![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài sẽ phần nào giúp các nhà đầu tư hay khách hàng biết được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ đó, họ sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********* TRẦN LAN ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********* TRẦN LAN ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, hình ảnh, bảng biểu được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt nguồn số liệu được tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên từ năm 2013 đến năm 2016 của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả TRẦN LAN ANH
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 5 1.1. Nghiên cứu ở các nước: ............................................................................................... 5 1.1.1. Nghiên cứu chung về công bố thông tin tài chính ở các lĩnh vực phi ngân hàng: 5 1.1.2. Nghiên cứu riêng về công bố thông tin tài chính ở lĩnh vực ngân hàng: ............. 8 1.2. Kết luận và xác định khe hổng của đề tài..................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 11 2.1.Khái niệm về công bố thông tin tài chính: ...................................................................... 11 2.2.Yêu cầu chung về công bố thông tin tài chính: ............................................................... 11 2.3. Phân loại công bố thông tin tài chính: ............................................................................ 12 2.4. Đo lường mức độ công bố thông tin tài chính: .............................................................. 13 2.5. Chỉ số công bố thông tin tài chính: ................................................................................ 14 2.6. Khuôn mẫu công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: ...................................................................................................................................... 16 2.7. Các lý thuyết nền ............................................................................................................ 16 2.7.1. Lý thuyết đại diện: ................................................................................................... 16 2.7.2. Lý thuyết tín hiệu: .................................................................................................... 17 2.7.3. Lý thuyết chính trị: .................................................................................................. 18 2.7.4. Lý thuyết chi phí sở hữu .......................................................................................... 19 2.8. Các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính: ..................................... 19 2.9. Kết luận chương 2 .......................................................................................................... 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 23 3.1. Khung nghiên cứu: ......................................................................................................... 23 3.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến .......................................................................................... 25 3.3. Các giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................................. 26 3.3.1. Quy mô: ................................................................................................................... 27 3.3.2.Công ty kiểm toán ..................................................................................................... 27 3.3.3. Chỉ số tài chính của ngân hàng:.............................................................................. 28
- 3.3.4. Tình trạng niêm yết .................................................................................................. 29 3.3.5. Hội đồng quản trị .................................................................................................... 30 3.3.6. Sở hữu cổ đông nước ngoài ..................................................................................... 31 3.3.7. Lợi nhuận: ............................................................................................................... 32 3.3.8. Loại hình sở hữu ...................................................................................................... 32 3.3.9.Tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị ...................................... 32 3.3.10. Mức độ công bố thông tin tài chính: ..................................................................... 33 3.4. Quy trình nghiên cứu định tính ...................................................................................... 36 3.4.1. Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính ..................................................................... 36 3.4.2. Công cụ thu thập và xử lý dữ liệu định tính ............................................................ 36 3.5. Quy trình nghiên cứu định lượng: .................................................................................. 37 3.6. Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 41 4.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần: .............................................................. 41 4.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................ 48 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định tính: ................................................................................. 48 4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ............................................................................... 51 4.3. Phân tích và thảo luận kết quả: ...................................................................................... 63 4.4. Kết luận chương 4 .......................................................................................................... 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 66 5.1. Kết luận .......................................................................................................................... 66 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................................ 66 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 70 DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO .............................................................................. 73 PHỤ LỤC................................................................................................................................. 75
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng hợp các nhân tố và lý thuyết nền trong các nghiên cứu trước đây ............................................................................................................................ Trang 21 Bảng 2:Bảng tổng hợp thang đo của các nhân tố ............................................... Trang 36 Bảng 3: Sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng ............................................................................................................................ Trang 41 Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả nhận được phỏng vấn ý kiến chuyên gia ......... Trang 49 Bảng 5: Bảng thống kê dữ liệu thu thập được của 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ............................................................................................................ Trang 53 Bảng 6: Kết quả thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ........................................................................... Trang 54 Bảng 7: Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................................................................................................ Trang 55 Bảng 8: Kết quả hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................ Trang 57 Bảng 9: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến ............ Trang 58 Bảng 10: Bảng phân tích ANOVA của mô hình hồi quy đa biến ...................... Trang 59 Bảng 11: Bảng kết quả hồi quy .......................................................................... Trang 60 Bảng 12: Bảng kết quả hồi quy sau khi loại bỏ các biến độc lập không có ý nghĩa thống kê ........................................................................................................................ Trang 61
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1:Khung nghiên cứu tổng quát .................................................................. Trang 24 Hình 2: Mô hình nghiên cứu dự kiến ................................................................. Trang 26 Hình 3: Sơ đồ phân loại ngân hàng thương mại tại Việt Nam ........................... Trang 46 Hình 4: Sơ đồ hoạt động của các ngân hàng thương mại .................................. Trang 48 Hình 5: Mô hình nghiên cứu dự kiến được xây dựng lại .................................. Trang 50
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1/ HĐQT : Hội đồng quản trị 2/ TMCP : Thương mại cổ phần
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì là trung gian tài chính và tạo phương tiện thanh toán. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các Ngân hàng thương mại cổ phần càng mở rộng hoạt động tiền tệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ cho khách hàng. Điều này thể hiện qua việc các ngân hàng thương mại cổ phần phát triển và mở rộng đa dạng hơn các loại hình dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần tập trung vào các sản phẩm truyền thống như: huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh... Các dịch vụ mới phát triển hiện nay có thể kể đến như: Các loại công cụ tài chính phái sinh, cho vay bằng tiền Việt Nam có đảm bảo bằng ngoại tệ… Điều này thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư tiềm năng. Chính vì vậy, các nhà đầu tư và các cơ quan ban ngành đặc biệt quan tâm đến các báo cáo tài chính công bố của các ngân hàng thương mại cổ phần. Qua số liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần, việc kiểm soát cũng như việc ra quyết định sẽ dễ dàng hơn.Vì thế, các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng làm đẹp thông tin tài chính trên các báo cáo. Việc lựa chọn thông tin tài chính để công bố là điều các ngân hàng luôn cân nhắc. Để lựa chọn được các thông tin phù hợp và cần thiết, các ngân hàng thương mại cổ phần chịu ảnh hưởng của một số nhân tố tác động. Mức độ tác động nhiều hay ít của các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính và chất lượng của báo cáo tài chính. Điều này làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư hoặc cơ quan ban ngành. Họ có thể đưa ra phán đoán sai và gây thiệt hại đáng kể. Nắm bắt được thực tiễn và tính cấp thiết của vấn đề, người viết đã quyết định thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm đóng góp kết quả nghiên
- 2 cứu trong việc hỗ trợ ra quyết định của nhà đầu tư hay khách hàng và đóng góp trong công tác kiểm toán soát xét báo cáo tài chính của các cơ quan ban ngành. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: a/ Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Xác định các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Xem xét tác động của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam b/ Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết các câu hỏi sau: - Những nhân tố nào tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính? - Tác động của các nhân tố này đến mức độ công bố thông tin tài chính trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên như thế nào? 3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo cáo tài chính, báo cáo thường niên tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam theo danh sách công bố trên trang web của Ngân hàng nhà nước Chi tiết danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam xem Phụ lục 1 - Thời gian:
- 3 Nghiên cứu sẽ thu thập số liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên từ năm 2013 đến năm 2016 của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài phối hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng bằng hình thức phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố có thể tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng bằng việc kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng công cụ thống kê mô tả và hồi quy đa biến. 5. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đem lại những đóng góp như sau: Thứ nhất, đề tài này sẽ góp phần định hướng trong việc xác định các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Thứ hai, đề tài này cũng sẽ góp phần hỗ trợ trong việc kiểm tra soát xét báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Cuối cùng, đề tài sẽ phần nào giúp các nhà đầu tư hay khách hàng biết được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Từ đó, họ sẽ có cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. 6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan các công trình đã công bố - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
- 4 - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Dưới đây là một số công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về công bố thông tin tài chính trên báo cáo tài chính trong lĩnh vực ngân hàng hay phi ngân hàng. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên người viết chỉ tổng hợp được một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và dựa vào đó làm cơ sở cho luận văn của mình Người viết sẽ phân chia các công trình nghiên cứu thành hai phần chính: - Nghiên cứu chung: Bao gồm các công trình nghiên cứu về công bố thông tin tài chính ở lĩnh vực phi ngân hàng - Nghiên cứu riêng: Bao gồm các công trình nghiên cứu về công bố thông tin của các ngân hàng thương mại 1.1. Nghiên cứu ở các nước: 1.1.1. Nghiên cứu chung về công bố thông tin tài chính ở các lĩnh vực phi ngân hàng: Sau đây là một số nghiên cứu về công bố thông tin tài chính ở lĩnh vực phi ngân hàng của một số nước trên thế giới (Bao gồm Việt Nam). Do giới hạn thời gian, người viết chỉ nêu lên một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: a/ Quốc tế: Qua tìm hiểu, trong lĩnh vực quốc tế, người viết đã tổng hợp được hai nghiên cứu tiêu biểu sau: Thứ nhất là công trình nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2007). Thứ hai là công trình nghiên cứu của Adznan và Nelson (2014) Mục tiêu nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2007) và Adznan và Nelson (2014) tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên các báo cáo tài chính của công ty niêm yết. Cả hai tác giả đều dựa vào chuẩn mực kế toán quốc tế về quy định công bố thông tin để tổng hợp những mục cần công bố
- 6 thông tin liên quan và tính điểm cho các mục có công bố thông tin. Cụ thể như sau, Nghiên cứu (Lopes và Rodrigues, 2007) thì dựa vào chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 32 và IAS 39 tổng hợp thành 11 mục cần công bố. Đối với nghiên cứu Adznan và Nelson (2014) thì dựa vào chuẩn mực kế toán MFRS7 để tổng hợp và kết quả cho thấy có 25 mục cần công bố. Thông qua việc thu thập số liệu từ các báo cáo thường niên, hai tác giả đã vận dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi duy đa biến để đưa ra kết quả như sau: Đối với nghiên cứu Lopes và Rodrigues (2007) thì yếu tố Quy mô, Thuộc lĩnh vự tài chính, Loại kiểm toán và Tình trạng niêm yết có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính. Trong khi đó, Nghiên cứu Adznan và Nelson (2014) thì chỉ ra rằng yếu tố Uỷ ban kiểm toán độc lập, Kiểm toán nội bộ và Phí kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2007) còn tồn tại một số hạn chế như sau: - Chưa chứng minh được hệ thống quản trị và kiểm soát xung đột có tác động đến mức độ công bố thông tin. - Chưa chỉ ra được tác động của loại hình cấu trúc vốn tài chính từ việc đo lường của mức độ đòn bẩy và tầm quan trọng của thị trường vốn tài chính không có mối quan hệ thống kê với mức độ công bố thông tin. Công trình nghiên cứu của Adznan và Nelson (2014) gặp những mặt hạn chế như sau: - Chưa mở rộng hướng nghiên cứu sang các công ty trong lĩnh vực tài chính - Nghiên cứu chỉ dựa trên dữ liệu thứ cấp (Báo cáo thường niên) và chỉ tập trung vào các công ty tuân theo chuẩn mực kế toán MFRS b/ Việt Nam:
- 7 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính tiêu biểu có hai công trình nghiên cứu sau: - Thứ nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Lan Phương (2014) - Thứ hai là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo (2015) Nhìn chung, cả hai nghiên cứu nêu trên đều tập trung vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Riêng nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo (2015) thì tác giả tập trung vào mức độ công bố thông tin tự nguyện. Kế thừa từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới, các tác giả dựa vào quy định công bố thông tin trong nước để tổng hợp ra các mục cần công bố thông tin. Sau đó, tiến hành chấm điểm đối với các mục thông tin đã công bố để tính ra mức độ công bố thông tin tài chính. Dữ liệu thu thập là các báo cáo kiểm toán từ các công ty niêm yết được chọn mẫu. Sau đó, các tác giả thực hiện phương pháp thống kê mô tả cùng với phân tích mô hình hồi quy để chọn ra các nhân tố tác động. Kết quả nghiên cứu như sau: Đối với nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Lan Phương (2014) thì các yếu tố Quy mô, Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, Công ty kiểm toán Big4, Mức độ sinh lời và Thời gian niêm yết của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo cáo tài chính. Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo (2015) thì kết quả chỉ ra rằng Quy mô, Loại hình sở hữu có yếu tố nước ngoài, Lợi nhuận có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này gặp một số giới hạn như sau. Đối với công trình nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Lan Phương (2014) thì chỉ tập trung vào nhóm yếu tố thuộc về sở hữu, đặc điểm quản trị, tính chất công ty mà chưa mở rộng ra các nhóm yếu tố như văn hóa, quản trị doanh nghiệp, trình độ, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của bộ máy kế toán vẫn chưa được nghiên cứu.
- 8 Còn công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo (2015) thì gặp một các hạn chế: - Nghiên cứu gặp hạn chế do hệ số tương quan chỉ ở mức 0.25. Nghĩa là mức độ công bố thông tin tự nguyện chỉ được các biến trong kết quả nghiên cứu giải thích 25% và phần còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác mà mô hình không đề cập đến. - Chưa phân tích sâu về mức độ thỏa mãn của người sử dụng báo cáo thường niên đối với các thông tin đã được công bố. 1.1.2. Nghiên cứu riêng về công bố thông tin tài chính ở lĩnh vực ngân hàng: Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, ở lĩnh vực ngân hàng, người viết chỉ tổng hợp hai công trình nghiên cứu có liên quan về công bố thông tin tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại. Cụ thể như sau:Thứ nhất là công trình nghiên cứu của Tadesse (2006). Thứ hai là công trình nghiên cứu của Mamun và Kamardin (2014) Nhìn chung, hai công trình nghiên cứu trên đều tập trung vào vấn đề công bố thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu xác định mục tiêu và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Cụ thể như sau: - Công trình nghiên cứu của Tadesse (2006): Nghiên cứu này xem xét tính hiệu quả về kinh tế của quy định công bố thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung vào tác động của quy định công bố đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Bằng mô hình Logit đa thức, tác giả đã kiểm định mối quan hệ giữa sự minh bạch ngân hàng với sự ổn định hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tác giả còn phối hợp sử dụng các thước đo công bố trong bảng xếp hạng của Trung tâm nghiên cứu tài chính kế toán quốc tế (CIFAR). Từ đó, nghiên cứu đã khám phá ra các nhân tố có liên quan: Mức độ công bố thông tin, Công bố thông tin, Tính kịp thời của công bố, Sự tín nhiệm của công bố, Thu thập thông tin cá nhân, Phổ biến thông tin. Tác giả tiến hành nghiên cứu về hệ thống ngân hàng trên 49
- 9 quốc gia trong những năm 90. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khủng hỏang ngân hàng có hệ thống thấp hơn ở các nước có yêu cầu toàn diện hơn, nhiều thông tin hơn, kịp thời hơn, đáng tin cậy hơn trong quy định về công bố thông tin. Do đó, sự công bố thông tin và kết quả minh bạch có tác động đến sự ổn định ngân hàng và có ý nghĩa kinh tế. Việc công bố thông tin càng nhiều thì sẽ càng hạn chế sự thất thoát của quốc gia. - Công trình nghiên cứu của Mamun và Kamardin (2014): Công trình nghiên cứu của Mamun và Kamardin (2014) khám phá việc công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng niêm yết Bangladesh. Với cỡ mẫu được chọn là 24 ngân hàng trên tổng số 30 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Dhaka của Bangladesh, cùng với áp dụng phương pháp nghiên cứu của Hossain & Reaz (2007), Meek et al.(1995), Haniffa & Cooke (2002). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ công bố thông tin tự nguyện tăng từ 69% năm 2005 lên 76% năm 2008. Mức độ công bố thông tin tự nguyện liên quan đến quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro thấp hơn so với các loại công bố thông tin khác. Ngoài ra, nghiên cứu này góp phần vào nghiên cứu kế toán và kinh tế bằng việc bổ sung kết quả thực nghiệm của việc công bố thông tin tự nguyện của lĩnh vực ngân hàng trong nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chỉ tập trung vào các ngân hàng niêm yết mà chưa tập trung vào các ngành công nghiệp khác. 1.2. Kết luận và xác định khe hổng của đề tài Việc nghiên cứu công bố thông tin tài chính bao giờ cũng là một chủ đề thu hút các nhà nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên mà người viết tìm hiểu đều kế thừa và mở rộng từ những nghiên cứu trước đây về công bố thông tin tài chính trong báo cáo tài chính. Mặc dù đối tượng nghiên cứu giống nhau nhưng hướng tiếp cận lại khác nhau. Các kết quả nghiên cứu đều mang ý nghĩa thông kê và đóng góp đáng kể vào cơ sở nghiên cứu sau này.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên vẫn
- 10 còn gặp những hạn chế như chưa mở rộng nhiều sang hướng nghiên cứu sang lĩnh vực tài chính, chưa chỉ ra được mức độ đo lường đòn bẩy tài chính không có mốt quan hệ thống kê với mức độ công bố thông tin, chưa chỉ ra được hệ thống quản trị và kiểm soát có tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính. Trong khi đó, lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực đa dạng, thu hút nhiều sự quan tâm và đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần. Việc công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần đóng vai trò trọng yếu vì các nhà đầu tư, khách hàng và thậm chí các cơ quan ban ngành đều đặc biệt chú ý. Thông tin tài chính công bố không minh bạch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư cũng như kiểm soát hoạt động của các cơ quan ban ngành. Do đó, người viết nhận thấy việc mở rộng hướng nghiên cứu sang các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần là điều tất yếu. Trong đề tài nghiên cứu này, người viết sẽ vận dụng lại phương pháp nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Lan Phương (2014), công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thảo (2015) và công trình nghiên cứu của Lopes và Rodrigues (2007).
- 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Thông tin tài chính là những con số thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Thông tin tài chính rất có ích trong việc ra quyết định cho các nhà đầu tư hoặc khách hàng. Thậm chí là những cơ quan ban ngành đều dựa vào thông tin tài chính để kiểm soát hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, việc công bố thông tin tài chính là điều quan trọng mà các ngân hàng dùng để giao tiếp với khách hàng, nhà đầu tư và các cơ quan ban ngành. Ngoài ra, thông tin tài chính tốt còn giúp các ngân hàng giảm thiểu được thông tin bất cân xứng, giúp đẩy mạnh hệ thống quản trị của ngân hàng và làm cho người đọc có thể hình dung được bức tranh tổng thể hoạt động, tiềm năng của ngân hàng. Do đó, việc công bố thông tin tài chính là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo lòng tin cho người sử dụng thông tin. 2.1.Khái niệm về công bố thông tin tài chính: Theo quan điểm của Bộ tài chính, công bố thông tin tài chính được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin tài chính một cách công bằng và đồng thời. 2.2.Yêu cầu chung về công bố thông tin tài chính: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01, việc công bố thông tin tài chính phải đảm bảo những tính chất sau: - Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- 12 - Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót. - Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. - Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. - Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch 2.3. Phân loại công bố thông tin tài chính: Công bố thông tin tài chính bao gồm hai loại là công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện. Cụ thể như sau: - Công bố thông tin bắt buộc: Theo nghiên cứu của Healy và cộng sự (2001), công bố thông tin bắt buộc được quy định bởi các cơ quan quản lý ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Mục đích của việc ban hành các quy định bắt buộc trong việc công bố thông tin là để bảo vệ lợi ích cho người sử dụng thông tin tài chính. Các định chế nhằm mục đích phân chia lại lượng thông tin tối thiểu giữa người sử dụng thông tin tài chính được thông báo và người không được thông báo ( Healy và công sự, 1999) - Công bố thông tin tự nguyện: Một số nghiên cứu định nghĩa công bố thông tin tự nguyện là sự đối lập của công bố thông tin bắt buộc (Luez và cộng sự, 2008; Yu, 2001).
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p |
1073 |
194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p |
811 |
171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p |
836 |
164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p |
769 |
156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p |
551 |
141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p |
725 |
128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p |
475 |
90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p |
292 |
87
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p |
485 |
62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p |
566 |
62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p |
316 |
39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p |
351 |
36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p |
356 |
36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p |
441 |
25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p |
455 |
21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p |
438 |
16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p |
401 |
13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p |
471 |
13
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)