intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH Nhựa Long Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

52
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích thực trạng quản trị logistics tại doanh nghiệp, sau đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động logistics tốt nhất và phù hợp nhất cho doanh nghiệp TNHH Nhựa Long Thành nhằm tối ưu hóa chi phí mà đạt hiệu quả cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH Nhựa Long Thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- PHAN MINH TÂM ÁP DỤNG LOGISTICS ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA LONG THÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- PHAN MINH TÂM ÁP DỤNG LOGISTICS ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA LONG THÀNH Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013
  3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thực tiễn tại Công ty TNHH Nhựa Long Thành trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 Người cam đoan Phan Minh Tâm
  4. iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các sơ đồ và bảng LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Cơ sở khoa học về logistics và quản trị logistics........... .............................1 1.1.1 Khái niệm logistics và quản trị logistics....................... ............................1 1.1.1.1 Khái niệm logistics .................................................................................1 1.1.1.2 Khái niệm quản trị logistics.....................................................................1 1.1.2. Phân loại hoạt động logistics.....................................................................2 1.1.3 Vai trò của hoạt động logistics................................................... ...............4 1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ........................ ......5 1.2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng................................. .......................................5 1.2.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM) ...................... ........................5 1.2.3 Các yếu tố chính trong chuỗi cung ứng................ ....... .............................6 1.3 Mối quan hệ giữa Logistics - chuỗi cung ứng.. .............. ........ .......... .........8 1.4 Quản trị logictis trong sản xuất................................................... .................8 1.4.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm............................................................8 1.4.2 Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ.................................................9 1.4.3 Quản trị năng lực sản xuất của doanh nghiệp............................................9
  5. v 1.4.4 Xác định vị trí hay định vị doanh nghiệp.................................................10 1.4.5 Bố trí mặt bằng sản xuất...........................................................................11 1.4.6 Lập kế hoạch các nguồn lực.....................................................................11 1.4.7 Điều độ sản xuất................................................................................ ......11 1.4.8 Kiểm soát hệ thống sản xuất............................................................. .......12 1.5 Các giải pháp áp dụng logistics................................................... ...............13 1.6 Xu hướng phát triển của logistics ....... .......................................................14 1.6.1 Thế giới ...................................................................................................14 1.6.2 Việt Nam........................................................ ....................................... 16 1.7 Bài học kinh nghiệm trong áp dụng logistics............................. ................17 1.7.1 Bài học kinh nghiệm “JUST IN TIME” từ hệ thống của Toyota............18 1.7.2. Bài học kinh nghiệm“Lean manufacturing” từ hệ thống của Dell......... 23 Tóm tắt chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA LONG THÀNH 2.1. Giới thiệu tổng quan Công ty TNHH Nhựa Long Thành............ .............27 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty.............................................. ....................27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức........................................................................... ..............29 2.1.3 Định hướng phát triển............................................................ .................31 2.1.4 Tình hình doanh thu của công ty qua các năm 2009- 2012..... ................33 2.2 Thực trạng quản trị logistics tại công ty Nhựa Long Thành...... ................35 2.2.1 Sơ lược phầm mềm quản lý logistics tại công ty Nhựa Long Thành.......35 2.2.2 Qui trình quản lý logistics tại công ty........................................ .............39 2.2.3 Các nhà cung cấp đầu vào của sản xuất....................................... ...........46 2.2.4. Khách hàng đầu ra của công ty.......................................... ....................49
  6. vi 2.3 Đánh giá việc áp dụng các giải pháp Logistics tại công ty ......................53 2.3.1 Ưu điểm........ ..........................................................................................53 2.3.2 Các vấn đề cần khắc phục .....................................................................53 Tóm tắt chương 2 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG LOGISTICS ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO CÔNG TY NHỰA LONG THÀNH 3.1. Mục đích xây dựng giải pháp.....................................................................55 3.2. Căn cứ xây dựng giải pháp.........................................................................57 3.3. Các giải pháp áp dụng ...............................................................................57 3.3.1 Áp dụng giải pháp phần mềm ERP............................................. .............57 3.3.2 Cải tiến qui trình quản lý hàng tồn kho....................................... ............60 3.3.3 Cải tiến qui trình quản lý chất lượng.......................................... .............65 3.3.4 Tối ưu chi phí vận chuyển......................................................... ..............69 3.3.5 Dự báo nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhằm tối ưu chi phí........... ...........70 3.3.6 Thuận lợi, khó khăn và lợi ích khi ứng dụng logistics cho việc cải thiện hoạt động của công ty......................................................................... ......................74 3.4 Kiến nghị.....................................................................................................77 Tóm tắt chương 3 KẾT LUẬN.................................................................................. 80 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT BUREAU BUREAU VERITAS Công ty đánh giá chất VERITAS lượng BUREAU VERITAS Cross – Cross – Docking Kho đa năng ,phân loại Docking hàng hóa ERP Enterprise resource Hoạch định nguồn lực planning doanh nghiệp HDPE Hight Density Hạt nhựa dùng cho ép Polyethylenne JIT Just-In-Time Tính kịp thời KAIZEN KAIZEN Hệ thống cải tiến của Nhật LLDPE Linear low density Hạt nhựa dùng cho hàng polyethylene thổi MRP Material requirements Kế hoạch nhu cầu vật tư planning PET Polyethylene Terephthalate Hạt nhựa dùng làm bao bì PO Purchase Order Đơn đặt hàng PP Polypropylene Hạt nhựa PP QC Quality Controll Bộ phận kiểm tra QUACERT QUACERT Trung tâm chứng nhận chất lượng SAP System Application Giải pháp quản lý Program SCM Supply chain Quản trị chuôi cung ứng Management SOP Standard Operation Practices Quy trình quản lý chuẩn
  8. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG Tên sơ đồ : Trang Sơ đồ 1.1 Các hình thức phát triển của logistics từ 1PL đến 5PL 3 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Nhựa Long Thành 29 Sơ đồ 2.2 Doanh thu thực hiện so với kế hoạch (2009  2012) 33 Sơ đồ 2.3 Qui trình tổng quát quản lý kho 39 Sơ đồ 2.4 Qui trình quản lý cách đặt mã trong hệ thống paperless 40 Sơ đồ 2.5 Hình ảnh thực hiện 5S tại công ty Nhựa Long Thành 46 Sơ đồ 2.6 Sản lượng nhựa công ty sử dụng qua các năm 2009-2012 47 Sơ đồ 2.7 Biểu đồ loại hình các nhà cung cấp hạt nhựa nhập khẩu 47 Sơ đồ 2.8 Biểu đồ tăng trưởng sản lượng nhựa của nhà cung cấp Sabic 48 Sơ đồ 2.9 Biểu đồ tỷ trọng doanh số các sản phẩm của công ty năm 2012 49 Sơ đồ 2.10 : Biểu đồ kết quả khảo sát cơ cấu sản phẩm 50 Sơ đồ 2.11 Biểu đồ lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của Long Thành 51 Sơ đồ 2.12 Biểu đồ sự hài lòng về thời gian giao hàng và tồn kho sẵn có cho 51 đơn hàng của khách hàng 52 Sơ đồ 2.13 : Biểu đồ sự hài lòng theo đánh giá chung của khách hàng 52 Sơ đồ 2.14 : Biểu đồ ý kiến phản hồi của khách hàng 58 Sơ đồ 3.1 Mô hình hệ thống phần mềm ERP 61 Sơ đồ 3.2 Mô hình đặt hàng dự trữ mức tồn kho bình quân Sơ đồ 3.3 Phương trình tổng chi phí tồn kho 61 Sơ đồ 3.4 Phương trình sản lượng đặt hàng tối ưu 62 Sơ đồ 3.5 Mô hình nhân quả phân tích sản phẩm không phù hợp 66 Sơ đồ 3.6 : Sơ đồ giao hàng kết hợp các đơn hàng 70 Tên bảng : Bảng 2.1 Doanh thu thực hiện so với kế hoạch (2009 2012) 36 Bảng 2.2 Bảng kết quả khảo sát độ thỏa mãn của khách hàng 53 Bảng 3.1 Bảng thống kê sản phẩm lỗi trước và sau cải tiến 70
  9. ix LỜI MỞ ĐẦU Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Hiện tại nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng khó khăn, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn hàng đầu thế giới, hiện tại đang tiến hành củng cố lại toàn bộ hệ thống quản lý như: mạng lưới hệ thống khách hàng, tình hình sử dụng nhân sự hay tất cả các chi phí trong quá trình hoạt động của hệ thống, tất cả phải được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Trong những qui trình cần củng cố hệ thống quản lý thì việc xem xét lại quá trình quản lý hoạt động logistics là vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường,nhất là đang trong thời kỳ kinh tế thế giới đang khó khăn.Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và liên tục cải tiến để hoàn thiện hệ thống. Do đó, logictics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược. Nó nằm trong chuỗi dây chuyền cung ứng, việc ứng dụng mô hình phù hợp là vô cùng quan trọng. Khi áp dụng logistics phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát rất nhiều hoạt động và phát triển một cách bền vững.Hiện tại ở Việt Nam cũng rất ít các đề tài nghiên cứu về logistics, đặc biệt trong các công ty nhựa hiện tại chưa có đề tài về logistics nào, trong đó Công ty Nhựa Long Thành chưa được phân tích,và hiện là một trong những đơn vị đứng đầu ngành về nhựa công nghiệp.Tất cả những điều đó tạo ra một sức lôi cuốn mạnh mẽ và thúc đẩy tôi viết đề tài này. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: -Phân tích thực trạng quản trị logistics tại doanh nghiệp, sau đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động logistics tốt nhất và phù hợp nhất cho doanh nghiệp TNHH Nhựa Long Thành nhằm tối ưu hóa chi phí mà đạt hiệu quả cao nhất.
  10. x ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi về không gian: nghiên cứu thực hoạt động logistics liên quan đến sản xuất tại Công ty TNHH Nhựa Long Thành. Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp, tài liệu từ năm 2009-năm 2012 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng các phương pháp định tính để nghiên cứu gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá, thống kê, dự báo, cân đối và học hỏi áp dụng các phương pháp quản lý chuỗi thành công của các tập đoàn, các công ty đa quốc gia. Thông tin sơ cấp Sử dụng bảng phỏng vấn đã được soạn sẵn để tiến hành thu thập thông tin trực tiếp hoặc thông qua email từ các nhà cung cấp, khách hàng và nguồn dữ liệu trong các báo cáo của công ty Nhựa Long Thành. Số mẫu đánh giá nghiên cứu Kết quả đánh giá từ các nhóm đối tượng tham gia chuỗi như sau: Số thứ tự Đối tượng Số 1 Nhà cung cấp hạt nhựa 18 nhập khẩu 2 Khách hàng 100 Tổng cộng 118 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin Thông tin được thu thập được kiểm tra, phân tích đánh giá trước khi được nhập vào máy tính. Sử dụng phần mềm Excel để thống kê đánh giá nhằm đưa ra giải pháp phù hợp cho hệ thống logistics.
  11. xi TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Logistics trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ hơn 10 năm nay và xu hướng phát triển,tư duy quản lý đã có nhiều thay đổi.Tuy nhiên chỉ có một số ít tập đoàn lớn ở Việt Nam áp dụng thành công.Ứng dụng logistics ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa được xem trọng và quan tâm đúng mức.Hiện tại có đề tài thạc sỹ của Nguyễn Công Hiệp “ Ứng dụng mô hình dịch vụ Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động dịch vụ kho hàng dược phẩm tại công ty TNHH Diethelm Việt nam ” năm 2007 cũng ứng dụng logistics chủ yếu về kho hàng vào hoạt động công ty Deithelm Việt Nam.Hiện nay đa phần các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ một phần là do quan niệm chú trọng vào lĩnh vực đầu ra như bán hàng, marketing nhưng trong bối cảnh tình hình kinh tế Việt Nam đang từng bước tiến lên nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp dần dần chú trọng việc áp dụng logistics vào hoạt động của doanh nghiệp.Tuy nhiên các doanh nghiệp áp dụng không đạt được hiệu quả. Do đó đề tài sẽ phân tích rõ các vấn đề quan trọng và các phương pháp thực hiện mà doanh nghiệp có thể ứng dụng một cách dễ dàng trong việc tối ưu hóa vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất đến tay khách hàng, thông qua hàng loạt các hoạt động với chi phí hợp lý là một điều mới và thật sự cần thiết đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng của khu vực và thế giới. Đóng góp của đề tài: Những phân tích của tác giả dựa trên các nhân tố tác động đến hoạt logistics thực tế tại công ty TNHH Nhựa Long Thành. Đề xuất ra những biện pháp cải tiến hệ thống mà công ty cần áp dụng nhằm nâng cao tính kiểm soát toàn bộ quá trình hệ thống logistics, giảm bớt các chi phát sinh cho doanh nghiệp và sẽ là một tham khảo cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.
  12. xii BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề tài gồm có 03 chương: -Chương 1: Cơ sở khoa học về logistics và chuỗi cung ứng: trình bày những cơ sở lý luận về logistics, chuỗi cung ứng và bài học kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn. -Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị logistics tại Công Ty TNHH Nhựa Long Thành: quá trình hình thành và phát triển của công ty, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi. - Chương 3: Áp dụng logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Nhựa Long Thành: nâng cao, hoàn thiện, cải tiến quản lý logistics đối với công ty.
  13. 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Cơ sở khoa học về logistics và quản trị logistics 1.1.1 Khái niệm logistic và quản trị logistics 1.1.1.1 Khái niệm logistics: Theo tạp chí Logisticworld thì: Logistics là một môn khoa học của việc hoạch định, tổ chức, quản lí và thực hiện các hoạt động cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Theo Council of Logistics Management thì: Logistics là sự quản lí, kiểm soát các nguồn lực ở trạng thái động và tĩnh, là một bộ phận của chuỗi cung ứng, bao gồm quá trình hoạch định, quản lí, thực hiện và kiểm soát hiệu quả và tiết kiệm nhất về chi phí và thời gian các dòng chảy xuôi chiều cũng như ngược chiều, từ điểm tiền sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng, qui trình này bao hàm cả các hoạt động đầu vào, đầu ra, bên trong cũng như bên ngoài của tổ chức. Theo quan điểm của GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân thì: “Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí và thời điểm vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” (Quản trị Logistics – NXB Thống kê 2006). [6] Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì: Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Logistics and Supply Chain Managerment – 1999 – Ma Shuo)[19]
  14. 2 1.1.1.2 Khái niệm quản trị logistics: Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ…và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. [6] Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động để thực hiện chiến lược. Logistics cũng đồng thời là một quá trình bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ yếu tố đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu, mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, quản trị logistics rất rộng, với các nội dung chủ yếu sau: dịch vụ khách hàng; hệ thống thông tin; dự trữ; quản trị vật tư; vận tải; kho bãi; quản trị chi phí. 1.1.2. Phân loại hoạt động logistics Trên thế giới, logistics đến nay đã phát triển qua 5 hình thức: - Logistics bên thứ nhất (1PL - First Party logistics): hình thức đầu tiên này là chủ sở hữu tự mình tổ chức, thực hiện các hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Hình thức này thường mang tính chuyên nghiệp thấp do không có đủ các phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là công nghệ thông tin. - Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party logistics): là người cung cấp một công đoạn, một dịch vụ đơn lẻ như: vận tải, kho chứa hàng hoặc thu gom hàng, . . . nhưng chưa tích hợp các hoạt động logistics.
  15. 3 - Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party logistics): là người cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh, thay khách hàng quản lí và thực hiện các hoạt động logistics đến từng bộ phận chức năng, có sự kết hợp thống nhất ở các khâu. - Logistics bên thứ tư (4PL - Fouth Party logistics): là người tích hợp logistics, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành toàn bộ hoạt động logistics nhằm một mục tiêu định trước của khách hàng. - Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party logistics): là sự phát triển cao nhất của hoạt động logistics cho đến thời điểm hiện nay ,nhà cung cấp các dịch vụ logistics là các chuyên gia hàng đầu trong việc ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến nhất, không những xử lí hệ thống thông tin linh hoạt mà họ còn phát ra các thông tin giúp khách hàng một cách hoàn hảo nhất về quản lí nguồn cung ứng lẫn nhu cầu sản phẩm , nâng tầm quản lý logistics lên một tiêu chuẩn mới, họ có thể thiết kế và vận hành toàn bộ dây chuyền cung ứng sản phẩm. Thậm chí một công ty không cần có bất cứ một thiết bị nào (nguồn: An Approach towards overall supply chain efficiency – Hai Lu & Yirong Su). [16] Sơ đồ 1.1: Các hình thức phát triển của logistics từ 1PL đến 5PL (Nguồn: An Approach towards overall supply chain efficiency – Hai Lu & Yirong Su.)
  16. 4 1.1.3 Vai trò của hoạt động logistics + Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. + Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. + Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, đến sản phẩm cuối cùng và đến tay khách hàng sử dụng. + Logistics hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm. Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả mà không thể thiếu vai trò của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm. + Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. + Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối. + Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
  17. 5 + Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. 1.2 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 1.2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.( Nguồn: Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng - Đoàn Thị Hồng Vân”)[6] 1.2.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain Management – SCM) Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là sự phối hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm ,dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ và phân phối tới các khách hàng. (Nguồn: Supply Chain Management). Điều quan trọng đối với bất kì giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hóa hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản SCM sẽ cung ứng giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Hay còn một định nghĩa khác về quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
  18. 6 1.2.3 Các yếu tố chính trong chuỗi cung ứng 1.2.3.1 Các hoạt động chính: Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính: Hậu cần đầu vào( Inbound logistic): những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên kế hoạch nhận hang từ nhà cung cấp. Sản xuất :các họat động tương ứng với việc chuyển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và quản lý cơ sở vật chất. Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị. Hậu cần ra ngoài (outbound logistics): đây là những hoạt động kết hợp với việc thu thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như quản lý kho bãi cho sản phẩm hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình, kế hoạch. Marketing và bán hàng: những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung câp dịch vụ nhằm gia tăng hoặc duy trì giá trị của sản phẩm, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo, cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm. 1.2.3.2 Các hoạt động bổ trợ: Thu mua: thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng trong chuỗi giá trị của công ty.Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các thiết bị khác cũng như tài sản chẳng hạn như máy móc, thiết bị
  19. 7 thí nghiệm, các dụng cụ văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động bổ trợ. Đây chính là lý do khiến Porter phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là họat động chính. Phát triển công nghệ: công nghệ có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa phần các họat động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượng lớn các tiểu công nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau. Là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố trên. Thông tin tốt giúp đưa ra những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất.Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng, phối hợp các hoạt động hằng ngày là các công ty trong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu sản phẩm để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ. Dự báo và lập kế hoạch thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng ngày. Quản trị nguồn nhân lực : đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức, có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ. Cơ sở hạ tầng công ty: công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng của những hoạt động này. Chúng không hỗ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những hoạt động này chính là việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị chất lượng và quản trị cơ sở vật chất. Trong các doanh nghiệp, thường bao gồm nhiều đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa trụ sở chính và các công ty hoạt động.
  20. 8 1.3 .Mối quan hệ giữa Logistics - chuỗi cung ứng Theo quan điểm “5 right” thì “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Logistics là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy logistics là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng. Hay nói cách khác quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực, hiệu quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin có liên quan từ điển đầu đến điểm tiêu thụ cuối cùng với mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, theo nghĩa rộng: Quản trị Logistics là quản trị chuỗi cung ứng. Theo nghĩa hẹp: khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng. 1.4 Quản trị logistics trong sản xuất 1.4.1 Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm - Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm là nội dung quan trọng đầu tiên, là xuất phát điểm của quản trị sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị trường mọi hoạt động thiết kế, hoạch định và tổ chức điều hành hệ thống sản xuất đều phải căn cứ và kết quả dự báo nhu cầu sản xuất. - Nghiên cứu tình hình thị trường, dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm nhằm trả lời câu hỏi cần sản xuất sản phẩm gì? Số lượng bao nhiêu? Vào thời gian nào? Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cần có của sản phẩm là gì? - Kết quả dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch các nguồn lực sản xuất cần có. Đây là căn cứ để xác định có nên sản xuất hay không nên sản xuất? Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đảm bảo thoả mãn được nhu cầu đã dự báo một cách tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2