intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ đi sâu vào nhận diện những vấn đề còn hạn chế trong chuỗi giá trị, mà những vấn đề này là nguyên nhân chính đã gây nên tranh cãi trên thương trường quốc tế trong suốt thời gian qua. Đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL và từng bước nâng cấp vị thế chuỗi trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu trước bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- BÙI NHẬT LÊ UYÊN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------oOo-------------------- BÙI NHẬT LÊ UYÊN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Thương Mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 Người cam đoan Bùi Nhật Lê Uyên
  4.   MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ và mô hình PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA ĐBSCL 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và những hiểu biết về phát triển bền vững ..... 2 1.1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị .....................................................................2 1.1.2. Các khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị ................................................. 6 1.1.2.1. Chuỗi cung ứng ...................................................................................6 1.1.2.2. Chuỗi nhu cầu ...................................................................................... 9 1.1.2.3. Mạng sản xuất ...................................................................................... 9 1.1.3. Những hiểu biết về phát triển bền vững .................................................... 10 1.2. Sự cần thiết phải phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL ............... 11 1.2.1. Tổng quan về ĐBSCL .............................................................................. 12 1.2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 12 1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 13
  5.   1.2.1.3. Về kinh tế............................................................................................. 14 1.2.2. Cá tra – tiềm năng vàng của ĐBSCL ....................................................... 14 1.2.2.1. Tình hình nuôi cá tra thế giới .............................................................. 14 1.2.2.2. Cá tra vùng ĐBSCL và những tiềm năng .......................................... 15 1.2.3. Sự cần thiết phải phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL .......... 16 1.2.4. Những tiêu chí đánh giá chuỗi giá trị bền vững ...................................... 19 1.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra của một số quốc gia trên thế giới ................................................................................................................ 19 1.3.1. Bài học kinh nghiệm của Ấn Độ ............................................................. 20 1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Indonesia ....................................................... 21 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA ĐBSCL VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................. 24 2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL ...................................................................... 25 2.2. Phân tích các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL ...................... 26 2.2.1. Nhà cung cấp cá giống ............................................................................ 26 2.2.1.1. Tổng quan .......................................................................................... 26 2.2.1.1.1. Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra....................... 27 2.2.1.1.2. Số lượng cá bột và cá giống sản xuất .......................................... 28 2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu khảo sát tác nhân “ Nhà cung cấp cá giống” và nhận diện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững ......................... 29
  6.   2.2.1.2.1. Lao động sản xuất giống.......................................................... 29 2.2.1.2.2. Hệ thống quản lý thị trường đầu ra của trại giống ................. 31 2.2.1.2.3. Chất lượng đàn cá bố mẹ ......................................................... 32 2.2.2. Nhà nuôi cá tra thương phẩm .................................................................. 34 2.2.2.1. Tổng quan .......................................................................................... 34 2.2.2.1.1. Diện tích nuôi cá tra ĐBSCL................................................... 34 2.2.2.1.2. Mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL ................................................. 34 2.2.2.2. Kết quả nghiên cứu khảo sát tác nhân “ Nhà nuôi cá tra” và nhận diện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững .................................. 35 2.2.2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá tra thương phẩm .......................................................................................................... 36 2.2.2.2.2. Những quy định của thế giới đã tác động như thế nào trong quá trình nuôi cá tra ................................................................................. 36 2.2.2.2.3. Ô nhiễm môi trường - một trong những nguyên nhân khiến cho nghề nuôi cá tra ĐBSCL điêu đứng................................................... 39 2.2.2.2.4. Khả năng kiểm soát yếu tố đầu vào của các hộ nuôi cá tra thương phẩm ............................................................................................. 41 a. Nguồn thu mua cá giống ............................................................... 41 b. Cách thức chọn giống ................................................................... 42 c. Thức ăn nuôi cá tra thương phẩm ................................................ 43 d. Cơ cấu chi phí trong sản xuất cá tra thương phẩm .................... 44 2.2.2.2.5. Khả năng kiểm soát yếu tố đầu ra của các hộ nuôi cá tra thương phẩm ............................................................................................. 46 a. Lịch sử biến động giá cá nguyên liệu (tiêu thụ đầu ra) ............... 46
  7.   b. Thị trường đầu ra và mối quan hệ với nhà chế biến ................... 47 2.2.3. Nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y thủy sản ......................................... 47 2.2.4. Các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL ....................... 47 2.2.5. Công ty chế biến thủy sản ......................................................................... 50 2.2.5.1. Tổng quan ........................................................................................... 50 2.2.5.1.1. Công suất và sản lượng chế biến cá tra .................................. 50 2.2.5.1.2. Nhu cầu nguyên liệu cho chế biến ........................................... 51 2.2.5.1.3. Thị trường tiêu thụ ................................................................... 51 a. Thị trường nội địa ........................................................................ 51 b. Thị trường xuất khẩu ................................................................... 51 c. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................ 52 2.2.5.2. Kết quả nghiên cứu, khảo sát tác nhân “ Nhà chế biến cá tra” và nhận diện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. ....................... 54 2.2.5.2.1. Những vấn đề bất cập của các nhà máy chế biến cá tra ......... 54 2.2.5.2.2. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp ........ 54 2.2.5.2.3. Nguồn cung cá nguyên liệu bất ổn ........................................... 55 2.2.5.2.4. Hình thức xuất khẩu của cá tra ................................................ 56 2.2.6. Các nhà hổ trợ và thúc đẩy chuỗi giá trị cá tra ......................................... 58 2.3. Sự phân chia lợi ích và giá trị trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL .................. 59 2.4. Đánh giá chung thực trạng chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL .................................. 62 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA ĐBSCL TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................................... 66 3.1. Mục đích và quan điểm đề xuất các giải pháp .................................................... 67
  8.   3.2. Căn cứ để xây dựng các giải pháp ........................................................................ 67 3.3. Các giải pháp .......................................................................................................... 68 3.3.1. Giải pháp 1: Quy hoạch tổng thể vùng nuôi – sản xuất cá tra - giải pháp trọng tâm ............................................................................................................. 68 3.3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp ..................................................................... 68 3.3.1.2. Nội dung giải pháp ................................................................................ 69 3.3.1.3. Những dự báo về điều kiện phát triển trong giai đoạn 2011 – 2020 .............. 70 3.3.1.3.1. Dự báo nhu cầu thị trường ....................................................................... 70 a. Thị trường trong nước .................................................................................... 70 b. Thị trường quốc tế .......................................................................................... 71 3.3.1.3.2. Tiềm năng, lợi thế nuôi cá tra ĐBSCL trong giai đoạn 2011 – 2020 . 72 a. Tiềm năng diện tích và năng suất nuôi cá tra .............................................. 72 b. Chi phí sản xuất thấp ..................................................................................... 72 3.3.1.3.3. Dự báo các điều kiện hổ trợ ngành nuôi trồng thủy sản phát triển..... 73 3.3.1.4. Các bước thực hiện giải pháp quy hoạch tổng thể vùng nuôi – sản xuất cá tra giai đoạn 2011 – 2020................................................................................... 74 3.3.1.4.1. Quy hoạch vùng nuôi cá tra............................................................. 75 a. Xác định diện tích tiềm năng cho phát triển vùng nuôi cá tra ............. 75 b. Mật độ và năng suất nuôi cá tra ............................................................ 78 c. Nhu cầu lao động cho hoạt động nuôi trồng cá tra............................... 79 d. Phát triển bền vững đi kèm với bảo vệ môi trường trong giải pháp quy hoạch............................................................................................. 80
  9.   3.3.1.4.2. Quy hoạch hệ thống sản xuất giống cá tra .................................... 83 a. Phân vùng sản xuất giống..................................................................... 83 b. Nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động sản xuất giống...... 86 c. Gía trị sản xuất giống............................................................................. 87 3.3.1.4.3. Hệ thống các nhà máy cung cấp thức ăn và quy định sử dụng thuốc hóa chất trong quá trình nuôi, sản xuất giống ............................... 88 a. Quản lý hệ thống nhà máy thức ăn....................................................... 88 b. Quản lý hóa chất và thuốc thú y trong quá trình nuôi và sản xuất giống cá tra ........................................................................................89 3.3.1.4.4. Quy hoạch chế biến và tiêu thụ trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL a. Các chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn 2011-2020 .............................89 b. Hướng tới việc xây dựng các nhà máy chế biến phụ phẩm trong lai để giảm thiểu tác động đến môi trường ..................................................... 90 c. Nhu cầu lao động chế biến cá tra ............................................................ 91 3.3.1.5. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................ 91 3.3.1.6. Phân tích lợi ích dự kiến................................................................................. 92 3.3.1.7. Khó khăn khi thực hiện giải pháp.................................................................. 93 3.3.2. Giải pháp 2: Liên kết bền vững trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL....................... 94 3.3.2.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp .............................................................................. 94 3.3.2.2. Nội dung giải pháp .......................................................................................... 95
  10.   3.3.2.3. Các bước thực hiện giải pháp.......................................................................... 95 3.3.2.3.1. Mô hình liên kết dọc........................................................................... 95 3.3.2.3.2. Mô hình liên kết ngang ...................................................................... 97 3.3.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp......................................................................... 100 3.3.2.5. Phân tích lợi ích dự kiến ................................................................................. 100 3.3.2.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp ................................................................. 100 3.3.3. Giải pháp 3: Giải pháp xây dựng chương trình truy xuất nguồn gốc....................... 101 3.3.3.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp ........................................................................... 101 3.3.3.2. Nội dung giải pháp........................................................................................ 101 3.3.3.3. Các bước thực hiện giải pháp ....................................................................... 102 3.3.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp....................................................................... 103 3.3.3.5. Phân tích lợi ích dự kiến ............................................................................... 103 3.3.3.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp ................................................................ 104 3.3.4. Giải pháp 4: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu và từng bước nâng cấp vị thế của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu ........................... 105 3.3.4.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp ........................................................................... 105 3.3.4.2. Nội dung giải pháp......................................................................................... 105 3.3.4.3. Các bước thực hiện giải pháp ........................................................................ 105 3.3.4.3.1. Củng cố thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới bằng các chuyến khảo sát xúc tiến thương mại ................................................. 105
  11.   3.3.4.3.2. Xây dựng thương hiệu chung cho cá tra Việt Nam .................... 108 3.3.4.3.3. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá ......................... 109 3.3.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................ 110 3.3.4.5. Phân tích lợi ích dự kiến................................................................................. 111 3.3.4.6. Khó khăn khi thực hiện giải pháp.................................................................. 111 3.4. Các kiến nghị .................................................................................................................... 111 3.4.1. Với Bộ NN & PTNT .................................................................................................... 111 3.4.2. Với UBND các tỉnh/thành trong vùng ĐBSCL ......................................................... 112 3.4.3. Đối với các hiệp hội: hiệp hội nghề cá, hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP .................................................................................................................................... 112 Kết luận chương 3................................................................................................................. 113 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12.   DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT TẮT ASC Aquaculture stewardship Hội đồng Quản lý nuôi trồng Council thủy sản BMP Better management practice Quy phạm thực hành tốt hơn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long EU European Union Liên minh Châu Âu Food and Agriculture Tổ chức Nông Lương Liên FAO Organization of the United Hiệp Quốc Nations FDA Food and Drug Cơ quan kiểm soát dược phẩm Administration và Thực phẩm Hoa Kỳ Global GAP Global Good Agricultural Thực hành Nông Nghiệp tốt Practices Toàn Cầu GLN Global location number Số định vị toàn cầu GTIN Global Trade Item Number Mã số thương phẩm toàn cầu GTGT Giá trị gia tăng Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và điểm HACCP Control Points kiểm soát tới hạn IDH Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan ISBC Indonesia seafood Hiệp hội thủy sản Indonesia IUCN International Union for Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Conservation of Nature Quốc tế MPEDA Marine products export Cục Xúc tiến xuất khẩu thủy development authority sản Ấn Độ MSX Mạng sản xuất Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy
  13.   NAFIQUAVED sản NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn SQF Safe Quality Food Thực phẩm An toàn & Chất lượng UAE United Arab Emirates Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất UBND Ủy Ban Nhân Dân VASEP Vietnam association of Hiệp hội chế biến và Xuất seafood exporters and khẩu thủy sản Việt Nam producers Vinafish Viet Nam Fish Hiệp hội nghề cá Việt Nam Vinafood II Viet Nam Southern Food Tồng công ty Lương thực Corporation Miến Nam WB World Bank Ngân hàng thế gối Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên WWF World wildlife fund nhiên XKTS Xuất khẩu thủy sản
  14.   DANH MỤC CÁC BẢNG Tựa đề Trang Bảng 2.1. Số lượng cơ sở sản xuất giống cá tra ĐBSCL giai đoạn 26 2000- 2010 Bảng 2.2. Sản lượng cá tra bột sản xuất hàng năm ở vùng ĐBSCL 27 Bảng 2.3. Sản lượng cá tra giống sản xuất hàng năm ở vùng ĐBSCL 28 Bảng 2.4. Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng đàn cá bố mẹ của các trại 32 giống Bảng 2.5. Nguồn thu mua cá giống của các nhà nuôi cá tra 41 Bảng 2.6. Mục đích vay vốn 44 Bảng 2.7. Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 1998-2007 50 Bảng 2.8. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000-2010 52 Bảng 2.9. Cơ cấu của thị trường xuất khẩu cá tra ĐBSCL giai đoạn 52 2003-2010 Bảng 2.10. Phân tích giá trị trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL năm 2007 59 Bảng 2.11. Phân tích giá trị trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL năm 2010 60 Bảng 3.1. Những chỉ tiêu cơ bản của phương án quy hoạch 77 Bảng 3.2. Giá trị sản lượng cá tra ĐBSCL 78
  15.   Bảng 3.3. Nhu cầu lao động nuôi cá tra vùng ĐBSCL 79 Bảng 3.4. Những chỉ tiêu về sản xuất giống đến năm 2015 và 2020 85 Bảng 3.5. Diện tích cơ sở sản xuất và ương giống cá tra vùng ĐBSCL 86 Bảng 3.6. Nhu cầu lao động sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL 87 Bảng 3.7: Giá trị sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL 87 Bảng 3.8: Nhu cầu thức ăn nuôi cá tra vùng ĐBSCL 88 Bảng 3.9. Dự báo Cân đối nhu cầu nguyên liệu chế biến 89 Bảng 3.10: Dự báo Nhu cầu lao động chế biến cá Tra 91
  16.   DANH MỤC MÔ HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Tựa đề Trang Mô hình 1.1. Chuỗi giá trị theo quan điểm của Michael Poter 2010 3 Mô hình 1.2. Chuỗi gía trị giản đơn 5 Mô hình 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng 7 Mô hình 1.4. Chuỗi giá trị mở rộng 8 Mô hình 1.5. Sự phân chia giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu nói chung 18 Mô hình 2.1: Sơ đồ lưu chuyển cá tra giống vùng ĐBSCL 3 Mô hình 2.2: Kênh thị trường của sản phẩm giá trị gia tăng 56 Mô hình 3.1. Mô hình xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra 81 Mô hình 3.2. Sử dụng chất thải để phục vụ nông nghiệp 83 Mô hình 3.3. Mô hình liên kết dọc 96 Mô hình 3.4. Quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra 104 Đồ thị 2.1. Trình độ văn hóa của người lao động sản xuất và ương giống cá tra 29 Đồ thị 2.2. Trình độ chuyên môn người lao động sản xuất và ương giống cá tra 29 Đồ thị 2.3. Chu kỳ sinh sản của trại cá giống 32 Đồ thị 2.4. Thực trạng xử lý chất thải của hộ nuôi 39 Đồ thị 2.5. Mức độ xử lý chất thải của hộ nuôi 39 Đồ thị 2.6. Cách thức chọn giống 41 Đồ thị 2.7. Loại thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi cá tra 42
  17.   Đồ thị 2.8. Cơ cấu chi phí để sản xuất cá tra 43 Đồ thị 2.9. Nguồn vốn tài trợ cho nuôi cá tra 44 Đồ thị 2.10. Biến động giá cá tra nguyên liệu từ 1998-3T/2011 46 Đồ thị 2.11. Thị trường đầu ra của các nhà nuôi cá tra thương phẩm 47 Đồ thị 2.12: Hình thức xuất khẩu của cá tra 55 Đồ thị 3.1. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1990-2010 81 Đồ thị 3.2. Nhu cầu thủy sản trên thế giới giai đoạn 2011-2020 83 Đồ thị 3.3.Giá bình quân nguyên liệu của các loại cá thịt trắng và cá tra Việt Nam 2000-2010 84
  18. i    LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mở đầu cho tính cấp thiết của đề tài là những con số thống kê ấn tượng về những đóng góp của cá tra cho nền kinh tế Việt Nam. Trong hơn 10 năm (1998- 2010) từ một loài cá bản địa, cá tra đã trở thành sản phẩm mang tầm chiến lược quốc gia của Việt Nam với giá trị xuất khẩu tăng gần 140 lần, xuất khẩu đi 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đặc biệt, đến năm 2010, tổng gía trị xuất khẩu cá tra đạt gần 1,47 tỉ USD, với 659.000 tấn sản lượng xuất khẩu, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Chính vì lẽ đó một trong những mục tiêu của “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020” tập trung vào nội dung gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên tới 65 - 70% tổng sản lượng mà cá tra tiếp tục được xem là một trong những tiềm năng vàng cho chiến lược này. Tuy nhiên cùng với những bước đột phá, cá tra Việt Nam cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình mang lại lợi ích kinh tế quốc gia. Trong nhiều năm qua, cá tra trở thành một vấn đề thời sự nóng hổi trên toàn cầu. Khi nó đụng chạm đến nhiều tên tuổi lớn như: Mỹ, các tổ chức tầm cỡ như WWF hoặc các vụ kiện bán phá giá buộc tòa án quốc tế can thiệp...Tại sao lại như vậy? Tại vì cá tra Việt Nam có rất nhiều lợi thế mà các nhà chế biến, nuôi trồng thủy sản ở các nước tiên tiến phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Một số nhà nuôi trồng, chế biến của Mỹ đã phải ngừng sản xuất khi cá tra Việt Nam tràn vào nước Mỹ. Không phải nước nào trên hành tinh này cũng có thể nuôi được nhiều cá tra như Việt Nam. Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, ĐBSCL, đặc biệt là hệ thống sông Mêkông mới cho phép nuôi cá tra với trữ lượng lớn và chất lượng tốt như hiện nay. Không phải chỉ có Mỹ hay WWF, mà trước đây chúng ta từng nghe những câu chuyện phù phiếm như ăn cá tra bị ung thư, không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng...Tuy nhiên sự phù phiếm ấy không chỉ xuất phát từ những cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường mà còn xuất phát từ những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL: chất lượng không đảm bảo, quy trình nuôi và ương giống không đáp ứng tiêu chuẩn thế
  19. ii    giới...đó chính là cái cớ để các tổ chức quốc tế áp đặt sự “trừng phạt” và hạ uy tín con cá tra Việt Nam làm cho chuỗi giá trị càng ngày càng mất đi sự cân đối và giảm vị thế trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên khắp mọi lĩnh vực, và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được xem là một trong những hướng đi quan trọng để mang lại lợi ích quốc gia. Hướng đi này chắc chắn sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội đón đầu trong tương lai cũng như thay đổi vận mệnh của đất nước. Song song đó là những thách thức mới và sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Trước bối cảnh đó, việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL đã trở nên cấp thiết. Để từ đó nhận diện ra những dấu hiệu bất thường và có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra để nâng cấp vị thế chuỗi trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm trở lại đây, cá tra Việt nam đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ dư luận không chỉ bởi những vấn đề tranh chấp mà còn về tiềm năng phát triển rộng mở trong tương lai. Chính vì lẽ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại cá này của các Bộ, các viện thủy sản, trường Đại học và các tổ chức quốc tế. Trong số đó nổi bật là đề tài khoa học “Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL như thế nào” của TS Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL , trường đại học Cần Thơ. Đề tài đi sâu vào phân tích kinh tế chuỗi cũng như việc phân chia lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm cho ta cái nhìn tổng quan về cách thức liên kết để tạo ra giá trị gia tăng cho toàn chuỗi. Năm 2007, bài nghiên cứu “phát triển các tiêu chuẩn nuôi cá tra, basa” trong cuộc đối thoại với sự tham gia của hơn 70 nhà sản xuất, người mua, chính phủ và các tổ chức, cá nhân đến từ khắp nơi trên thế giới. Bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vấn đề tìm ra giải pháp phát triển bền vững về mặt môi trường cho nghề nuôi cá tra Việt Nam. Tuy nhiên bài chỉ đưa ra các quan điểm và quy tắc làm sao đảm bảo
  20. iii    quy trình nuôi trồng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế nhưng chưa thông qua được các giải pháp cụ thể để thực hiện hướng đi này. Năm 2008, ông Ngô Phước Hậu, phó chủ tịch của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã trình bày một bài tham luận về phát triển bền vững cá tra Pangasius đứng dưới quan điểm của các nhà sản xuất. Bài tham luận đưa ra các mâu thuẫn cơ bản đã dẫn đến quy trình nuôi cá mang tính tự phát, cắt khúc, manh mún trong khi công suất của các nhà máy chế biến hiện nay có quy mô lớn và nhu cầu ngày càng cao. Từ đó bài nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm cá tra Việt Nam nhưng vẫn chưa giải quyết được mối mâu thuẫn trên. Nghiên cứu về chuỗi giá trị cá tra là một đề tài cấp thiết trong những năm gần đây. Tuy nhiên phần lớn các bài nghiên cứu trên chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của chuỗi giá trị nên chưa đưa ra cái nhìn bao quát cũng như những giải pháp cụ thể để giải quyết những vướng mắc hiện nay liên quan đến con cá tra Việt Nam. Phát triển bền vững chuỗi giá trị không chỉ đơn thuần nhằm gia tăng giá trị cho các tác nhân tham gia chuỗi của nước ta mà ở tầm nhìn chiến lược cao xa hơn là trụ vững và không ngừng nâng cấp trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Quả thật, nếu không muốn mình bị đầy lùi ở phía sau, nếu không muốn mình mãi mãi dậm chân ở vị trí là cái xưởng gia công khổng lồ của thế giới thì đó là điều tất yếu khi hội nhập. Vì vậy đây chính là điểm mới của đề tài thạc sỹ, khi nghiên cứu về chuỗi giá trị cá tra ở góc nhìn cụ thể hơn và mang tầm chiến lược trong dài hạn. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng của chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL trong những năm gần đây, đề tài sẽ đi sâu vào nhận diện những vấn đề còn hạn chế trong chuỗi giá trị, mà những vấn đề này là nguyên nhân chính đã gây nên tranh cãi trên thương trường quốc tế trong suốt thời gian qua. Do đó đề tài sẽ đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL và từng bước nâng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2