Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận văn đã nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam và xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------- BÙI NGỌC LY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRONG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------- BÙI NGỌC LY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRONG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA HỆ THÔNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS. NGUYỄN ANH HIỀN TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Anh Hiền. Các số liệu, kết quả trình bày trong bài luận văn là trung thực và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015 Học viên BÙI NGỌC LY
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Mở đầu CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………………….............1 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan .............................................................1 1.1.1. Các nghiên cứu tại nước ngoài ...............................................................1 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................19 1.1.3. Vấn đề nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ..................................20 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................23 2.1. Những vấn đề cơ bản về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam....23 2.1.1. Khái quát về hệ thống NHTM tại Việt Nam.........................................23 2.1.2. Các giai đoạn phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam ................24 2.1.3. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay ........................................28 2.1.4. Các đặc điểm hoạt động chính của các NHTM tại Việt Nam ..............28 2.2. Những vấn đề cơ bản về công bố thông tin .................................................29 2.2.1. Khái niệm về công bố thông tin ............................................................30 2.2.2. Phân loại công bố thông tin ..................................................................30 2.2.3. Yêu cầu chung về công bố thông tin ....................................................30
- 2.3. Thông tin trên báo cáo thường niên .............................................................31 2.3.1. Yêu cầu chung về công bố thông tin trên Báo cáo thường niên ...........32 2.3.2. Nội dung của Báo cáo thường niên.......................................................32 2.3.3. Công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên .......................34 2.4. Các lý thuyết liên quan đến công bố thông tin ............................................35 2.4.1. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) ..................................................35 2.4.2. Lý thuyết đại diện (Principal – Agent Theory) .....................................35 2.4.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) ...............................37 2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu........................................................................38 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................43 3.1. Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong mô hình nghiên cứu .....................................................................................................43 3.1.1. Các biến độc lập ......................................................................................43 3.1.2. Biến phụ thuộc “Chỉ số công bố thông tin tự nguyện” ..........................58 3.2. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................61 3.3. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................62 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................64 4.1. Thực trạng công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM (Câu hỏi nghiên cứu số 1) .........................................................................64 4.2. Phân tích mô hình hồi quy ..............................................................................68 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu.............................................................................68 4.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................70 4.2.3. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi................................................71
- 4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy OLS các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên các NHTM tại Việt Nam (Câu hỏi nghiên cứu 2) .......................................................................................73 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................81 5.1. Kết luận chung về công bố thông tin tự nguyện của các NHTM Việt Nam 81 5.2. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................81 5.2.1. Đóng góp khoa học..................................................................................82 5.2.2. Đóng góp thực tiễn ...................................................................................82 5.3. Những giới hạn của nghiên cứu ....................................................................83 5.4. Kiến nghị các giải pháp nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam ......................................83 5.5. Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai....................................................84
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABBank Ngân hàng TMCP An Bình ACB Ngân hàng TMCP Á Châu ANOVA Phân tích phương sai (Analysis Of Variance) BacABank Ngân hàng TMCP Bắc Á BASEL Ủy ban giám sát về ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision) BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển CEO Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer ) DongABank Ngân hàng TMCP Đông Á EximBank Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu FGLS Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares) HĐQT Hội đồng quản trị KienLongBank Ngân hàng TMCP Kiên Long LienVietPostBank Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt MaritimeBank Ngân hàng TMCP Hàng Hải MB Ngân hàng TMCP Quân Đội MDB Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông NCB Ngân hàng TMCP Quốc Dân NHTM Ngân hàng thương mại OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông OceanBank Ngân hàng TMCP Đại Dương OLS Bình phương tối thiểu (Ordinary Least Square) OTC Chứng khoán phi tập trung (Over The Counter)
- PGBank Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolomex ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets) ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity) SacomBank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín SaigonBank Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SeaBank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội TechcomBank Ngân hàng TMCP Kỹ Thương TNHH Trách nhiệm hữu hạn VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnam Accounting Standards) VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế VietCapital Bank Ngân hàng TMCP Bản Việt VietcomBank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VietinBank Ngân hàng TMCP Công Thương VIF Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WLS Bình phương tối thiểu có trọng số (Weighted Least Square)
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tổng hợp số lượng mục thông tin tự nguyện công bố trong báo cáo thường niên phân theo nhóm ............................................................................ …59 Bảng 3.2: Tổng hợp các nhân tố tác động của mô hình nghiên cứu .................... 61 Bảng 4.1. Tổng hợp mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM giai đoạn 2012-2013, ................................................................................................... 65 Bảng 4.2: Sự phân bố mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM trong năm 2012-2013..................................................................................................... 67 Bảng 4.3: Thống kê mô tả dữ liệu ........................................................................ 68 Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan .................................................................... 69 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ...................................... 71 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai của sai số thay đổi .............................. 72 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan.................................................... 72 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình OLS ............................................................. 73 Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả hồi quy ....................................................................... 79
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Số lượng các NHTM từ năm 1991-2013 ............................................. 27 Hình 2.2: Nhóm 10 NHTM có tổng tài sản lớn nhất năm 2013 .......................... 27 Hình 2.3: Nhóm 10 NHTM có vốn chủ sở hữu lớn nhất năm 2013 .................... 28 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Raoudha and Chokri .................................... 39 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Hoissan and Reaz ......................................... 40 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 41 Hình 3.1: 10 công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất năm 2013 ....................... 47 Hình 3.2: 10 công ty kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất năm 2013...... 47
- MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đi cùng sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng cũng ngày càng lớn mạnh và có ảnh hưởng rộng khắp trong các hoạt động giao dịch của xã hội. Hoạt động kinh doanh phát triển cũng đi kèm với áp lực cạnh tranh gay gắt. Điều này làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam có nhiều thay đổi. Trước đây, các NHTM Nhà nước giữ vị thế độc quyền trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên sự gia tăng về số lượng các NHTM cổ phần cũng như sự góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là nhân tố quan trọng giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính. Giai đoạn từ 2008 đến nay, với bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, các NHTM vẫn cố gắng tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn pháp định và góp phần nâng cao năng lực tài chính. Mặc dù đã có những bước đi vượt bậc và liên tục nhận được sự quan tâm mang tính chiến lược từ Chính phủ nhưng do những hạn chế về quy mô so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nên các NHTM Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn trong huy động vốn dẫn đến hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và tạo ra những hạn chế nội tại. Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Trong quá trình này, thông tin kế toán ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông tin kế toán không chỉ phục vụ cho công tác quản lý mà còn tác động đến quyết định của nhà đầu tư, người gửi tiền. Để phục vụ cho sự phát triển của chính ngân hàng và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng liên quan, các NHTM cần đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các thông tin công bố ra công chúng.
- Với thời đại công nghệ hiện nay, có nhiều nguồn và nhiều cách để tiếp cận thông tin của các NHTM nhưng báo cáo thường niên vẫn là kênh thông tin quan trọng chi phối đến quyết định của nhà đầu tư, người gửi tiền và cả các doanh nghiệp vay vốn. Do đó nhu cầu tìm hiểu về thông tin công bố trên báo cáo thường niên của các NHTM ngày càng tỏ ra cấp thiết và có tính thực tiễn cao. Tại Việt Nam, Nhà nước đã có những quy định bắt buộc đối với các NHTM về thông tin cần công bố ra bên ngoài. Tuy nhiên, các thông tin công bố trên báo cáo hiện nay chủ yếu là các thông tin trong quá khứ, trong khi đó các nhà đầu tư ngày càng hướng tới các thông tin về khả năng hoạt động trong tương lai của NHTM, thông tin đó thể hiện phần lớn trong các công bố tự nguyện. Chính vì vậy, các NHTM không chỉ công bố các thông tin theo quy định của pháp luật mà còn hướng tới công bố các thông tin tự nguyện nhằm minh bạch hóa thông tin. Công bố thông tin minh bạch được xem là một cơ chế thúc đẩy các NHTM nâng cao ý thức và cải thiện tình hình quản trị công ty, qua đó đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của các nhà đầu tư và nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn cũng tác động đến quá trình hội nhập quốc tế về chuẩn mực kế toán nhằm hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao và có thể áp dụng trên toàn thế giới. Sự hội nhập này đòi hỏi các NHTM khắt khe hơn trong việc công bố thông tin ra công chúng. Chất lượng thông tin trên báo cáo thường niên sẽ quyết định đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM trong quá khứ và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. Vì vậy việc lựa chọn thông tin tự nguyện cần phải công bố trên báo cáo của NHTM là một vấn đề rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Việc đánh giá các nhân tố tác động đến công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên góp phần hỗ trợ các nhà quản lý thấy được tác động này để từ đó có thể đưa ra các quy định, hướng dẫn phù hợp. Xuất phát từ thực tiễn trên, người nghiên cứu lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”
- Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam và xem xét các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tìm giải đáp cho các câu hỏi sau: 1, Mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam như thế nào? 2, Các nhân tố nào có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam? Tổng quan các nghiên cứu liên quan Chủ đề về công bố thông tin đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều các nhà học thuật ở nhiều nước trên thế giới, cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tự nguyện được thực hiện, về cả định tính và định, ở các công ty phi tài chính và tài chính. Tuy nhiên tại Việt Nam, nghiên cứu thực nghiệm về công bố thông tin tự nguyện trong hệ thống ngân hàng vẫn còn rất hạn chế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ giới hạn cho một đánh giá về các thông tin tự nguyện công bố trong báo cáo thường niên các NHTM tại Việt Nam được công bố trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013.
- Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu thập dữ liệu thông qua điều tra những NHTM đã cung cấp báo cáo thường niên trên website của mình. Từ đó kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy OLS. Cấu trúc của luận văn Người nghiên cứu xây dựng luận văn gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan 1.1.1. Các nghiên cứu tại nước ngoài Nhiều nhà nghiên cứu đã trích dẫn chuyên đề của Cerf (1961) là khởi diểm cho nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên. Cerf (1961) nghiên cứu các báo cáo thường niên của 258 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York, 113 công ty niêm yết trên sàn giao dịch khác, và 156 công ty OTC trong giai đoạn từ tháng 7 năm 1956 đến tháng 6 năm 1957. Với phương pháp phân tích hồi quy được thực hiện trên 31 mục điểm, tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa bố công bố thông tin và quy mô tài sản, số lượng cổ đông và lợi nhuận. Kể từ đó, chủ đề về công bố thông tin đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà học thuật ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển. Singhvi and Desai (1971), theo thiết kế nghiên cứu được giới thiệu bởi Cerf (1961), dựa trên danh sách kiểm tra mức độ công bố thông tin với 34 mục điểm tại 155 tập đoàn công nghiệp Mỹ đã báo cáo kết quả tương tự, có mối quan hệ đáng kể giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên và các đặc điểm công ty. Trong nghiên cứu này không đề cập đến sự khác biệt giữa công bố thông tin bắt buộc và tự nguyện. Trong một nghiên cứu thực nghiệm khác, Buzby (1975) đã nỗ lực đo lường mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của 88 công ty sản xuất ở Mỹ. Các công ty tài chính được loại ra khỏi danh sách mẫu nghiên cứu. Tác giả cũng đã khám phá mối quan hệ giữa công bố thông tin và hai đặc điểm công ty là tình trạng niêm yết và kích thước (đo bằng tổng tài sản) thông qua danh sách đo lường mức độ công bố gồm 39 mục thông tin.
- 2 Stanga (1976) đã tiến hành một nghiên cứu để đo lường mức độ công bố thông tin của 80 công ty công nghiệp lớn tại Mỹ, và kiểm tra ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp (đo bằng doanh thu thuần) và loại ngành công nghiệp đến mức độ công bố thông tin. Một bảng câu hỏi gồm 79 các mục thông tin đã được gửi đến cho các nhà phân tích tài chính. Họ được yêu cầu xác định trọng số cho mỗi mục thông tin dựa trên thang điểm 5 (0 điểm nếu không cần thiết và 5 điểm nếu cần thiết). Sau đó, một bảng điểm công bố thông tin có trọng số được phát triển để đánh giá mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các công ty dựa trên trả lời nhận được từ các nhà phân tích tài chính. Kết quả cho thấy rằng kích thước của một công ty không đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về công bố thông tin trên báo cáo thường niên giữa các công ty công nghiệp lớn. Ngoài ra, loại ngành công nghiệp là nhân tố quan trọng giải thích những khác biệt trong mức độ công bố trong số lượng lớn các công ty công nghiệp. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau đó được tiến hành tập trung nhiều hơn vào công bố thông tin tự nguyện, chủ yếu ở các nước phát triển và dần dần các đang và kém phát triển bắt đầu đi theo. Bên cạnh đó, so với trong các nghiên cứu trước, số lượng các biến và số lượng các mục điểm trong danh sách công bố thông tin ngày càng được mở rộng. Tại Anh, Firth (1979) đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện và ba thuộc tính công ty, cụ thể là, quy mô, tình trạng niêm yết và loại công ty kiểm toán. Để đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện đối với mỗi công ty, chỉ số công bố thông tin có trọng số gồm 48 mục điểm được áp dụng. Mỗi mục thông tin tự nguyện được lựa chọn dựa trên đánh giá của các tài liệu liên quan, báo cáo thường niên gần nhất của công ty và thảo luận với những người dùng khác nhau. Nghiên cứu sử dụng các kiểm tra t-test để đánh giá thứ hạng tác động của ba biến độc lập về mức độ công bố thông tin tự nguyện. Các kết quả thống kê cho thấy mối liên kết tích cực giữa tình trạng niêm yết, quy mô công ty và mức độ công bố thông tin tự nguyện. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa mức độ công bố thông tin và loại công ty kiểm toán.
- 3 Tại New Zealand, McNally et al. (1982) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ công bố tự nguyện của 103 các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán New Zealand và một số đặc điểm của công ty: Quy mô, tỷ lệ lợi nhuận, tăng trưởng, kích cỡ công ty kiểm toán và nhóm ngành công nghiệp. Các tác giả xây dựng chỉ số công bố có trọng số chứa 41 mục thông tin tài chính và phi tài chính mà công ty có thể tự nguyện tiết lộ. Một bảng câu hỏi đã được gửi đến một số biên tập viên tài chính và các thành viên sàn giao dịch chứng khoán, được xem là hai nhóm quan trọng của người dùng chuyên nghiệp tại New Zealand. Hai nhóm này được yêu cầu xác định tầm quan trọng tương đối của mỗi thông tin công bố trong số 41 mục điểm trên thang điểm từ 1 đến 5, 5 là rất quan trọng. Các kết quả nghiên cứu này đã tiết lộ rằng có sự khác biệt giữa hai nhóm trong đáng giá tầm quan trọng của việc công bố một mục thông tin cụ thể. Một vài trong số những khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy chỉ có quy mô công ty có liên quan tích cực đáng kể đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Lutfi (1989) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để điều tra về công bố thông tin tài chính tự nguyện tại 122 công ty Anh trên thị trường chứng khoán chưa niêm yết. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã thử nghiệm giả thuyết về các yếu tố quyết định có thể tác động đến công bố thông tin tự nguyện xuất phát từ lý thuyết đại diện, lý thuyết công ty, và các lý thuyết rủi ro thông tin. Các biến giải thích được lựa chọn để kiểm tra là: quy mô doanh nghiệp, hoạt động ở nước ngoài, cơ cấu, lợi nhuận, sự đa dạng hóa, sở hữu vốn của giám đốc, sự tồn tại của các chương trình tùy chọn cổ phần cho ban điều hành, sự tồn tại của giám đốc không hành trong Hội đồng quản trị, tình trạng thuế, khu vực công nghiệp và các công ty kiểm toán. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy không hỗ trợ cho mối quan hệ giữa công bố thông tin tự nguyện và công ty kiểm toán, số lượng các giám đốc không điều hành trong Hội đồng quản trị, tình trạng thuế, và số lượng các cổ đông lớn.
- 4 Cooke (1991) cũng đã điều tra về mức độ công bố tự nguyện trong báo cáo thường niên của 48 công ty tại Nhật Bản trong năm 1988. Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện và một số đặc điểm của công ty, cụ thể là quy mô doanh nghiệp (được đo bằng số lượng cổ đông, tổng tài sản và doanh thu), tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán, và loại ngành công nghiệp. Cook (1991) đã xây dựng một danh sách công bố thông tin tự nguyện chứa 106 mục điểm dựa theo các nghiên cứu công bố trước đó. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện và các biến độc lập. Kết quả cho thấy rằng mức độ công bố thông tin tự nguyện có mối liên kết tích cực với kích thước và tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các công ty sản xuất được phát hiện là công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn so với các loại ngành khác. Malone et al. (1993) đã đo lường mức độ công khai tài chính trong báo cáo thường niên của 125 công ty dầu mỏ và khí đốt. Sử dụng chỉ số công bố có trọng số gồm 129 mục thông tin để đánh giá mức độ công khai thông tin tài chính. Nghiên cứu xem xét liệu có mối liên quan giữa mức độ công bố thông tin tài chính và đặc điểm công ty được chọn. Phân tích hồi quy từng bước được sử dụng và tác giả chỉ tìm thấy ba đặc điểm của công ty (gồm trạng thái niêm yết, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, và số lượng cổ đông) có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích các mức độ công bố thông tin tài chính. Tại Malaysia, Hossain et al. (1994) đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tác động của sáu đặc điểm công ty (quy mô doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu, đòn bẩy, tài sản hiện hữu, kích thước của các công ty kiểm toán, và tình trạng niêm yết nước ngoài) đến mức độ bố tự nguyện chung trong báo cáo thường niên của 67 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuala Lumpur. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên từ 279 các công ty phi tài chính vào năm 1991. Để đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện, tác giả đã thiết lập chỉ số công bố có chứa 78 mục thông tin tự nguyện dựa trên các tài liệu trước đó. Việc phân tích các kết quả cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu và đầu tư
- 5 nước ngoài có liên quan đáng kể đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty Malaysia trong các báo cáo thường niên của họ. Mặt khác, đòn bảy, tài sản hiện hữu và kích thước của các công ty kiểm toán không phải là những yếu tố quan trọng trong việc giải thích mức độ công bố tự nguyện của các doanh nghiệp. Meek et al. (1995) đã tiến hành kiểm tra mối liên quan giữa một số đặc điểm công ty và mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các tập đoàn đa quốc gia tại Hoa Kỳ, Anh và châu Âu trong năm 1989. Một danh sách kiểm tra mức độ công bố chứa 85 mục thông tin tự nguyện đã được phát triển. Bằng cách sử dụng hồi quy đa tuyến tính, kết quả cho thấy rằng quy mô công ty, quốc gia, và tình trạng niêm yết quốc tế là ba biến quan trọng nhất giải thích sự khác biệt về mức độ công bố tự nguyện của các công ty trong mẫu điều tra Tại Thụy Sĩ, Raffournier (1995) đã đánh giá mức độ tự nguyện công bố thông tin trong báo cáo thường niên của 161 công ty niêm yết Thụy Sĩ. Nghiên cứu này cũng xét mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện và một số đặc điểm của các công ty, cụ thể là quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, cơ cấu sở hữu, đòn bảy, tỷ lệ tài sản cố định, kích thước của các công ty kiểm toán, tính quốc tế (đại diện bởi tỷ lệ xuất khẩu so với tổng doanh thu), và loại ngành công nghiệp. Tác giả sử dụng một chỉ số công bố chứa 30 mục thông tin tự nguyện. Phân tích hồi quy đơn và đa biến tìm thấy rằng quy mô doanh nghiệp và tính quốc tế liên quan đáng kể với mức độ công bố thông tin tự nguyện. Hossain et al. (1995) khảo sát thực nghiệm mối quan hệ giữa năm đặc điểm công ty là quy mô, đòn bảy, tài sản hiện hữu, loại công ty kiểm toán, và tình trạng niêm yết nước ngoài và mức độ công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên của 55 công ty phi tài chính niêm yết New Zealand. Mẫu này bao gồm 15 công ty niêm yết ở cả New Zealand và sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài và 40 công ty được lựa chọn ngẫu nhiên chỉ niêm yết tại New Zealand. Để đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty, Hossain et al. (1995) đã sử dụng chỉ số công bố không trọng số bao gồm 95 mục thông tin tự nguyện. Sử dụng phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô doanh nghiệp,
- 6 đòn bảy và tình trạng niêm yết nước ngoài có liên quan về mặt thống kê với mức độ công bố thông tin tự nguyện, trong khi loại hình kiểm toán và tài sản hiện hữu không có tác động đáng kể đến mức độ công bố thông tin tự nguyện. Gray et al. (1995) đã nghiên cứu tác động của áp lực thị trường vốn quốc tế đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của116 công ty đa quốc gia Mỹ và 64 công ty đa quốc gia Anh năm 1989. Để đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện, một danh sách kiểm tra gồm 128 mục thông tin tự nguyện được xây dựng. Sử dụng phân tích phương sai (ANOVA), kết luận chỉ ra rằng các công ty đa quốc gia Mỹ niêm yết quốc tế tự nguyện công bố nhiều thông tin về chiến lược và phi tài chính so với các công ty niêm yết trong nước. Trong khi đó, không có sự khác biệt về mức độ công bố thông tin tự nguyện giữa các công ty đa quốc gia niêm yết quốc tế và trong nước tại Anh. Tại Tây Ban Nha, Inchausti (1997) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết phi tài chính. Mức độ công bố thông tin được đo bằng cách sử dụng một chỉ số công bố có chứa 50 mục thông tin (bao gồm cả tự nguyện và bắt buộc). Inchausti (1997) đã lựa chọn 138 công ty niêm yết: 49 công ty vào năm 1998, 47 công ty vào năm 1990, và 42 công ty vào năm 1991. Mối liên hệ giữa mức độ công bố thông tin và các biến độc lập đã được kiểm tra bằng cách sử dụng phân tích hồi quy từng bước và phân tích dữ liệu bảng. Trong nghiên cứu này, chỉ có ba biến độc lập, cụ thể là quy mô doanh nghiệp, công ty kiểm toán và niêm yết chứng khoán đã được tìm thấy có ảnh hưởng đến mức công bố trên báo cáo thường niên. Nghiên cứu của Depoers (2000) đánh giá thực nghiệm mức độ công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên của 102 công ty phi tài chính niêm yết được lựa chọn ngẫu nhiên trên thị trường chứng khoán Paris vào năm 1995 và liên kết của nó với các đặc điểm công ty, cụ thể là: quy mô, hoạt động nước ngoài (đo bằng tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu bán hàng), chi phí sở hữu (được đo bằng tổng tài sản cố định), áp lực lao động, đòn bảy, kích thước công ty kiểm toán và cơ cấu sở hữu. Tác giả đã phát triển chỉ số công bố bao gồm 65 mục thông tin tự nguyện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn