣c mối quan hệ rõ ràng giữa các tính chất của HĐQT và hiệu quả hoạt động của công ty, ngoại trừ quy mô HĐQT gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động theo Eisenberg và cô ̣ng sự (1998) và Yermack (1996) đã phát hiện. Nhóm nghiên cứu thứ tư tập trung nghiên cứu vấn đề đại diện, tức là xem xét tác động từ các tính chất của ban giám đốc (BGĐ), mà nhân tố quan trọng nhất là tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên Ban giám đốc, đến hiệu quả hoạt động của công ty. Jensen và Meckling(1976) cho rằng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên Ban giám đốc càng lớn, họ càng có xu hướng ra quyết định nhằm tối đa hóa giá trị tài sản chủ sở hữu, vì điều này đồng nghĩa với tối đa hóa giá trị tài sản của chính họ. giả định này được gọi là hiệu ứng “hội tụ lợi ích” (“convergence of interest”). Ngược lại, các nhà nghiên cứu khác như Demsetz (1983), Fama và Jensen (1983) cho rằng với một mức độ sở hữu cổ phần xác định, việc hưởng thụ những đă ̣c quyền dành cho Ban Giám Đốc như lương, thưởng, đền bù hợp đồng … có thể vượt quá những thua lỗ mà họ phải gánh chịu khi giá tr ị công ty bị sụt giảm. Đây được xem là hiệu ứng “ngăn chặn” (“entrenchment effect”). Nhiều nghiên cứu định lượng đã được tiến hành tại các môi trường kinh doanh khác nhau để kiểm chứng sự tồn tại của hai hiệu ứng nói trên như Morck và cô ̣ng sự (1988) Mc Connel và Servaes (1990), Hermalin và Weisback (1991), Ram Mudambi và Carmela Nicosia (1998), Christina (2002), nhìn chung kết quả nghiên cứu đều thống nhất có sự tồn tại của hai hiệu ứng trên. Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về đề tài này, mỗi nghiên cứu đề câp̣ đến ảnh hưởng của từng giác độ khác nhau trong quá trình quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp . Tri Tran và Hung Duong (2011), thực hiê ̣n nghiên cứu nhằ m tìm ra mố i quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ sở hữu q uản trị và hiệu quả hoạt đô ̣ng của công ty . Nghiên cứu đã tim ̀ thấ y mố i quan hê ̣ phi tuyế n giữa hai yế u tố trên. Nghiên cứu đã tim ̀ thấ y rằ ng hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của công ty thay đổ i theo tỷ lê ̣ thuâ ̣n với tỷ lê ̣ sở hữu của nh à quản trị khi tỷ lệ sở hữu của nhà quản trị nhỏ hơn 59.1%. Tuy nhiên khi tỷ lê ̣ sở hữu của nhà quản tri ̣cao hơn 59.1%, hiê ̣u quả hoa ̣t
  13. 3 đô ̣ng la ̣i thay đổ i theo chiề u nghich ̣ với tỷ lê ̣ sở hữu của nhà quản tri .̣ Tác giả đưa ra kế t luâ ̣n rằ ng, khi tỷ lê ̣ Sở hữu của nhà quản tri ̣nhỏ hơn mô ̣t giá tri ̣nhấ t đinh ̣ , nhà quản lý sẽ nổ lực nhiề u hơn để có thêm cổ phầ n trong công ty . Ngươ ̣c la ̣i, khi đã sở hữu mô ̣t tỷ lê ̣ cổ phầ n cao , nhà quản lý sẽ dù ng quyề n lực của miǹ h đễ gia tăng lơ ̣i ích cá nhân thay vì làm tăng lợi ích của cổ đông. Duc Vo, Thuy Phan (2013) nghiên cứu tác đô ̣ng của những nhân tố trong quá trình quản trị công ty : số lươ ̣ng thành viên trong HĐQT, sự có mă ̣t c ủa thành viên nữ trong HĐQT, viê ̣c đảm nhâ ̣n chức vu ̣ tổ ng giám đố c của chủ tich ̣ HĐQT, bằ ng cấ p của những thành viên trong HĐQT, kinh nghiê ̣m làm viê ̣c của ban quản tri,̣ tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành , thù lao dà nh cho ban quản tri ̣, và tỷ lệ sở hữu của các thành viên HĐQT lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng trong sáu năm từ năm 2006 đến năm 2011 ở 77 công ty đươ ̣c niêm yế t trên sở giao dich ̣ chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, sàn HOSE. Nghiên cứu này cho thấ y rằ ng tỷ lê ̣ thành viên HĐQT nữ, sự kiêm nhiê ̣m chức vu ̣ T GĐ của chủ tịch HĐQT, kinh nghiê ̣m làm viê ̣c của thành viên HĐQT và thù lao của thành viên HĐQT có ảnh hưởng tích cực lên biế n ROA đa ̣i diê ̣n cho hiê ̣u quả hoa ̣t động của doanh nghiệp. Những nghiên cứu trên đã phầ n nào đã giúp chúng ta có đươ ̣c mô ̣t cái nhiǹ khái quát về sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quá trình quản trị công ty lên giá tri ̣ doanh nghiê ̣p. Tuy vâ ̣y còn mô ̣t số nhân tố khác của quá trình quản trị công ty cầ n phải được giải thích . Kể từ khi Trung tâm giao d ịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh đưa vào vâ ̣n hành ngày 20/07/2000 và sở giao dich ̣ chứng khoán Hà Nội được thành lâ ̣p ngày 8/3/2005. TTCK Viê ̣t Nam đã đa ̣t đươ ̣c những chuyể n b iế n rõ ràng về quá trình quản trị công ty. Đã có những thông tư nghi ̣đinh ̣ cu ̣ thể quy đinh ̣ về quy trình này như thông tư số 121/2012/TT-BTC ban hành ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy đinh ̣ về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng . Các công ty cổ phầ n đa ̣i chúng đang đươ ̣c niên yế t ngày càng hoàn thiê ̣n quy chế quản tri ̣của miǹ h. Tuy vâ ̣y , Việt Nam vẫn đang là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế đang chuyển đổi sang hình thái kinh tế thị trường với môi trường pháp lý chưa hoàn
  14. 4 thiện, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ với mức độ tập trung sở hữu cao, nhà nước sở hữu tỷ lệ cổ phần cao trong doanh nghiệp . Ngoài ra, mô hình quản trị của các công ty cổ phần Việt Nam khá giống với mô hình quản trị của các công ty ở các nền kinh tế mới nổi với thông tin công bố còn chưa đầ y đủ và đôi khi nó còn b ị cố tình làm sa i lê ̣ch . Bên ca ̣nh đó chính sách b ảo vệ cổ đông thiểu số còn yếu. Vâ ̣y cầ n có mô ̣t nghiên cứu đề câ ̣p đế n tổ ng hơ ̣p các yếu tố thuộc quá trình quản trị công ty lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣doanh nghiê ̣p . Đó là lý do tác giả chọn nghiên cứu “Ảnh hưởng của quản trị công ty lên hiê ̣u quả hoa ̣t đôṇ g và giá tr ị doanh nghiê ̣p tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE ” cho luâ ̣n văn cao học của mình. 1.1 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu Mục tiêu của luâ ̣n văn này là tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty tổ ng thể lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣ doanh nghiê ̣p. Với mục tiêu này các vấn đề nghiên cứu đặt ra là: Thứ nhấ t , có hay không s ự ảnh hưởng của các nhân tố : sự tâ ̣p trung vố n chủ sở hữu, sự có mă ̣t của nhà đầ u tư tổ chức , vố n nhà nước và nhà đầ u tư nước ngoài với vai trò là cổ đông lớn nhấ t, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, sự tách biê ̣t giữa vi ̣trí chủ tich ̣ HĐQT và vi ̣trí TGĐ lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣của doanh nghiê ̣p. Thứ hai, có hay không ảnh hưởng tổ ng hơ ̣p của các yế u tố quản trị theo bô ̣ tiêu chuẩ n GOV-SCORE lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣của doanh nghiê ̣p. 1.2. Dƣ̃ liêụ và phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri doanh ̣ nghiê ̣p. Dữ liệu nghiên cứu của luận văn được thu thập từ các công ty cổ phần của Việt Nam không bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
  15. 5 được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2013. Sau khi loại bỏ các công ty không có đầy đủ dữ liệu, kết quả còn lại, luận văn thực hiện nghiên cứu trên 246 công ty với 984 quan sát. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và điều lệ công ty. Các thông tin được công bố chính thức, website của các công ty, website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát được tính toán tập hợp vào bảng tính Excel và tổ chức thành dữ liệu bảng (panel data) theo từng công ty phân bố theo từng năm. Các kết quả thống kê và hồi quy được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0. 1.3. Đóng góp của luận văn Luận văn tâ ̣p trung nghiên c ứu sự ảnh hưởng của các nhân tố thuô ̣c quy tắ c quản trị công ty như: sự tâ ̣p trung vố n chủ sở hữu , sự có mă ̣t của nhà đầ u tư nước ngoài, vố n nhà nước và nhà đầu tư tổ chức với vai trò là cổ đông lớn nhấ t , tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành , sự tách biê ̣t giữa vi ̣trí chủ ti ̣ ch HĐQT và vị trí TGĐ lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣của doanh nghiê ̣p . Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố quản trị công ty theo bô ̣ tiêu chuẩ n GOV- SCORE lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣của doanh nghiê ̣p. Những phát hiện trong luận văn này đươ ̣c kỳ vo ̣ng là s ẽ giúp cho Ban quản trị doanh nghiê ̣p nhâ ̣n biế t đươ ̣c các yế u tố nào trong quy triǹ h quản trị công ty có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp và từ đó có những cải tiế n thích hợp việc quản trị công ty của mình. Riêng đối với nhà đầu tư cũng có thể dựa vào những kết quả của bài nghiên cứu này để có sự quan tâm nhiều hơn đến quy trình quản trị công ty , có những đánh giá ban đầ u dựa vào những thông tin công khai của doanh nghiê ̣p, và có thể đưa ra mô ̣t quyế t đinh ̣ đầ u tư đúng. 1.4. Bố cục của luận văn Kết cấu của luận văn gồm 5 chương như sau:
  16. 6 Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài , trong chương này tác giả nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu,đóng góp và bố cục của luận văn. Chƣơng 2: Nội dung chương này bao g ồm những nghiên cứu về ảnh hưởng của những nhân tố thuô ̣c quá trình quản trị công ty lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣ doanh nghiê ̣p trên thế giới. Chương này k hông những cung cấp thông tin tổng quát về nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, nội dung chương còn đề cập tới những xu hướng khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chủ đề này trên thế giới. Chƣơng 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu, các giả thiết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cơ sở dữ liệu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu, chương này trình bày k ết quả hồi quy, kiểm định các giả thiết nghiên cứu và thảo luận về ảnh hưởng của quản trị công ty lên hiê ̣u quả hoạt động và giá trị doanh nghiê ̣p. Chƣơng 5: Kết luận, chương này rút ra kế t luâ ̣n của bài nghiên cứu, các hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.
  17. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Công ty cổ phần Tại điều 77 luật doanh nghiệp 2005, công ty cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (cổ phần) và có từ ba thành viên trở lên (cổ đông) các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Điểm khác biệt giữa CTCP và các công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu, trừ một số trường hợp đặc biệt bị hạn chế theo quy định của pháp luật (chẳng hạn như cổ đông sáng lập, cổ đông nhà nước), do vậy danh sách cổ đông không ổn định theo thời gian. Chính từ đặc điểm này mà tất cả cổ đông không trực tiếp điều hành công ty, mà sẽ bầu ra một nhóm đại diện quyền lợi của họ cụ thể là Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm sát, lập nên điều lệ công ty. Sau đó, HĐQT lại giao quyền điều hành hoạt động thường xuyên cho một nhóm người có năng lực quản lý gọi là Ban Giám đốc (BGĐ). Như vậy, trong công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở hữu về vốn và quyền sử dụng vốn, chủ sở hữu vì lý do nào đó cần thoái vốn có thề chuyển nhượng cho người khác mà không chịu ràng buộc từ phía các chủ sở hữu khác, Vì thế loại hình công ty này rất thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trong xã hội. Bên cạnh ưu điểm nói trên, sự tách biệt giữa quyền sở hữu về vốn và quyền sử dụng vốn gây ra vấn đề người đại diện, khi người sử dụng vốn (BGĐ) không tuân thủ những cam kết với người chủ sở hữu về vốn (các cổ đông). Quá trình điều chỉnh quan hệ giữa cổ đông và BGĐ theo thời gian đã hình thành nên các nguyên tắc quản trị công ty. Có nhiều định nghĩa khác nhau về viê ̣c quản trị công ty, Charreaux (1997) đinh ̣ nghĩa quản trị công ty là các kiểm soát có tổ chức nhằm chi phối cách ứng xử của các nhà quản lý và xác định quyề n lực cầ n thiế t của ho ̣ . Theo Shleifer và Vishny (1997), quản trị công ty có thể được định nghĩa hẹp hơn là các công cụ bảo đảm tỷ suấ t hoàn vố n đầ u tư tố i đa cho các cổ đông và chủ nơ ̣ của công ty . Ông còn cho
  18. 8 rằ ng quản trị công ty là một quá trình giám sát và kiểm soát được thực hiện nhằm bảo đảm các hoạt động quản trị công ty được thực hiện phù hợp với lợi ích cổ đông. Theo tác giả Viet Phan (2011) quản trị công ty là một hệ thống, bao gồm chủ thể quản lý là cổ đông và khách thể quản lý là Ban giám đốc. Cơ chế vận hành, giám sát và kiểm soát của hệ thống được thực hiện theo các giao kết dân sự được xác lập giữa cổ đông, hoặc người đại diện của họ (HĐQT) với Ban giám đốc. Hệ thống này được lập nên nhằm giảm thiểu những thua lỗ tiềm tàng do mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý. Hệ thống này là một hệ thống mở, có tương tác với môi trường bên ngoài như hệ thống văn bản pháp quy về quản trị công ty, tính chất của các loại thị trường nguồn nhân lực, tài chính hàng hóa, dịch vụ. 2.2. Hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động (operating performance hay corporate performance) và giá trị doanh nghiê ̣p là những chỉ tiêu rất quan trọng trong một doanh nghiê ̣p. Nó giúp các bên liên quan trong doanh nghiê ̣p đưa ra các quyết định quan trọng. Trong các nghiên cứu khoa học hai chỉ tiêu này được đo lường bằng nhiều thông số khác nhau. Hult và các cộng sự (2008) cho thấy có ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động được sử dụng là hiệu quả tài chính (financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) hoặc hiệu quả tổng hợp (overall performance). Hiệu quả tài chính trong nhiều nghiên cứu bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phầ n , lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường, thị giá cổ phiếu, tăng trưởng doanh thu. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi thị phần, tần suất giới thiệu sản phẩm mới và sáng chế, chất lượng hàng hóa/dịch vụ, năng suất lao động, mức độ hài lòng, và duy trì lực lượng lao động.
  19. 9 Hiệu quả tổng hợp thường bao gồm uy tín, khả năng tồn tại, mức độ đạt được mục tiêu, so sánh với đối thủ cạnh tranh. Để đo lường giá trị doanh nghiệp nhiều nghiên cứu trong đó có các nghiên cứu của Bai và cộng sự, Brown và Caylor (2006b) đã sử dụng Tobin’s Q là biến đại diện cho giá trị doanh nghiệp. Hệ số Q của Tobin được đo lường bằng tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình. Hệ số này được tác giả James Tobin phát triển vào năm 1969. Trong nghiên cứu của Sami và cộng sự t ỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ số thu nhâ ̣p trên vố n cổ phầ n (ROE) đươ ̣c sử du ̣ng làm biế n đa ̣i diê ̣n cho hiê ̣u quả hoạt động doanh nghiệp . Biến Tobin’s Q đa ̣i diê ̣n cho giá trị thị trường của doanh nghiê ̣p 2.3. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp. Sau những biế n cố ở các tập đoàn lớn như Enrol hoặc Worldcom, viê ̣c quản trị công ty đã nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ cô ̣ng đồng tài chính và các nhà nghiên cứu. Vì quản trị công ty được xem là một trong những nhân tố giúp hoàn thiện hiệu quả hoạt động của công ty. Theo Jensen và Meckling (1976) một công ty được quản trị tốt có xu hướng hoạt động hiệu quả cao hơn và tạo ra dòng tiền kỳ vọng trong tương lai cao hơn. Các nghiên cứu về tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp cho đến nay được thực hiện theo hai hướng chính. Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, người ta thiết lập công thức xác định mức xếp hạng quản trị công ty và sử dụng mức xếp hạng này làm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, tại nhiều nền kinh tế khác nhau, việc thiếu thông tin thứ cấp, hoặc khó thu thập thông tin sơ cấp từ các công ty làm cho việc xếp hạng quản trị công ty trở nên khó khăn. Vì vậy một số nhà nghiên cứu kiểm định riêng rẽ mối tương quan giữa các biến cấu thành lên hệ thống quản trị công ty với hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp, để phát hiện các nhân tố tác động nổi trội. các biến cấu thành được
  20. 10 xem xét phổ biến cho đến nay là các biến thuộc về cấu trúc sở hữu, tính chất của HĐQT và tính chất của BGĐ. 2.3.1. Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động, giá trị doanh nghiệp. Trong quản trị công ty, ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp đã nhận được sự chú ý đáng kể từ các học giả tài chính và cộng đồng đầu tư. Đây là chủ đề quan trọng đã và đang đươ ̣c tiếp tục tranh luận trong các bài viết về tài chính doanh nghiệp. Sami và cộng sự (2009), khi nghiên cứu ảnh hưởng của viê ̣c quản trị công ty lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣doanh nghiê ̣p ta ̣i các công ty niêm yế t trên hai thi ̣ trường chứng khoán Thươ ̣ng Hải và Thẩm Quyến từ năm 2001-2004. Hai biế n: tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn nhấ t , và tổng bình phương tỷ lệ sở hữu của 10 cổ đông lớn tiế p theo đều có tương quan dương với hiệu quả hoạt động và giá trị doanh ng hiê ̣p. Như vâ ̣y trong nghiên cứu này sự sở hữu tâ ̣p trung đươ ̣c chứng minh rằ ng có ảnh hưởng tić h cực đế n hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣doanh nghiê ̣p. Ngoài ra nghiên cứu này cũng cho thấy rằng khi cổ đông lớn là nh ững nhà đầu tư tư nhân nước ngoài, các tổ chức tài chính thì có ảnh hưởng tốt lên hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng và giá tri ̣doanh nghiê ̣p hơn những công ty có tỷ lệ sở hữu cổ phần cao nhất thuộc sở hữu nhà nước. Theo Shleifer và Vishny (1997), trong những công ty có cấu trúc sở hữu phân tán, sự hiện hữu của các cổ đông lớn tạo ra hiệu ứng tích cực lên hiệu quả hoạt động, bởi vì các cổ đông này có đủ quyền lực và kỳ vọng thu thập thông tin, áp đặt kiểm soát lên các nhà quản lý, và do đó giúp tiết giảm chi phí đại diện. Những kết quả nghiên cứu định lượng trên thị trường Mỹ do Agrawal và Mandelker thực hiện năm 1990 và Anh do Sudarsanam thực hiện năm 1996 đã chứng minh cho lập luận này khi cho thấy lợi ích của việc giám sách của cổ đông lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty. Joh (2003) nhận thấy rằng những công ty có tỷ lệ sở hữu tập trung thấp sẽ có lợi nhuận thấp hơn ở thị trường chứng khoán Hàn quốc. Gedajlovic và Shapiro (2002) nhận thấy có một mối tương quan dương giữa sự sở hữu tập trung và kết quả tài chính đối với 334 tập đoàn trong giai đoạn từ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1