Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; hàm ý chính sách cho chương trình TDVM của CEP.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH NGỌC TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN TỰ TẠO VIỆC LÀM (CEP) ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH NGỌC TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA QUỸ TRỢ VỐN TỰ TẠO VIỆC LÀM (CEP) ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Thị Mai Hoài. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 19 tháng 8 năm 2019 Tác giả Huỳnh Ngọc Trước
- TÓM TẮT Tên đề tài: Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Lý do chọn đề tài: Quỹ CEP đã cải thiện được thu nhập và thoát nghèo. Nguồn vốn TDVM của CEP trở thành một kênh quan trọng thực hiện chính sách giảm nghèo của thành phố Cao Lãnh. Vấn đề: Vẫn còn nhiều hộ mặc dù được vay vốn ưu đãi của CEP nhưng vẫn tiếp tục nghèo. Vấn đề đặt ra là chương trình TDVM của CEP có thực sự cải thiện thu nhập cho hộ nghèo tại địa bàn thành phố Cao Lãnh hay không? Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) của phương pháp bán thí nghiệm với cỡ mẫu khảo sát 200 hộ nghèo (100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm soát) và kỹ thuật phỏng vấn sâu của phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện mục tiêu của đề tài. Kết quả nghiên cứu: Chương trình TDVM của CEP giúp cho thu nhập của hộ tăng thêm 9,73 triệu đồng/hộ/năm và thu nhập bình quân đầu người tăng thêm 2,07 triệu đồng/người/năm. Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các hàm ý chính sách gồm: Tăng cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo; Tăng cường năng lực tài chính của CEP để tăng mức cho vay đối với người nghèo; Ưu tiên hỗ trợ cho những hộ nghèo có đông người phụ thuộc; Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Từ khóa: Tín dụng vi mô, CEP, khác biệt trong khác biệt, hộ nghèo.
- ABSTRACT Title: Influence of Capital Aid Fund for Employment of the Poor (CEP) on the income of poor households in Cao Lanh City, Dong Thap Province. Reason for writing:.CEP has improved income and escaped from poverty. CEP's microcredit funding has become an important channel for implementing the poverty reduction policy of Cao Lanh City. Problem: Many households still have access to loans despite CEP's preferential loans. The question is whether CEP's microcredit program really improves income for poor households in Cao Lanh city? Methods: Using Difference-in-Difference Method (DID) of the semi- experimental method with sample size surveying 200 poor households (100 households in the treatment group and 100 households in the control group) and in- depth interview techniques of qualitative research to accomplish the objectives of the topic. Results: CEP's microcredit program helps increase household income by 9.73 million VND per household per year and per capita income increases by 2.07 million VND per person per year. Conclusions and implications: The thesis proposes policy implications including: Enhancing the linkage of state support to the poor; Strengthen CEP's financial capacity to increase lending to the poor; Priority support for poor households with large dependents; Enhance the role of local mass organizations. Keywords: Microcredit, difference in differences, poor households.
- MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT ABSTRACT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chương 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời.............................. 2 1.2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài................................................................................ 2 1.2.2. Câu hỏi chính sách cần trả lời ........................................................................ 3 1.3. Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận ............... 3 1.3.1. Khung phân tích............................................................................................. 3 1.3.2. Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu .............................................. 3 1.4. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 4 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn......................... 4 1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................... 4 1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 5 1.6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn .............................................................. 6 Chương 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN ................7 2.1. Các khái niệm ................................................................................................... 7 2.1.1. TDVM ........................................................................................................... 7 2.1.2. Nghèo và hộ nghèo ........................................................................................ 8 2.1.3. Thu nhập của hộ gia đình ............................................................................. 10 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình...................................... 11
- 2.3. Khung phân tích ............................................................................................. 13 2.3.1. Khung phân tích........................................................................................... 13 2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích .................................... 14 2.3.3. Quy trình thực hiện đề tài ............................................................................ 19 2.4. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 19 2.5. Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài ..................................... 21 Tóm tắt Chương 2 ................................................................................................. 23 Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TDVM CỦA CEP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP .....................................................................24 3.1. Tổng quan chương trình TDVM của CEP giai đoạn 2015 - 2018 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .................................................................................... 24 3.1.1. Giới thiệu chương trình CEP........................................................................ 24 3.1.2. Chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp ............ 26 3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................... 27 3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................ 27 3.2.2. Tiếp cận chương trình TDVM của CEP của hộ nghèo .................................. 31 3.3. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.............................................................. 33 3.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm xử lý và nhóm kiểm soát ....................... 33 3.3.2. Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ........................................................ 34 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 35 Chương 4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................36 4.1. Nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ................................. 36 4.1.1. Về nguyên nhân của kết quả đạt được .......................................................... 36 4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân hạn chế............................................................. 37
- 4.2. Kết luận .......................................................................................................... 39 4.3. Hàm ý chính sách ........................................................................................... 40 Căn cứ vào những điểm hạn chế của quá trình thực hiện chương trình CEP tại địa phương và những nguyên nhân tìm hiểu được từ việc phỏng vấn các đối tượng có liên quan thì nghiên cứu đưa ra một số giải pháp như sau: ..................................... 40 4.3.1. Tăng cường sự liên kết hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo ................ 40 4.3.2. Tăng cường năng lực tài chính của CEP để tăng mức cho vay đối với người nghèo..................................................................................................................... 42 4.3.3. Ưu tiên hỗ trợ cho những hộ nghèo có đông người phụ thuộc nhưng có kèm điều kiện ................................................................................................................ 45 4.3.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể tại địa phương ........................ 46 4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP SỐ LIỆU KHẢO SÁT HỘ NGHÈO PHỤ LỤC 3: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU HỘ VAY VỐN PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU HỘ KHÔNG VAY VỐN CEP PHỤ LỤC 5: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CEP, CÁN BỘ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG/SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CEP Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm DID Khác biệt trong khác biệt (Difference in differences) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NSNN Ngân sách nhà nước PSM Kết nối điểm xu hướng (Propensity Score Matching) TDVM Tín dụng vi mô TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát theo quy mô hộ .................................................... 15 Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tỷ lệ phụ thuộc .............................................. 15 Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tuổi chủ hộ.................................................... 15 Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo giới tính chủ hộ............................................. 16 Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo học vấn của chủ hộ ....................................... 16 Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo dân tộc .......................................................... 17 Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo diện tích đất .................................................. 17 Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tình trạng nhà ở............................................. 18 Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo tham gia tổ chức chính trị, xã hội .................. 18 Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát hộ nghèo theo tài sản .......................................... 18 Bảng 2.11: Phân bổ mẫu khảo sát .......................................................................... 20 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Quỹ CEP giai đoạn 2012 - 2016......................... 25 Bảng 3.2: Phân nhóm hộ nghèo tham gia TDVM của CEP .................................... 25 Bảng 3.3: Kết quả chương trình CEP tại Cao Lãnh giai đoạn 2015 - 2018 ............. 26 Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ nghèo khảo sát tại thời điểm năm 2015 ....................... 27 Bảng 3.5: Thay đổi đặc điểm của hộ nghèo khảo sát theo thời gian ....................... 29 Bảng 3.6: Dư nợ và lãi suất vay ............................................................................. 31 Bảng 3.7: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2015)..... 33 Bảng 3.8: Tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập hộ nghèo ..... 34
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích của đề tài ..................................................................... 13 Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt .... 22 Hình 3.1: Cơ cấu thành viên vay vốn CEP tại thành phố Cao Lãnh........................ 26 Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm kiểm soát ............................ 30 Hình 3.3: Cơ cấu thu nhập của hộ nghèo thuộc nhóm xử lý ................................... 30 Hình 3.4: Mức độ hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP............ 31 Hình 3.5: Lý do không hài lòng của hộ tham gia chương trình TDVM của CEP .... 32 Hình 3.6: Lý do không tham gia chương trình TDVM của CEP............................. 32
- 1 Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Tín dụng vi mô (TDVM) đề cập đến các chương trình cung cấp tài chính cho người nghèo để tạo ra việc làm và thu nhập. Weber (2006) mô tả các chương trình TDVM như là việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho các cá nhân, thường là trong các nhóm để tạo thu nhập thông qua việc tự làm chủ. Hoạt động TDVM đã phát triển rộng khắp các quốc gia, số lượng người được vay đã gia tăng đáng kể tại các nước Argetina, Colombia, Mexico và các nước Châu Mỹ La tinh (Franco, 2011). Tại Việt Nam, hoạt động cho vay nhỏ được thực hiện bởi các tổ chức TCVM, các tổ chức hoạt động tài chính, các tổ chức phi chính phủ (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2011). Hàng loạt các nghiên cứu như của các tác giả Mohanan (2005), Brown (2010), Ifrin, Islam và Ahmed (2010), Ahmed và cộng sự (2011) đều cho biết rằng ở các quốc gia đang phát triển TDVM đã tạo ra ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế văn hóa xã hội của người dân. TDVM cung cấp nguồn tài chính cho người nghèo đúng vào lúc họ cần vốn nhất, giúp họ trang trải cho các hoạt động mưu sinh hàng ngày, tăng cường giáo dục, nâng cao sự tự tin vào năng lực tự làm chủ và mạnh dạn lựa chọn các phương án phát triển kinh tế, vượt qua các cú sốc và làm giảm các tổn thương trong cuộc sống (Servon, 1999). TDVM là một chính sách quan trọng trong cuộc chiến chống lại đói nghèo, nhất là ở các quốc gia đang phát triển (Humle và Mosley, 1996; Shaw, 2004). TDVM tạo ra sức mạnh kinh tế - xã hội, giúp người nghèo thoát nghèo (Yunus, 1999), làm tăng tiềm năng giúp người nghèo tạo ra thu nhập (Bashir và cộng sự, 2010). Việt Nam đã kết thúc thực hiện kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Đến cuối năm 2015, Việt Nam có hơn 2,3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,88% và có hơn 1,2 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,22% (Tổng cục Thống kê, 2016). Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Việt Nam còn khá cao. Giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và xác định là
- 2 mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đã có nhiều chính sách giảm nghèo được khởi xướng bởi Chính phủ Việt Nam và các tổ chức tài chính. Một trong số đó là cung cấp TDVM cho hộ nghèo. Quỹ Trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) là tổ chức tài chính vi mô thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), được thành lập năm 1991. Quỹ CEP ra đời nhằm xây dựng quan hệ mật thiết với người lao động, hỗ trợ các khoản cho vay nhỏ giúp họ tự tạo việc làm, tăng thu nhập, làm giảm tình trạng nghèo tại TPHCM. Khách hàng mục tiêu của CEP bao gồm những người nghèo và nghèo nhất trong cộng đồng. Đến năm 2018, Quỹ CEP đã có 14 chi nhánh ở các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại tỉnh Đồng Tháp, CEP phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh bắt đầu chính thức triển khai TDVM cho người nghèo từ năm 2008, khách hàng chủ yếu là người lao động nghèo sinh sống tại thành phố Cao Lãnh. Sau hơn 10 năm hoạt động, CEP đã cho vay hơn 1.500 hộ nghèo của thành phố Cao Lãnh với tổng dư nợ là 20 tỷ đồng. Một số hộ nghèo nhờ quỹ CEP đã cải thiện được thu nhập và thoát nghèo. Nguồn vốn TDVM của CEP trở thành một kênh quan trọng thực hiện chính sách giảm nghèo của thành phố Cao Lãnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ mặc dù được vay vốn ưu đãi của CEP nhưng vẫn tiếp tục nghèo (Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp, 2018). Vấn đề đặt ra là chương trình TDVM của CEP có thực sự cải thiện thu nhập cho hộ nghèo tại địa bàn thành phố Cao Lãnh hay không? Từ đó tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài, câu hỏi chính sách cần trả lời 1.2.1. Mục tiêu thực hiện đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Đánh giá tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 2: Tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình
- 3 TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 3: Hàm ý chính sách cho chương trình TDVM của CEP. 1.2.2. Câu hỏi chính sách cần trả lời Chương trình TDVM của CEP ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp? Nguyên nhân dẫn đế n kế t quả tác đô ̣ng đó là gı̀? Cần có những cải thiện gì trong chương trình TDVM của CEP? 1.3. Khung phân tích, đối tượng nghiên cứu, dữ liệu và cách tiếp cận 1.3.1. Khung phân tích Tác giả sử dụng lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo (trong đó có tín dụng vi mô và chính sách hỗ trợ vốn cho hộ nghèo) là m khung phân tı́ch nhằm thực hiện mục tiêu của luận văn. 1.3.2. Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và dữ liệu Để trả lời câu hỏi thứ nhấ t, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) của phương pháp bán thí nghiệm. Cụ thể, tác giả chọn 2 nhóm đối tượng nghiên cứu là những hộ nghèo ở thành phố Cao Lãnh có điều kiện tương đồng về mọi khía cạnh, chỉ khác nhau ở chỗ một nhóm được vay vốn từ CEP (gọi là nhóm xử lý hay còn gọi là nhóm tham gia); nhóm còn lại không vay vốn từ CEP (gọi là nhóm kiểm soát hay còn gọi là nhóm so sánh). Tác giả sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu gồm số liệu thống kê về hoạt động cho vay của CEP trong giai đoạn 2015 - 2018 từ các báo cáo của CEP. Dữ liệu sơ cấp gồm: (i) Số liê ̣u về các đặc điểm kinh tế, xã hội (Giới tính chủ hộ, Học vấn chủ hộ, Dân tộc, Diện tích đất, Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, Tài sản, Thu nhập, tình trạng nhà ở …) của 200 hộ dân (100 hộ thuộc nhóm kiểm soát và 100 hộ thuộc nhóm xử lý) vào năm 2015 và năm 2018. Để trả lời câu hỏi thứ hai, tác giả sử du ̣ng kỹ thuật phỏng vấ n sâu mô ̣t số đố i tượng liên quan (hộ nghèo vay vốn từ CEP, cán bộ của Quỹ CEP, cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp) để tı̀m hiể u nguyên nhân
- 4 dẫn đế n kế t quả tác đô ̣ng của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo. Trên cơ sở câu trả lời của câu hỏi thứ 2, tác giả đề xuất khuyến nghị và hàm ý chính sách để cải thiện tác động của chính sách. 1.4. Bố cục của luận văn Ngoài danh mu ̣c các chữ viế t tắ t, danh mục các bảng, hình vẽ, tài liê ̣u tham khảo, luâ ̣n văn được kế t cấ u như sau Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Khung phân tı́ch, dữ liê ̣u và cách tiế p câ ̣n. Chương 3: Đánh giá tác đô ̣ng của của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Chương 4: Nguyên nhân dẫn đế n kế t quả tác đô ̣ng, kế t luâ ̣n và hàm ý chı́nh sách. 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn 1.5.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Vitor và cộng sự (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của TDVM đối với thu nhập của hộ kinh doanh nhỏ ở Miền Trung Ghana. Bằng phân tích hồi quy điểm xu hướng (PSM), kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng về các thủ tục, tham gia thành viên các hiệp hội kinh doanh, khoản tiền tiết kiệm, chi phí lãi suất là những nhân tố có ảnh hưởng đến việc tham gia vào chương trình TDVM. Rukiye (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình TDVM đến thu nhập của các hộ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả kiểm định thống kê phi tham số cho thấy TDVM như một thành công cho công tác giảm nghèo. Yusuf và cộng sự (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình TVDM thuộc Quỹ xóa đói giảm nghèo (PPAF) của Pakistan đối với nghèo đói. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit. Kết quả cho thấy, TDVM ảnh hưởng không đáng kể đến tình trạng nghèo của những người thụ hưởng. Ayen (2016) phân tích ảnh hưởng của chương trình TDVM đối với hộ gia đình ở Jimma Zone, Ethiopia. Với kỹ thuật phân tích hồi quy điểm xu hướng (PSM),
- 5 nghiên cứu cho rằng những hộ gia đình có nhiều đất đai đất đai, thu nhập và giá cả sản phẩm sản xuất ra ảnh hưởng đến khả năng tham gia TDVM nhiều hơn. Có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia. 1.5.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Quách Mạnh Hào (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của TDVM đến thu nhập của hộ gia đình. Nghiên cứu đã kết luận rằng thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ gia đình. Lê Việt Phương (2012) nghiên cứu về tác động của TDVM đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, TPHCM. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 2 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thoát nghèo của hộ đó là nhóm nhân tố thuộc bản thân hộ gia đình nghèo (trình độ học vấn và số người có việc làm trong hộ) và nhóm nhân tố TDVM (tổng số tiền vay, số lần tham gia tập huấn từ chương trình TDVM, mục đích sử dụng vốn của hộ). Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015) nghiên cứu tác động của tín dụng chính thức đối với thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân ở Việt Nam. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tín dụng chính thức có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ. Bùi Thị Mai Hoài và Ngô Minh Cam (2016) đã sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá ảnh hưởng của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu cho thấy, tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp tăng thu nhập của hộ nghèo thêm 0,498 triệu đồng/người trong giai đoạn 2012 - 2015. Mai Thị Hồng Đào (2016), nghiên cứu về ảnh hưởng TDVM đối với thu nhập của hộ nghèo tại Việt Nam. Mô hình hồi quy tuyến tính logarit được sử dụng, kết quả cho thấy TDVM có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập của hộ nghèo. Theo tìm hiểu của tác giả, trong suốt 10 năm Quỹ CEP hoạt động tại tỉnh Đồng Tháp nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về đánh giá ảnh hưởng của chương trình TDVM của CEP đối với thu nhập của hộ nghèo tại thành phố Cao
- 6 Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Có thể khẳng định, đây là điểm mới của đề tài. 1.6. Kỳ vọng kết quả thực hiện luận văn Luận văn này hướng đến mục tiêu đánh giá tác động của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đồ ng thời, tı̀m hiể u nguyên nhân dẫn đế n kế t quả tác đô ̣ng đó. Trên cơ sở tı̀m hiể u nguyên nhân, tác giả kỳ vo ̣ng đưa ra các khuyế n nghi ̣ về chính sách đến Quỹ CEP để có những cải thiê ̣n trong chương trình TDVM của CEP nhằ m triể n khai thực hiê ̣n thành công chương trình này. Từ đó gia tăng thu nhâ ̣p, cải thiê ̣n đời số ng cho người nghèo trên điạ bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- 7 Chương 2. KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN 2.1. Các khái niệm 2.1.1. TDVM Hiện nay có rất nhiều quan niệm về TDVM, theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về TDVM tại Washington cho rằng TDVM là việc cung cấp các khoản vay có quy mô nhỏ đến đối tượng nghèo với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ (Microcredit Summit, 1997). TDVM được sử dụng để mô tả các khoản vay nhỏ được cấp cho các cá nhân có thu nhập thấp bị loại trừ khỏi hệ thống ngân hàng truyền thống. Nó là một phần của TCVM, cung cấp tín dụng không chỉ có cho vay mà còn tiết kiệm, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính cơ bản khác cho người nghèo. Thuật ngữ “vi mô” xuất phát từ số tiền cho vay tương đối nhỏ (Microworld, 2018). Đồng thuận quan điểm này, Ledgerwood (1999) và Chowdhury (2000) cho rằng TDVM là các khoản cho vay nhỏ; Abhijit và cộng sự (2015) cho rằng TDVM là cung cấp các khoản vay nhỏ cho các mục đích kinh doanh, sản xuất, các hoạt động tạo ra thu nhập và tạo dựng giá trị tài sản. TDVM có nghĩa là khoản vay nhỏ cho những người cần tiền để tự làm chủ các dự án tạo ra thu nhập hoặc cho các nhu cầu gia đình khẩn cấp như vấn đề về sức khỏe và giáo dục. Nó có nghĩa là để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bằng cách cung cấp cho họ một nhỏ số tiền trong một khoảng thời gian ngắn (Maheswaranathan và Kennedy, 2008). Như vậy, có thể cho thấy TDVM đã được hầu hết các nhà nghiên cứu đồng thuận rằng TDVM là dịch vụ cung cấp cho những người nghèo và những người không thể tiếp cận nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bằng các khoản vay nhỏ, giúp họ tự tạo việc làm và tạo ra thu nhập (Mohanan, 2005). Trong phạm vi đề tài này, TDVM được hiểu là việc cung cấp khoản cho vay nhỏ đến các hộ nghèo giúp họ tự tạo việc làm và gia tăng thu nhập.
- 8 2.1.2. Nghèo và hộ nghèo 2.1.2.1. Khái niệm nghèo, hộ nghèo Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính toàn cầu tồn tại ở hầu hết các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Nghèo được chia thành: (1) Nghèo tuyệt đối là tình trạng người nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở, đi lại...; (2) Nghèo tương đối: là tình trạng người nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét; (3) Nghèo có nhu cầu tối thiểu: là tình trạng người dân duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu (WB, 2011). Năm 2000, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) đã đưa ra 3 khái niệm có liên quan mật thiết với nhau để mô tả nghèo đói, đó là nghèo thu nhập, nghèo tiếp cận và nghèo sức mạnh. Nghèo thu nhập là thu nhập dưới ngưỡng nghèo. Nghèo thu nhập thường được sử dụng để đánh giá nghèo đói, khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng và mức độ nghèo của một quốc gia. Nghèo tiếp cận là tình trạng người nghèo không tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản, từ giáo dục cho đến y tế, nguồn vốn, nhà ở, nước sạch, an sinh xã hội, chính sách. Nghèo tiếp cận làm dẫn tới nghèo bền vững. Nghèo sức mạnh thể hiện ở chỗ người nghèo không được tạo điều kiện, và có đủ năng lực, sức mạnh để có ý kiến tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và những quyết định liên quan đến chính họ. Nghèo đa chiều có thể đo lường bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Tình trạng suy dinh dưỡng, thất học, bệnh tật là những nội dung liên quan trong khái niệm nghèo đa chiều. Chỉ số nghèo đa chiều của thế giới, với ba chiều cạnh là: y tế, giáo dục và điều kiện sống, là thước đo quan trọng bổ sung cho phương pháp đo nghèo truyền thống chỉ dựa trên thu nhập. Hộ nghèo là hộ gia đình chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện (Tổng Cục thống kê, 2016).
- 9 Đói nghèo tính theo đầu người là số lượng những cá nhân sống trong các hộ gia đình ở một quốc gia hoặc một khu vực, mà thu nhập hay mức tiêu dùng của họ ở dưới một ngưỡng đói nghèo cụ thể. Đói nghèo tính theo đầu người là thước đo chính xác về số lượng người nghèo (UNDP, 2012). Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng cách tiếp cận nghèo thu nhập và nghèo tiếp cận, tức là hộ nghèo là những hộ có thu nhập thấp hơn ngưỡng nghèo theo quy định của Chính phủ và thiếu khả năng tiếp cận chính sách, cụ thể ở đây là chính sách vay vốn của CEP. 2.1.2.2. Chuẩn nghèo của một số quốc gia Về cơ bản, vấn đề nghèo đói đang là vấn đề chung toàn cầu, các quốc gia đang tập trung đẩy lùi căn bệnh được xem là tồn tại dai dẳng nhiều thập kỷ qua. Theo đó, để đánh giá nghèo đói người ta dùng đường nghèo đói. WB (2012) đánh giá nghèo đói ở hai loại đường nghèo đói: đường nghèo đói chung và đường nghèo đói về lương thực thực phẩm. Ở Ấn Độ lấy tiêu chuẩn là 2.250 calo/người/ngày. Ở Bangladesh lấy tiêu chuẩn là 2.100 calo/người/ngày. Ở Indonesia, những năm 1980 lấy mức 2.100 calo/ người/ngày làm mức chuẩn để xác định gianh giới giữa giàu với nghèo. Ở Trung Quốc, năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2.150 calo/người/ngày. Các nước ở Châu Âu: 2.570 calo/người/ngày. Đường nghèo đói chung gồm nghèo đói về lương thực tính cả các chi phí cho mặt hàng phi lương thực, thực phẩm (1 USD/ngày) hoặc mức thu nhập trung bình là 370 USD/người/năm. 2.1.2.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam Tại Việt Nam, căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã nhiều lần công bố chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người cho các giai đoạn cụ thể khác nhau. Việc điều chỉnh chuẩn nghèo căn cứ chủ yếu vào các yếu tố mức tăng thu nhập thực tế của dân cư, đặc biệt là nhóm nghèo trong thời kỳ điều chỉnh và tốc độ lạm phát cùng kỳ. Giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011- 2015.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn