Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương
lượt xem 7
download
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực nghiệm có giá trị về các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT từ đó tác động đến chất lượng TTKT tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau đó, dựa trên việc phân tích các kết quả nghiên cứu có được nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động tại Bình Dương hiểu rõ hơn việc ứng dụng HTTTKT từ gốc độ bên trong tổ chức. Hơn nữa, muốn nâng cao chất lượng TTKT thì cần phải cải thiện chất lượng HTTTKT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Việt Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả bài nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ tài liệu nào trước đó. Tác giả Nguyễn Thị Kim Nguyệt
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2 2.2 Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 3.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn..........................................4 6. Bố cục của luận văn .............................................................................................5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .......................................................6 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ...............................................................................6 1.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................................9 1.3 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu ...........................................................10 1.4 Hướng nghiên cứu của tác giả .........................................................................10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................12 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................13 2.1 Một số vấn đề chung về chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT ..............13 2.1.1 Hệ thống ....................................................................................................13
- 2.1.2 Hệ thống thông tin .....................................................................................13 2.1.3 Hệ thống thông tin kế toán ........................................................................14 2.1.3.1 Khái niệm ...............................................................................................14 2.1.3.2 Chất lượng hệ thống thông tin kế toán ...................................................15 2.2 Thông tin kế toán .............................................................................................17 2.2.1 Thông tin ...................................................................................................17 2.2.2 Chất lượng thông tin ..................................................................................18 2.2.3 Chất lượng thông tin kế toán .....................................................................19 2.2.3.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB..................21 2.2.3.2 Quan điểm hội tụ IASB- FASB..............................................................22 2.2.3.3 Quan điểm của Chuẩn mực kế toán Việt Nam .......................................23 2.3 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT ..............................................24 2.3.1 Nhân tố văn hoá tổ chức ............................................................................24 2.3.2 Nhân tố lãnh đạo chuyển đổi .....................................................................25 2.4 Các lý thuyết nền .............................................................................................26 2.4.1 Mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone & McLean 2003 ....26 2.4.2 Mô hình kim cương Leavitt 1965 ..............................................................28 2.4.3 Lý thuyết thông tin hữu ích .......................................................................30 2.5 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................32 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................33 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................33 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................34 3.3 Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................34 3.3.1 Đo lường nhân tố văn hoá tổ chức ............................................................34 3.3.2 Đo lường nhân tố lãnh đạo chuyển đổi .....................................................37 3.3.3 Đo lường nhân tố chất lượng HTTKT.......................................................39 3.3.4 Đo lường nhân tố chất lượng TTKT .........................................................40 3.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ......................................................................41
- 3.4.1 Mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức và chất lượng HTTTKT .....................42 3.4.2 Mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi và chất lượng HTTTKT ..............42 3 4.3 Mối quan hệ giữa chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT ..................43 3.5 Nghiên cứu định tính .......................................................................................43 3.5.1 Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm......................................................43 3.5.2 Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................44 3.6 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................45 3.6.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập mẫu khảo sát .........................45 3.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................47 3.6.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ...........................47 3.6.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................48 3.6.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................48 3.6.2.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling) .....49 3.7 Giới thiệu chung về Bình Dương và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại Bình Dương ......................................................................................................49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................50 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................51 4.1 Thực trạng chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT của các doanh nghiệp tại Bình Dương ......................................................................................................51 4.2 Tổng hợp kết quả khảo sát và thống kê mô tả thang đo ..................................52 4.2.1 Kết quả khảo sát về lĩnh vực kinh doanh ..................................................52 4.2.2 Kết quả khảo sát về kinh nghiệm làm việc................................................52 4.2.3 Thống kê mô tả thang đo ...........................................................................53 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ............53 4.3.1 Thang đo “Văn hoá tổ chức” .....................................................................53 4.3.2 Thang đo “Lãnh đạo chuyển đổi” .............................................................54 4.3.3 Thang đo “Chất lượng HTTTKT” .............................................................54 4.3.4 Thang đo “Chất lượng TTKT” ..................................................................54 4.4 Đánh giá giá trị thang đo bằng mô hình EFA .................................................54 4.5 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ..................................................................55
- 4.6 Mô hình SEM ..................................................................................................58 4.7 Kiểm định BOOTSTRAP ...............................................................................59 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................62 5.1 Kết luận ............................................................................................................62 5.2 Kiến nghị..........................................................................................................62 5.2.1 Về văn hoá tổ chức ....................................................................................63 5.2.2 Về lãnh đạo chuyển đổi .............................................................................64 5.2.3 Về chất lượng HTTTKT ............................................................................65 5.2.4 Về chất lượng TTKT .................................................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................69 KẾT LUẬN ...............................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM THẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT AIS Accounting Information System (Hệ thống thông tin kế toán) BCTC Báo cáo tài chính CFA Confirmatory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định) CLTT Chất lượng thông tin EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) HTTT Hệ thống thông tin HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán IASB International Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) NVKT Nghiệp vụ kinh tế SEM Structural Equation Modeling (Mô hình cấu trúc tuyến tính) TTKT Thông tin kế toán
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp thang đo nhân tố chất lượng hệ thống thông tin kế toán Bảng 2.2 Mô hình PSP/IQ Bảng 2.3 Tổng hợp thang đo nhân tố chất lượng TTKT Bảng 3.1 Nội dung đo lường của biến văn hoá tổ chức Bảng 3.2 Nội dung đo lường của biến lãnh đạo chuyển đổi Bảng 3.3 Nội dung đo lường của biến chất lượng HTTTKT Bảng 3.4 Nội dung đo lường của biến chất lượng TTKT Bảng 3.5 Điều chỉnh nội dung thang đo của nhân tố lãnh đạo chuyển đổi Bảng 4.1 Lĩnh vực kinh doanh Bảng 4.2 Kinh nghiệm làm việc Bảng 4.3 Kết quả kiểm định giả thuyết
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình CLTTKT của IASB và FASB 2010 Hình 2.2 Mô hình thành công hệ thống thông tin của DeLone & McLean 1992 Hình 2.3 Mô hình HTTT thành công DeLone & Mc Lean 2003 Hình 2.4 Mô hình kim cương Leavitt Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu luận văn Hình 4.1 Phân tích nhân tố Hình 4.2 Mô hình SEM
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG TÓM TẮT Chất lượng thông tin rất quan trọng với người sử dụng. Thông tin có chất lượng sẽ dẫn đến các quyết định có chất lượng hơn. Nghiên cứu này nhằm xác định tác động của lãnh đạo chuyển đổi và văn hoá tổ chức lên chất lượng thông tin kế toán thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp tại Bình Dương. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, sau đó nhờ sự hỗ trợ của việc sử dụng SPSS và AMOS, tác giả đã tiến hành phân tích kết quả với 203 doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống thông tin kế toán tại Bình Dương. Kết quả cho thấy sự tác động tích cực của lãnh đạo chuyển đổi và văn hoá tổ chức lên chất lượng hệ thống thông tin kế toán, từ đó tác động đến chất lượng thông tin kế toán. Kết quả bài nghiên cứu nhấn mạnh sự chú ý về tầm quan trọng của văn hoá tổ chức, là một trong những nhân tố góp phần cải thiện chất lượng hệ thống thông tin kế toán từ đó nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Từ khoá: lãnh đạo chuyển đổi, văn hoá tổ chức, chất lượng hệ thống thông tin kế toán, chất lượng thông tin kế toán.
- FACTORS AFFECT THE QUALITY OF ACCOUNTING INFORMATION AT BINH DUONG PROVINCIAL ENTERPRISES ABSTRACT Quality of information is very important for users. The more quality information received also the more qualified decision to be taken. This study aims to determine the impact of transformational leadership and organizational culture on the quality of accounting information through the quality of accounting information systems in enterprises in Binh Duong. In order to achieve the research goal, the author has developed a survey questionnaire after consulting with experts, then thanks to the support of the use of SPSS and AMOS, the author has conducted analysics with 203 enterprises which using accounting information system in Binh Duong. The results show that the positive impact of transformational leadership and organizational culture on the quality of accounting information systems, thereby affecting the quality of accounting information. The results of the study emphasize the attention on the importance of organizational culture, which is one of the factors contributing to improving the quality of accounting information systems, thereby improving the quality of accounting information. Keywords: transformational leadership, organizational culture, quality of accounting information system, quality of accounting information.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, điều này đã làm cho thông tin trở thành một nguồn lực không thể thiếu tại các tổ chức đang hoạt động và của cả nền kinh tế và xã hội. Việc sử dụng thông tin kế toán rất quan trọng trong các hoạt động quản lý của một công ty. TTKT hữu ích trong việc ra quyết định. Vì thế, chất lượng thông tin rất quan trọng với người sử dụng. Thông tin có chất lượng sẽ dẫn đến các quyết định có chất lượng hơn. Mặt khác, các ngân hàng gặp sự cố về hệ thống quản lí thông tin sai lệch từ đó dẫn đến việc mất khách hàng và hoạt động kinh doanh đạt năng suất thấp (Dandago, 2014). Bằng chứng thực nghiệm cho thấy CLTT là các yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với sự thành công của HTTTKT (Seddon et al., 2002). Bên cạnh đó, hệ thống thông tin kế toán (AIS) cung cấp thông tin cần thiết cho những người ra quyết định bên trong và bên ngoài tổ chức (Bodnar, 2010). HTTTKT được sử dụng để xử lý giao dịch kế toán và báo cáo tài chính để cung cấp thông tin cho người sử dụng (Susanto, 2015). Một HTTTKT thành công sẽ góp phần nâng cao sự thành công các quyết định của người sử dụng thông tin (Al-Ali, 2014). Hơn nữa, một HTTTKT hiệu quả sẽ giúp cho người sử dụng thông tin linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong tương lai (Weygandt et al., 2012). Mặt khác, văn hóa tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định và là một yếu tố quan trọng trong hiệu quả quản lý nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức (Aldegis, 2018). Không chỉ thế, văn hóa tổ chức có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoặc hình thành nhân cách của cá nhân, từ đó góp phần vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức (Wang, 2009). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Dong (2006) cho thấy rằng lãnh đạo chuyển đổi có ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin, hơn nữa, lãnh đạo
- 2 chuyển đổi có thể làm cho hệ thống thông tin đạt hiệu quả. Vai trò của lãnh đạo chuyển đổi là hướng dẫn và thúc đẩy một tầm nhìn chung của tổ chức. Cụ thể, thúc đẩy con người trong việc sáng tạo và chia sẻ kiến thức trong một tổ chức (Argyris and Senge, 1994). Không những thế, theo Azmi và cộng sự (2015) chứng minh rằng HTTTKT được sử dụng để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định trong tổ chức và HTTTKT thành công có liên quan đáng kể đến chất lượng TTKT. Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Bình Dương cũng là nơi có tốc độ phát triển tương đối nhanh với nhiều doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế và là bộ phận đóng góp vào sản lượng GDP của tỉnh. Vì vậy, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra thì việc cung cấp thông tin có chất lượng từ những bộ phận trong công ty là điều rất cần thiết, đặc biệt là thông tin kế toán. Trong khi đó, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu đề cập các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Và trong quá trình tìm hiểu các nghiên cứu đã thực hiện, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiệm ở Bình Dương về các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán. Do vậy, từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây về sự tác động của các nhân tố tới chất lượng TTKT, tác giả tiến hành nghiên cứu với đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung
- 3 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực nghiệm có giá trị về các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT từ đó tác động đến chất lượng TTKT tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau đó, dựa trên việc phân tích các kết quả nghiên cứu có được nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động tại Bình Dương hiểu rõ hơn việc ứng dụng HTTTKT từ gốc độ bên trong tổ chức. Hơn nữa, muốn nâng cao chất lượng TTKT thì cần phải cải thiện chất lượng HTTTKT. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu thứ nhất là xem xét các nhân tố văn hoá tổ chức và lãnh đạo chuyển đổi có tác động đến chất lượng TTKT tại các doanh nghiệp hoạt động tại Bình Dương. Mục tiêu thứ hai là xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT tại các doanh nghiệp hoạt động tại Bình Dương. Mục tiêu thứ ba là mức độ tác động của chất lượng TTKT đến chất lượng HTTTKT. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, cần giải quyết 3 câu hỏi được đặt ra như sau: Câu 1: Nhân tố văn hoá tổ chức và lãnh đạo chuyển đổi có tác động đến chất lượng HTTTKT hay không? Câu 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng HTTTKT là như thế nào? Câu 3: Nhân tố chất lượng TTKT có bị tác động bởi chất lượng HTTTKT hay không? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Là nhân tố văn hoá tổ chức và lãnh đạo chuyển đổi tác động đến chất lượng HTTTKT từ đó tác động đến chất lượng TTKT tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Bình Dương.
- 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp đang hoạt động tại Bình Dương (không bao gồm các công ty tài chính, ngân hàng và các tổ chức tín dụng). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, có sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: tham khảo ý kiến chuyên gia về việc giải thích thang đo của các biến trong bài nghiên cứu. Từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi chính thức. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: từ bảng câu hỏi được phát ra qua hình thức email và gửi bảng câu hỏi trực tiếp, sau khi loại bảng câu hỏi không phù hợp, tác giả sử dụng công cụ thống kê phân tích SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu. Trước tiên, dùng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, sau đó kiểm định giá trị thang đo qua mô hình EFA với kiểm định KMO và Barlettt, tiếp theo là tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA, và phân tích mô hình SEM, cuối cùng là kiểm định BOOTSTRAP. 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn Về mặt lý thuyết, từ việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, từ việc thu thập số liệu, sử dụng công cụ thống kê như kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, mô hình SEM, giúp cho việc kiểm định sự tác động của các nhân tố lên chất lượng TTKT thông qua chất lượng HTTTKT đạt được độ tin cậy cao. Về mặt thực tiễn, kết quả của bài nghiên cứu sẽ góp một phần nhỏ để giúp các nhà quản lý tập trung, phát huy nhân tố tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng HTTTKT. Từ đó đưa ra giải pháp hữu ích góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng của HTTTKT.
- 5 6. Bố cục của luận văn Luận văn được kết cấu bao gồm các chương như sau:. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Thông tin kế toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một tổ chức. Những nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán để đưa ra quyết định đúng đắn (Aldegis, 2018). Trong chương 1 sẽ trình bày các nghiên cứu nước ngoài và trong nước về các nhân tố tác động đến HTTTKT và chất lượng thông tin kế toán. Tiếp theo ở chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết nền tảng để xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương 3, tiến hành thực hiện phân tích đánh giá ở chương 4 và chương 5 sẽ bàn luận và kiến nghị. 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Tiêu biểu như nghiên cứu của Rahayu (2012) đã phát hiện ra các nhân tố liên quan đến việc thực hiện HTTTKT từ đó ảnh hưởng đến chất lượng TTKT bao gồm sự cam kết của nhà quản lý cấp cao và chất lượng dữ liệu. Tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi bằng cách phỏng vấn tay đôi với trưởng bộ phận xử lý dữ liệu và thông tin tại văn phòng thuế ở Bandung và Jakarta. Kết quả nghiên cứu khẳng định nhân tố cam kết của nhà quản lý cấp cao và chất lượng dữ liệu có tác động đáng kể đến HTTTKT, cụ thể cam kết của nhà quản lý ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu, và HTTTKT có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Bên cạnh đó, Hamdan (2014) đã thực hiện một nghiên cứu tại các cơ sở dịch vụ của Syria, với mục đích phát triển và thử nghiệm một mô hình tích hợp để nghiên cứu vai trò của văn hóa tổ chức đối với sự thành công của hệ thống thông tin kế toán. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã vận dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) với mô hình DeLone & McLean cho sự thành công của HTTTKT, bao gồm văn hóa tổ chức được đưa vào mô hình để nghiên cứu sự tác động của nó đến thành công của HTTTKT. Dữ liệu được thu thập từ 251 bảng câu hỏi đã được phân tích bằng SPSS. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một mô hình tích hợp về mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và chất lượng của HTTTKT. Tiếp theo, tại Indonesia, tác giả Wisan (2016) đã thực hiện một nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến chất lượng HTTTKT. Mẫu nghiên cứu bao gồm
- 7 nhân viên kế toán tại một số trường cao đẳng ở Indonesia. Kết quả nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa tổ chức trong việc cải thiện chất lượng HTTTKT. Nghiên cứu kết luận rằng văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT. Chất lượng TTKT có thể cải thiện bằng cách thông qua các yếu tố trong tổ chức, đặc biệt là yếu tố văn hóa tổ chức. Hơn nữa, bài nghiên cứu của Al-Hiyari và cộng sự (2013) được thực hiện ở Malaysia với mục đích là xác định các nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nguồn lực nhân sự, chất lượng HTTTKT và chất lượng TTKT. Nhóm tác giả đề xuất là phải đảm bảo đầy đủ về nguồn lực và đào tạo nhân viên trong quá trình ứng dụng HTTTKT. Tuy nhiên, đối tượng tham gia nghiên cứu chỉ là sinh viên. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai nên mở rộng thêm các yếu tố khác, tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp định lượng, và tiến hành ở nhiều đối tượng khảo sát khác nhau. Không chỉ vậy, theo như Aldegis (2018) đã tiến hành nghiên cứu với đối tượng khảo sát là các nhân viên ở miền trung Indonesia, với mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của HTTTKT cũng như chất lượng TTKT. Từ việc phân tích mô hình phương trình cấu trúc hồi quy, nghiên cứu kết luận rằng văn hóa tổ chức có tác động đáng kể đến chất lượng HTTTKT. Sự tác động tích cực này cũng góp phần cải thiện chất lượng TTKT. Hơn thế, tác giả Dehganzade và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu về sự tác động của nhân tố con người lên tính hữu hiệu của HTTTKT. Nhóm tác giả thu thập dữ liệu tại 62 văn phòng ngẫu nhiên đang ứng dụng HTTTKT bao gồm khu vực công và công ty tư nhân. Đầu tiên, nhóm tác giả đã dựa trên mô hình năm nhân tố về tính cách để thiết kế các câu hỏi nhằm tìm ra các đặc điểm cá nhân của người sử dụng. Tiếp theo, dựa trên năm đặc điểm chính về tính cách đã được thảo luận, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tính cách và tính hữu hiệu của hệ thống. Khi đó, nhóm tác giả đã xây dựng một bảng câu hỏi và được kiểm định
- 8 bằng cách sử dụng Spearman và Chi-square. Nhân tố con người được tác giả nghiên cứu thông qua các mối quan hệ về chuyên môn (trình độ học vấn, số lượng các khoá đào tạo các kỹ năng về máy tính), kinh nghiệm và sự hài lòng của người sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng con người bao gồm các đặc điểm về tính cách như sự cởi mở, sự hợp tác, sự tận tâm và kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Ngoài ra, tác giả Cho và cộng sự (2011) đã thực hiện nghiên cứu để xem sự tác động của lãnh đạo chuyển đổi đến sự thành công của hệ thống thông tin như thế nào. Mục đích để xem xét tác động tích cực của lãnh đạo chuyển đổi đối với thành công của hệ thống thông tin trong các tổ chức. Mẫu gồm 251 nhân viên từ một ngân hàng đa quốc gia tại Hàn Quốc. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy lãnh đạo chuyển đổi có tác động tích cực đến sự thành công của hệ thống thông tin. Các kết quả kêu gọi sự chú ý của nhà quản lý về tầm quan trọng của sự phát triển lãnh đạo chuyển đổi trong các tổ chức. Không chỉ vậy, bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu Wongsim và Gao (2011) tại Thái Lan cho thấy chất lượng thông tin kế toán trong quá trình ứng dụng HTTTKT ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. Việc đưa ra quyết định phụ thuộc vào sự phù hợp của HTTTKT với yêu cầu của tổ chức. Để ứng dụng thành công HTTTKT, điều quan trọng là phải quản lí tất cả các quy trình của hệ thống để đảm bảo thông tin có chất lượng. Trong khi các nghiên cứu khác tập trung vào nhân tố của tổ chức tác động như thế nào đến chất lượng HTTTKT thì Salehi và cộng sự (2010) chứng minh ứng dụng HTTTKT cải thiện tính chính xác của BCTC tại Iran. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có rất nhiều khoảng cách rất lớn giữa mong muốn và thực tế về các vấn đề của HTTTKT. Theo nghiên cứu của Rapina (2014) nói về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán và ảnh hưởng của chất lượng hệ thống thông tin kế toán đến chất lượng thông tin kế toán. Mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán từ đó tác động đến chất lượng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn