intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các dòng vốn tư nhân nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - Vai trò của thị trường tài chính trong nước - Nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia đang phát triển

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những kết quả đạt được, bài nghiên cứu này đưa ra những điều cần làm để huy động và sử dụng hiệu quả dòng vốn tƣ nhân nước ngoài hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng làm cơ sở để hoạch định chính sách thu hút và quản lý dòng vốn tư nhân nước ngoài tốt và hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các dòng vốn tư nhân nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - Vai trò của thị trường tài chính trong nước - Nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia đang phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG CÁC DÒNG VỐN TƢ NHÂN NƢỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ -VAI TRÒ CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH TRONG NƢỚC: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG CÁC DÒNG VỐN TƢ NHÂN NƢỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ - VAI TRÒ CỦA THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH TRONG NƢỚC: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Bích Hằng– mã số học viên: 7701260588A, là học viên lớp Cao học Tài chính công, khóa 26- trƣờng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, là tác giả của luận văn thạc sĩ với đề tài: “Các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế - Vai trò của thị trƣờng tài chính trong nƣớc: Nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia đang phát triển”. Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây. Không sao chép bất hợp lệ từ bất cứ nguồn nào. Cũng nhƣ các thông tin trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo trong luận văn đều đƣợc đều đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể và có thể kiểm chứng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Nguyễn Thị Bích Hằng
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... 3 MỤC LỤC..................................................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ 6 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ 7 DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. 8 TÓM TẮT ..................................................................................................................... 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................. 3 1.1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................ 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .......................................................................................... 5 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................. 5 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu:..................................................................................... 5 1.6. Đối tƣợng nghiên cứu: ...................................................................................... 6 1.7. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 6 1.8. Đóng góp của đề tài: ......................................................................................... 6 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .............................................. 7 2.1. Nền tảng lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế: ........................................................ 7 2.1.1. Lý thuyết Schumpeter về tăng trƣởng kinh tế: ........................................... 7 2.1.2. Lý thuyết tăng trƣởng Solow-Swan (tân cổ điển): .................................... 12 2.1.3. Lý thuyết tăng trƣởng nội sinh: ................................................................ 15 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ các hình thức khác nhau của dòng vốn tƣ nhân, chỉ số kinh tế vĩ mô, thị trƣờng tài chính trong nƣớc và tăng trƣởng kinh tế :.......................................................................................................... 16 PHẦN 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 27 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình: ............................................................. 27 3.2. Dữ liệu: ........................................................................................................... 30
  5. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 37 4.1. Mô tả dữ liệu ................................................................................................... 37 4.1.1. Thống kê mô tả: ....................................................................................... 37 4.1.2. Phân tích ma trận tƣơng quan: .................................................................. 38 4.2. Kết quả hồi quy: .............................................................................................. 40 4.3. Kết quả kiểm định Hansen: ............................................................................. 51 PHẦN 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 54 5.1. Kết luận nghiên cứu: ....................................................................................... 54 5.2. Kiến nghị chính sách: ...................................................................................... 55 5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo: ..................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 62
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảng viết tắt Viết đầy đủ Tiếng Anh Viết đầy đủ Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á APT Arbitrage Pricing Theory Lý thuyết định giá kinh doanh chênh lệch CAPM Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn ECM Error Components Model Mô hình các thành phần sai số EFPI Equity Foreign Portfolio Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vốn Investment chủ sở hữu EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế IV-2SLS Instrumental Variable Two-Stage Mô hình bình phƣơng nhỏ nhất hai Least Squares giai đoạn biến công cụ IV-GMM Instrumental Variable Phƣơng pháp moment tổng quát Generalized Method Of Moments biến công cụ LSDV Least Square Dummy Variable Mô hình hồi quy biến giả bình phƣơng tối thiểu TFP Total Factor Productivity Năng suất yếu tố tổng hợp VAR Vector Autoregression Mô hình tự hồi quy vectơ VECM Vector Error Correction Model Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. Kỳ vọng dấu ................................................................................................... 35 Bảng 4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................... 37 Bảng 4.2. Ma trận tƣơng quan ..................................................................................... 39 Bảng 4.3. FDI và tăng trƣởng kinh tế: Vai trò của các thị trƣờng tài chính trong nƣớc40 Bảng 4.4. EFPI và tăng trƣởng kinh tế: Vai trò của các thị trƣờng tài chính trong nƣớc .................................................................................................................................... 45 Bảng 4.5. Tổng dòng vốn tƣ nhân và tăng trƣởng kinh tế: Vai trò của các thị trƣờng tài chính trong nƣớc ......................................................................................................... 49 Bảng 4.6. Kiểm định Hansen J về hổi quy FDI và tăng trƣởng kinh tế ....................... 52 Bảng 4.7. Kiểm định Hansen J về hổi quy EFPI và tăng trƣởng kinh tế...................... 52 Bảng 4.8. Kiểm định Hansen J về hồi quy tổng dòng vốn tƣ nhân và tăng trƣởng kinh tế.................................................................................................................................. 52
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. Các dòng vốn nƣớc ngoài, tăng trƣởng kinh tế và thị trƣờng tài chính ........... 26
  9. 1 TÓM TẮT Nhằm đạt đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế cao, điều đặc biệt cần chú trọng đó là tăng cƣờng đầu tƣ, thu hút đầu tƣ và sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ. Thực tế, một số quốc gia tuy thu hút đƣợc dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài khá lớn nhƣng tác động lan toả đến tăng trƣởng kinh tế hầu nhƣ không xảy ra. Ở góc nhìn khác, đóng góp của dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài vào tăng trƣởng là thấp tuy nó có khả năng làm tăng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Từ đó có thể thấy một số quốc gia vẫn chƣa thành công với chính sách thu hút vốn tƣ nhân nƣớc ngoài cũng nhƣ việc sử dụng các nguồn lực này còn lãng phí và chƣa hiệu quả với lợi ích tiềm năng mà nó mang lại dƣới góc độ tăng trƣởng kinh tế. Thực trạng này đã thôi thúc các nhà kinh tế chú tâm đến việc nghiên cứu tác động của dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam ngày càng nhiều. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nó, bài nghiên cứu này đƣợc thực hiện để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các hình thức khác nhau của dòng vốn tƣ nhân và tăng trƣởng kinh tế ở một số quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2014 với nền tảng các lý thuyết cơ bản về tăng trƣởng và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây. Cụ thể, các hình thức khác nhau của dòng vốn tƣ nhân trong bài nghiên cứu gồm: đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vốn chủ sở hữu (EFPI) và tổng các dòng vốn tƣ nhân. Từ đó, bài nghiên cứu đƣợc xây dựng để trả lời các câu hỏi: thứ nhất là các hình thức khác nhau của dòng vốn tƣ nhân và tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ nhƣ thế nào?; Thứ hai, các chỉ tiêu vĩ mô và thị trƣờng tài chính ảnh hƣởng độc lập đến tăng trƣởng kinh tế nhƣ thế nào? Và cuối cùng, thị trƣờng tài chính trong nƣớc có vai trò đối với mối quan hệ dòng vốn tƣ nhân – tăng trƣởng kinh tế ra sao? Qua đó, bài nghiên cứu này đề ra những chính sách, đƣờng lối đúng đắn thu hút và quản lý đầu tƣ tƣ nhân nƣớc ngoài vì mục tiêu tăng trƣởng kinh tế.
  10. 2 Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy (IV-GMM) để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên và kiểm định Hansen J. Kết quả của bài nghiên cứu này là mạnh mẽ bởi vì đã kiểm soát dân số, tiết kiệm, độ mở tài chính và chất lƣợng thể chế cũng nhƣ kiểm định Hansen J cho thấy các biến công cụ không tƣơng quan với sai số trong mô hình. Sử dụng dữ liệu dòng vốn tƣ nhân với các hình thức khác nhau của nó từ 15 nƣớc đang phát triển trong giai đoạn 2005-2014, kết quả ban đầu chỉ ra rằng các dòng vốn tƣ nhân có một ảnh hƣởng bất lợi đối với tăng trƣởng kinh tế. Thêm vào đó, thị trƣờng tài chính trong nƣớc có ảnh hƣởng đến mối quan hệ này. Cụ thể, các quốc gia sẽ có lợi hơn từ các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài nếu nó có thị trƣờng tài chính mạnh bằng việc có thể chuyển đổi tác động đến tăng trƣởng kinh tế tiêu cực ban đầu thành tích cực. Do đó, với sự xuất hiện của thị trƣờng tài chính trong nƣớc tốt, các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng tích cực.
  11. 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Thị trƣờng tài chính giữ vai trò hỗ trợ một quốc gia phát triển thông qua cơ chế thu hút, định hƣớng và điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu hay từ nơi sử dụng vốn có hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả sử dụng cao. Do nó giúp đa dạng hóa phƣơng thức thu hút vốn đầu tƣ, từ đó góp phần thu hút những công nghệ mới cho nền kinh tế. Thực tế, một số quốc gia tuy thu hút đƣợc dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài khá lớn nhƣng tác động lan toả đến tăng trƣởng kinh tế hầu nhƣ không xảy ra. Ở góc nhìn khác, đóng góp của dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài vào tăng trƣởng là thấp tuy nó có khả năng làm tăng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế. Thực trạng này thôi thúc các nhà nghiên cứu cần đặt mối quan tâm đến tác động của dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế, cũng nhƣ vai trò của thị trƣờng tài chính trong nƣớc trong mối quan hệ này. Số lƣợng bài viết thực nghiệm nghiên cứu tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và phát triển khu vực tài chính đối với tăng trƣởng kinh tế đã xuất hiện kể từ khi có sự hiện diện của lý thuyết tăng trƣởng nội sinh. Trong lý thuyết FDI và tăng trƣởng kinh tế, các kết quả nghiên cứu chƣa đồng nhất về việc liệu FDI có thúc đẩy tích cực vào tăng trƣởng kinh tế hay không?. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây của Hermes và Lensink (2003), Alfaro và cộng sự. (2004) và những ngƣời khác đã cung cấp bằng chứng chỉ ra rằng FDI tác động đến tăng trƣởng kinh tế là phụ thuộc vào mức độ phát triển khu vực tài chính ở nƣớc tiếp nhận. Theo Schumpeter, 1911, vai trò của phát triển khu vực tài chính đối với tăng trƣởng kinh tế lần đầu tiên đã đƣợc nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu gần đây đã sử dụng lý thuyết tăng trƣởng nội sinh để làm cơ sở nhằm tìm ra vai trò của phát triển thị trƣờng tài chính đến tăng trƣởng kinh tế. Mặc dù vậy, tính tới nay các bài nghiên cứu về đóng góp bổ sung này cẫn còn tƣơng đối nhỏ. Hiện tại, cũng rất ít nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển về vai trò của thị trƣờng tài chính trong
  12. 4 nƣớc trong việc tăng cƣờng sự đóng góp của các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài vào tăng trƣởng kinh tế - một khu vực mà một số trong hầu hết các nƣớc có mức tăng trƣởng kinh tế nhanh trong thời gian qua. Bài nghiên cứu này tập trung ở các quốc gia đang phát triển là hết sức quan trọng bởi vì các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài đang đƣợc sự quan tâm bởi các nhà hoạch định chính sách, đối tác…. Vấn đề tăng trƣởng kinh tế có thể đƣợc giải quyết dựa vào dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài - hình thức đầu tƣ quan trọng. Ngoài ra, trong xu thế toàn cầu hóa, các dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cho khu vực tƣ nhân vào các nƣớc đang phát triển trong những năm qua đã tăng lên đáng kể và có đóng góp nhất định cho sự tăng trƣởng kinh tế của quốc gia. Chính vì những lý do đó đã tạo động lực cho tôi nghiên cứu đề tài: “Các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế - Vai trò của thị trƣờng tài chính trong nƣớc: Nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia đang phát triển”. Nghiên cứu này hy vọng sẽ phần nào giải quyết những vấn đề chƣa đƣợc thực hiện trƣớc đây và đi một bƣớc xa hơn để từ đó đƣa ra các điều kiện mà thị trƣờng tài chính cần có để các dòng vốn tƣ nhân có các tác động dự kiến lên tăng trƣởng kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện với mục tiêu tìm ra các bằng chứng thực nghiệm về tác động của các dòng vốn tƣ nhân nhƣ: FDI, EFPI và tổng dòng vốn tƣ nhân đến tăng trƣởng kinh tế. Thứ hai, các chỉ tiêu vĩ mô và thị trƣờng tài chính trong bài ảnh hƣởng độc lập đến tăng trƣởng kinh tế nhƣ thế nào? Cụ thể, các biến gồm: dân số, chất lƣợng thể chế, độ mở tài chính, tiết kiệm, M2, tín dụng ngân hàng, tín dụng tƣ nhân, vòng quay thị trƣờng chứng khoán và vốn hóa thị trƣờng chứng khoán. Và cuối cùng, bài nghiên cứu sử dụng biến tƣơng tác giữa dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài và thị trƣờng tài chính để tìm ra câu trả lời vai trò của thị trƣờng tài chính trong nƣớc trong mối quan
  13. 5 hệ dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế, ở một số nền kinh tế đang phát triển. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Bài nghiên cứu này đặt ra ba câu hỏi, thứ nhất là các hình thức khác nhau của dòng vốn tƣ nhân và tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ nhƣ thế nào?; Thứ hai, các chỉ tiêu vĩ mô và thị trƣờng tài chính ảnh hƣởng độc lập đến tăng trƣởng kinh tế nhƣ thế nào? Và cuối cùng, thị trƣờng tài chính trong nƣớc có vai trò đối với mối quan hệ dòng vốn tƣ nhân – tăng trƣởng kinh tế ra sao? Qua đó, bài viết đề ra những chính sách, đƣờng lối đúng đắn thu hút và quản lý đầu tƣ tƣ nhân nƣớc ngoài vì mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, bài nghiên cứu thực hiện mô hình hồi quy Instrumental Variable Generalized Method of Moments (IV-GMM) - mô hình còn khá mới mẻ, để xem xét các hình thức khác nhau của dòng vốn tƣ nhân (FDI, EFPI và tổng dòng vốn tƣ nhân) đã tác động đến tăng trƣởng kinh tế nhƣ thế nào, cũng nhƣ vai trò của thị trƣờng tài chính trong nƣớc trong mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và các dòng vốn tƣ nhân ở một số nƣớc đang phát triển. Mô hình này cho phép kiểm soát vấn đề nội sinh của biến dòng vốn và tài chính bằng cách sử dụng biến công cụ do bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng. 1.5. Kết cấu bài nghiên cứu: Phần còn lại của bài nghiên cứu đƣợc trình bày nhƣ sau: Phần 2 trình bày các lý thuyết hiện có về tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài và tăng trƣởng kinh tế. Tiếp theo là phần 3, trong đó vạch ra mô hình và phƣơng pháp kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này.
  14. 6 Phần 4 trình bày các kết quả từ các ƣớc lƣợng thực nghiệm. Khuyến nghị chính sách và kết luận cũng nhƣ gợi ý một số nghiên cứu mở rộng trong tƣơng lai đƣợc thảo luận trong Phần 5. 1.6. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế và vai trò của thị trƣờng tài chính trong nƣớc trong mối quan hệ này. 1.7. Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 15 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2005-2014. 1.8. Đóng góp của đề tài: Với những kết quả đạt đƣợc, bài nghiên cứu này đƣa ra những điều cần làm để huy động và sử dụng hiệu quả dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đồng thời cũng làm cơ sở để hoạch định chính sách thu hút và quản lý dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài tốt và hiệu quả hơn.
  15. 7 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Nền tảng lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế: Các lý thuyết cơ bản về tăng trƣởng kinh tế bao gồm lý thuyết tăng trƣởng kinh tế Schumpeter, lý thuyết tăng trƣởng Solow-Swan (tân cổ điển) và các lý thuyết tăng trƣởng nội sinh. 2.1.1. Lý thuyết Schumpeter về tăng trưởng kinh tế: Đối với Schumpeter, không chỉ có vốn và lao động, hay chi tiêu chính phủ mà cụ thể hơn chính là các thiết chế tổ chức, các nhà kinh doanh và đổi mới công nghệ mới chính là trái tim của nền kinh tế và là động lực cho tăng trƣởng. Công nghệ là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Theo Beck và cộng sự, 2000, thị trƣờng tài chính tác động đến việc phân bổ các khoản tiết kiệm sao cho hợp lý, thay đổi công nghệ và cải thiện tăng năng suất. Các nhà kinh tế có thể đa dạng rủi ro đầu tƣ, giảm thiểu bất đối xứng thông tin bằng cách thu thập các thông tin còn thiếu, đẩy mạnh huy động tiết kiệm, cải thiện việc quản trị công ty của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nƣớc ngoài, nhờ cải thiện giao dịch và tính thanh khoản của tài sản thông qua thị trƣờng tài chính. Qua đó, nó giúp phân bổ các khoản tiết kiệm (một phần có thể từ các dòng vốn nƣớc ngoài chảy vào) và do công nghệ mới đƣợc áp dụng từ lợi ích của các dòng vốn nƣớc ngoài nên góp phần đổi mới tài chính. Nhờ vai trò đó mà các dòng vốn nƣớc ngoài cải thiện việc tích lũy vốn và phát triển công nghệ, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, có những nghiên cứu thực nghiệm đã phần nào dự đoán lý thuyết rằng thị trƣờng tài chính nên phát huy một cách tích cực ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế (King và Levine, 1993; Beck và cộng sự, 2000;. Allen và Ndikuma, 2000; Adjasi và Biekpe, 2006; Romero-Avila, 2007; Manu và cộng sự, 2011; Kendall, 2012). Thị trƣờng tài chính có khả năng tác động đến tăng trƣởng kinh tế thông qua các kênh sau:
  16. 8 cải thiện các khoản tiết kiệm, tích lũy vốn và tăng trƣởng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). Cụ thể, King và Levine - 1993 sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1960-1989 của 80 quốc gia để trình bày bằng chứng xuyên quốc gia phù hợp với quan điểm của Schumpeter rằng hệ thống tài chính có thể thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Bài viết cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ của các đo lƣờng khác nhau về mức độ phát triển tài chính với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời thực tế, tỷ lệ tích lũy vốn vật chất, và cải tiến trong hiệu quả mà các nền kinh tế sử dụng vốn vật chất. Các dữ liệu phù hợp với quan điểm khi cho rằng các dịch vụ tài chính kích thích tăng trƣởng kinh tế bằng cách tăng tỷ lệ tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả với các nền kinh tế sử dụng vốn đó. Dựa trên các kết quả thực nghiệm trong bài viết này, tác giả kết luận rằng có thể Schumpeter đã đúng về tầm quan trọng của thị trƣờng tài chính đối với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nó không phải là cơ chế kinh tế liên quan chặt chẽ nhất với Schumpeter. Vì theo Schumpeter: “Quy trình đổi mới không ngừng cách mạng hóa cơ cấu kinh tế từ bên trong, không ngừng loại bỏ cái cũ và tạo ra cái mới”. Các nghiên cứu lý thuyết gần đây về sự thay đổi công nghệ nội sinh nhấn mạnh đến tầm nhìn Schumpeterian (ví dụ, Romer (1990), Grossman và Helpman (1991), và Aghion và Howitt (1992)). Theo King và Levine, 1993, tác giả đang phát triển một tầm nhìn Schumpeterian đầy đủ hơn về sự phát triển kinh tế thông qua việc nhấn mạnh rằng một khu vực tài chính vững mạnh có thể thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế dài hạn, đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển thông qua các kênh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Hơn thế nữa, thị trƣờng tài chính tốt không những giúp thu hút các nguồn vốn trong nƣớc mà còn huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các dòng vốn tƣ nhân nƣớc ngoài nhƣ vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và vốn đầu tƣ gián tiếp.
  17. 9 Bên cạnh đó, năm 2000, Beck và cộng sự cũng đã xem xét mối quan hệ giữa mức độ phát triển trung gian tài chính với tăng trƣởng kinh tế, tăng trƣởng năng suất yếu tố tổng hợp, sự tích lũy vốn vật chất và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân. Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực giữa trung gian tài chính và tăng trƣởng năng suất yếu tố tổng hợp nhờ tăng trƣởng tổng GDP. Tƣơng tự, Allen và Ndikuma, 2000 đã sử dụng các chỉ số khác nhau của sự phát triển tài chính để kiểm tra giả thuyết rằng tác động tích cực của trung gian tài chính đến tăng trƣởng kinh tế ở cộng đồng phát triển Nam Phi hay không?. Kết quả cho thấy tác động của trung gian tài chính đến tăng trƣởng kinh tế ít thuyết phục, với các chỉ số tài chính nhƣ tín dụng ngân hàng và tín dụng tƣ nhân. Bởi vì nó không đủ nắm bắt các ảnh hƣởng tích cực – cái mà sự mở rộng của hệ thống tài chính sẽ phân bổ các nguồn lực trong các hoạt động sản xuất. Tác giả cũng cho thấy Botswana và Mauritius đang bắt kịp với Nam Phi khi hƣớng tới một trạng thái ổn định có thu nhập cao, trong khi các nƣớc còn lại đang đình trệ ở mức thu nhập thấp và tỷ lệ tăng trƣởng thấp. Cùng quan điểm đó, Adjasi và Biekpe, 2006 đã nghiên cứu các tác động của phát triển thị trƣờng chứng khoán lên tăng trƣởng kinh tế tại 14 quốc gia ở châu Phi. Nghiên cứu sử dụng các biến phát triển thị trƣờng chứng khoán bao gồm tỷ lệ thanh khoản (%/GDP), tỷ lệ vốn hóa thị trƣờng chứng khoán (%/GDP), và tỷ lệ vòng quay thanh khoản. Còn tỷ lệ tăng trƣởng GDP thực theo đầu ngƣời làm thƣớc đo tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó, một số biến kinh tế vĩ mô đƣợc sử dụng trong bài nhƣ sau: tỷ lệ đầu tƣ nội địa (%/GDP) và độ mở thƣơng mại (tổng xuất nhập khẩu chia GDP) đƣợc sử dụng làm các biến kiểm soát trong mô hình. Để ƣớc lƣợng mô hình dữ liệu bảng, tác giả cứu sử dụng phƣơng pháp GMM theo Arellano và Bond (1991) có biến phụ thuộc trễ. Sau đó, tác giả cũng tiến hành các kiểm định dựa trên bộ mẫu phụ dựa trên nhóm các quốc gia đƣợc phân chia theo thu nhập và theo tỷ lệ vốn hóa thị trƣờng. Kết quả
  18. 10 nghiên cứu cho thấy sự phát triển thị trƣờng chứng khoán có tác động tích cực lên tăng trƣởng kinh tế. Phân tích dựa trên bộ mẫu chung ngụ ý rằng tại các quốc gia có thu nhập trên trung bình và thị trƣờng chứng khoán phát triển, phát triển thị trƣờng chứng khoán giúp góp phần làm tăng trƣởng kinh tế tốt hơn, trong khi các quốc gia thu nhập dƣới trung bình và thị trƣờng chứng khoán kém phát triển thì mối quan hệ này không đƣợc tìm thấy. Các hoạt động giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán châu Phi cần phải đƣợc tăng cƣờng thông qua giáo dục và kích cầu để tăng vốn. Hiệu quả và năng suất của thị trƣờng chứng khoán ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế là đáng kể khi thị trƣờng thanh khoản và sôi động. Và trong việc theo đuổi các chính sách phát triển thị trƣờng thì cần phải có hợp nhất và cải tiến tốc độ tăng trƣởng kinh tế hiện tại và mô hình đầu tƣ tại các quốc gia ở châu Phi để thúc đẩy nhu cầu các hoạt động thị trƣờng vốn cao hơn - cái mà lần lƣợt làm tăng tăng trƣởng kinh tế. Xu hƣớng chung trong các kết quả cho thấy các nƣớc châu Phi có thu nhập thấp và thị trƣờng chứng khoán kém phát triển cần phải tăng trƣởng hơn nữa và phát triển thị trƣờng của mình để khai thác lợi ích kinh tế từ các thị trƣờng chứng khoán. Tiếp theo, năm 2007, Romero – Avila đã nghiên cứu mối quan hệ thị trƣờng tài chính-tăng trƣởng kinh tế ở EU-15 trong giai đoạn 1960-2001 bằng cách phân tích các tác động của sự hài hoà pháp luật ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế. Tác giả đã đƣa ra bằng chứng cho thấy do sự hài hoà pháp luật ngân hàng ở EU đã làm tăng sản lƣợng trong thập kỷ vừa qua thông qua cải thiện hiệu quả của các trung gian tài chính, từ đó tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế. Việc thực hiện Chỉ thị tƣơng đƣơng 10 điểm đã nâng tốc độ tăng trƣởng ít nhất một điểm phần trăm, tƣơng đƣơng với 35% giá trị trung bình tăng trƣởng sản lƣợng bình quân đầu ngƣời vô điều kiện. Nhìn chung, những lợi ích tích cực từ hiệp định hài hoà về tài chính với sự mong đợi của các nhà chức trách ở từng quốc gia và EU. Việc tạo ra một thị trƣờng ngân hàng Châu Âu đã mở ra ngành ngân hàng trong nƣớc, tạo ra nhiều hoạt động xuyên biên giới và lần lƣợt
  19. 11 cạnh tranh nhiều hơn, mà tất cả đều dẫn đến tăng hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn lực để sử dụng sản xuất bằng cách giảm chi phí vốn. Ngoài ra, năm 2011, Manu và cộng sự đã sử dụng một mô hình hiệu ứng cố định năng động để nghiên cứu tác động của thị trƣờng tài chính ổn định lên tăng trƣởng kinh tế ở châu Phi. Sự ổn định ở thị trƣờng tài chính đòi hỏi phải có đủ lợi nhuận ngân hàng, thanh khoản, vốn và chất lƣợng của tài sản. Kết quả cho thấy thị trƣờng tài chính ổn định tác động tích cực vào tăng trƣởng kinh tế. Cụ thể, an toàn vốn, thanh khoản và chất lƣợng tài sản thì có tác động đáng kể đến tốc độ tăng trƣởng GDP trong cả dài hạn và ngắn hạn. Vì vậy các ngân hàng trung ƣơng và chính phủ các nƣớc châu Phi nên theo đuổi chính sách nâng cao sự ổn định của hệ thống tài chính của mình để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở nƣớc đó. Các nƣớc châu Phi cần cải thiện môi trƣờng pháp lý trong các giao dịch tài chính và giám sát chặt chẽ các cơ quan, tổ chức tài chính để đảm bảo rằng các hoạt động và các nguyên tắc đƣợc áp dụng. Ở khía cạnh đó, các lĩnh vực cần đƣợc quan tâm nhƣ: kế toán, thanh toán, quyết toán, giám sát ngân hàng, giám sát thị trƣờng chứng khoán, giám sát bảo hiểm, và các tập đoàn tài chính khác. Điều này đòi hỏi một môi trƣờng pháp lý phát triển tốt và rõ ràng - nơi mà các lực lƣợng quản lý trung thành thực hiện và thực thi quy định. Điều này cũng cho thấy rằng các ngân hàng trung ƣơng nên đƣợc độc lập can thiệp chính trị trong việc thực hiện các nhiệm vụ giám sát hàng ngày nhƣng vẫn phải chịu trách nhiệm về quyền hạn và nguồn lực của mình để theo đuổi các mục tiêu đƣợc xác định rõ ràng. Hỗ trợ lý thuyết Schumpeter, Kendall (2012) cũng có bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phát triển ngành ngân hàng, vốn con ngƣời và tăng trƣởng kinh tế ở các bang của Ấn Độ. Bài viết này có hai vấn đề chính. Đầu tiên là sự kém phát triển của ngành ngân hàng địa phƣơng có liên quan tới tăng trƣởng chậm hơn ở cấp bang của Ấn Độ. Thứ hai, chiều sâu của nguồn nhân lực giúp tách rời sự phụ thuộc của tăng
  20. 12 trƣởng đối với phát triển tài chính cũng nhƣ tăng tỷ lệ biết chữ sẽ làm giảm tác động của tài chính đến tăng trƣởng. 2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng Solow-Swan (tân cổ điển): Lý thuyết này cho rằng nguồn gốc của tăng trƣởng phụ thuộc vào cách thức kết hợp khác nhau giữa hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Năm 1956, nhà kinh tế Mỹ Robert Solow lần đầu tiên đề cập mô hình tăng trƣởng tân cổ điển để nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế. Bằng cách giả định một hàm sản xuất tân cổ điển có lợi tức không đổi theo quy mô và có suất sinh lợi giảm dần đối với các yếu tố sản xuất; nghĩa là theo Mankiw và cộng sự, 1992, sản lƣợng trên mỗi đơn vị vốn sẽ giảm nếu giữ lao động không đổi và tăng vốn. Những giả định tân cổ điển đƣợc Solow đề xuất nhƣ sau: tiết kiệm luôn bằng với đầu tƣ và lực lƣợng lao động bằng với việc làm (định luật Say). Nói cách khác, sẽ không có thất nghiệp và không có vấn đề cầu hiệu dụng vì tiền lƣơng và suất sinh lợi trên vốn đƣợc điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Mô hình sau đó đƣợc xây dựng liên tục theo thời gian và logic. Lý thuyết tăng trƣởng tân cổ điển có bốn kết luận chính nhƣ sau: thứ nhất, tốc độ tích lũy vốn tác động mức thu nhập dài hạn; thứ hai, tốc độ tích lũy vốn không ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng; thứ ba, tốc độ tăng trƣởng đƣợc quyết định bởi tốc độ tăng trƣởng lực lƣợng lao động và thay đổi công nghệ, cả hai đều là ngoại sinh; và cuối cùng, với tỉ lệ tiết kiệm và thay đổi công nghệ nhƣ nhau, các nƣớc có hệ số vốn trên sản lƣợng thấp hơn (quốc gia đang phát triển) sẽ tăng trƣởng nhanh hơn các nƣớc có hệ số vốn trên sản lƣợng cao hơn (nƣớc phát triển), do đó phải có sự hội tụ mức thu nhập trên mỗi lao động. Theo lý thuyết này, tỷ lệ tiết kiệm dùng để đo lƣờng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Không quan trọng mức tiết kiệm ở trạng thái dừng là bao nhiêu nhƣng tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2