Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên: Khảo sát tại Bệnh viện Thống Nhất
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định những yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức tác động đến sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức. Kiểm định mức độ ảnh hưởng giữa văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên tại Bệnh viện Thống Nhất. Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm giúp lãnh đạo bệnh viện Thống Nhất nâng cao sự cam kết của nhân viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên: Khảo sát tại Bệnh viện Thống Nhất
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------oOo--------- VŨ TUẤN TÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN: KHẢO SÁT TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2018 `
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------oOo--------- VŨ TUẤN TÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN SỰ CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN: KHẢO SÁT TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Kinh tế và quản trị lĩnh vực sức khỏe) Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐĂNG KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2018 `
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án thạc sỹ “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên: Khảo sát tại Bệnh viện Thống Nhất” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Đăng Khoa. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Người cam đoan Vũ Tuấn Tùng `
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .....................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 3 1.5. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................... 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................5 2.1. Văn hoá tổ chức.......................................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm văn hoá tổ chức...................................................................................... 5 2.1.2. Đo lường văn hóa tổ chức ....................................................................................... 6 2.2. Sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức ................................................................. 8 2.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 8 2.2.2. Phân loại sự cam kết của nhân viên ...................................................................... 10 2.3. Mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức và sự cam kết của nhân viên ............................. 11 2.4. Một số mô hình nghiên cứu có liên quan ................................................................. 13 2.4.1. Mô hình nghiên cứu của Adnan Hakim (2015) .................................................... 13 2.4.2. Mô hình nghiên cứu của Pornmit Kulkalyuenyong (2012) .................................. 15 2.4.3. Mô hình nghiên cứu của Hojjat Rahmani và cộng sự (2012) ............................... 18 2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................................... 20 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................ 27 `
- Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 28 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 28 3.2. Thang đo sơ bộ ......................................................................................................... 29 3.2.1. Thang đo các yếu tố văn hoá ................................................................................. 29 3.2.1.1. Đổi mới và đánh giá rủi ro ................................................................................. 29 3.2.1.2. Định hướng kết quả ............................................................................................ 29 3.2.1.3. Định hướng con người ....................................................................................... 29 3.2.1.4. Định hướng nhóm .............................................................................................. 30 3.2.1.5. Sự năng nổ/mạnh dạn ......................................................................................... 30 3.2.1.6. Sự tỉ mỉ ............................................................................................................... 30 3.2.1.7. Tính ổn định ....................................................................................................... 31 3.2.2. Thang đo sự cam kết của nhân viên ...................................................................... 31 3.2.2.1. Cam kết mang tính tự nguyện ............................................................................ 31 3.2.2.2. Cam kết do bắt buộc ........................................................................................... 31 3.2.2.3. Cam kết vì đạo đức ............................................................................................ 32 3.3. Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 32 3.4. Nghiên cứu định lượng............................................................................................. 32 3.4.1. Thang đo chính thức.............................................................................................. 32 3.4.1.1. Thang đo văn hoá tổ chức .................................................................................. 32 3.4.1.2. Thang đo sự cam kết của nhân viên ................................................................... 35 3.4.2. Mẫu nghiên cứu..................................................................................................... 36 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................... 36 3.4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................... 36 3.4.4.1. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha .............................................................. 36 3.4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 37 3.4.4.3. Phân tích tương quan và hồi quy........................................................................ 37 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................ 40 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 42 `
- 4.1. Thống kê mô tả mẫu ................................................................................................. 42 4.2. Đánh giá độ tin cậy .................................................................................................. 43 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................................... 46 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá các thành phần thang đo văn hóa tổ chức ................ 47 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá các thành phần thang đo cam kết............................. 49 4.4. Phân tích hồi quy...................................................................................................... 50 4.5. Phân tích hệ số tương quan ...................................................................................... 50 4.5.1. Phân tích tương quan............................................................................................. 51 4.5.2. Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................................... 52 4.5.2.1. Phân tích hồi quy bội với biến phụ thuộc TN .................................................... 52 4.5.2.2. Phân tích hồi quy bội với biến phụ thuộc BB .................................................... 54 4.5.2.3. Phân tích hồi quy bội với biến phụ thuộc DD .................................................... 56 4.5.3. Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ......... 58 4.5.3.1. Giả định liên hệ tuyến tính…………… ............................................................. 61 4.5.3.2. Giả định phương sai không đổi…………… ...................................................... 62 4.5.3.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư…………… ..................................... 62 4.5.4. Kiểm định sự cam kết của nhân viên đối với các biến định tính……………. .... 64 4.5.4.1. Kiểm định giữa các nhóm nhân viên có độ tuổi khác nhau…………… ........... 64 4.5.4.2. Kiểm định giữa các nhóm nhân viên có trình độ học vấn……………… ......... 65 4.5.4.3. Kiểm định giữa các nhóm nhân viên có thâm niên làm việc……………… ..... 66 4.5.4.4. Kiểm định giữa các nhóm nhân viên có vị trí làm việc……………… ............. 67 4.5.4.5. Kiểm định giữa các nhóm nhân viên với giới tính khác nhau……………… ... 68 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................ 69 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................................... 71 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 71 5.1.1. Các yếu tố văn hoá tổ chức ảnh hưởng đến sự cam kết của nhân viên ................. 71 5.1.1.1.Đối với sự cam kết tự nguyện của nhân viên với tổ chức ................................... 71 5.1.1.2. Đối với sự cam kết bắt buộc của nhân viên với tổ chức .................................... 72 `
- 5.1.1.3. Đối với sự cam kết vì đạo đức của nhân viên với tổ chức ................................. 72 5.1.2. Sự khác biệt về mức độ cam kết của nhân viên theo các nhóm ............................ 73 5.2. Hàm ý quản trị .......................................................................................................... 74 5.3. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài............................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC `
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Thang đo đổi mới và đánh giá rủi ro .............................................................. 33 Bảng 3.2: Thang đo định hướng kết quả ......................................................................... 33 Bảng 3.3: Thang đo định hướng con người .................................................................... 33 Bảng 3.4: Thang đo định hướng nhóm ........................................................................... 34 Bảng 3.5: Thang đo sự năng nổ/ mạnh dạn ..................................................................... 34 Bảng 3.6: Thang đo sự tỉ mỉ ............................................................................................ 34 Bảng 3.7: Thang đo tính ổn định ..................................................................................... 35 Bảng 3.8: Thang đo cam kết tự nguyện .......................................................................... 35 Bảng 3.9: Thang đo cam kết bắt buộc ............................................................................. 35 Bảng 3.10: Thang đo cam kết vì đạo đức........................................................................ 36 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu ....................................................................................... 42 Bảng 4.2: Kết quả phân tích Crobach’s Alpha các thang đo .......................................... 43 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Barlett ............................................................... 47 Bảng 4.4: Ma trận xoay các nhân tố................................................................................ 48 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Barlett ............................................................... 49 Bảng 4.6: Ma trận xoay các nhân tố................................................................................ 49 Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến .................................................. 51 Bảng 4.8: Tóm tắt mô hình hồi quy biến cam kết tự nguyện .......................................... 52 Bảng 4.9: Đánh giá độ phù hợp của mô hình (biến cam kết tự nguyện) ........................ 52 Bảng 4.10: Các thông số hồi quy (biến cam kết tự nguyện) ........................................... 53 Bảng 4.11: Tóm tắt mô hình hồi quy biến cam kết bắt buộc .......................................... 54 Bảng 4.12: Đánh giá độ phù hợp của mô hình (biến cam kết bắt buộc) ......................... 54 Bảng 4.13: Các thông số hồi quy (biến cam kết bắt buộc) ............................................. 55 Bảng 4.14: Tóm tắt mô hình hồi quy biến cam kết đạo đức ........................................... 56 Bảng 4.15: Đánh giá độ phù hợp của mô hình (biến cam kết đạo đức) .......................... 56 Bảng 4.16: Các thông số hồi quy (biến cam kết đạo đức) .............................................. 57 `
- Bảng 4.17: Kết quả kiểm định tính đồng nhất phương sai.............................................. 64 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ................................................ 65 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định tính đồng nhất phương sai.............................................. 65 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định theo trình độ học vấn ..................................................... 66 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định tính đồng nhất phương sai.............................................. 66 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định theo thâm niên làm việc ................................................. 67 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định tính đồng nhất phương sai.............................................. 67 Bảng 4.24: Kết quả kiểm định theo vị trí làm việc ......................................................... 68 Bảng 4.25: Kết quả định tính đồng nhất phương sai....................................................... 69 Bảng 5.1: Kết quả thống kê mô tả các giá trị thang đo ................................................... 74 `
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Adnan Hakim (2015) .............................................. 14 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Pornmit Kulkalyuenyong (2012) ............................ 18 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Hojjat Rahmani và cộng sự (2012) ......................... 20 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 26 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 28 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy ............................................... 60 Hình 4.2: Biểu đồ phân tán Scatter đối với biến phụ thuộc TN ...................................... 61 Hình 4.3: Biểu đồ phân tán Scatter đối với biến phụ thuộc BB ...................................... 61 Hình 4.4: Biểu đồ phân tán Scatter đối với biến phụ thuộc DD ..................................... 61 Hình 4.5: Biểu đồ P-P Plot đối với biến phụ thuộc TN .................................................. 62 Hình 4.6: Biểu đồ P-P Plot đối với biến phụ thuộc BB .................................................. 62 Hình 4.7: Biểu đồ P-P Plot đối với biến phụ thuộc DD .................................................. 63 Hình 4.8: Biểu đồ tần suất của phân dư chuẩn hoá với biến phụ thuộc TN ................... 63 Hình 4.9: Biểu đồ tần suất của phân dư chuẩn hoá với biến phụ thuộc BB ................... 63 Hình 4.10: Biểu đồ tần suất của phân dư chuẩn hoá với biến phụ thuộc DD ................. 64 `
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EFA - Exploratory factor analysis: Phân tích nhân tố khám phá KMO: Kaiser - Meyer - Olkin OCP: Dữ liệu văn hóa tổ chức OCAI: Công cụ văn hóa tổ chức OCQ: Công cụ đo lường cam kết tổ chức TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh `
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh y tế Việt Nam hiện nay xuất hiện thêm nhiều loại dịch bệnh mới như: Cúm A/H5N1, H1N1, Ebola và các bệnh không lây nhiễm như cao huyết áp, tim mạch, ung thư… lại có xu hướng gia tăng dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh và phòng chống dịch tăng, gây nên tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên. Bên cạnh đó, nhiều phòng khám và bệnh viên tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ đã đưa ra những mức lương, điều kiện làm việc hấp dẫn để thu hút nhiều nhân viên y tế tại bệnh viện công lập, nơi vẫn còn mang nặng tư tưởng làm việc xin-cho khi khám, chữa bệnh. Vì vậy, vấn đề “chảy máu chất xám” trong hệ thống y tế công lập luôn là bài toán mà các cấp lãnh đạo luôn phải tìm cách giải quyết. Ngoài việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế nhằm đảm bảo sự kịp thời và chính xác, tính hiệu quả và công bằng với quan điểm “lấy bệnh nhân làm trung tâm” thì việc xây dựng đội ngũ nhân viên y tế đúng số lượng, đủ trình độ, có năng lực và đưa chất lượng sống của nhân viên y tế nâng cao cũng là yếu tố tiên quyết để phát triển và xây dựng chất lượng thương hiệu Bệnh viện với giá trị cốt lõi là xây dựng nền văn hóa tổ chức. Đối với những bệnh viện đã xây dựng được văn hóa tổ chức cho riêng mình sẽ giúp nâng cao sự cam kết và tính kiên định của cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại đó. Các yếu tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến sự cam kết của nhân viên đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy văn hóa tổ chức là sợi dây liên kết vô hình giữa nhân viên và tổ chức. Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh là một Bệnh viện đa khoa trong khu vực Miền Nam trực thuộc Bộ Y tế với thế mạnh chuyên môn là y học dự phòng, tim mạch, lão khoa. Bệnh viện Thống Nhất đã và đang điều trị đa dạng các mặt bệnh, thực hiện nhiều loại phẫu thuật, áp dụng nhiều kỹ thuật cao, xây dựng một hệ thống an sinh xã hội, xây dựng một nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y tế, chất lượng chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện ngày càng được nâng cao để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn `
- của bệnh nhân. Tuy nhiên trong ba năm gần đây, tình hình nhân sự của Bệnh viện có vài sự biến động, một số cán bộ nhân viên y tế đặc biết là bác sỹ và điều dưỡng xin nghỉ thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác. Thực trạng đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng của yếu tố văn hóa tổ chức. Vì vậy, ngoài việc tăng cường công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì Bệnh viện cũng cần tập trung và xây dựng nền văn hóa tổ chức trong Bệnh viện, tạo dựng một môi trường làm việc lý tưởng và thu hút nguồn lao động chất lượng, tăng cường sự gắn bó nhân viên với tổ chức. Với những lý do nêu trên, vấn đề nghiên cứu văn hóa tổ chức, mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và sự cam kết của nhân viên y tế với tổ chức, cần có sự nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá thực tiễn tác động của các các yếu tố văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên y tế, từ đó xây dựng văn hóa tổ chức với những giá trị, niềm tin, tầm mình và sứ mệnh cho người lao động để gắn bó, làm việc, phát triển lâu dài tại Bệnh viện Thống Nhất là rất cấp thiết, đó cũng là lý do thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên: Khảo sát tại Bệnh viện Thống Nhất”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định những yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức tác động đến sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức. - Kiểm định mức độ ảnh hưởng giữa văn hóa tổ chức đến sự cam kết của nhân viên tại Bệnh viện Thống Nhất. - Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm giúp lãnh đạo bệnh viện Thống Nhất nâng cao sự cam kết của nhân viên. 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố văn hoá tổ chức, sự cam kết của nhân viên và sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá tổ chức đến sự cam kết của nhân viên tại bệnh viện Thống Nhất. `
- *Đối tượng khảo sát: Nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Thống Nhất. *Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Khảo sát các nhân viên làm việc tại các khoa phòng trong Bệnh viện Thống Nhất. - Về thời gian: Thời gian khảo sát từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định lượng và định tính. Trong đó nghiên cứu định lượng là chủ yếu. * Nghiên cứu định tính được thực hiện để điều chỉnh thang đo và giải thích ý nghĩa thực tiễn kết quả phân tích định lượng. Thảo luận nhóm với nhóm 1: Gồm 10 nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện Thống Nhất. Thảo luận nhóm với nhóm 2: Gồm 05 quản lý đang làm việc tại Bệnh viện Thống Nhất. Việc thảo luận với những người đang là quản lý để kiểm tra xem để đo lường các khái niệm nghiên cứu thì có cần bổ sung thêm câu hỏi nào hay không. Bên cạnh đó, Tác giả thảo luận với những người là nhân viên đang làm việc tại bệnh viện là để xác định xem họ có hiểu ý nghĩa của câu hỏi không và có cần điều chỉnh câu hỏi hay không. Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, tác giả thực hiện đánh giá và điều chỉnh thang đo mô hình nghiên cứu (nếu có). * Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua các bước sau: - Xác định kích thước mẫu tối thiểu. - Tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát thông qua bảng câu hỏi được phát trực tiếp cho các nhân viên đang làm việc trong các khoa phòng để họ đọc và điền vào. - Nhập liệu và kiểm tra dữ liệu về tính toàn vẹn và phát hiện các dữ liệu bất thường để loại ra khỏi cơ sở dữ liệu. `
- - Thực hiện các thống kê mô tả để xem mức độ phù hợp của mẫu so với đám đông. - Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. - Phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra tính hội tụ và phân biệt của thang đo. - Kiểm định hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. - Sử dụng phần mềm SPSS 2.0 để phân tích dữ liệu. 1.5. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm 05 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về đề tài - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị `
- Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu: (1) Các khái niệm về văn hóa tổ chức, mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức với sự cam kết của nhân viên; (2) Các mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức với sự cam kết tổ chức của nhân viên; (3) Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức với sự cam kết tổ chức của nhân viên. 2.1. Văn hoá tổ chức 2.1.1. Khái niệm văn hoá tổ chức Văn hóa tổ chức được hình thành và phát triển những năm 70 thế kỷ trước bắt nguồn từ nước Mỹ nhưng thực sự được Nhật Bản xây dựng, nâng tầm và phát triển mạnh mẽ trong các bộ máy tổ chức. Văn hóa tổ chức bao gồm những kỳ vọng, kinh nghiệm, niềm tin, triết lý kinh doanh và giá trị của tổ chức, nó thể hiện thông qua các hoạt động bên trong, tương tác với khách hàng và kỳ vọng trong tương lai. Mục tiêu cuối cùng của văn hóa tổ chức là giúp xây dựng và phát triển toàn diện các kỹ năng của nhân viên, với cốt lõi của văn hóa tổ chức là tinh thần, quy phạm, giá trị trong tổ chức. Văn hóa tổ chức cũng là sợi dây liên kết người sử dụng lao động và người lao động. Theo Loius (1980): Văn hóa tổ chức là tập hợp hệ thống các quan niệm chung của các thành viên trong tổ chức. Những quan niệm này phần lớn được các thành viên ngầm định trong nhận thức, hành vi ứng xử và chỉ thích hợp cho tổ chức riêng của họ. Các quan niệm này được truyền cho các thành viên mới. Theo Tunstall (1983): Văn hóa tổ chức có thể được mô tả như một tập hợp chung các tín ngưỡng thông lệ, hệ thống giá trị, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách thức hoạt động riêng của từng tổ chức. Các mặt đó quy định mô hình hoạt động và các ứng xử của các thành viên trong tổ chức đó. Theo O’reilly và cộng sự (1991): Văn hóa tổ chức là “tập hợp các nhận thức được chia sẻ bởi các thành viên của một đơn vị xã hội”. Văn hóa tổ chức cũng bao `
- gồm các chuẩn mực đạo đức, hệ thống giá trị, niềm tin, không khí làm việc tại môi trường làm việc tại tổ chức, Luthan (1992). Theo Recaro & Jolly (1997) thì văn hóa tổ chức là hệ thống các giá trị và niềm tin mà được chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, một nền văn hóa để định hình và xác định hành vi ứng xử các thành viên. Theo Stephen P.Robbins (2007) văn hóa tổ chức là nhận thức thống nhất tương đối về đặc điểm chung của tổ chức được các thành viên chấp nhận tuân, nó dùng để phân biệt tổ chức này và các tổ chức khác. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa tổ chức, bởi đây cũng là một chủ đề được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu để tìm hiểu thành công của mọi tổ chức. Tóm lại nghiên cứu này cho rằng văn hoá tổ chức là tập hợp hệ thống với những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, chuẩn mực, cách nhận thức và cảm xúc có ảnh hưởng đến hành động và quyết định làm việc của nhân viên để duy trì tính ổn định của tổ chức. Mỗi tổ chức với nền văn hóa của riêng mình sẽ gây ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên đối với đồng nghiệp, lãnh đao, khách hàng, đối thủ cạnh tranh … 2.1.2. Đo lường văn hoá tổ chức Hiện nay, văn hóa tổ chức là một trong những đề tài đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới với nhiều mô hình được ứng dụng. Cụ thể là: Theo O’reilly và cộng sự (1991) Văn hóa tổ chức là “tập hợp các nhận thức được chia sẻ bởi các thành viên của một đơn vị xã hội” với các thành phần: (1) Đổi mới và đánh giá rủi ro; (2) Quan tâm đến chi tiết; (3) Định hướng đến hiệu quả; (3) Định hướng làm việc nhóm; (4) Sự cạnh tranh; (5) Sự hỗ trợ; (6) Phát triển và phần thưởng; (7) Tính kiên quyết. Theo Recardo và Jolly (1997) thì văn hoá tổ chức bao gồm 8 khía cạnh gồm (1) Giao tiếp trong tổ chức; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Phần thưởng và sự công nhận; (4) Hiệu quả trong việc ra quyết định; (5) Chấp nhận rủi ro do bởi sáng tạo và `
- cải tiến; (6) Định hướng về kế hoạch tương lai; (7) Làm việc nhóm; (8) Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị. Theo J. Sarros và cộng sự (2003) thì nghiên cứu trên văn hóa tổ chức cho rằng những yếu tố và giá trị của nó tạo nên nền tảng của văn hóa tổ chức mà được kết hợp với nhiều thang đo đánh giá bao gồm: (1) Sự hỗ trợ; (2) Sự đổi mới, (3) Sự cạnh tranh năng lực; (4) Định hướng đến kết quả; (5) Sự ổn định; (6) Nhấn mạnh vào phần thưởng; (7) Trách nhiệm xã hội. Theo Cameron và Quinn (2006) thì văn hóa tổ chức được phân chia thành bốn loại: (1) Văn hóa hợp tác: môi trường làm việc thân thiện , nhấn mạnh vào việc phát triển bền vững và kết nối với các nhân viên, giao tiếp cởi mở, khuyến khích làm việc theo nhóm và có sự trao quyền cho nhân viên; (2) Văn hóa sáng tạo môi trường làm việc mang tính sáng tạo và năng động cao, thúc đẩy tính sáng tạo, khuyến khích cá nhân khéo léo và phát triển tự do, mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo nguồn nhân lực mới, cải tiến liên tục và tìm các giải pháp sáng tạo là giá trị cốt lõi; (3) Văn hóa kiểm soát: một môi trường làm việc quy củ, vận hành trơn tru, tập trung xây dựng các chính sách, quy tắc, quy trình để có thể kiểm soát, đánh giá năng suất hiệu quả công việc, tất cả công việc được giải quyết phải thông qua hệ thống quản lý và công cụ quản lý chất lượng; (4) Văn hóa cạnh tranh: môi trường dựa trên hiệu quả nổi bật trong kết quả hoàn thành công việc của nhân viên, ý thức nâng cao khả năng cạnh tranh và nỗ lực dành mục tiêu là trọng tâm dài hạn, xây dựng danh tiếng và khẳng định sự thành công là sứ mệnh của tổ chức. Theo McKenna và Beech (2000) cho rằng văn hóa tổ chức gồm nhiều thành phần hình thành, cụ thể là: (1) Triết gia, hướng dẫn việc xác định chính sách tổ chức đối với nhân viên và khách hàng; (2) Các giá trị cốt lõi của tổ chức; (3) Chỉ tiêu áp dụng trong công việc; (4) Các quy tắc tích cực trong tổ chức nhằm chào đón các thành viên mới của tổ chức; (5) Hành vi điển hình nhất định trong tương tác thường xuyên giữa các thành viên của tổ chức, cảm giác hoặc không khí tạo ra trong tổ chức. `
- Đối với bài nghiên cứu này, tác giả chọn mô hình nghiên cứu văn hóa tổ chức của Robbin (1996), với các đặc điểm sau:(1) Đổi mới và đánh giá rủi ro; (2) Sự tỉ mỉ; (3) Định hướng đến kết quả; (4) Định hướng cho con người; (5) Định hướng cho nhóm; (6) Sự năng nổ/mạnh dạn; (7) Tính ổn định, để đề xuất làm nghiên cứu văn hóa tổ chức tại Bệnh viện Thống Nhất, thang đo này đã được kiểm chứng có tác động tới cam kết của nhân viên của một số nghiên cứu tại nhiều quốc gia Châu Á. 2.2. Sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức 2.2.1. Khái niệm Trong mọi tổ chức muốn thành công với mục tiêu của nó thì mỗi nhân viên làm việc trong một tổ đều cần có sự cam kết cao với tổ chức, việc cam kết có nghĩa là nhân viên muốn duy trì tư cách thành viên của họ trong tổ chức và sẵn sàng cống hiến làm làm việc, phục vụ để đạt được mục tiêu tổ chức cao xuất phát từ trong thái độ và hành vi tích cực của tất cả nhân viên. Theo Mowday, Steers & Porter (1979): nhân viên có một niềm tin mạnh mẽ vào tổ chức, chấp nhận các mục tiêu của tổ chức, sẵn lòng thực hiện nỗ lực làm việc cống hiến cho tổ chức và mong muốn xác định duy trì thành viên tổ chức (1); sự tham gia tích cực trong tổ chức và sự gắn bó với tổ chức (2); sự cam kết tổ chức là sức mạnh của đồng nhất của cá nhân với tổ chức và sự tham gia tích cực trong tổ chức (3); những nhân viên có sự cam kết với tổ chức ở mức độ cao sẽ hài lòng hơn với công việc của họ, sẽ không muốn rời khỏi tổ chức. Theo Allen và Meyer (1990) thì sự cam kết với tổ chức gắn bó của tâm lý cá nhân đối với tổ chức và gắn kết ý thức của tổ chức với nhân viên, có quan hệ mật thiết đến sự cam kết giữa các thành viên với tổ chức trong đó bao gồm các yếu tố: cam kết tình cảm (1) trung thành ở lại với tổ chức cho dù có những lời đề nghị hấp dẫn hơn từ các công ty khác; cam kết bắt buộc (2) cam kết vì sự tồn tại của bản thân đối với tổ chức; cam kết đạo đức (3) cam kết vì trách nhiệm, nghĩa vụ với công việc. `
- Theo Luthans (1992) nhận định rằng, cam kết tổ chức là một mong muốn mạnh mẽ để trở thành thành viên trong tổ chức; với sự sẵn lòng và nỗ lực cao đối với tổ chức cùng với sự tin tưởng và chấp nhận các giá trị, mục tiêu của tổ chức. Dựa vào quan điểm này, cam kết của tổ chức là mong muốn của nhân viên sẵn sàng duy trì, phát triển trong tổ chức và cống hiến cho sự thành công của tổ chức.Việc cam kết đối với tổ chức đã phản ánh lòng trung thành của nhân viên trong tổ chức được hình thành từ một quá trình bền vững đối với sự phát triển và thành công của tổ chức. Newstrom và Davis (2002) sự cam kết của nhân viên trong tổ chức được định nghĩa là mức độ người nhân viên gắn kết và muốn tiếp tục đóng góp, tạo dựng tư cách thành viên của một tổ chức nào đó. Nó giống như lực hút từ trường của nam châm đối với kim loại, sự cam kết của nhân viên thể hiện mong muốn tiếp tục ở lại làm việc cho tổ chức trong tương lai. Nhân viên luôn tin tưởng vào tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức và sẵn sàng tham gia để hoàn thành mục tiêu. Theo Pareek (2004) định nghĩa sự gắn bó của nhân viên với tổ chức là cảm giác hạnh phúc của một người khi họ tiếp tục cộng tác với tổ chức ấy. Họ chấp nhận các giá trị, mục tiêu của tổ chức và sẵn sàng nỗ lực để giúp tổ chức đạt được các mục tiêu và sứ mệnh. Nghiên cứu của Rajendran Muthuveloo và Raduan Che Rose (2005) đã tìm thấy kết quả chỉ ra rằng cam kết nhân viên với tổ chức tác động mạnh thành công và hiệu quả trong công việc. Vì vậy, cam kết của nhân viên đối với tổ chức là sự trung thành, niềm tin của nhân viên với tổ chức, với thái độ làm việc tích cực trong tổ chức cùng mong muốn duy trì tư cách thành viên, tin tưởng và chấp nhận các giá trị, mục tiêu của tổ chức. Các nhà quản lý cần tạo nền móng, xây dựng được liên kết hai chiều giữa nhà quản lý và người lao động đồng thời khuyến khích nhân viên cam kết, duy trì gắn bó bằng việc tôn trọng, đánh giá cao, trao quyền cho nhân viên, để họ được an tâm, có niềm tin mạnh mẽ và phấn đấu vì mục tiêu lâu dài trong tổ chức và tiếp tục phát triển làm việc. `
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn