intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mang ý nghĩa khoa học cho những nhà nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán. Xác định và làm rõ mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết đinh lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ đó giúp các công ty dịch vụ kế toán nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích cao nhất cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẠNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẠNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN DỊCH VỤ KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Kế toán Mã số ngành : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM NGỌC TOÀN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hạnh
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT DN: doanh nghiệp DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ DVKT: Dịch vụ kế toán EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá KMO: Kaiser –Mayer –Olkin SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội TRA (Theory of Reasoned Action): Lý thuyết hành động hợp lý TTB (Theory of Planned): Lý thuyết hành vi dự định VACPA: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ....................................................... 11 Báng 3.1 Bảng căn cứ xác định biến của mô hình đề xuất ........................................ 38 Bảng 3.2 Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................ 41 Bảng 4.1 Thống kê theo giới tính của đối tượng được khảo sát ................................ 53 Bảng 4.2 Thống kê theo loại hình công ty sử dụng dịch vụ được khảo sát ............... 53 Bảng 4.3 Thống kê theo chức vụ của đối tượng được khảo sát ................................. 54 Bảng 4.4 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập ................. 56 Bảng 4.5 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc .............. 59 Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập ....................... 59 Bảng 4.7 Bảng phương sai trích cho thang đo biến độc lập ....................................... 60 Bảng 4.8 Ma trận nhân tố xoay ................................................................................... 61 Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc.......................... 63 Bảng 4.10 Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ................................. 63 Bảng 4.11 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ................................................................. 64 Bảng 4.12 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy ................................................................... 65 Bảng 4.13 Bảng ANOVA ........................................................................................... 65 Bảng 4.14 Bảng trọng số hồi quy ................................................................................ 66
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình hành vi người tiêu dùng ................................................................ 26 Hình 2.2 Mô hình hành vi mua của khách hàng ........................................................ 27 Hình 2.3 Quá trình quyết định mua ............................................................................ 27 Hình 2.4 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA .................................................. 28 Hình 2.5 Mô hình lý thuyết hành vi dự định TPB ..................................................... 29 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 37 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................ 39 Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa .............................................. 67 Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa .................................................. 68 Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ....................... 69
  7. i MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 2.Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 3.Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 5.Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3 6.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4 7.Kết cấu của đề tài nghiên cứu...............................................................................4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................5 1.1.Các nghiên cứu nƣớc ngoài ...............................................................................5 1.2.Các nghiên cứu trong nƣớc ...............................................................................8 1.3.Các nhận xét ....................................................................................................10 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................16 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................22 2.1.Tổng quan dịch vụ kế toán ..............................................................................22 2.1.1. Khái niệm, đặc tính của dịch vụ ..............................................................22 2.1.2. Dịch vụ kế toán ........................................................................................22 2.1.2.1. Các khái niệm liên quan đến dịch vụ kế toán ................................22 2.1.2.2. Nhiệm vụ kế toán ...........................................................................23 2.1.2.3. Yêu cầu kế toán ..............................................................................23 2.1.2.4. Các sản phẩm của dịch vụ kế toán .................................................24 2.1.2.5. Điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán .............................................24
  8. ii 2.2. Các mô hình về quyết định lựa chọn dịch vụ .............................................25 2.2.1. Mô hình lý thuyết về hành vi ngƣời tiêu dùng .....................................25 2.2.2.Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) .........................................28 2.2.3. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)............................................28 2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán..................30 2.3.1. Đội ngũ nhân viên ....................................................................................30 2.3.2. Sự giới thiệu .............................................................................................30 2.3.3 Trình độ chuyên môn ................................................................................31 2.3.4. Khả năng đáp ứng ....................................................................................31 2.3.5. Giá phí......................................................................................................32 2.3.6. Lợi ích cảm nhận .....................................................................................33 2.3.7. Hình ảnh đối tƣợng cung cấp dịch vụ ......................................................33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................35 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36 3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................36 3.1.1. Nguồn dữ liệu ..........................................................................................36 3.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................36 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................37 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................38 3.3. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................39 3.3.1. Thiết kế thực hiện. ...................................................................................39 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo. ............................40 3.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ................................................................45 3.4. Nghiên cứu chính thức. ..................................................................................46 3.4.1. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu: .............................................................46 3.4.2. Thu thập dữ liệu .......................................................................................46 3.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu. ...............................................................47 3.4.3.1. Phân tích mô tả ...............................................................................47 3.4.3.2. Kiểm định và đánh giá thang đo ....................................................47
  9. iii 3.4.3.2.1 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Crobach‟s Alpha. ..........................47 3.4.3.2.2 Phân tích nhân tố EFA. ..................................................................48 3.4.3.2.3 Phân tích hồi quy. ..........................................................................49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................51 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................52 4.1.Thực trạng dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dƣơng hiện nay. .............................52 4.2. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................52 4.2.1.Thống kê mô tả mẫu .................................................................................52 4.2.2. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................54 4.2.3. Đánh giá thang đo. ...................................................................................54 4.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo. ..................................................54 4.2.3.2. Đánh giá giá trị thang đo. ...............................................................59 4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến.........................................................................64 4.2.4.1. Mô hình hồi quy tổng thể. ..............................................................64 4.2.4.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.......................................65 4.2.4.3. Kiểm định trọng số hồi quy ...........................................................66 4.2.4.4. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến. ............................................67 4.2.4.5. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan của phần dƣ. .......................67 4.2.4.6. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dƣ. .................................67 4.2.4.7. Kiểm định giải định phƣơng sai của sai số (phần dƣ) không đổi ..68 4.2.4.8. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.............................................69 4.3.Kết quả nghiên cứu và bàn luận ......................................................................70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................74 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................75 5.1.Kết luận……………………………………………………………………...75 5.2.Kiến nghị về phía các đối tƣợng cung cấp dịch vụ kế toán .............................76 5.2.1. Đội ngũ nhân viên ....................................................................................76 5.2.2. Sự giới thiệu .............................................................................................77 5.2.3. Trình độ chuyên môn ...............................................................................77
  10. iv 5.2.4. Khả năng đáp ứng ....................................................................................78 5.2.5. Giá phí......................................................................................................78 5.2.6. Lợi ích cảm nhận .....................................................................................79 5.2.7. Hình ảnh đối tƣợng cung cấp dịch vụ ......................................................79 5.3. Một số kiến nghị bổ trợ ..................................................................................80 5.3.1. Về phía các cơ sở đào tạo kế toán viên....................................................80 5.3.2. Về phía tổ chức Hội nghề nghiệp ............................................................80 5.3.3. Về phía nhà nƣớc .....................................................................................81 5.4. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .........................................................81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................83 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIÁ PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐƢỢC KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH ALPHA PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY BỘI
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dịch vụ tƣ vấn, hành nghề kế toán ở nƣớc ta đang từng bƣớc xâm nhập vào các doanh nghiệp và dần trở thành một lĩnh vực kinh doanh đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Các dịch vụ kế toán ngày càng đƣợc nói đến nhiều hơn trong nền kinh tế thị trƣờng bởi nó mang lại lợi ích không chỉ riêng cho các nhà doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho những ngƣời sử dụng thông tin kế toán nhƣ các nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý nhà nƣớc... Đối với các doanh nghiệp khi đƣợc cung cấp các dịch vụ kế toán bởi những công ty cung cấp dịch vụ kế toán chuyên nghiệp sẽ giúp bản thân chính doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng tài chính công ty mình, từ đó đƣa ra quyết định quản trị thích hợp, bộ máy kế toán đƣợc xây dựng và hoàn thiện sao cho hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy nhất. Xuất phát từ thực tiễn các doanh nghiệp tại tại tỉnh Bình Dƣơng đa số là các doanh nghiệp mới thành lập, hoặc quy mô là nhỏ và vừa nên ngân sách dành cho bộ phận kế toán không nhiều, chƣa có đội ngũ nhân viên kế toán nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kiểm toán hay thuế, bảo hiểm… Để tiết kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo bộ phận kế toán thực hiện đƣợc chức năng và nhiệm vụ, đáp ứng các quy định của pháp luật thì giải pháp tối ƣu cho các doanh nghiệp này là sử dụng dịch vụ kế toán. Mặt khác thị trƣờng dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dƣơng những năm gần đây đang dần dần phát triển sôi động hơn, đa dạng các loại hình dịch vụ cung cấp hơn, nên làm thế nào để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đƣợc sự lựa chọn sử dụng dịch vụ kế toán mang lại lợi ích tối ƣu đang là vấn đề cần quan tâm và cân nhắc kỹ. Trên thế giới các nghiên cứu về sự lựa chọn mua dịch vụ chủ yếu đƣợc khai thác trên khía cạnh các nhà cung cấp dịch vụ, ngƣời tiêu dùng, nhƣng do khác biệt về nguồn gốc quốc gia, nền văn hóa, kinh tế, xã hội…nên những nghiên cứu này chỉ có thể dùng làm tài liệu tham khảo. Thêm vào đó, tại nƣớc ta hƣớng nghiên cứu lựa chọn dịch vụ chủ yếu tiếp nhận trên khía cạnh thực hiện các cam kết quốc tế và gia nhập các tổ chức kinh tế mới trên thế giới, còn hạn chế các nghiên cứu về việc lựa
  12. 2 chọn dịch vụ kế toán nhƣ thế nào để phù hợp với cá nhân từng doanh nghiệp nói riêng và xu hƣớng các loại hình doanh nghiệp nói chung. Do đó nghiên cứu về dịch vụ kế toán theo khía cạnh các đối tƣợng sử dụng dịch vụ kế toán là vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn và còn khoảng trống trong môi trƣờng nghiên cứu Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dƣơng nói riêng. Vì các lý do nêu trên thì việc quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán là vô cùng bức bách và quan trọng cho các doanh nghiệp cả nƣớc nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp tỉnh Bình Dƣơng nói riêng, nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm mục tiêu nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. + Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng? - Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nhƣ thế nào? - Các biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả của quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng?
  13. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Sự lựa chọn dịch vụ kế toán và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp. - Đối tƣợng khảo sát: Các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán tại tỉnh Bình Dƣơng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. + Về thời gian khảo sát đƣợc tiến hành từ tháng 06/2017 đến tháng 09/2017. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp giữa phƣơng pháp định tính với định lƣợng. Quá trình nghiên cứu đƣợc diễn ra đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ trƣớc, sau đó là nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định tính sơ bộ: Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán đƣợc dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu trong nƣớc, cũng nhƣ kế thừa các nghiên cứu khảo sát, các mô hình quyết định mua dịch vụ trên thế giới . Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia bao gồm giảng viên hƣớng dẫn, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trƣởng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán. Nội dung cũng nhƣ kết quả phỏng vấn chính là cơ sở để xác định và bổ sung các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ là bảng câu hỏi hoàn chỉnh đƣợc sử dụng cho nghiên cứu định lƣợng chính thức. Nghiên cứu định lƣợng chính thức: Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng thu thập dữ liệu thông qua điều tra chọn mẫu, sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả qua phần mềm SPSS, phân tích hệ số tƣơng quan, sử dụng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các nhân tố và phân tích hồi quy để bội để đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
  14. 4 Dƣơng. Luận văn sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu khảo sát thuận tiện và lấy ý kiến chuyên gia để thực hiện khảo sát. 6. Ý nghĩa của đề tài Mang ý nghĩa khoa học cho những nhà nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán. Xác định và làm rõ mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết đinh lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, từ đó giúp các công ty dịch vụ kế toán nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mang lại lợi ích cao nhất cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Mang ý nghĩa thực tiễn cho những nhà quản trị doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng , giúp các doanh nghiê ̣p biế t lƣ̣a chọn nhƣ̃ng tổ chƣ́c , cá nhân có đủ trình độ và năng lực để đƣợc hƣởng những dịch vụ kế toán tốt nhất với giá cả hợp lý nhấ t. 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Luận văn bao gồm 5 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu - Chƣơng 2: Cơ sở lý luận - Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu - Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu - Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
  15. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chƣơng này trình bày các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu, nhằm đƣa ra những nhận xét và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nghiên cứu của Scott and Walt (1995) Nghiên cứu “Choice criteria in the selection of international accounting firms” đƣợc thực hiện tại New Zealand với mục tiêu khám phá các tiêu chí đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ có liên quan đến khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kế toán quốc tế. Nhóm tác giả đã thông qua khảo sát 300 công ty khách hàng ngẫu nhiên đang sử dụng dịch vụ kế toán tại New Zealand. Nghiên cứu kết hợp sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu định tính (phỏng vấn) và định lƣợng (khảo sát), các dữ liệu thu thập đƣợc trình bày và phân tích. Năm nhân tố đƣợc xác định là có ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kế toán quốc tế đó là: lợi thế cạnh tranh, dịch vụ cá nhân, sự giới thiệu từ bên ngoài, hình ảnh công ty, danh mục sản phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh công ty là nhân tố quan trọng nhất liên quan đến khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kế toán quốc tế, tiếp đến là dịch vụ các nhân. Ba nhân tố lợi thế cạnh tranh, sự giới thiệu từ bên ngoài và danh mục sản phẩm đều ảnh hƣởng đến khuynh hƣớng lựa chọn các công ty kế toán quốc tế. Nghiên cứu của Hunt et al. (1999) Nghiên cứu “Marketing of Accounting Services to Professionals vs.Small Business Owners: Selection and Retention Criteria of These Client Groups”. Hunt et al. ( 1999) đã thực hiện một nghiên cứu để xác định các tiêu chí lựa chọn và duy trì dịch vụ kế toán của hai nhóm khách hàng là các chuyên gia và chủ doanh nghiệp nhỏ dựa trên cuộc khảo sát mẫu 500 doanh nghiệp đƣợc liệt kê trong Sorkins Business Directory, có 81 (48 chuyên gia và 33 chủ doanh nghiệp) câu trả lời đƣợc sử dụng để phân tích. Doanh thu, thu nhập trung bình của những ngƣời trả lời là
  16. 6 938.000$ cho các chuyên gia trong lĩnh vực tƣ nhân và 1.944.000$ cho các doanh nghiệp. Theo nghiên cứu này có 12 tiêu chí ảnh hƣởng đến việc lựa chọn nhà cung cấp của hai nhóm khách hàng này: mối quan hệ cá nhân với nhà cung cấp dich vụ, nhận thức đƣợc chuyên môn của nhà cung cấp, giá phí đề xuất, kiến thức của nhà cung cấp về ngành nghề của khách hàng, trình bày bằng văn bản của nhà cung cấp, trình bày bằng miệng của nhà cung cấp, đa dạng loại hình dịch vụ cung cấp, quy mô của nhà cung cấp, sự giới thiệu từ các khách hàng của nhà cung cấp, quen biết từ trƣớc với nhà cung cấp, vị trí, cung cấp các dich vụ quốc tế. Kết quả cho thấy có sự so sánh giữa các chuyên gia và chủ doanh nghiệp. Khi các chuyên gia thay đổi nhà cung cấp, họ có xu hƣớng quan tâm đáng kể đến kiến thức của nhà cung cấp về ngành của họ, sau đó đến chất lƣợng trình bày miệng của nhà cung cấp, phạm vi dịch vụ đƣợc cung cấp bởi nhà cung cấp và chất lƣợng bài trình bày của nhà cung cấp. Đối với chủ doanh nghiệp, tiêu chí ảnh hƣởng nhiều nhất là kiến thức của nhà cung cấp về ngành, kế đến chất lƣợng trình bày miệng của nhà cung cấp, chất lƣợng bài trình bày của nhà cung cấp và các khuyến nghị từ các khách hàng khác của nhà cung cấp. Do đó các chủ doanh nghiệp nhấn mạnh nhiều hơn vào phạm vi của các dịch vụ đƣợc cung cấp và các bài trình bày miệng và viết của nhà cung cấp hơn là các chuyên gia. Yếu tố duy nhất quan sát thấy đƣợc quan trọng hơn bởi các chuyên gia hơn là các chủ doanh nghiệp là nhận thức về chuyên môn kỹ thuật của nhà cung cấp. Điều này cho thấy các chuyên gia nhấn mạnh đến yếu tố này và các nỗ lực tiếp thị có thể đƣợc tập trung trong lĩnh vực này. Nghiên cứu của O’Class and Grace (2004) Nghiên cứu “Exploring consumer experiences with a service brand”. Nghiên cứu này tập trung vào nhận thức, thái độ và ý định sử dụng dịch vụ có thƣơng hiệu của ngƣời tiêu dùng. Thông qua các phƣơng pháp định tính và định lƣợng (phỏng vấn và khảo sát 70 ngƣời đang sử dụng dịch vụ của 4 ngân hàng nổi tiếng), nghiên cứu đã đƣa ra 12 nhân tố ảnh hƣởng đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ có thƣơng hiệu là: dịch vụ cốt lõi, kinh nghiệm với thƣơng hiệu, tƣơng đồng bản thân,
  17. 7 cảm xúc, dịch vụ cảnh quan, dịch vụ cá nhân, công khai, quảng cáo, giá cả, thƣơng hiệu, nguồn gốc quốc gia, sự truyền miệng. Kết quả cho thấy các nhân tố quan trọng đối với ngƣời tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ là: dịch vụ cốt lõi, kinh nghiệm với thƣơng hiệu, tƣơng đồng bản thân, cảm xúc, dịch vụ cảnh quan, dịch vụ cá nhân, công khai, quảng cáo, giá cả và thƣơng hiệu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nguồn gốc quốc gia và sự truyền miệng không có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu của Aga and Safakli (2007) Nghiên cứu “An Empirical Investigation of Service Quality and Customer Satisfaction in Professional Accounting Firms:Evidence from North Cyprus”. Nghiên cứu này đánh giá thực nghiệm về chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng trong các công ty kế toán chuyên nghiệp hoạt động ở Northern Cyprus. Mục đích chung của nghiên cứu này là để kiểm tra tiềm năng của SERVQUAL (một công cụ thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng dịch vụ tiêu dùng) trong các công ty kế toán chuyên nghiệp và cũng nhƣ xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng, chất lƣợng dịch vụ, hình ảnh công ty, và giá dịch vụ. Mẫu nghiên cứu sử dụng bao gồm 100 công ty trải rộng tất cả các ngành công nghiệp từ thực phẩm, ngành bất động sản, xây dựng và du lịch… Trong 120 bảng câu hỏi đƣợc gửi đi, 109 bảng câu hỏi đã đƣợc trả lại (trong đó có 9 mẫu không sử dụng đƣợc), mang lại tỷ lệ đáp ứng hiệu quả là 91,74%. Các giả thuyết sau đƣợc kiểm tra bằng cách sử dụng phân tích hồi quy. H1: Chất lƣợng dịch vụ sẽ có tác động tích cực trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. H2: Hình ảnh công ty sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng. H3: Giá dịch vụ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. H4: Giá dịch vụ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dịch vụ.
  18. 8 Kết quả nghiên cứu từ H1 đến H4 cho thấy (1) chất lƣợng dịch vụ có ảnh hƣởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, (2) hình ảnh công ty tổng thể có ảnh hƣởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng, (3) giá dịch vụ so với chất lƣợng có ý nghĩa tích cực và tích cực ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng và (4) giá dịch vụ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dịch vụ. Giá cả, hình ảnh công ty và chất lƣợng dịch vụ có mối quan hệ tốt với sự hài lòng của khách hàng. Tác động đến sự hài lòng từ cao nhất đến thấp nhất theo thứ tự là: tổng thể hình ảnh công ty, giá cả so với chất lƣợng và chất lƣợng dịch vụ (đồng cảm). Điều này cho chúng ta thấy hình ảnh vững chắc là yếu tố quan trọng nhất để khách hàng hài lòng, giá cả tiếp theo và chất lƣợng dịch vụ cuối cùng từ quan điểm của các công ty. 1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu của Mai Thị Hoàng Minh (2010) Tác giả Mai Thị Hoàng Minh đã nghiên cứu đề tài “Kế toán và dịch vụ kế toán Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, đề tài đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán cũng nhƣ dịch vụ kế toán tƣơng ứng với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thởi từng bƣớc thực hiện các cam kết hội nhập theo các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Mặt khác, nghiên cứu cũng đánh giá đƣợc tác động của các cam kết quốc tế về dịch vụ kế toán khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay thị trƣờng dịch vụ kế toán và kiểm toán thống nhất đã hình thành trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, đây vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu phát triển đƣợc đặt ra. Tuy nhiện thực trạng dịch vụ kế toán Việt Nam vẫn có những hạn chế: phần lớn các doanh nghiệp nghiệp kế toán còn nhỏ lẻ, mới thành lập, cơ sở vật chất chƣa thật hiện đại, kinh nghiệm quản trị chƣa nhiều; dịch vụ kế toán có quá nhiều lực lƣợng cạnh tranh ngầm thậm chí là thiếu lành mạnh; đạo đức ngƣời hành nghề chƣa đƣợc quan tâm triệt để; trình độ ngƣời cung cấp dịch vụ kế toán cũng nhƣ ngƣời sử dụng dịch vụ kế toán còn chênh lệch. Từ đó tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, nâng cao chất lƣợng dịch vụ kế toán và tăng cƣờng giám sát trong công tác quản lý hành nghề, hồ sơ quản lý
  19. 9 các doanh nghiệp đƣợc xây dựng cụ thể và chi tiết, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Việt (2013) Trong nghiên cứu với tựa đề “Nhân tố môi trường và tiêu chí đánh giá ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ kế toán” của tác giả Nguyễn Vũ Việt, tác giả xác định các yếu tố thuộc về môi trƣờng và các tiêu chí đánh giá các yếu tố này ảnh hƣởng đến thị trƣờng dịch vụ kế toán bao gồm: văn hóa xã hội, kinh tế và hệ thống khuôn khổ pháp lý. Các quy định khung pháp lý về quản lý kinh tế tài chính và về lĩnh vực kế toán gắn liền với sự tồn tại và phát triển của thị trƣờng dịch vụ kế toán. Các tiêu chí đo lƣờng và đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế thị trƣờng chính là cơ sở để đánh giá yếu tô môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng tới sự phát triển của dịch vụ kế toán. Những khía cạnh của văn hóa xã hội trực tiếp ảnh hƣởng đến thị trƣờng dịch vụ kế toán gồm: quan điểm của xã hội về ý nghĩa của thông tin tài chính, tính minh bạch của thông tin, thói quen và phƣơng thức truyền thông có ảnh hƣởng sâu sắc đến mức độ chấp nhận dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp. Nghiên cứu của Trần Thị Khánh Ly (2013) Tên nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến quyết định lựu chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh" là luận văn thạc sĩ đƣợc thực hiện vào năm 2013 tại trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cửu này, tác giả vận dụng mô hình mua dịch vụ, TRA để tìm hiểu hành vi cùa khách hàng khi lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình. Tác giả sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu là định tính và định lƣợng để xây dựng và kiểm định mối liên hệ giữa các biến độc lập (lợi ích chuyên môn, lợi ích tâm lý, giá phí dịch vụ, khả năng đáp ứng, sự giới thiệu) và biến phụ thuộc (quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập xem xét đều tác động dƣơng và khác nhau đối với quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán, trong đó giá phí dịch vụ ảnh hƣởng mạnh nhất. Nhƣ vậy, các đối tƣợng cung cấp dịch vụ kế toán có tác động đến quyết định lựu chọn dịch vụ kế toán thông qua tác động từng nhân tố đó là lợi ích
  20. 10 chuyên môn, lợi ích tâm tý, giá phí dịch vụ, khả năng đáp ứng và sự giới thiệu nhằm cải thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Nghiên cứu Trần Thị Mỹ Linh (2015) Tên đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Cần Thơ" với mục tiêu là xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn DVKT thuê ngoài của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Cần Thơ, xác định mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định DVKT của các DNVVN tại Thành phố Cần Thơ, đánh giá sự khác nhau về giới tính, chức vụ, đối tƣợng cung cấp dịch vụ, đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNVVN tại Thành phố Cần Thơ. Dựa trên những phân tích về vấn đề nghiên cứu và các lý thuyết có liên quan về quyết định lựa chọn dịch vụ của tác giả trong và ngoài nƣớc. Kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu sơ bộ định lƣợng, mô hình nghiên cứu đã đƣợc xây dựng gồm 7 yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNVVN tại khu vực Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua 2 bƣớc là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lƣợng) đƣợc thực hiện qua kỹ thuật thảo luận nhóm lấy ý kiến chuyên gia (n=10) và khảo sát sơ bộ định lƣợng (n= 55) bằng phiếu khảo sát sơ bộ. Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc thực hiện bằng việc khảo sát chính thức với 214 mẫu doanh DNVVN tại khu vực Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy: Sau khi kiểm định hệ số Crobach‟s Alpha và phân tích yếu tố EFA, thang đo quyết định lựa chọn DVKT của các DNVVN gồm 7 yếu tố là: hình ảnh nhà cung cấp dịch vụ, lợi ích chuyên môn, lợi ích cảm nhận, giá phí, khả năng đáp ứng, ảnh hƣởng của xã hội, thói quen tâm lý. Phân tích tƣơng quan, hồi quy cho thấy 7 yếu tố trên ảnh hƣởng có ý nghĩa đến quyết định lựa chọn DVKT, trong đó yếu tố “giá phí” có sự ảnh hƣởng mạnh nhất. 1.3. Các nhận xét Tổng quát về các nghiên cứu nƣớc ngoài và trong nƣớc có liên quan đến đề tài mà tác giả nghiên cứu (Bảng 1.1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2