intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích rủi ro tỷ giá và thực trạng quản lý chung trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam một cách bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. 1 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOC KINH TEÁ TP.HOÀ CHÍ MINH -------- * ------ NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành :Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số :60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2007
  2. 2 MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục đồ thị Danh mục các hình Danh mục phụ lục MỞ ĐẦU Trang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP .... 1 1.1. Những vấn đề lý luận về rủi ro tỷ giá hối đoái .................................................. 1 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 1 1.1.1.1. Rủi ro .................................................................................................... 1 1.1.1.2. Tỷ giá hối đoái ....................................................................................... 2 1.1.1.3. Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu ......................... 3 1.1.2. Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái ....................................................................... 4 1.1.2.1. Rủi ro kế toán ........................................................................................ 4 1.1.2.2. Rủi ro kinh tế ........................................................................................ 5 1.2. Các phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái ............................................... 5 1.2.1. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường kỳ hạn ..................................... 6 1.2.2. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường giao sau................................... 9 1.2.3. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường các quyền chọn ..................... 11 1.2.4. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ .................................... 13 1.2.5. Một số phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái khác ............................. 14 1.3. Kinh nghiệm và bài học về quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái từ nước ngoài ..... 16 1.4. Một số xu hướng thương mại – tài chính tác động tới rủi ro tỷ giá hối đoái 19 1.4.1. Tác động của xu hướng tự do hoá thương mại đối với rủi ro tỷ giá.........................19
  3. 3 1.4.2. Tác động của xu hướng tự do hoá lãi suất đối với rủi ro tỷ giá .................. 20 1.4.3. Tác động của xu hướng tự do hoá tỷ giá đối với rủi ro tỷ giá...................... 20 Kết luận chương 1...................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....... 24 2.1. Khái quát về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua . 24 2.2. Tình hình biến động tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ............................................................................................................. 26 2.2.1. Tình hình biến động tỷ giá trong thời gian qua............................................ 26 2.2.1.1. Diễn biến tỷ giá USD/VND................................................................. 26 2.2.1.2. Biến động tỷ giá các ngoại tệ khác ...................................................... 29 2.2.2. Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam......... 31 2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam .............................................................................. 32 2.3.1. Mô tả mẫu điều tra ....................................................................................... 32 2.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.................................................................... 34 2.3.2.1. Kết quả đạt được.................................................................................. 34 2.3.2.2. Hạn chế ............................................................................................... 34 2.3.3. Nguyên nhân................................................................................................. 38 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 38 2.3.3.1.1. Đặc điểm của thị trường tiền tệ Việt Nam ................................. 38 2.3.3.1.2. Các công cụ quản lý rủi ro tài chính cho doanh nghiệp chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện .......................................................................... 41 2.3.3.1.3. Những nguyên nhân khách quan khác ....................................... 44 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 45 2.3.3.2.1. Cơ chế quản lý và văn hoá doanh nghiệp .................................. 45 2.3.3.2.2. Hạn chế về hiểu biết và kinh nghiệm quản lý rủi ro giá
  4. 4 cả tài chính ................................................................................................. 46 Kết luận chương 2...................................................................................................... 48 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................................................ 49 3.1. Chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam ...................................................... 49 3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam .................................... 50 3.2.1. Các giải pháp vĩ mô ..................................................................................... 50 3.2.1.1. Xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý tài chính nói chung và về quản lý rủi ro giá cả tài chính nói riêng .................................................. 50 3.2.1.2. Xây dựng thị trường tài chính hiện đại nhất là đối với các yếu tố liên quan tới quản lý rủi ro giá cả tài chính ............................................................. 51 3.2.1.3.Tạo cơ chế và hỗ trợ để hiện đại hoá hệ thống thông tin kinh tế - tài chính............................................................................................................. 52 3.2.2. Các giải pháp vi mô .................................................................................... 53 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của nguồn nhân lực trong việc quản lý rủi rủi ro tỷ giá đối với hoạt động XNK trong điều kiện hội nhập ...... 53 3.2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro ................................ 56 3.2.2.3. Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tương thích .......... 57 3.2.2.4. Lựa chọn công cụ, phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá hợp lý.............. 59 3.2.2.5. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh doanh có chức năng quản lý rủi ro hiện đại. ............................................................................. 65 Kết luận chương 3...................................................................................................... 66 KẾT LUẬN..................................................................................................................... Tài liệu tham khảo Phụ lục
  5. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp XK : Xuất khẩu NK : Nhập khẩu XNK : Xuất nhập khẩu NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại
  6. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân tích tình huống phòng ngừa rủi ro theo hợp đồng outright đối với khoản phải thu. ......................................................................... 8 Bảng 1.2: Phân tích tình huống phòng ngừa rủi ro theo hợp đồng outright đối với khoản phải trả. .......................................................................... 8 Bảng 1.3: So sánh lợi ích của quyết định phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau với phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn. ...................... 10 Bảng 1.4: Phân tích tình huống phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ. ......... 14 Bảng 2.1: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 1995 – 2006. .. 25 Bảng 2.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 1992-1996. ........................................ 26 Bảng 2.3: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ năm 1999 đến 2005........................... 28 Bảng 2.4: Mô tả mẫu điều tra theo loại hình doanh nghiệp. ............................... 33 Bảng 2.5: Mô tả mẫu điều tra theo quy mô vốn.................................................. 33 Bảng 2.6: Mô tả mẫu điều tra theo quy mô hoạt động xuất nhập khẩu. ............. 33 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1 : Luồng ngoại tệ giao dịch qua hoạt động ngoại thương. ..................... 31 Đồ thị 2.2: Hiệu quả công tác quản trị rủi ro giá cả tài chính của DN XNK........ 38 Đồ thị 2.3. Kết quả điều tra về việc tìm hiểu các công cụ tài chính phái sinh của doanh nghiệp. ............................................................................... 47 Đồ thị 3.1. Các biện pháp mà doanh nghiệp mong muốn cơ quan chức năng nhà nước thực hiện.............................................................................. 50 Đồ thị 3.2. Các biện pháp mà doanh nghiệp cho rằng cần thiết thực hiện nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro tỷ giá.............................................. 54
  7. 7 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Mô hình về quy trình quản lý rủi ro giá cả tài chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam....................... 56 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu điều tra về nhận thức và thực hành phòng ngừa rủi ro tỷ giá. .............................................................................................. 1-PL Phụ lục 2: Các phương pháp quản lý rủi ro kế toán do biến động tỷ giá gây ra và chi phí của chúng. ...................................................................... 5-PL
  8. 8 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đến nay, với những chính sách đổi mới kinh tế, đặc biệt những chính sách về kinh tế thị trường có điều tiết, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã phát triển mạnh mẽ cả về qui mô cũng như loại hình. Bên cạnh đó, xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, công nghệ, những thay đổi đa chiều, phức tạp với tốc độ ngày càng cao là những thách thức to lớn đối với khả năng quản lý sự thay đổi và những rủi ro do chúng gây ra. Sự thay đổi và những rủi ro nhất là rủi ro do tỷ giá hối đoái đe dọa nghiêm trọng tới sự tồn tại cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, thực tiễn về quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều tồn tại cơ bản. Do vậy, tác giả đã chọn “Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp Việt Nam” làm luận văn bảo vệ học vị Thạc sĩ Kinh tế của mình với mong muốn đóng góp phần nhỏ công sức của mình đối với việc quản lý rủi ro tỷ giá ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm: - Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận chung về rủi ro tỷ giá và hoạt động quản lý loại rủi ro này.
  9. 9 - Phân tích thực trạng về quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam một cách bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Khái niệm, phân loại rủi ro tỷ giá và các phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. - Hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt có kết hợp với điều tra, phỏng vấn trực tiếp một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh về hoạt động quản lý loại rủi ro này. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lê nin. Hệ thống phương pháp cụ thể bao gồm: phương pháp hệ thống, các phương pháp thống kê, điều tra và các phương pháp phân tích - đánh giá về kinh tế và tài chính. 3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích rủi ro tỷ giá và thực trạng quản lý chung trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam một cách bền vững. Địa chỉ có thể ứng dụng: - Các doanh nghiệp Việt Nam có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. - Các doanh nghiệp có tham gia các hoạt động kinh doanh quốc tế dưới các hình thức khác như đầu tư nước ngoài, du lịch quốc tế. - Các trường, viện, sinh viên kinh tế dùng làm tài liệu tham khảo.
  10. 10 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Ngoài lời mở đầu, kết luận và phần phụ lục, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
  11. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Rủi ro Trong cuộc sống hằng ngày, cũng như trong hoạt động kinh tế của con người thường có những tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về người và tài sản. Những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên như vậy gọi là rủi ro. Như vậy, theo quan điểm này có thể hiểu “rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra và gây tổn thất cho con người”. Nói đến rủi ro là đề cập đến những sự kiện không may mắn, bất ngờ có thể xảy ra gây những thiệt hại về lợi ích của con người gồm: sức khỏe, tinh thần, tài sản… Như vậy rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro hiện diện trong hầu hết hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây ra sự không chắc chắn, đó là sự nghi ngờ về khả năng của chúng ta trong tiên đoán kết quả khi một cá nhân nhận thức được nguy cơ về rủi ro. Nguy cơ rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào và khó có thể dự đoán được. Và một khi xảy ra thì hậu quả thường thấy là mang lại nhiều tổn thất cho người gánh chịu rủi ro đó. Cần lưu ý là rủi ro do xác suất và quy mô của sự kiện cấu thành. Như vậy cùng một xác suất gặp rủi ro nhưng quy mô càng lớn thì rủi ro có thể xảy ra càng lớn. Xác suất xảy ra rủi ro càng lớn và quy mô càng lớn thì rủi ro càng cao. Do đó trong môi trường càng biến động và quy mô của sự kiện càng lớn thì khả năng gặp rủi ro càng cao và mức độ thiệt hại càng lớn. Hơn nữa, thái độ và hành vi đối với rủi ro cũng khác nhau tùy thuộc vào tâm lý, nhận thức, kinh nghiệm và điều kiện cụ thể của từng người, từng doanh nghiệp (DN).
  12. 12 Qua những khái niệm và phân tích nêu trên, có thể thấy rủi ro có những đặc điểm chính là: bất ngờ, gây ra tổn thất và xuất hiện ngoài mong đợi của con người. Một sự kiện xảy ra được xác định là rủi ro khi sự kiện đó có đủ cả ba yếu tố trên. * Bất ngờ: Rủi ro là những sự kiện bất ngờ xảy ra mà người ta không thể dự đoán một cách chắc chắn. Nếu một người biết chắc chắn một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai gây hậu quả xấu thì đối với anh ta điều đó không được coi là rủi ro. Bất ngờ chính là yếu tố gây ra tính bất định của rủi ro. Mọi rủi ro đều bất ngờ nhưng mức độ bất ngờ của các rủi ro khác nhau là khác nhau. Nếu khoa học nhận dạng và dự báo chính xác được rủi ro xảy ra, tính chất bất ngờ của rủi ro không còn nữa thì rủi ro chỉ còn là những sự kiện bất lợi ngoài mong muốn. * Gây ra tổn thất: Rủi ro là nguyên nhân gây ra tổn thất, mặc dù tổn thất gây ra có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Mọi tổn thất do rủi ro gây ra có đặc tính chung là gây thiệt hại, làm giảm sút lợi ích của con người. * Không mong đợi: Vì rủi ro gây ra tổn thất cho con người nên rủi ro là những sự kiện ngoài mong đợi của con người, thông thường con người chỉ mong muốn những điều may mắn, tốt đẹp, mang lại lợi ích cho mình. Như vậy, một sự kiện được coi là rủi ro khi nó thỏa mãn được đồng thời ba yếu tố trên. Nếu một sự kiện biết chắc được xảy ra hay không xảy ra, hoặc do ý muốn của con người, hoặc không gây ra tổn thất gì thì không thể coi là rủi ro. 1.1.1.2. Tỷ giá hối đoái Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các cá nhân, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau phải thanh toán với nhau, dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau. Hai đồng tiền được trao đổi với nhau dựa trên một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá hối đoái hay gọn hơn là tỷ giá. Tỷ giá hối đoái (exchange rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Chẳng hạn tỷ giá giữa USD và VND, viết là USD/VND, chính là số lượng VND cần thiết để mua 1 USD.
  13. 13 Luật ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam (1997) định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và do NHNN Việt Nam xác định và công bố. 1.1.1.3. Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) Rủi ro tỷ giá (hay rủi ro hối đoái) là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Nói chung, bất cứ hoạt động kinh doanh nào có liên hệ đến tỷ giá cũng đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Ví dụ, một công ty nước ngoài đầu tư một dây chuyền lắp ráp xe gắn máy và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Vì phải nhập phụ tùng và linh kiện từ nước ngoài nên chi phí phát sinh bằng USD trong khi sản phẩm lắp ráp tiêu thụ trên thị trường Việt Nam nên doanh thu phát sinh bằng VND. Nếu USD lên giá so với VND thì chi phí phát sinh quy ra VND sẽ tăng thêm trong khi doanh thu không tăng. Trong trường hợp này công ty phải gánh lấy rủi ro do biến động tỷ giá giữa USD và VND. Trong lĩnh vực ngoại thương, các công ty XNK thường xuyên phải đối đầu với rủi ro tỷ giá. Đối với nhà nhập khẩu (NK), rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ mà nhà NK phải trả trong tương lai lên giá so với bản tệ. Chẳng hạn, tháng 1 năm 2007 Cholimex có một hợp đồng NK trị giá 692.400USD sẽ thanh toán vào tháng 6 năm 2007, tỷ giá giao ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng là USD/VND 15.980. Trị giá hợp đồng phải thanh toán là 692.400 x 15.980 = 11.064.552.000VND. Hợp đồng này chứa đựng rủi ro, nếu như đến thời điểm thanh toán USD lên giá, ví dụ 2% hay USD/VND = 16.300 thì trị giá hợp đồng phải trả sẽ tăng đến 692.400 x 16.300 = 11.286.120.000VND cao hơn lúc thỏa thuận 221.568.000VND. Điều này có thể làm đảo lộn hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Đối với nhà xuất khẩu (XK), rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngoại tệ mà nhà XK sẽ nhận trong tương lai giảm giá so với bản tệ. Chẳng hạn, tháng 1 năm 2007 Cholimex có một hợp đồng XK trị giá 650.000USD sẽ đến hạn thanh toán trong vòng 9 tháng
  14. 14 tới. Tỷ giá giao ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng là USD/VND 15.980 và Cholimex mong đợi sẽ nhận một khoản thanh toán khi đến hạn là 650.000 x 15.980 = 10.387.000.000VND. Nếu như đến hạn thanh toán USD giảm giá, ví dụ 2% hay USD/VND = 15.660 thì trị giá hợp đồng chỉ còn là 650.000 x 15.660 = 10.179.000.000VND, thấp hơn trị giá dự kiến 208.000.000VND. Sự biến động tỷ giá làm cho các hợp đồng XNK trở nên không chắc chắn. Mọi chuyện có thể trở nên tốt đẹp hơn cũng có thể trở nên tồi tệ hơn chỉ vì sự biến động của tỷ giá. Đứng trước tình hình như vậy, có hai loại phản ứng khác nhau. Một số người có máu phiêu lưu và thích đầu cơ sẽ sẵn sàng đánh bạc công việc kinh doanh của mình nhằm kiếm thêm một khoản lợi nhuận do biến động tỷ giá. Một số khác vốn chán ghét sự không chắc chắn sẽ tìm mọi cách để phòng chống rủi ro nhằm cố định hiệu quả kinh doanh của mình. Đây là những người sẵn sàng bỏ tiền ra để mua lấy một sự chắc chắn mà có khi chẳng bao giờ dùng đến. Tuy vậy, sự chắc chắn dẫu sao vẫn hơn sự mạo hiểm, nhất là đối với các DN không mạnh lắm về nguồn lực. 1.1.2. Phân loại rủi ro tỷ giá hối đoái Tùy theo quan điểm của người đánh giá mà rủi ro tỷ giá có thể được xem xét dưới hai giác độ: rủi ro kế toán và rủi ro kinh tế. 1.1.2.1. Rủi ro kế toán (Accounting exposure) Rủi ro kế toán là biến động bất lợi về giá trị sổ sách của các tài sản, các khoản nợ của bảng cân đối kế toán và các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do một thay đổi tỷ giá gây ra. Như vậy, những khoản lãi hay lỗ do những thay đổi của tỷ giá gây ra được xác định theo các nguyên tắc kế toán và việc xác định rủi ro kế toán về thực chất là đánh giá quá khứ vì nó dựa trên những hoạt động đã xảy ra. Rủi ro kế toán gồm có rủi ro giao dịch và rủi ro chuyển đổi. Rủi ro giao dịch (transaction exposure) là rủi ro cơ bản của rủi ro kế toán. Rủi ro giao dịch thường xảy ra khi có bất tương xứng giữa thu và chi ngoại tệ. Rủi ro giao dịch ngoại hối chỉ tập trung vào tác động trực tiếp của biến động bất lợi của tỷ
  15. 15 giá đối với thu hoặc chi. Như vậy, trong hoạt động XNK nếu có bất tương xứng giữa thu - chi ngoại tệ thì DN đều phải đối mặt với loại rủi ro này. Theo thông lệ, nghiệp vụ kế toán chỉ tập trung vào rủi ro giao dịch, tức xác định lãi hoặc lỗ do những thay đổi tỷ giá gây ra đối với các hợp đồng đã có hiệu lực và thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế khi có những giao dịch tuy chưa ký kết nhưng có mức độ chắc chắn cao theo dự đoán thì vẫn có thể tiến hành tự bảo hiểm đối với những giao dịch này. Ngoài rủi ro giao dịch ngoại hối còn có rủi ro chuyển đổi (translation exposere). Rủi ro chuyển đổi phản ánh mức biến động bất lợi có thể xảy ra về giá trị của DN khi những tài sản ngoại tệ được chuyển sang đồng nội tệ. Rủi ro chuyển đổi xuất hiện do nhu cầu, mục tiêu báo cáo và tổng hợp, chuyển đổi các báo cáo tài chính của các hoạt động kinh tế quốc tế được thanh toán bằng tiền bản địa (local currency – LC) sang đồng nội tệ (home currency – HC). Nếu tỷ giá đã thay đổi từ thời kỳ báo cáo trước, chuyển đổi này hay báo cáo lại về những tài sản, các khoản nợ, thu nhập, chi phí, lãi hay lỗ được tính theo ngoại tệ sẽ gây ra những khoản lãi hoặc lỗ ngoại hối. 1.1.2.2. Rủi ro kinh tế (economic exposure) Biến động về tỷ giá hối đoái có thể có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đối với năng lực cạnh tranh một DN, tức là gây ra rủi ro kinh tế. Rủi ro kinh tế còn được gọi là rủi ro cạnh tranh (competitive exposure). Trong hoạt động XK, DN có thể phải đối mặt với rủi ro kinh tế trong những trường hợp sau: Thứ nhất, nếu đồng tiền của đối thủ cạnh tranh trong XK giảm giá thì sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của nó. Thứ hai, nếu đồng nội tệ tăng giá sẽ làm tăng giá thành XK dẫn tới năng lực cạnh tranh của hàng hóa XK của DN sẽ giảm. Thứ ba, nếu đồng tiền của nước NK giảm giá có thể làm khối lượng XK của DN giảm và làm cho doanh thu XK của DN giảm. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Phòng chống rủi ro tỷ giá trong kinh doanh là một việc làm cần thiết nhưng phòng chống như thế nào cho có hiệu quả không phải là một điều đơn giản. Nó đòi
  16. 16 hỏi phải có sự am hiểu về kỹ thuật kết hợp với sự khéo léo về nghệ thuật và nhạy cảm với môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh XNK, rủi ro tỷ giá phát sinh khi đồng tiền mình sẽ chi trả trong tương lai lên giá hoặc đồng tiền mình dự kiến thu về xuống giá. Để tránh rủi ro tỷ giá chúng ta phải tìm cách cố định tỷ giá, khi ấy giá trị hợp đồng dự kiến chi ra hay thu về sẽ được cố định và điều đó cũng có nghĩa là rủi ro tỷ giá đã bị loại trừ. Có nhiều cách để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tùy từng điều kiện và hoàn cảnh mà vận dụng cho thích hợp. Dưới đây xin trình bày các phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh. 1.2.1. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường kỳ hạn Thị trường ngoại tệ có kỳ hạn là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn – là hợp đồng mua bán ngoại tệ mà trong đó việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Lý do xuất hiện thị trường này là để cung cấp phương tiện phòng chống rủi ro hối đoái. Với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường. Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM), các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế. Trên thị trường hoái đoái quốc tế nói chung có hai loại hợp đồng hối đoái có kỳ hạn: hợp đồng kỳ hạn một chiều (Outright Forward) và hợp đồng hoán đổi (Swap). Ở Việt Nam giao dịch hối đoái có kỳ hạn chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Theo quy chế này: - Giao dịch hối đoái có kỳ hạn theo kiểu outright (mua đứt, bán đứt) là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai. - Giao dịch hối đoái có kỳ hạn theo kiểu swap (giao dịch hoán đổi) là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một
  17. 17 số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Quy chế này cũng xác định tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do NHTM yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên độ quy định giới hạn tỷ giá có kỳ hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm ký kết hợp đồng. Ngày nay, phần lớn các hợp đồng có kỳ hạn là loại hợp đồng swap, theo đó hai bên đồng ý hoán đổi một số lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai theo một tỷ giá khác với tỷ giá hoán đổi lần đầu. Như vậy, hợp đồng swap gồm hai lần hoán đổi ngoại tệ. Có hai loại hợp đồng swap: (i) Hoán đổi giao ngay – kỳ hạn (Spot – Forward Swap): gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn: Mua (bán) ngoại tệ giao ngay Bán (mua) ngoại tệ kỳ hạn T0 T1 (ii) Hoán đổi kỳ hạn – kỳ hạn (Forward – Forward Swap): bao gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn: Ngày ký hợp đồng Mua (bán) ngoại tệ kỳ hạn Bán (mua) ngoại tệ kỳ hạn T0 T1 T2 Sử dụng hợp đồng outright để phòng chống rủi ro: Theo phương pháp này, công ty nhận ngoại tệ thanh toán sẽ bán ngoại tệ trong khi công ty phải trả sẽ mua ngoại tệ theo hợp đồng có kỳ hạn nhằm cố định giá trị hợp đồng tránh rủi ro do sự biến động của tỷ giá. Ví dụ 1: Công ty A có khoản phải thu 120.000 CAD trong vòng 6 tháng nữa. Tỷ giá giao ngay 1CAD = 14.226VND. Công ty sợ rằng CAD có thể xuống giá trong những ngày tới. Do đó, công ty sẽ bán 120.000 CAD theo hợp đồng có kỳ hạn kỳ hạn 6 tháng với tỷ giá có kỳ hạn 6 tháng: 1CAD = 13.759VND. Một vài tình huống có thể xảy ra khi đến kỳ hạn như sau:
  18. 18 Bảng 1.1: Phân tích tình huống phòng ngừa rủi ro theo hợp đồng outright đối với khoản phải thu Giá trị khoản phải Giá trị khoản phải TGTT thu nếu không phòng thu nếu có phòng Lãi (lỗ) DEM/USD chống rủi ro chống rủi ro 14.226 1.707.120.000 1.651.080.000 (56.040.000) 13.759 1.651.080.000 1.651.080.000 - 13.700 1.644.000.000 1.651.080.000 7.080.000 Ví dụ 2: Công ty B có một hợp đồng NK trị giá 120.000 USD phải thanh toán trong vòng 9 tháng tới. Tỷ giá giao ngay USD/VND = 15.950. Công ty sợ rằng USD sẽ lên giá nên mua hợp đồng có kỳ hạn trị giá 120.000 USD theo tỷ giá có kỳ hạn USD/VND = 16.010. Một vài tình huống có thể xảy ra khi đến hạn thanh toán như sau: Bảng 1.2: Phân tích tình huống phòng ngừa rủi ro theo hợp đồng outright đối với khoản phải trả Giá trị khoản phải trả Giá trị khoản phải trả TGTT nếu không phòng nếu có phòng chống Lãi (lỗ) USD/VND chống rủi ro rủi ro 15.950 1.914.000.000 1.921.200.000 (7.200.000) 16.010 1.921.200.000 1.921.200.000 - 16.086 1.930.320.000 1.921.200.000 9.120.000 Qua hai ví dụ trên, chúng ta thấy rằng mặc dù hợp đồng kỳ hạn cố định được giá trị các khoản thu nhập hay chi trả bất luận sự biến động tỷ giá trên thị trường nhằm giúp công ty có thể xác định chắc chắn hiệu quả kinh doanh nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn thuận lợi cho công ty nếu tỷ giá biến động ngược lại với dự kiến. Sử dụng hợp đồng swap để phòng chống rủi ro: Ví dụ 3: Ngày 16/8/2006 công ty A muốn mua 50.000 USD để thanh toán một hợp đồng NK đến hạn. Mặt khác, công ty biết rằng mình có một hợp đồng XK sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 22/9/2006 và khi đó công ty cần bán lại 50.000 USD cho ngân hàng. Ngược lại, cùng ngày này công ty B muốn bán giao ngay 20.000 USD
  19. 19 vừa thu được từ hợp đồng XK nhưng đồng thời muốn mua lại số USD này vào ngày 15/10/2006 vì khi đó B có một hợp đồng NK đến hạn thanh toán. Để giải quyết nhu cầu mua và bán ngoại tệ trong tình huống trên, A và B liên hệ và thực hiện hợp đồng hoán đổi với ngân hàng. Ngân hàng chào tỷ giá giao ngay USD/VND vào ngày 16/8/2006 là: 16.007 – 16.009; tỷ giá kỳ hạn USD/VND ngày 22/9/2006 là: 16.056 – 16.119, ngày 15/10/2006 là 16.090 – 16.193 Vào ngày hiệu lực (16/8/2006): • Ngân hàng bán giao ngay 50.000 USD cho công ty A và nhận từ công ty A: 50.000 x 16.009 = 800.450.000 VND. • Ngân hàng mua giao ngay 20.000 USD của công ty B và chi cho công ty B: 20.000 x 16.007 = 320.140.000 VND. Vào ngày đáo hạn của công ty A (22/9/2006): ngân hàng nhận lại 50.000 USD và chi cho công ty A: 50.000 x 16.056= 802.800.000 VND. Vào ngày đáo hạn của công ty B (15/10/2006): công ty B nhận lại 20.000 USD và chi cho ngân hàng: 20.000 x 16.193 = 323.860.000 VND. Qua ví dụ trên ta thấy được tính kết hợp giữa một hợp đồng giao ngay và một hợp đồng kỳ hạn ở hai thời điểm khác nhau của một hợp đồng hoán đổi. 1.2.2. Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường giao sau Thị trường ngoại tệ giao sau là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau – là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp với một vài loại ngoại tệ mà thôi. Như vậy, thị trường giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. So sánh lợi ích của quyết định phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau với phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn Giả sử một công ty ở Mỹ NK một lô hàng trị giá một triệu bảng Anh, thời điểm thanh toán là 3 tháng sau đó.
  20. 20 Bảng 1.3: So sánh lợi ích của quyết định phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau với phòng ngừa rủi ro trên thị trường kỳ hạn Khoản thanh toán bằng đôla (triệu đôla) Diễn giải Tỷ giá 1,4$/£ 1,5$/£ 1,6$/£ 1,7$/£ 1,3$/£ Không phòng ngừa 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 Mua bảng Anh kỳ hạn $1,5/£ 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 Mua bảng Anh giao sau $1,5/£ +/-1,5 +/-1,5 +/-1,5 +/-1,5 +/-1,5 Nếu công ty không phòng ngừa rủi ro thì chi phí đồng bảng Anh quy ra đô la sẽ phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay thực hiện tại thời điểm thanh toán (dòng 1 bảng 1.3). Nhưng nếu công ty quyết định mua kỳ hạn đồng bảng Anh với tỷ giá $1,50/£ thì chi phí của đồng bảng Anh qui về đô la là 1,5 triệu đô la bất chấp những gì xảy ra đối với tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán (dòng 2 bảng 1.3). So sánh khoản phải trả chắc chắn là 1,5 triệu đôla bằng các giao dịch kỳ hạn với khoản chi trả không chắc chắn nếu công ty Mỹ chờ và mua bảng Anh giao ngay điều mà chúng ta chỉ biết sau khi xảy ra thì đôi khi phòng ngừa rủi ro tốt hơn và đôi khi tốt hơn là không nên phòng ngừa. Nếu công ty quyết định phòng ngừa trên thị trường giao sau và mua một triệu đô la trên hợp đồng giao sau thì công ty phải đặt một khoản ký quỹ. Nếu sau khi mua hợp đồng giao sau, giá giao sau giảm đi thì công ty phải đóng thêm vào tài khoản ký quỹ. Ngược lại, nếu giá giao sau tăng, thì tài khoản ký quỹ sẽ tăng lên một số lượng tương ứng. Các khoản tăng thêm hoặc trừ đi trên tài khoản ký quỹ được thực hiện trên cơ sở hàng ngày và được gọi là điều chỉnh theo thị trường. Sự khác biệt giữa việc sử dụng thị trường kỳ hạn so với thị trường giao sau chỉ là trong thị trường kỳ hạn, tất cả các khoản thanh toán được thực hiện vào thời điểm kết thúc; trong khi với thị trường giao sau thì một số các khoản chi trả hoặc nhận được sẽ được thực hiện bằng cách điều chỉnh theo thị trường được thực hiện trước khi mua bảng Anh giao ngay. Tuy nhiên, khi thực hiện điều chỉnh theo thị trường hàng ngày, công ty sẽ gặp phải rủi ro làm cho giá thực sự của một triệu bảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0