intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- PHAN XUÂN TRANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG LONG AN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LOAN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện và tôi không thực hiện sao chép từ bất kỳ luận văn nào. Những trích dẫn trong luận văn này đều được trích nguồn đầy đủ. Người thực hiện Phan Xuân Trang
  3. ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 3 BỐ CỤC LUẬN VĂN ...................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN ................... 4 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng trực tuyến ............................................ 4 1.1.2 Các tính năng của dịch vụ ngân hàng trực tuyến ..................................... 8 1.1.3 Ưu và nhược điểm của dịch vụ ngân hàng trực tuyến ............................. 9 1.2 CÁC LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN .................................................... 12 1.3 MÔ HÌNH SỬ DỤNG TRONG BÀI NGHIÊN CỨU ............................. 19 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỂN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG- CHI NHÁNH LONG AN ............................................................................... 27 2.1.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TCMP Ngoại Thương - CN Long An ......... 27
  4. iii 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 29 2.2 GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM............................................. 34 2.2.1 Lịch sử phát triển dịch vụ ...................................................................... 34 2.2.2 Hệ thống bảo mật tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương ........................ 35 2.2.3 Các tính năng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của ngân hàng TMCP Ngoại Thương ............................................................................................................ 36 2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG-CHI NHÁNH LONG AN .......... 37 2.4 KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG- CHI NHÁNH LONG AN ............................................................................... 42 2.4.1 Tổng hợp kết quả phần câu hỏi gạn lọc ................................................. 42 2.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA 46 2.4.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................. 51 2.4.4 Phân tích tương quan và hồi quy ........................................................... 52 2.4.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu giữa các nhóm khách hàng ............... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG-CHI NHÁNH LONG AN 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI VIETCOMBANK ĐẾN NĂM 2020 .............................................................. 59 3.2 GIẢI PHÁP CHUNG PHÁP TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN CHO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG ............................ 59 3.2.1 Nâng cao sự hữu ích của dịch vụ ngân hàng trực tuyến ........................ 59 3.2.2 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng ............................... 61
  5. iv 3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro giao dịch: ................................................. 62 3.2.4 Xây dựng các quy tắc và tập quán bảo mật cho ngân hàng ................... 65 3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH LONG AN ............................................................................................................ 67 3.3.1 Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng ............................. 67 3.3.2 Tăng cường công tác marketing............................................................. 68 3.3.3 Cung cấp thông tin về hệ thống dịch vụ ngân hàng trực tuyến của ngân hàng ............................................................................................................ 70 3.4 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 70 3.4.1 Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước ....................................... 70 3.4.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Ngoại Thương ............................. 71 3.5 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 75 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 80
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương E-BANKING :Dịch vụ ngân hàng điện tử E-COMMERCE : Thương mại điện tử INTERNET BANKING: Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-IB@nking : Dịch vụ ngân hàng trực tuyến của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam CN : Chi nhánh PGD : Phòng giao dịch VND : Việt Nam đồng TAM :Technology Acceptance Model (Mô hình chấp nhận công nghệ)
  7. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý .................................................... 13 Hình 1.2 Thuyết nhận thức rủi ro.................................................................... 14 Hình 1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ............................................... 15 Hình 1.4 Mô hình chấp nhận thương mại điện tử E-Cam .............................. 17 Hình 1.5 Mô hình sử dụng trong bài nghiên cứu ............................................ 20 Hình 2.1 Bảng so sánh doanh thu chi phí qua các năm .................................. 32 Hình 2.2 Tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn qua các năm........................ 33 Hình 2.3 Tình hình xuất nhập khẩu qua các năm ........................................... 35 Hình 2.4 Tình hình hiểu biết về dịch vụ ......................................................... 47 Hình 2.5 Nguồn tiếp cận dịch vụ ngân hàng trực tuyến của khách hàng ....... 48
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng thu nhập về chi phí lãi tại Vietcombank chi nhánh Long an qua các năm ............................................................................................................ 30 Bảng 2.2 Tổng dư nợ tín dụng và huy động vốn tại Vietcombank Long An qua các năm ............................................................................................................ 31 Bảng 2.3 Thống kê giao dịch chuyển tiền thông qua dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank chi nhánh Long An qua các năm ......................................... 37 Bảng 2.4 Thống kê số lượng người đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank Long An qua các năm ......................................................... 38 Bảng 2.5 Thống kê giao dịch gửi tiết kiệm online trên ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank Long An qua các năm ............................................................... 41 Bảng 2.6 Số lượng giao dịch chuyển tiền không thành công do lỗi hệ thống qua các năm ............................................................................................................ 41 Bảng 2.7 Nguồn thông tin về dịch vụ ngân hàng trực tuyến .......................... 44 Bảng 2.8 Tình hình sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ............................ 45 Bảng 2.9 Mã hóa các biến ............................................................................... 46 Bảng 2.10 Đánh giá đô tin cậy của thang đo .................................................. 48 Bảng 2.11 Kết quả phân tích nhân tố .............................................................. 49 Bảng 2.12 Phân tích tương quan ..................................................................... 53 Bảng 2.13 Kết quả phân tích hồi quy.............................................................. 54 Bảng 2.14 Kiểm định sự khác nhau về sử dụng giữa khách hàng nam và nữ 55 Bảng 2.15 Kiểm định sự thống nhất về ý định sử dụng giữa các nhóm tuổi.. 56 Bảng 2.16 Kiểm định Tuskey về sự không đồng nhất ý định sử dụng giữa các nhóm ............................................................................................................ 57
  9. 1 LỜI MỞ ĐẦU Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong những năm 70s thương mại điện tử nổi lên như là một trong khái niệm hoàn toàn mới trong từ điển kinh doanh thương mại. Khi nói đến thương mại điện tử là nối đến quá trình chia sẽ thông tin, duy trì mối quan hệ kinh doanh cũng như thực hiện các giao dịch thông qua mạng truyền thông. Sự gia tăng số lượng người sử dụng mạng internet đã tạo ra vô vàng các cơ hội cho các tổ chức, bao gồm cả các tổ chức tài chính. Đặc biệt ngân hàng và các tổ chức tài chính đã thực thi công cụ internet nhằm nắm giữ thị phần. Ngân hàng trực tuyến sử dụng công cụ internet như là một kênh để cung cấp các dịch vụ của ngân hàng như là xem số dư, sao kê tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn. Xét từ gốc độ phía ngân hàng, ngân hàng trực tuyến sẽ giúp ngân hàng phát triển lợi nhuận thông qua giảm chi phí hoạt động và chi phí cố định. Theo Jayawardhena và Foley( 2000) chi phí một giao dịch đơn giản không liên quan đến tiền mặt tại ngân hàng thì gấp 11 lần giao dịch tương tự trên internet. Mặc khác, theo hai ông thông qua internet ngân hàng có thể nâng cao tiếp thị và thông tin bởi vì thời gian hoạt động của nó không bị giới hạn như khi giao dịch tại ngân hàng, đối với dịch vụ này khách hàng có thể giao dịch 24/24 và có thể được hướng dẫn thông qua bảng chỉ dẫn sử dụng dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Xét từ khía cạnh khách hàng, dịch vụ ngân hàng trực tuyến mang lợi sự thuận tiện với mức phí hấp dẫn. Song song đó khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ở bất cứ thời gian và địa điểm nào mà không phải tốn thời gian chờ đợi tại ngân hàng. Trên thị trường Việt Nam những năm qua, số lượng người sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến không ngừng gia tăng. Nếu như năm 2004 chỉ có ba ngân
  10. 2 hàng thương mại triển khai dịch vụ Internet banking thì đến năm 2012, con số này lên tới 46 ngân hàng. Do đó, đứng trước một thị trường cạnh tranh với nhiều ngân hàng mới nổi, thu hút khách hàng nhờ khoa học công nghệ hiện đại như Techcombank, Đông Á, Á Châu….ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam không thể chỉ biết dựa vào các sản phẩm truyền thống mà phải biết đi theo cái nhìn của thời đại. Nắm được xu thế này, ngân hàng đã không ngừng đổi mới, cải tiến các sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút khách hàng. Trong số đó dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một dịch vụ cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng như tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức….Với tất cả các lý do trên tôi xin đi vào nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Long An”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng trực tuyến, đưa ra mô hình các yếu tố tác động đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank- chi nhánh Long An nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp để phát triển dịch vụ, gia tăng sử dụng dịch vụ của khách hàng và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố tác động đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank- chi nhánh Long An. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại Vietcombank- chi nhánh Long An.
  11. 3 Đề xuất các giải pháp thích hợp giúp ngân hàng tiếp cận và tác động đến khách hàng nhằm gia tăng sử dụng dịch vụ của khách hàng và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: *Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến. *Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương-chi nhánh Long An với đối tượng khảo sát là những khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương; thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 7-9/2013. BỐ CỤC LUẬN VĂN: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Long An. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Long An
  12. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN: 1.1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng trực tuyến *Khái niệm về dịch vụ Theo Gronross (1990), “dịch vụ là một hoạt động hoặc nhiều hoạt động mà ít hay nhiều đều mang tính vô hình nhưng không nhất thiết đều là vô hình, diễn ra trong quá trình tương tác giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ, và (hoặc) sản phẩm, và (hoặc) hệ thống cung cấp dịch vụ, được thực hiện để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng”. Còn theo Zeithmal & Bitner (1996), dịch vụ “bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế mà đầu ra của nó không phải là một sản phẩm hay một cấu trúc hữu hình, thường được tiêu thụ tại thời điểm được sản xuất ra, và cung cấp các giá trị về mặt tinh thần cho người sử dụng nó (ví dụ như sự thuận tiện, sự thích thú, tính chất hợp thời, sự thoải mái hoặc sức khoẻ), đó là những mối quan tâm không thể thiếu của người lần đầu tiên sử dụng dịch vụ”. Hay nói cách khác: “Dịch vụ là một giao dịch kinh doanh diễn ra giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để tạo ra kết quả là làm thỏa mãn khách hàng”. Dịch vụ là “hành vi, quá trình và việc thực hiện” mà những đặc điểm của nó có thể miêu tả một cách tổng quát là vô hình, đồng nhất, không thể tách rời (Zeithmal & Bitner, 1996). Dịch vụ có các đặc tính sau:
  13. 5  Không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Thiếu mặt này thì không có mặt kia.  Tính không đồng nhất: không có tính chất đồng nhất, vì dịch vụ bắt nguồn từ sự khác nhau về tính chất vật lý, trình độ của từng nhân viên, ngoài ra còn chịu sự đánh giá cảm tính của từng khách hàng.  Tính vô hình: không có hình hài rõ rệt, không thể thấy trước khi tiêu dùng do đó rất khó hiểu được cảm nhận của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ.  Tính không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa hữu hình được. * Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking): Là một trong những sản phẩm dịch vụ hiện đại nhất của ngân hàng. Brown và Molla (2005) định nghĩa dịch vụ ngân hàng điện tử như là một cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng nhằm quản lý và kiểm soát các giao dịch tài chính. Thuật ngữ dịch vụ ngân hàng điện tử có thể được giải thích theo nhiều cách. Theo cách đơn giản nhất, nó có nghĩa là sự cung cấp thông tin hoặc dịch vụ đến khách hàng thông qua các kênh như là máy tính, truyền hình, điện thoại hoặc điện thoại di động. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự). Các ngân hàng thương mại ở các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử. Ở nước ta mức độ quan tâm có khác nhau,
  14. 6 có nơi người ta chỉ coi dịch vụ này là một cái gì đó mới mẻ, xa xôi, tốn kém, có nơi cũng nghiên cứu ứng dụng nhưng ở mức cầm chừng, nghe ngóng, đi sau các đơn vị khác, nhưng cũng có nơi được quan tâm và có chiến lược đầu tư nghiên cứu ứng dụng thật sự. Sở dĩ có tình trạng như vậy bởi vì E-banking có rất nhiều ưu việt nhưng lại cũng có một số nhược điểm. Nhiều người thường đồng nhất dịch vụ internet banking với dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking). Thực tế, e-banking có nội hàm rộng hơn internet banking rất nhiều. Nếu như internet banking chỉ đơn thuần là cung cấp các dịch vụ ngân hàng qua mạng internet thì e-banking còn bao hàm cả việc cung ứng các dịch vụ thông qua 1 số phương tiện khác như: Fax, điện thoại, email. Như vậy internet banking là một bộ phận của e-banking và với những tiện ích của internet so với các phương tiện khác là giá giao dịch tương đối rẻ, tốc độ nhanh và có thể truyền dữ liệu khắp nơi trên thế giới một cách nhanh nhất thì internet banking được coi là linh hồn của e-banking. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử: - Internet Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet. - Phone Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng điện thoại. - SMS Banking: giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động. - ATM: giao dịch ngân hàng qua hệ thống máy ATM. - WAP Banking: giao dịch ngân hàng qua web trên điện thoại di động. - Call Center / Contact center: giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và giao dịch ngân hàng qua tổng đài điện thoại. - Mail Banking, Fax Banking, Video Banking: giao dịch ngân hàng qua thư điện tử, Fax, Video.
  15. 7 *Khái niệm về dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking): Dịch vụ ngân hàng trực tuyến đề cập đến một hệ thống mà khách hàng có thể truy cập vào tài khoản của họ thông qua trang web của ngân hàng mà không phải thông qua các hình thức như gửi thư, fax, chữ ký….Đây là hình thức mà khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng như xem số dư, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn ngay tại nhà hoặc nơi làm việc (Hanemman,1984). Theo Mohammad Taleghani (2013): bằng cách sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thì giới hạn về thời gian và địa lý đã được loại bỏ. Khách hàng có thể truy cập vào tài khoản của họ trong vòng 24/7. Nếu so với Home Banking thì ngân hàng trực tuyến mang tính thiết thực hơn vì đối với dịch vụ Home banking khách hàng cần phải tải phần mềm thích hợp để có thể kết nối với ngân hàng tại nhà. Theo Mu Yibin 2003 đã nhận dạng 3 chức năng của ngân hàng trực tuyến:  Thông tin: Đây là chức năng đầu tiên của dịch vụ ngân hàng trực tuyến, nhìn chung những thông tin tiếp thị về những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ được cung cấp trên một máy chủ độc lập hay thông qua mạng nội bộ. Ngân hàng có thể tự cung cấp dịch vụ Internet Banking này hoặc thuê một đơn vị khác. Rủi ro tương đối thấp vì không có sự liên kết giữa máy chủ Internet Banking và mạng nội bộ của ngân hàng. Mặc dù ít rủi ro nhưng máy chủ (server) hay trang web của ngân hàng cũng có thể bị tấn công, dẫn đến bị thay thế hoặc sửa đổi. Rủi ro đáng quan tâm đối với loại hình Internet Banking này là khả năng bị tấn công dưới hình thức từ chối dịch vụ hay thay đổi nội dung.  Trao đổi thông tin: đây là chức năng cho phép sự tiếp xúc giữa hệ thống ngân hàng và khách hàng. Sự giao tiếp này được giới hạn ở mức truy cập
  16. 8 vào tài khoản để xem số dư, xem thông tin cá nhân mà không bao gồm các giao dịch chuyển tiền. Một số dịch vụ được cung cấp trên loại Internet Banking này là: truy vấn thông tin tài khoản; truy vấn thông tin chi tiết các giao dịch của tài khoản theo khoản thời gian; xem biểu phí, tỷ giá, lãi suất, cập nhật dữ liệu cá nhân... Hình thức này rủi ro cao hơn do các máy chủ có thể được kết nối với mạng nội bộ ngân hàng.  Giao dịch: chức năng này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, vay, gửi tiết kiệm... Đây là chức năng tương đối rủi ro và cần phải được kiểm soát chặt chẽ. 1.1.2 Các tính năng của dịch vụ ngân hàng trực tuyến: * Dịch vụ cung cấp thông tin về tài khoản cho khách hàng. Dịch vụ Ngân hàng trực tuyến này cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến sau đây:  Tóm lược về những sản phẩm, dịch vụ đã giao dịch với Ngân hàng, xem số dư tài khoản (Account Summary).  Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch (Transaction History).  Kiểm tra tình trạng các thẻ ghi Nợ, thẻ ghi Có  Kiểm tra tình trạng các Sec đã phát hành, xem chúng đã được thanh toán hay chưa, bị từ chối thanh toán hay đang trong tình trạng chờ đợi chi trả (Cheque Status Enquyry). * Dịch vụ thanh toán:  Là những dịch vụ cho phép khách hàng có thể giao dịch với Ngân hàng bằng cách sử dụng mạng Internet nối với máy chủ của Ngân hàng để thực hiện, nhận và thanh toán hóa đơn... Các mẫu tin về người thụ hưởng có thể được cài sẵn trước hàng tháng nếu cần.  Gửi và thanh toán hóa đơn: Đây là một hình thức hóa đơn thanh toán
  17. 9 được gửi trực tiếp đến khách hàng bằng e-mail hoặc bằng một thông báo trên tài khoản ngân hàng. Sau đó, khách hàng sẽ ra thông báo đồng ý chi trả, việc thanh toán được điện tử hóa trực tiếp từ tài khoản khách hàng. * Ghi nợ được ủy quyền trước (Preauthorized debit)  Đây là hình thức thanh toán mà cho phép khách hàng ủy quyền cho Ngân hàng tự động thanh toán các khoản thường xuyên, các hóa đơn có tính chất định kỳ từ tài khoản của họ vào ngày cụ thể với một số tiền cụ thể. Khoản thanh toán này sẽ được chuyển từ tài khoản khách hàng đến tài khoản người thụ hưởng. * Dịch vụ đầu tư (Investment Services)  Dịch vụ này cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đầu tư tài chính trực tuyến như đầu tư chứng khoán, mở tài khoản tiết kiệm qua mạng… *Dịch vụ cho vay tự động  Với dịch vụ này khách hàng có thể vay tiền của ngân hàng thông qua cho vay tự động. Việc duy nhất mà khách hàng phải làm là nhập vào các thông tin cần thiết và trả lời một số câu hỏi đưa ra. 1.1.3 Ưu và nhược điểm của dịch vụ ngân hàng trực tuyến Ưu điểm của dịch vụ ngân hàng trực tuyến:  Nhanh chóng, thuận tiện: Dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khách hàng có ít thời gian để đi đến văn phòng trực tiếp giao dịch với ngân hàng, các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng
  18. 10 không nhiều, số tiền mỗi lần giao dịch không lớn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với ngân hàng trực tuyến.  Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu Phí giao dịch của dịch vụ ngân hàng trực tuyến được đánh giá là ở mức rất thấp so với giao dịch truyền thống, từ đó góp phần tăng doanh thu hoạt động cho ngân hàng.  Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh Dịch vụ ngân hàng trực tuyến là một giải pháp của NHTM để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM. Điều quan trọng hơn là dịch vụ ngân hàng trực tuyến còn giúp NHTM thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến cũng là công cụ quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của NHTM một cách sinh động, hiệu quả.  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, dịch vụ ngân hàng trực tuyến sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng trực tuyến, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ
  19. 11 giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của dịch vụ ngân hàng trực tuyến là rất cao.  Cung cấp dịch vụ trọn gói Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng trực tuyến là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán... Nhược điểm của dịch vụ ngân hàng trực tuyến  Vốn đầu tư lớn Để xây dựng một hệ thống dịch vụ ngân hàng trực tuyến đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải NHTM nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền thông đất nước, hay nói khác đi còn phụ thuộc vào những nỗ lực chung của cả một quốc gia chứ không riêng gì một NHTM nào.  Rủi ro cao Vốn và công nghệ tuy là vấn đề không phải dễ vượt qua, nhưng cũng có thể khắc phục được, vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an toàn và bảo mật của hệ thống dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ,
  20. 12 khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy nhập tài khoản từ lúc nào mà mình chẳng hay biết do bị “Hacker” ăn cắp bằng công nghệ cao. Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất mà không biết tại bản thân mình nhầm lẫn hay tại NHTM. Còn về phía NHTM ở Việt Nam, do công nghệ chủ yếu là “nhập khẩu” nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các “lỗ hổng” của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian. Virus, sâu máy tính, phần mềm gián điệp là những nguy cơ thường trực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh cắp dữ liệu khách hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn công kiểu “từ chối dịch vụ” làm tê liệt website là rất có thể xảy ra. Ngày nay những tấn công ác ý và tin tặc đã chuyển biến từ chỗ chỉ là sở thích của một số sinh viên đã trở thành một lĩnh vực tội phạm hoàn. Ngoài ra phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng trực tuyến của các NHTM còn đang ở những bước đi đầu tiên, không có hệ thống lưu trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn. 1.2 CÁC LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN *Thuyết hành động hợp lý TRA Hình 1.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) (Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice – Hall International Editions, 3rd ed, 1987)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2