intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2011

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu mới nhất từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến 2011 để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và đánh giá những đặc trưng về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2011

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- ω ---------- TRẦN NGUYỆT QUẾ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2011 Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thưc hiện, với sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Những dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có liệt kê trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, các cơ quan tổ chức có liên quan và đều có chú thích. Nếu có bất kỳ gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng . TP. HCM, tháng 9 năm 2012 Trần Nguyệt Quế
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, đồng thời cảm ơn đến các thầy cô đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong cả khóa học. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua. Sau cùng, tôi xin cảm ơn đến chồng, ba mẹ và con trai tôi đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất và là động lực chính giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trần Nguyệt Quế
  4. MỤC LỤC Tóm tắt ......................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu........................................................................................................... 2 1.1 Lý do nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 1.5 Kết cấu luận văn .......................................................................................... 4 2. Tổng quan những nghiên cứu về cấu trúc vốn ................................................ 5 2.1 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn .......................... 5 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn .................................................. 7 2.2.1 Tài sản cố định hữu hình ....................................................................... 7 2.2.2 Quy mô .................................................................................................. 8 2.2.3 Những cơ hội tăng trưởng .................................................................... 9 2.2.4 Lợi nhuận ............................................................................................ 10 2.2.5 Thuế .................................................................................................... 10 2.2.6 Tính thanh khoản ................................................................................ 11 2.2.7 Rủi ro kinh doanh ............................................................................... 11 2.2.8 Hành vi, tâm lý nhà quản lý................................................................ 11 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu .............................................................. 14 3.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 14 3.2 Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 14 3.3 Mô hình ..................................................................................................... 15 3.3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 15 3.3.2 Giải thích và cách xác định các biến.................................................. 15 3.4 Phương trình hồi quy ................................................................................. 19 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu..................................................................... 20
  5. 4.1 Thống kê mô tả .......................................................................................... 20 4.2 Ma trận tương quan .................................................................................... 23 4.3 Các bước thực hiện trong quá trình chạy mô hình ...................................... 24 4.3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị .................................................................... 24 4.3.2 Kết quả ước lượng mối tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình đầy đủ ...................................................... 25 4.3.3 Kiểm định Wald ................................................................................... 27 4.3.4 Ước lượng mối tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình rút gọn .................................................................... 30 4.3.5 Kiểm định đa cộng tuyến bằng mô hình hồi quy phụ ......................... 32 4.3.6 Kiểm định tự tương quan .................................................................... 35 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu...................................................................... 43 5. Kết luận ........................................................................................................... 46 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 49 Phụ lục 1 .................................................................................................................... 51 Phụ lục 2.................................................................................................................... 54 Phụ lục 3.................................................................................................................... 56
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt về chiều tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn theo những nghiên cứu lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm Bảng 3.1: Cách xác định biến OVER của Lucas Ayres B. de C. Barros và Alexandre Di Miceli da Silveira Bảng 3.2: Mô tả các biến Bảng 4.1: Tóm tắt mô tả thống kê các biến Bảng 4.2: Chỉ số nợ qua các năm từ 2009 đến 2011 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Bảng 4.5: Kết quả chạy hồi quy OLS các mô hình đầy đủ Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Wald phương trình 1 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Wald phương trình 2 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Wald phương trình 3 Bảng 4.9: Kết quả chạy hồi quy OLS của mô hình đã điều chỉnh Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình 1 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình 1 rút gọn Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình 2
  7. Bảng 4.13: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình 2 rút gọn Bảng 4.14: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình 3 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình 3 rút gọn
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ nợ của một số ngành tại Việt Nam
  9. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu phân tích tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Mẫu nghiên cứu gồm 150 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2011. Tám nhân tố được đưa vào nghiên cứu gồm lợi nhuận, tài sản cố định hữu hình, quy mô, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản, thuế, rủi ro kinh doanh, yếu tố hành vi tâm lý của nhà quản lý. Ba chỉ số đại diện cho đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp gồm: tỉ lệ nợ (nợ ngắn hạn +nợ dài hạn), tỉ lệ nợ ngắn hạn, tỉ lệ nợ dài hạn. Kết quả cho thấy tài sản cố định hữu hình, lợi nhuận và quy mô công ty có tác động mạnh đến đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản và sự quá tự tin và lạc quan của nhà quản lý có tác động đến tỉ lệ nợ và tỉ lệ nợ ngắn hạn, thuế có tác động đến tỉ lệ nợ và tỉ lệ nợ dài hạn, cơ hội tăng trưởng chỉ có tác động đến tỉ lệ nợ, rủi ro kinh doanh không có tác động đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Từ khóa: Cấu trúc vốn, đòn bẩy tài chính, hồi quy OLS, sự quá tự tin và lạc quan của nhà quản lý.
  10. 2 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu Kể từ nghiên cứu của Modigliani và Miller năm 1958, vấn đề về cấu trúc vốn đã trở thành mối quan tâm lớn cho các nhà nghiên cứu (theo khảo sát của Harris và Raviv, 1991). Về mặt lý thuyết, có hai mô hình về cấu trúc vốn được biết đến rộng rãi là mô hình đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh và lý thuyết trật tự phân hạng. Theo mô hình đánh đổi cấu trúc vốn, tồn tại cấu trúc vốn tối ưu. Một doanh nghiệp thường thiết lập một mức nợ mục tiêu và dần dần thay đổi hướng đến mục tiêu đó. Cấu trúc vốn tối ưu của Doanh nghiệp sẽ liên quan đến sự đánh đổi giữa những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí phá sản và chi phí đại diện. Có nhiều nghiên cứu ủng hộ mô hình này như Modigliani và Miller (1958, 1963), Miller (1977), Kraus và Litzenberger (1973), Jensen (1986), Grossman và Hart (1982), Harris và Raviv (1990), Stulz (1990), Diamond (1989), và Chang (1999). Ngược lại, lý thuyết về trật tự phân hạng được đưa ra bởi Myer và Majluf (1984) chỉ ra rằng không có một tỉ lệ nợ mục tiêu tối ưu. Các doanh nghiệp thích sử dụng lợi nhuận giữ lại làm nguồn vốn chính để đầu tư rồi mới đến sử dụng nợ và cuối cùng là phát hành cổ phiếu. Tồn tại thông tin bất cân xứng giữa những nhà đầu tư bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nhiều bài báo đã mở rộng ý tưởng cơ bản của Myers và Majluf như Kraker (1986), Brennan và Kraus (1987), Narayanan (1988), Noe (1988), Constantinides và Grundy (1989), Heinkel và Zechner (1990) . Thật quan trọng để kiểm định xem lý thuyết nào, trật tự phân hạng hay đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh có tác động mạnh mẽ hơn đến quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây vẫn là tranh luận chưa có hồi kết. Shyam và Myers (1999) cho rằng mô hình đánh đổi cấu trúc vốn có khả năng giải thích cao hơn mô hình đánh đổi cấu trúc vốn tĩnh việc kiểm định thống kê những giả thiết. Tuy nhiên, Fama và French (2002)
  11. 3 thì cho rằng cả mô hình trật tự phân hạng và đánh đổi cấu trúc vốn đều giải thích một số hành vi tài trợ của công ty và không thể bỏ qua hai lý thuyết này. Booth et al. (2001) chỉ ra rằng khó chứng minh được bằng thực nghiệm sự tách biệt giữa hai mô hình bởi vì những biến mô tả mô hình này có thể được sử dụng bởi mô hình kia. Dựa vào những lý thuyết được đề cập trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến những quyết định về cấu trúc vốn Phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn như Bradley, Jerrell và Kim (1984), Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995), và Wald (1999), sử dụng dữ liệu từ những nước phát triển, chủ yếu từ Mỹ để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Kester (1986) so sánh những công ty sản xuất của Nhật và Mỹ, Rajan và Zingales (1995) khảo sát những doanh nghiệp trong nhóm nước G7, và Wald (1999) dùng dữ liệu từ những nước G7 ngoại trừ Canada và Italy. Những nghiên cứu về thị trường mới nổi như Booth et al. (2001) và Wiwattanakantang (2001), Huang và Song (2002) chỉ xuất hiện trong những năm gần đây. Việt Nam gần như vắng bóng trong những phân tích quốc tế về cấu trúc vốn ở những thị trường đang phát triển. Những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn tại Việt Nam tương đối nhiều nhưng thiếu những nghiên cứu về tác động của yếu tố tâm lý, hành vi của nhà quản lý đến cấu trúc vốn. Việt Nam đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.Từ đây sẽ tạo thay đổi to lớn về môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Sự thay đổi lớn về môi trường kinh doanh có thể đồng thời tạo ra cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Một trong những thách thức lớn là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường với những đối thủ mạnh hơn về vốn, công nghệ, khôn ngoan hơn trong sử dụng dụng vốn, trong quản lý. Trong điều kiện như vậy, làm thế nào để xác định được một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp nhằm
  12. 4 nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời cho các doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên và sự cần thiết tìm hiểu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là yếu tố tâm lý hành vi của nhà quản lý, tôi lựa chọn đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011” làm đề tài nghiên cứu. Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu mới nhất từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến 2011 để xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và đánh giá những đặc trưng về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam 1.3 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả chọn mẫu gồm 150 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh dựa trên số liệu từ năm 2009 đến 2011 từ báo cáo tài chính của các công ty 1.4 Phương pháp nghiên cứu  Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của các công ty.  Dựa vào mô hình của các nghiên cứu thực nghiệm trước để xây dưng mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam.  Ứng dụng phương pháp OLS chạy mô hình hồi quy trên phần mềm Eview 5.1 để phân tích mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. 1.5 Kết cấu của luận văn: gồm 5 phần
  13. 5  Phần 1: Giới thiệu  Phần 2: Tổng quan những nghiên cứu về cấu trúc vốn  Phần 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu  Phần 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu  Phần 5: Kết luận 2 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC VỐN 2.1 Tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn: Trên thế giới, đề tài về cấu trúc vốn được các nhà nghiên cứu khai thác ở nhiều khía cạnh. Có trường phái nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến giá trị của doanh nghiệp, điển hình là các nghiên cứu thực nghiệm của Friend and Lang, 1988; Bartonet al., 1989; Bos and Fetherston, 1993; Michaels et al.,1999; Abor, 2005; Mollik, 2005; Bonaccorsi di Patti, 2006; Kyerboach-Coleman, 2007. Một trường phái khác nghiên cứu về tác động của những nhân tố đến quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp, trong đó có những dòng nghiên cứu khác nhau. Có dòng nghiên cứu phân tích tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở một số quốc gia. Điển hình như Rajan và Zingales (1995) đã sử dụng bốn biến độc lập quan trọng: Tài sản cố định hữu hình, lơi nhuận, quy mô và tỉ lệ giá trị thị trường trên sổ sách của vốn cổ phần để phân tích những nhân tố của cấu trúc vốn ở các nước trong nhóm G7. Booth et al. (2001) nghiên cứu tác động của các nhân tố: thuế, tài sản cố định hữu hình, rủi ro kinh doanh, quy mô, lợi nhuận, tỉ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thuộc mười nước đang phát triền: Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbabue, Mexico, Braxin, Jordan và Hàn Quốc. Sbeiti (2010) khảo sát tác động của các nhân tố đến việc lựa chọn cấu trúc vốn doanh nghiệp của các nước GCC gồm Kuwait, Ả Rập Saudi, Oman. Một dòng nghiên cứu khác chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp thuộc một quốc gia như Huang và Song (2002) phân tích các doanh nghiệp Trung
  14. 6 Quốc, Bauer (2004) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn thuộc các doanh nghiệp Cộng Hòa Séc, Icke và Ivgen (2011) tập trung phân tích các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyen, Rainey và Andros Gregoriou (2012) tập trung vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh những dòng nghiên cứu kể trên tập trung phân tích ảnh hưởng của những nhân tố truyền thống: như lợi nhuận, tài sản hữu hình, quy mô, rủi ro kinh doanh, thuế, cơ hội tăng trưởng,… đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, gần đây còn có dòng nghiên cứu tập trung phân tích tác động của yếu tố hành vi, tâm lý ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, điển hình là nghiên cứu thực nghiệm của C. Barros& Silveira (2007). Bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ dương giữa nợ và sự quá tự tin và lạc quan của nhà quản lý. Khi ước lượng tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để phân tích hồi quy trong các bài nghiên cưú thực nghiệm như phương pháp bình phương tối thiểu OLS trong nghiên cứu của Huang và Song (2002), Bauer (2004); phương pháp ước lượng GMM được sử dụng trong nghiên cứu của C. Barros& Silveira (2007), Nguyen, Rainey và Andros Gregoriou (2012); phương pháp dữ liệu bảng ảnh hưởng bất biến (fixed effects panel data regression) trong nghiên cứu của Booth et al. (2001), Icke và Ivgen (2011); phương pháp phân tích dữ liệu chéo trong nghiên cứu của Sbeiti (2010);…. Tóm lại, những nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn rất đa dạng và phong phú cả về nội dung nghiên cứu lẫn phương pháp nghiên cứu. Chúng trở thành một kho tư liệu quý giá cho những nghiên cứu sau học hỏi, làm tiền đề cho những nghiên cứu mở rộng hơn, khai thác những khía cạnh mới về cấu trúc vốn.
  15. 7 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn: Trong các bài nghiên cứu thực nghiệm, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn được xét đến nhưng nhìn chung có hai nhóm chính là những nhân tố vi mô và những nhân tố vĩ mô. Các nhân tố vi mô bao gồm: tài sản hữu hình, lợi nhuận, tính thanh khoản, tấm chắn thuế không nợ, tốc độ tăng trưởng, quy mô công ty, rủi ro kinh doanh, thuế…. Các nhân tố vĩ mô gồm lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP, sự phát triển của thị trường cổ phiếu…. Tùy theo nguồn dữ liệu thu thập được, mục tiêu nghiên cứu, đặc thù các doanh nghiệp ở mỗi bài nghiên cứu mà các tác giả khác nhau có thể lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu của mình một số biến nhất định. Jorgensen và Terra (2002 ) đã phân tích tác động của tài sàn hữu hình, quy mô, lợi nhuận, thuế, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát đến cấu trúc vốn ở các nước Mỹ Latinh. Patrick Bauer (2004) khi nghiên cứu những yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty ở Cộng Hòa Séc đã đưa vào các nhân tố vi mô và đưa thêm vào yếu tố phân loại ngành. Huang và Song (2000) đã đưa vào nghiên cứu các nhân tố lợi nhuận, tài sản hữu hình, thuế, quy mô, tấm chắn thuế không nợ, tốc độ tăng trưởng, tính bay hơi và cơ cấu sở hữu trong trường hợp của Trung Quốc. Dirk Hackbarth (2010), C. barros và Miceli da Silveira (2007) đã phân tích tác động của yếu tố hành vi tâm lý của nhà quản lý đến cấu trúc vốn bên cạnh các nhân tố vi mô trên. Nguyen, Rainey và Gregoriou (2012) đã đưa vào nghiên cứu tác động của các yếu tố: lợi nhuận, tài sản cố định hữu hình, quy mô, tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản, tỉ lệ vốn góp của nhà nước đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập được, bài nghiên cứu sẽ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sau đến cấu trúc vốn: quy mô, tài sản hữu hình, lợi nhuận, tính thanh khoản, tốc độ tăng trưởng, thuế thu nhập doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, và yếu tố tâm lý của nhà quản lý. 2.2.1 Tài sản cố định hữu hình:
  16. 8 Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995, Fama và French (2000) cho rằng tỉ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản là một nhân tố quan trọng tác động đến đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, tài sản cố định hữu hình là tài sản thế chấp và an toàn cho những người cho vay trong trường hợp kiệt quệ tài chính. Vì vậy, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dự đoán mối quan hệ dương giữa đòn bẩy tài chính và tỉ lệ tài sản hữu hình. Ngược lại, Grossman và Hart (1982) cho rằng chi phí đại diện cho những giám đốc ở những công ty có mức tài sản thấp thường cao hơn. Những giám đốc ở những doanh nghiệp vay nợ nhiều ít có cơ hội nhận nhiều bổng lộc vì những trái chủ giám sát chặt chẽ hơn những doanh nghiệp này.Vì vậy, những doanh nghiệp với ít tài sản đảm bảo hơn có thể tự nguyện lựa chọn mức nợ cao hơn để giới hạn mức tiền thưởng. Nghiên cứu này dự đoán mối quan hệ âm giữa tài sản cố định hữu hình và đòn cân nợ Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ dương giữa tài sản hữu hình cố định và đòn bẩy tài chính như Marsh (1982), Long và Malitz (1985), Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995)…. Tuy nhiên, có những nghiên cứu thực nghiệm như Huang và Song (2002) ở Trung Quốc cho thấy tài sản cố định có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính. Nuri (2002) cho rằng những công ty với tỉ lệ tài sản cố định cao có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn, Bevan và Danbolt (2002) cũng thấy rằng có mối quan hệ dương giữa tài sản hữu hình và nợ dài hạn, ngược lại, quan sát thấy mối tương quan âm giữa nợ ngắn hạn và tài sản cố định hữu hình ở Anh. 2.2.2 Quy mô: Về mặt lý thuyết, tác động của quy mô lên tỉ lệ nợ là không rõ ràng. Rajan và Zingales (1995) cho rằng: “Những công ty lớn hơn thường đa dạng hóa danh mục đầu tư và ít thất bại hơn, vì vậy quy mô có thể được xem là có quan hệ nghịch với khả năng
  17. 9 phá sản. Cho nên, quy mô có tác động dương lên nợ. Tuy nhiên, quy mô có thể là một đại diện cho thông tin những nhà đầu tư nắm được để họ thích tăng đầu tư vào cổ phiếu hơn là nợ và vì vậy làm tỉ lệ nợ thấp đi.”. Nhiều nghiên cứu lý thuyết như Harris và Raviv (1990), Stulz (1990), Noe (1988), Narayanan (1988) và Poitevin (1989) cho rằng tỉ lệ nợ tăng với giá trị công ty. Những nghiên cứu thực nghiệm như Marsh (1982), Rajan và Zhingales (1995), Wald (1999) và Booth et al (2001, đều nhận thấy tỉ lệ nợ có tương quan dương với quy mô công ty. 2.2.3 Những cơ hội tăng trưởng: Những nghiên cứu lý thuyết cho rằng những cơ hội tăng trưởng có quan hệ âm với tỉ lệ nợ. Một mặt, như Jung, Kim và Stulz (1996) chỉ ra, nếu quản lý theo đuổi những mục tiêu tăng trưởng thì những nhà quản lý và cổ đông có mối quan tâm chung về những công ty với những cơ hội đầu tư mạnh. Nhưng những công ty thiếu cơ hội đầu tư, nợ như một công cụ giới hạn chi phí đại diện cho những nhà quản lý theo như ý kiến của Jensen (1986) và Stulz (1990). Những phát hiện của Berger, Ofek, và Yermack (1997) cũng xác nhận vai trò kỷ luật này của nợ. Mặt khác, nợ cũng có chi phí đại diện của nó. Myers (1977) cho rằng những công ty tăng trưởng cao có thể nắm giữ nhiều lựa chọn thực sự cho đầu tư trong tương lai hơn những công ty tăng trưởng thấp. Nếu những công ty tăng trưởng cao cần tài trợ thêm vốn cổ phần để thực hiện những lựa chọn như thế trong tương lai thì một công ty với những khoản nợ quá hạn có thể từ bỏ cơ hội này bởi vì đầu tư như thế sẽ chuyển lợi nhuận từ cổ đông sang chủ nợ. Vì vậy, những công ty với cơ hội tăng trưởng cao không ưu tiên phát hành nợ trước và tỉ lệ nợ được dự đoán quan hệ âm với những cơ hội tăng trưởng. Jensen và Meckling (1976) cũng cho rằng tỉ lệ nợ tăng với sự thiếu những cơ hội tăng trưởng.
  18. 10 Những nghiên cứu thực nghiệm của Kim và Sorensen (1986), Smith và Watts (1992), Wald (1999), Booth et al (2001) trùng với dư đoán lý thuyết trên. Tuy nhiên, Kester (1986) và Huang và Song (2002) lại cho thấy mối tương quan dương giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính. 2.2.4 Lợi nhuận: Có những ý kiến trái chiều về mặt lý thuyết cho tác động của lợi nhuận lên đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, những công ty có lợi nhuận cao hơn có tỉ lệ nợ cao hơn vì có nhiều lợi nhuận hưởng tấm chắn từ thuế. Theo quan điểm của Jensen và Meckling (1976), những doanh nghiệp có lời với dòng tiền dư thừa sẽ cần vay nợ cao để ngăn chặn các giám đốc khỏi việc theo đuổi những dự án đầu tư kém hiệu quả. Tuy nhiên, từ quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng, những công ty thích nguồn tài trợ bên trong hơn bên ngoài. Vì vậy, những công ty có nhiều lợi nhuận hơn cần ít tài trợ bên ngoài hơn và vì vậy có tỉ lệ nợ thấp hơn. Hầu hết những nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ âm giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận, ví dụ như Rajan – Zingales (1995), Huang – Song (2002), Booth et al (2001), Titman- Wessels (1988), Friend – Lang (1988) và Kester (1986). Long và Maltiz (1985) nhận thấy mối quan hệ dương giữa nợ và lợi nhuận nhưng không có ý nghĩa thống kê. 2.2.5 Thuế: Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, một công ty với mức thuế suất cao hơn nên sử dụng nợ nhiều hơn và vì vậy nên có tỉ lệ nợ cao hơn, bởi vì thu được nhiều thu nhập hơn từ tấm chắn thuế. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng thuế quan trọng tới cấu trúc vốn của công ty. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm lại thất bại để tìm ra tác động có ý nghĩa của thuế lên những quyết định tài trợ. Mackie – Mason (1990) đã đặc biệt tập trung vào nghiên cứu tác động của thuế lên sự lựa chọn giữa nợ và vốn cổ phần
  19. 11 và tìm ra mối quan hệ dương giữa thuế suất biên với tài trợ nợ, trùng khớp với lý thuyết của MM 2.2.6 Tính thanh khoản: Tính thanh khoản được tính bằng tỉ lệ giữa tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn.Tỉ lệ này cho thấy khả năng của công ty thực hiện cam kết trả nợ ngắn hạn. Lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán rằng những công ty với tỉ lệ thanh khoản cao sẽ vay ít hơn. Nghiên cứu của Titman và Wessles (1988), Baskin (1989), Deesomsak, Paudyal và Pescetto (2004) cũng cho thấy mối tương quan âm giữa tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính. 2.2.7 Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là đại diện cho khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp và thường được dự đoán có quan hệ âm với đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, Hsia (1981), dựa vào bản chất của vốn cổ phần, kết hợp với mô hình định giá quyền chọn (OPM), mô hình định giá tài sản vốn (CAMP) và những định lý của Modigliani – Miller cho thấy rằng khi phương sai của giá trị tài sản doanh nghiệp tăng, rủi ro hệ thống của vốn cổ phần giảm. Vì vậy, rủi ro kinh doanh dự đoán tương quan thuận với đòn bẩy tài chính. Những nghiên cứu thực nghiệm của Booth et al. (2001), Bradley et al. (1984), Chaplinsky và Niehaus (1993), Titman và Wessels (1988) đều cho thấy mối quan hệ âm giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính. 2.2.8 Hành vi, tâm lý nhà quản lý: Bên cạnh những nghiên cứu về các yếu tố truyền thống tác động đến cấu trúc vốn còn có những nghiên cứu về tâm lý và hành vi cùa nhà quản lý tác động đến cấu trúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0