Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu các CTNY trên TTCK Việt Nam mà đại diện là sàn HOSE. Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho các bên liên quan nhằm nâng cao vấn đề cung cấp thông tin kế toán được công bố trên BCTC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ HƯƠNG GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ HƯƠNG GIANG ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài “Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM” là đề tài nghiên cứu của chính tôi thực hiện. Tôi đã hoàn thành bài luận văn của mình thông qua việc tìm hiểu, vận dụng các kiến thức đã học ở trường, trao đổi với giáo viên hướng dẫn, kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn. Luận văn này không sao chép từ bất kỳ một nghiên cứu nào của người khác. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên hoàn toàn đúng sự thật. TP.HCM, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện đề tài Đỗ Hương Giang
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. ..1 1.Sự cần thiết của đề tài ................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 3.Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 5.Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 6.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ............................................................................. 3 7.Kết cấu luận văn ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... .5 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới: ..................................................................... 5 1.2 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 10 1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu , xác định khe hổng nghiên cứu…….13 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 15 2.1 Tổng quan về thông tin kế toán trên BCTC .............................................. 15 2.1.1 Tổng quan về BCTC ............................................................................. 15 2.1.2 Vai trò của thông tin kế toán trên BCTC ............................................... 16 2.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán ...................................................... 18 2.3 Tổng quan về cổ phiếu và giá của cổ phiếu .............................................. 19 2.3.1 Khái niệm cổ phiếu ............................................................................... 19 2.3.2 Các loại cổ phiếu................................................................................... 20
- 2.3.2.1 Cổ phiếu thường................................................................................. 20 2.3.2.2 Cổ phiếu ưu đãi .................................................................................. 20 2.3.3 Giá cổ phiếu .......................................................................................... 20 2.3.3.1 Mệnh giá ............................................................................................ 20 2.3.3.2 Giá trị số sách .................................................................................... 20 2.3.3.3 Giá trị nội tại ...................................................................................... 21 2.3.3.4 Giá trị thị trường ................................................................................ 21 2.4 Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu ................. 21 2.4.1 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu ................................ 21 2.4.2 Mối quan hệ giữa thông tin kế toán trên BCTC và giá cổ phiếu............. 21 2.5 Các lý thuyết nền có liên quan đến nghiên cứu......................................... 22 2.5.1 Lý thuyết đại diện ................................................................................. 22 2.5.2 Lý thuyết tín hiệu .................................................................................. 23 2.5.3 Lý thuyết thị trường hiệu quả ................................................................ 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 28 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 28 3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 29 3.3 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 31 3.3.1 Giá thị trường của mỗi cổ phiếu (P) ...................................................... 31 3.3.2 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) ........................................................ 31 3.3.3 Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phần (BVPS) ...................... 31 3.3.4 Cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) ............................................................. 32 3.3.5 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ................................................ 32 3.3.6 Đòn bẩy tài chính (FL) .......................................................................... 33 3.3.7 Quy mô công ty (SIZE) ......................................................................... 33 3.3.8 Sự tăng trưởng (SALEGROWTH) ........................................................ 34 3.4 Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 35 3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu: .......................................................................... 35
- 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................ 36 3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................... 36 3.5 Các kiểm định trong mô hình dữ liệu bảng ............................................... 39 3.5.1 Kiểm định lựa chọn mô hình tốt nhất .................................................... 39 3.5.2 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 40 3.5.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ..................................................... 41 3.5.4 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi .................................. 42 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 44 4.1 Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ............................. 44 4.2 Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến ........ 46 4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson .............. 46 4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình................................................ 47 4.3 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và FEM .................................. 47 4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS và REM .................................. 48 4.5 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và REM ............................................. 48 4.6 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng - Greene (2000) ................................................................................................ 49 4.7 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng– Wooldridge (2002) và Drukker (2003) ........................................................... 49 4.8 Phân tích kết quả hồi quy ......................................................................... 50 4.9 Bàn luận kết quả ...................................................................................... 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................... 58 5.1 Kết luận ................................................................................................... 58 5.2 Hàm ý chính sách..................................................................................... 59 5.2.1 Đối với công ty niêm yết ....................................................................... 60 5.2.2 Đối với công ty kiểm toán ..................................................................... 61 5.2.4 Đối với nhà đầu tư ................................................................................ 62
- 5.2.5 Đối với cơ quan quản lý và ban hành chính sách ................................... 62 5.3 Hạn chế của đề tài .................................................................................... 63 5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................... 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 65 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính BKQHĐKD Bảng kết quả hoạt động kinh doanh BVPS Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu CK Chứng khoán CMKT VN Chuẩn mực kế toán Việt Nam CP Cổ phiếu CTNY Công ty niêm yết DPS Cổ tức trên mỗi cổ phiếu EPS Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu FEM Mô hình tác động cố định FL Hệ số đòn bẩy tài chính GMM General Method of Momments HNX Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh OLS Mô hình bình phương tối thiểu nhỏ nhất P Giá cổ phiếu REM Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản SALEGROWTH Sự tăng trưởng SIZE Quy mô công ty TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán VN ViệtNam
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.3: Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình ................................................ 34 Bảng 4.1.1: Thống kê ngành nghề công ty trong mẫu nghiên cứu. ......................... 44 Bảng 4.1.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình. ..................................... 45 Bảng 4.2.1: Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến. ........................ 46 Bảng 4.2.2: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai. ... 47 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM. ......................................... 48 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM. ........................................ 48 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM. ........................................... 48 Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi. ................................................... 49 Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tự tương quan. ............................................................ 49 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc bằng 4 phương pháp OLS, FEM, REM và GMM. ........................................................................................... 51 Bảng 4.9 : Tổng hợp tác động của các biến trong mô hình. .................................... 54
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...........................................................................28 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................30
- TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (BCTC) đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết (CTNY) trên thị trường chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tác giả thu thập thông tin các biến thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), đòn bẩy tài chính (FL), quy mô công ty (SIZE), sự tăng trưởng (SALEGROWTH) của các CTNY trên sàn HOSE trong giai đoạn 6 năm từ 2012-2017. Sử dụng phương pháp định lượng với dữ liệu bảng thông qua kỹ thuật phân tích hồi quy theo các phương pháp mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (OLS), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động mẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy ước lượng GMM được hỗ trợ bằng phần mềm STATA 13 xử lý để đo lường sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Kết quả nghiên cứu dựa theo mô hình GMM cho thấy biến EPS không có tác động đến giá cổ phiếu, các biến BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH có tác động cùng chiều và biến FL có tác động trái chiều với giá cổ phiếu (P). Theo đó, tác giả đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC và nâng cao hiệu quả ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Từ khóa: Thông tin kế toán; giá cổ phiếu; HOSE.
- ABSTRACT The objective of this study is to understand the effect of accounting information on financial reports on share prices of listed companies on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE). The author collected information on variables Earnings per share (EPS), Book Value per Share (BVPS), Return on total assets (ROA), Dividens Per Share (DPS), financial leverage (FL), company size (SIZE), sale growth (SALEGROWTH) from companies on HOSE over a six-year period, from 2012 to 2017. The author used quantitative method with panel data through regression analysis techniques according to Ordinary Least Squares regression model (OLS), Fixed Effect Model (FEM), Random Effect Model (REM), generalized method of moments (GMM) and processing software STATA 13 to quantify the impact of independent variables on the dependent variable in the model. The results in GMM model showed that the variable EPS has no impact on share prices, while the variables BVPS, DPS, ROA, SIZE, SALEGROWTH are directly proportional, and FL is inversely proportional to share prices. Therefore, the author suggests that the quality of information on financial reports should be improved to help increase the efficiency of investment decisions by investors. Keywords: Accounting information, Stock prices, HOSE.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) những năm qua đã thể hiện vai trò đắc lực trong việc thu hút vốn trong và ngoài nước. Cùng với dòng vốn ngân hàng, TTCK tạo ra kênh dẫn vốn ngắn hạn và dài hạn cho sự tăng trưởng, phát triển đất nước. Từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) gia nhập thì nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến vượt trội. Thị trường chứng khoán luôn là kênh được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trong đó thì giá cổ phiếu là hình ảnh phản chiếu những vấn đề cơ bản của nền kinh tế, mà đặc biệt là sức khỏe của doanh nghiệp. Giá cả cổ phiếu là một chỉ tiêu rất nhạy cảm chịu ảnh hưởng từ các thông tin và đầy những sự kiện bất ngờ mà chúng ta khó đoán trước được. Các nhà đầu tư cần phải hiểu được tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu để dự đoán được tương lai của thị trường chứng khoán. Thông tin kế toán trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết (CTNY) là một trong những cơ sở quan trọng không thể thiếu cho việc đưa ra các quyết định của các nhà đầu tư trên TTCK. Tầm quan trọng của thông tin kế toán được thể hiện ở việc nó giải thích các cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản lý thường phụ thuộc vào thông tin kế toán để đo lường hiệu suất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tiềm năng dùng để lựa chọn cổ phiếu phù hợp. Phần lớn các quyết định đầu tư của nhà đầu tư thường dựa trên cơ sở báo cáo tài chính hàng năm hoặc theo quý . Mối quan hệ giữa thông tin kế toán trên BCTC và giá cổ phiếu luôn được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới và cũng như được ứng dụng nhiều trong thực tế. Theo Ball và Brown năm 1968 đã chứng minh những thay đổi trong giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi thông tin kế toán, cụ thể là xác nhận mối liên hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu. Tiếp đó Ohlson (1995) cũng xây dựng cơ sở lý thuyết để giải thích cho mối quan hệ giữa các thông tin kế toán và giá cổ phiếu (sau đây được gọi là mô hình Ohlson). Do đó vấn đề này ngày càng trở nên cấp thiết trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam, nó có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được điều đó, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
- 2 thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu các CTNY trên TTCK Việt Nam mà đại diện là sàn HOSE. Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách cho các bên liên quan nhằm nâng cao vấn đề cung cấp thông tin kế toán được công bố trên BCTC. Mục tiêu cụ thể: Một là, xác định các thông tin kế toán trên BCTC ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các CTNY trên sàn HOSE . Hai là, kiểm định mối quan hệ ảnh hưởng của các thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu của các CTNY trên sàn HOSE trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2017. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau: (1) Những thông tin kế toán nào trên BCTC ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các CTNY trên sàn HOSE ? (2) Mức độ ảnh hưởng của các thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu các CTNY trên sàn HOSE như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu các CTNY trên sàn HOSE bao gồm: thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đòn bẩy tài chỉnh (FL), quy mô doanh nghiệp (SIZE), sự tăng trưởng (SALEGROWTH). Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: kiểm định chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đã được kiểm toán của các CTNY trên sàn HOSE .
- 3 Về không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu của các CTNY trên sàn HOSE . Về thời gian: Số liệu được tác giả thu thập trong giai đoạn 6 năm từ năm 2012 -2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể như sau: Bằng cách kế thừa mô hình các nghiên cứu trước đây cụ thể là mô hình Ohlson (1995) giá cổ phiếu có mối quan hệ với hai thông tin trên BCTC là EPS, BVPS và các nghiên cứu gần đây của MSA Mondal, MS Imran (2010), Sharif và cộng sự (2015). Tác giả rút ra mô hình nghiên cứu và kiểm định thực nghiệm các CTNY trên sàn HOSE. Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy theo các phương pháp: mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (OLS), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động mẫu nhiên (REM), mô hình hồi quy ước lượng GMM và các phân tích này được thực hiện bằng phần mềm STATA 13 và Excel 2010. Phương pháp thu thập dữ liệu: Thực hiện thu thập số liệu các CTNY với mẫu nghiên cứu 2616 quan sát, được chắt lọc khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2017 với các thông tin của các biến trong mô hình nghiên cứu EPS, BVPS, ROA, DPS, FL, SIZE, SALEGROWTH và giá cổ phiếu đang lưu hành trên sàn HOSE vào thời điểm t. Dữ liệu được sắp xếp trình bày dạng bảng theo chuỗi thời gian (năm). Nguồn dữ liệu được thu thập từ trang thông tin của các công ty, website Sở giao dịch chứng khoán và trang website cophieu68.vn. 6. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn: Về mặt khoa học, luận văn cung cấp thêm bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu các CTNY trên sàn HOSE. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho nhà đầu tư, nhà quản trị. Nghiên cứu đưa ra mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của thông tin kế
- 4 toán trên BCTC đến giá cổ phiếu. Điều này giúp nhà đầu tư dự đoán được giá của cổ phiếu mà họ quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đem lại lợi nhuận cao khi đầu tư chứng khoán. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần tóm tắt nghiên cứu và phần mở đầu, luận văn có kết cấu 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trình bày tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam có liên quan đến luận văn. Từ đó đưa ra nhận xét và khe hổng nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trình bày các khái niệm liên quan đến BCTC, các thông tin EPS, BVPS, ROA, DPS, FL, SIZE, SALEGROWTH, giá cổ phiếu, mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu, các lý thuyết nền. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày trình tự các bước nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu các CTNY trên sàn HOSE. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu, nêu ra hạn chế và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới: Đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Ball và Brown (1968) với đề tài “An empirical evaluation of accounting income numbers”. Nghiên cứu sự tương quan giữa các thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Mẫu nghiên cứu lấy toàn bộ các công ty từ Standard và Poor’s Compustat trong thời gian 1946 – 1966 với 2 biến độc lập lợi nhuận sau thuế và thu nhập trên mỗi cổ phiếu, biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng, phân tích mô hình hồi quy OLS và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin kế toán là một thông tin hữu ích để xác định giá cổ phiếu. Nghiên cứu của giáo sư James Ohlson (1995) trường đại học New York đưa ra mô hình Ohlson nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu cụ thể là 2 biến EPS và BVPS. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai biến EPS và BVPS đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, từ đó đưa ra một nền tảng lý thuyết vững chắc cho các nghiên cứu liên quan sau này. Tại Mỹ, Collins và cộng sự (1997) với đề tài “ Changes in the value- relevance of earnings and book values over the past forty years”. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của thông tin về lợi nhuận và giá trị sổ sách đến giá cổ phiếu của các CTNY trên thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1953 – 1993. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích chung của mô hình là 54% và không suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, mức độ giải thích của lợi nhuận có xu hướng giảm theo thời gian trong khi giá trị sổ sách có biến động ngược lại. Kết quả nghiên cứu này được ủng hộ bởi các nghiên cứu sau đó của Hand và Landsman (2005) cũng được thực hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1984 – 1995 và Glezakos và cộng sự (2012) trên thị trường chứng khoán Hy Lạp trong giai đoạn 1996 -2008. Tiếp theo là nghiên cứu của King và Langli (1998) “ Accounting diversity and firm valuation”. Tác giả kế thừa mô hình Ohlson (1995) để nghiên cứu ảnh
- 6 hưởng của thông tin kế toán đến giá của các cổ phiếu ở ba nước có hệ thống kế toán khác nhau, đó là Anh, Đức và Na Uy, trong giai đoạn 1982 – 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích của thông tin kế toán cho sự thay đổi giá của các cổ phiếu tại ba thị trường chứng khoán này lần lượt là 70%, 40% và 60%. Mức độ giải thích của lợi nhuận và giá trị sổ sách cũng có sự khác biệt theo thời gian và giữa các quốc gia. Cụ thể là, giá trị sổ sách giữ vai trò lớn hơn lợi nhuận trong việc giải thích cho sự thay đổi giá của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Đức và Na Uy, nhưng lợi nhuận lại giữ vai trò lớn hơn giá trị sổ sách trên thị trường chứng khoán Anh. Tại khu vực Châu Á có nghiên cứu của Graham và King (2000) “ Accounting practices and the market valuation of accounting numbers: Evidence from Indonesia, Korea, Malaysia, the Phillipones, Taiwan, and Thailand” .Đo lường ảnh hưởng của thông tin kế toán và sự khác biệt trong hệ thống kế toán đến giá của các cổ phiếu ở 6 quốc gia, bao gồm: Đài Loan, Indonesia ,Hàn Quốc, Philippines, Malaysia và Thái Lan trong giai đoạn 1987- 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích của các thông tin kế toán đến sự thay đổi giá của cổ phiếu ở các quốc gia này lần lượt là 68,3%, 68%, 39,7%, 30,8%, 27,7% và 16,9%. Về cơ bản, khả năng giải thích của mô hình chịu ảnh hưởng bởi thông tin trên BCTC đối với các nhà đầu tư ở mỗi quốc gia. Tại Trung Quốc, Chen và cộng sự (2001) “ Is accounting information value-relevant in the emerging Chinese stock market?”. Sử dụng mô hình Ohlson (1995) cho các cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc trong giai đoạn 1991 – 1998. Các tác giả đã chỉ ra rằng lợi nhuận và giá trị sổ sách là các biến số có mối tương quan thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy các công ty có tần suất lỗ tăng lên sẽ làm suy giảm mạnh mối liên hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu (kết quả này cũng ủng hộ nghiên cứu của Collins và cộng sự, 1997) mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu chặt chẽ hơn đối với các công ty nhỏ và các thông tin kế toán có vai trò lớn hơn trong việc giải thích biến động giá cổ phiếu đối với những cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
- 7 Tại Mexico, nghiên cứu của Durán và cộng sự (2007)” Value relevance of the Ohlson model with Mexican data”, thêm biến dòng tiền hoạt động vào mô hình gốc hình Ohlson (1995) để đo lường ảnh hưởng của các thông tin kế toán đến giá cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Mexico. Sử dụng mô hình hồi quy với bộ dữ liệu bảng gồm 166 công ty trong khoảng thời gian 13 năm (1991 - 2003), kết quả nghiên cứu cho thấy R2 hiệu chỉnh của mô hình là 67% và mức độ giải thích này tốt hơn so với mô hình gốc ban đầu. MSA Mondal, MS Imran (2010) “ Determinants of Stock Price: A Case Study On Dhaka Stock Exchange”. Nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, tăng trưởng, quy mô của công ty và tỷ lệ cổ tức đến giá cổ phiếu của một số CTNY trong sàn giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE). Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp nhằm nghiên cứu về các yếu tố quyết định giá cổ phiếu trên sàn DSE. Mục tiêu của nghiên cứu này là để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong việc xác định giá cổ phiếu của một số CTNY trên sàn DSE. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 55 nhà đầu tư chứng khoán bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu thứ cấp được lấy từ sàn (DSE) và các báo cáo hàng năm của doanh nghiệp mẫu.Nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của tính thanh khoản, đòn bẩy, lợi nhuận, tăng trưởng, quy mô của công ty và tỷ lệ cổ tức đến giá thị trường mỗi cổ phần phổ thông. Nghiên cứu cho thấy rằng một số các yếu tố định tính : uy tín công ty, tâm lý thị trường, công bố của công ty, phương tiện truyền thông, quảng cáo, thay đổi chính sách của chính phủ, tình hình quốc tế, chính trị bất ổn… cũng như một số yếu tố định lượng như : cổ tức, tỷ lệ giá trên lợi nhuận, EPS, lợi nhuận sau thuế, thu nhập trên vốn đầu tư (ROI), lợi nhuận giữ lại, chia tách cổ phiếu, lạm phát, lãi suất , tỷ giá hối đoái … đều ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu chứng minh rằng 65% sự thay đổi trong giá cổ phiếu được giải thích bởi dòng tiền, đòn bẩy, lợi nhuận, tăng trưởng, vốn hóa thị trường và cổ tức. Như vậy , có thể nhìn thấy thông tin trên BCTC có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu. Tiếp theo là nghiên cứu của Khan và cộng sự (2011) “Can Dividend Decisions Affect the Stock Prices: A Case of Dividend Paying Companies of
- 8 KSE”. Nghiên cứu ảnh hửởng của các thông tin kế toán như lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu , cổ tức trên mỗi phiếu, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đến giá cổ phiếu của 55 công ty trên sàn KSE trong giai đoạn 2001 – 2010. Phương pháp nghiên cứu dử dụng dữ liệu bảng , phân tích mô hình hồi quy REM và FEM. Kết quả cho thấy lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu , cổ tức trên mỗi phiếu, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến giá cổ phiếu. DR. Sanjeet sharma (2011) “Stock market behaviour: evidence from asian stock markets”. Nghiên cứu này đã được thực hiện để kiểm tra các mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và giải thích như sau: BVPS, DPS, EPS, tỷ lệ giá trên thu nhập, tỷ lệ trả cổ tức, quy mô công ty và giá trị ròng cho 115 CTNY trên sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ giai đoạn 1993 – 1994 đến 2008 – 2009. Tác giả đã tiến hành phân tích mô hình hồi quy đa biến về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các biến giải thích và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các thông tin trên BCTC, cụ thể : EPS, DPS và BVPS có tác động đáng kể đến giá thị trường của cổ phiếu. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng DPS và EPS là yếu tố quyết định mạnh đến giá thị trường. Các biến còn lại chỉ ảnh hưởng trong một vài năm như: tỷ lệ giá trên thu nhập, tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức hoặc không ảnh hưởng đáng kế như : quy mô công ty, giá trị ròng. Tiếp theo nữa là nghiên cứu của Kabajeh và cộng sự (2012) “ The Relationship between the ROA, ROE and ROI Ratios with Jordanian Insurance Public Companies Market Share Prices” Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ ROA, ROE và ROI với nhau và riêng biệt với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan trong giai đoạn (2002-2007). Dựa trên bằng chứng thực nghiệm, kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ ROA, ROE và ROI cùng với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ tích cực nhưng thấp giữa từng tỷ lệ ROA riêng biệt và tỷ lệ ROI riêng biệt với giá cổ phiếu của các công ty bảo hiểm Jordan. Tuy nhiên, kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE riêng với giá cổ phiếu của các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn