intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán - Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác giả đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán và thang đo lường cho các nhân tố này. Với rất ít các nghiên cứu hướng đến việc khám phá và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến sự thay đổi công ty kiểm toán tại Việt Nam, bài nghiên cứu đã mạnh dạn thực hiện kiểm định và tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố và sự thay đổi công ty kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán - Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………….. HUỲNH THỊ THANH TRÚC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CÔNG TY KIỂM TOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH …………………….. HUỲNH THỊ THANH TRÚC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CÔNG TY KIỂM TOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Kính thƣa quý thầy cô, tôi tên là Huỳnh Thị Thanh Trúc, học viên cao học khóa 23- Chuyên ngành Kế toán- Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán: Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Trần Văn Thảo. Các số liệu trong luận văn là do tác giả trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý một cách trung thực, đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng. Kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Học viên Huỳnh Thị Thanh Trúc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 4 3.Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu ....................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài ........................................................ 6 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CÔNG TY KIỂM TOÁN ....................................... 8 1.1. Các nghiên cứu có liên quan công bố ở nƣớc ngoài ....................................... 8 1.2. Các nghiên cứu có liên quan công bố trong nƣớc ......................................... 18 1.3. Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trƣớc, xác định khe hổng nghiên cứu và xác định hƣớng nghiên cứu ...................................................................................... 21 1.3.1. Nhận xét về các nghiên cứu trƣớc................................................................. 21 1.3.1.1. Về các nghiên cứu ngƣớc ngoài .................................................................. 21 1.3.1.2. Về các nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 22 1.3.2. Khe hổng nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của đề tài ................................. 22 Kết luận chƣơng 1……………………………………………………………...…24 CHƢƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CÔNG TY KIỂM TOÁN ..................................................... 25
  5. 2.1. Công ty niêm yết ........................................................................................... 25 2.2. Báo cáo tài chính ........................................................................................... 27 2.2.1. Khái niệm về Báo cáo tài chính .................................................................... 27 2.2.2. Mục đích của Báo cáo tài chính .................................................................... 29 2.2.3. Vai trò của Báo cáo tài chính ........................................................................ 30 2.3. Kiểm toán báo cáo tài chính .......................................................................... 31 2.3.1. Khái niệm về Kiểm toán Báo cáo tài chính .................................................. 31 2.3.2. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính .................................................... 31 2.3.3. Chất lƣợng kiểm toán và các quy định về sự luân chuyển kiểm toán viên ... 32 2.4. Sự thay đổi công ty kiểm toán ...................................................................... 37 2.4.1. Khái niệm ...................................................................................................... 37 2.4.2. Các chi phí phát sinh khi quyết định thay đổi công ty kiểm toán ................. 38 2.4.2.1. Chi phí liên quan đến lợi ích kinh tế của nhà quản trị ................................ 38 2.4.2.2. Chi phí giao dịch của việc thay đổi công ty kiểm toán ............................... 39 2.4.2.3. Chi phí liên quan đến việc công bố thông tin thay đổi công ty kiểm toán . 39 2.4.3. Sơ lƣợc các mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến sự thay đổi công ty kiểm toán ..................................................................................................... 39 2.4.3.1. Mô hình nghiên cứu của Chow & Rice (1982) ........................................... 40 2.4.3.2. Mô hình nghiên cứu của Williams (1988) .................................................. 41 2.4.3.3. Mô hình nghiên cứu của Woo & Koh (2001) ............................................. 42 2.4.3.4. Mô hình nghiên cứu của Lin & Liu (2009)................................................. 43 2.4.4. Động cơ thay đổi công ty kiểm toán của nhà quản trị .................................. 45 2.4.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Angency Theory) ...................................................... 45 2.4.4.2. Vận dụng lý thuyết ủy nhiệm vào việc giải thích quyết định lựa chọn và thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết .............................................. 46 2.4.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán ............................ 49 2.4.5.1. Nhóm các nhân tố liên quan đến sự thay đổi trong các mối quan hệ hợp đồng 50
  6. 2.4.5.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến tính hiệu quả trong hoạt động của kiểm toán viên ................................................................................................................... 54 2.4.5.3. Nhóm các nhân tố liên quan đến danh tiếng của công ty đƣợc kiểm toán . 56 Kết luận chƣơng 2………………………………………………………………...61 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 62 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài: ................................................................... 62 3.2. Phát triển mô hình nghiên cứu ...................................................................... 63 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 63 3.2.2. Mô hình nghiên cứu và đo lƣờng các biến .................................................... 63 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 67 3.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 69 3.4.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả ........................................................................ 69 3.4.2. Phƣơng pháp phân tích hồi quy logistics ...................................................... 70 3.4.2.1. Tổng quát về mô hình hồi quy Logit .......................................................... 70 3.4.2.2. Các bƣớc phân tích hồi quy logistic ............................................................ 71 Kết luận chƣơng 3………………………………………………………………...74 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 75 4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 75 4.1.1. Mô tả về đặc trƣng của mẫu .......................................................................... 75 4.1.2. So sánh sự khác biệt về các nhân tố giữa nhóm quan sát có thay đổi công ty kiểm toán và nhóm quan sát không có thay đổi công ty kiểm toán ......................... 81 4.2. Mô hình hồi quy logistic các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra hành vi thay đổi công ty kiểm toán: ...................................................................................... 84 4.2.1. Ma trận tƣơng quan giữa các biến................................................................. 84 4.2.2. Phân tích mô hình hồi quy logistics các nhân tố có ảnh hƣởng đến khả năng xảy ra sự thay đổi công ty kiểm toán ....................................................................... 85 4.2.2.1. Ƣớc lƣợng các tham số của mô hình hồi quy và kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy ............................................................................................... 85
  7. 4.2.2.2. Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát của mô hình.................................... 88 4.2.2.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .................................................. 88 4.2.2.4. Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình ..................................... 89 4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................................... 89 4.3.1. Sự thay đổi trong quản lý cấp cao (MC) ....................................................... 90 4.3.2. Tốc độ tăng trƣởng doanh thu (GROWTH) .................................................. 91 4.3.3. Mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh (CPLX) ................................ 92 4.3.4. Sự kiêm nhiệm trong quản lý (DUAL) ......................................................... 92 4.3.5. Danh tiếng công ty đƣợc kiểm toán (BIG4).................................................. 93 4.3.6. Quy mô công ty đƣợc kiểm toán (SIZE) ....................................................... 93 4.3.7. Ý kiến kiểm toán viên (AO) .......................................................................... 94 4.3.8. Khả năng sinh lời (ROA) .............................................................................. 94 4.3.9. Nguy cơ phá sản (ZSCORE) ......................................................................... 95 4.3.10.Tỷ lệ đòn cân nợ (LEV) ................................................................................ 96 Kết luận chƣơng 4………………………………………………………………...97 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ....................................................... 98 5.1. Kết luận chung .............................................................................................. 98 5.2. Giải pháp: .................................................................................................... 100 5.2.1. Đối với các công ty niêm yết ...................................................................... 100 5.2.2. Đối với các công ty kiểm toán: ................................................................... 102 5.2.3. Đối với cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp (VACPA): ......................... 103 5.2.4. Đối với nhà đầu tƣ:...................................................................................... 105 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo: ........................... 105 5.3.1. Hạn chế của đề tài: ...................................................................................... 105 5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo: ....................................................................... 106 Kết luận chƣơng 5……………………………………………………………….108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCTC Báo cáo tài chính Big4 4 công ty kiểm toán tại Việt Nam: KPMG, Deloitte, PwC, EY BTC Bộ Tài Chính KTV Kiểm toán viên ROA Khả năng sinh lời của công ty IASB Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1: Quy định về luân chuyển công ty kiểm toán và kiểm toán viên bắt buộc tại các quốc gia…………………………………………….......…………………..36 Bảng 3.1: Ký hiệu, định nghĩa biến và phƣơng pháp tính…………………….…..65 Bảng 3.2. Phƣơng pháp tính chỉ số Z-SCORE (Altman & cộng sự, 1968)……….66 Bảng 3.3. Cơ cấu ngành của các công ty trong mẫu nghiên cứu …………………69 Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến Sự thay đổi công ty kiểm toán………………...…75 Bảng 4.2: Thống kê mô tả biến Sự thay đổi quản lý cấp cao…………………...…75 Bảng 4.3: Thống kê mô tả biến Mức độ phức tạp của công ty………………...….76 Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến Sự kiêm nhiệm trong quản lý…………………....76 Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến Danh tiếng công ty kiểm toán….……………..….77 Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến Ý kiến kiểm toán viên……………………………77 Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến Nguy cơ phá sản………………………………....78 Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến định lƣợng trong mô hình…………………....79 Bảng 4.9. Bảng so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình các nhân tố giữa hai nhóm quan sát…………………………………………………………………………....81 Bảng 4.10. Ma trận tƣơng quan Pearson……………………………………….….84 Bảng 4.11. Mô hình hồi quy logit………………………………………………....85 Bảng 4.12. Phân loại dự báo……………………………………………………....89 Bảng 4.13. Bảng so sánh kết quả hồi quy và kỳ vọng dấu……………………….90
  10. DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài…………………………………………62 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………..………65
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với vai trò là kênh huy động, tập trung và phân phối vốn linh hoạt trong nền kinh tế thị trƣờng, thị trƣờng chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của thị trƣờng chứng khoán là việc công khai và minh bạch mọi thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của các tổ chức phát hành chứng khoán,… Do đó, mức độ tin cậy, kịp thời của BCTC đƣợc kiểm toán luôn là vấn đề cốt yếu đối với phản ứng của thị trƣờng do mức độ lan toả của thông tin, ảnh hƣởng tới nhiều đối tƣợng và cộng đồng nhà đầu tƣ. Chính vì thế, vai trò của kiểm toán đối với BCTC của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ngày càng đƣợc khẳng định. Tuy nhiên trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua, các nhà đầu tƣ, cổ đông, nhà lập pháp và giới học thuật đã chứng kiến hàng loạt các vụ bê bối gian lận kế toán xảy ra liên quan đến các Tập đoàn lớn trên thế giới nhƣ Enron, WorldCom, Parmalat, Xerox,… đã làm rung chuyển và gây tổn thất nghiêm trọng đến các thành phần tham gia thị trƣờng chứng khoán toàn cầu. Thậm chí đe dọa đến sự tồn tại và danh tiếng của các công ty kiểm toán có liên quan, cụ thể là sự sụp đổ của một trong những hãng kiểm toán lớn (Big5)-Arthur Andersen vào năm 2002 sau vụ gian lận kế toán xảy ra tại Tập đoàn Năng lƣợng lớn của Mỹ-Enron. Những sự kiện này làm giảm sút lòng tin của công chúng đối với nghề nghiệp kiểm toán, báo cáo kiểm toán về tính trung thực, hợp lý của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Các nhà phê bình cho rằng, sự đổ vỡ bất ngờ của các “ông trùm” này xuất phát từ việc các kiểm toán viên đã không duy trì đƣợc tính độc lập, thái độ hoài nghi nghề nghiệp và khả năng xét đoán của mình trong quá trình kiểm toán cho khách hàng lâu năm, dẫn đến việc không phát hiện đƣợc các gian lận và sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính và báo cáo kịp thời các hành vi này đến các bên có liên quan. Quy định về bắt buộc luân chuyển kiểm toán viên định kỳ đƣợc ban hành và áp dụng tại Hoa Kỳ (AICPA, 1978a, b) và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam nhằm tăng cƣờng tính
  12. 2 độc lập, khách quan trong dịch vụ kiểm toán độc lập, ngăn ngừa mối quan hệ thân thiết giữa kiểm toán viên và khách hàng, qua đó nâng cao chất lƣợng kiểm toán và niềm tin công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán (Mautz, 1974; Winters, 1976; Hoyle, 1978; Brody & Moscove, 1998). Xung quanh vấn đề này đã có rất nhiều cuộc tranh luận trái chiều đã diễn ra giữa các nhà lập pháp, các học giả nghiên cứu, nhà quản lý cũng nhƣ các kiểm toán viên đang trực tiếp hành nghề. Các nhà lập pháp thì cho rằng quy định này sẽ đảm bảo sự độc lập của kiểm toán viên và mục tiêu kiểm toán. Dù rằng việc thay đổi công ty kiểm toán sẽ làm tăng cƣờng tính độc lập của kiểm toán viên và sự tin cậy của công chúng đối với báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán (Woo & Koh, 2001). Tuy nhiên, bằng các nghiên cứu lý thuyết cũng nhƣ thực nghiệm cho thấy chi phí phát sinh khi áp dụng quy định luân chuyển kiểm toán viên trong thực tế đã vƣợt quá những lợi ích mà quy định này mang lại (Cameran, Merlotti & Di Vincenzo, 2005). Việc luân chuyển kiểm toán cả ở cấp độ công ty và cấp độ kiểm toán viên sẽ chỉ gây ra sự tốn kém không cần thiết về mặt tài chính và thời gian của nhà quản lý trong việc thực hiện các thủ tục lựa chọn công ty kiểm toán mới và hỗ trợ các kiểm toán viên hiểu rõ lại từ đầu về đặc điểm hoạt động của họ trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên cho khách hàng (Hennes, Leone & Miller, 2010). Mặt khác, sự phụ thuộc quá nhiều của kiểm toán viên vào báo cáo kỳ trƣớc cũng nhƣ những ƣớc tính chủ quan của ban giám đốc trong những năm đầu sẽ làm gia tăng rủi ro kiểm toán chứ không làm tăng chất lƣợng kiểm toán nhƣ mong đợi. Bên cạnh đó, việc thiếu kiến thức chuyên biệt về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng nhƣ tình hình hoạt động của khách hàng trong năm đầu kiểm toán sẽ gây ra không ít khó khăn cho kiểm toán viên trong việc nắm bắt rõ tất cả các rủi ro kinh doanh của khách hàng, vì điều này có ảnh hƣởng trực tiếp đến rủi ro của toàn cuộc kiểm toán. Vấn đề phát sinh khi các Công ty niêm yết quyết định thay đổi công ty kiểm toán, có thể gây ảnh hƣởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán, khi công ty kiểm toán chấp nhận khách hàng và thực hiện cuộc kiểm toán năm đầu tiên, đặc biệt là khả năng gặp phải các rủi ro pháp lý.
  13. 3 Các chi phí trực tiếp và gián tiếp có thể phát sinh và công ty khách hàng phải gánh chịu khi họ quyết định thay đổi công ty kiểm toán. Ví dụ, chi phí trực tiếp phát sinh khi khách hàng cần phải dành nhiều thời gian hỗ trợ kiểm toán viên mới thấu hiểu các thông tin ban đầu có liên quan đến tình hình hoạt động, đặc điểm ngành nghề và môi trƣờng kinh doanh của họ trong suốt khoảng thời gian ban đầu sau khi hợp đồng kiểm toán đƣợc ký kết (Berlin & Walsh, 1972). Fried và Schiff (1981) cho rằng một khoản phí gián tiếp sẽ phát sinh từ quyết định thay đổi công ty kiểm toán do mức độ rủi ro của thông tin gia tăng. Điều này xảy ra khi ngƣời sử dụng báo cáo tài chính cho rằng thông tin công bố trên báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán không đáng tin cậy vì nghi ngờ công ty khách hàng có hành vi “mua ý kiến kiểm toán” (Opinion Shopping) khi quyết định chọn lựa một công ty kiểm toán khác với mong muốn nhận đƣợc ý kiến kiểm toán có lợi (ý kiến chấp nhận toàn phần) trên báo cáo kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Nếu nhƣ chính công ty khách hàng là ngƣời phải gánh chịu các khoản chi phí này, vậy vì sao họ vẫn quyết định thay đổi công ty kiểm toán?. Liệu rằng sự thay đổi công ty kiểm toán bị chi phối bởi các hành vi cơ hội của nhà quản trị, khi các nhà quản trị cho rằng chi phí thay đổi kiểm toán thấp hơn so với lợi ích mà họ nhận đƣợc. Trên thực tế, các công ty luôn nỗ lực che giấu các nguyên nhân đằng sau quá trình thay đổi và lựa chọn công ty kiểm toán của họ. Vì sợ rằng việc công bố công khai thông tin về việc công ty quyết định thay đổi công ty kiểm toán đến công chúng sẽ gây ra cái nhìn tiêu cực của các bên liên quan về việc tồn tại những vấn đề bất ổn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm giúp đƣa ra câu trả lời đâu là động cơ dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Thông qua việc tổng hợp các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu có liên quan, phát triển giả thuyết và kiểm định thực nghiệm mô hình nghiên cứu, tác giả mong muốn hiểu đƣợc bản chất, động cơ dẫn đến sự thay đổi công ty kiểm toán và nhận diện các nhân tố có thể dẫn đến quyết định thay đổi công ty kiểm toán của các Công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó tác giả mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu: “CÁC NHÂN TỐ
  14. 4 ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CÔNG TY KIỂM TOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” để làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung: nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt đƣợc Mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài sẽ hƣớng đến các Mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Khám phá và tập hợp các nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán tại các Công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phồ Hồ Chí Minh. - Xác định mức độ tác động của từng nhân tố đối với sự thay đổi công ty kiểm toán; - Kết quả nghiên cứu giúp kiểm toán viên hành nghề và các bên có liên quan hiểu đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến khách hàng, công ty đƣợc kiểm toán và sự thay đổi công ty kiểm toán. Từ đó đề xuất các giải pháp cần đƣợc thực hiện để đạt đƣợc tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, tính độc lập của Kiểm toán viên và giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp. 3.Câu hỏi nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc Mục tiêu nghiên cứu đã xác định, đề tài hƣớng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi nghiên cứu số 1: Những nhân tố nào có ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán tại các Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi nghiên cứu số 2: Mức độ tác động của từng nhân tố đối với sự thay đổi công ty kiểm toán nhƣ thế nào?
  15. 5 Câu hỏi nghiên cứu số 3: Dựa vào kết quả nghiên cứu tìm đƣợc thì đâu là giải pháp cần đƣợc thực hiện nhằm mục đích đạt đƣợc tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên và giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp kiểm toán? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự thay đổi công ty kiểm toán và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: khảo sát báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thƣờng niên của 111 công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX). - Về thời gian: dữ liệu đƣợc thu thập từ việc khảo sát báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thƣờng niên của 111 công ty niêm yết trong 3 năm 2014-2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm xác định, xây dựng và kiểm định lý thuyết khoa học về mối quan hệ giữa các nhân tố có ảnh hƣởng đến quyết định thay đổi công ty kiểm toán của các công ty niêm yết. Dựa vào việc lƣợc khảo các lý thuyết và nghiên cứu trƣớc đây, tác giả tổng hợp các nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Hình thành các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Và để kiểm định giả thuyết đã đƣa ra, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logit để phản ánh xác suất thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp và chiều tác động của các nhân tố đến khả năng thay đổ công ty kiểm toán. Vì lý do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí, nên tác giả không chọn phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của nhà quản lý các công ty Niêm yết, về các yếu tố tác động đến sự thay đổi công ty kiểm toán và mức độ tác động đến khả năng công ty niêm yết quyết định thay đổi công ty kiểm toán. Do đó, tác giả sử dụng thông tin và dữ liệu thứ cấp thu thập trên báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính đã qua kiểm toán và báo cáo thƣờng niên của 111 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch
  16. 6 chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ 2014-2016 để đo lƣờng các biến trong mô hình. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm Eview 7.0. 6. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Từ việc nhận định vấn đề đang gây bàn cãi trong nghề nghiệp kiểm toán hiện nay, bài nghiên cứu đã thực hiện hệ thống hóa các khái niệm, vấn đề liên quan đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán và thang đo lƣờng cho các nhân tố này. Với rất ít các nghiên cứu hƣớng đến việc khám phá và lƣợng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến sự thay đổi công ty kiểm toán tại Việt Nam, bài nghiên cứu đã mạnh dạn thực hiện kiểm định và tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố và sự thay đổi công ty kiểm toán. - Về mặt thực tiễn: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu sẽ giúp các bên có liên quan (nhà làm luật, kiểm toán viên, công ty kiểm toán, nhà đầu tƣ, ...) hiểu đƣợc về chiều hƣớng, mức độ tác động cũng nhƣ bản chất của mối quan hệ giữa các nhân tố đối với sự thay đổi công ty kiểm toán. Từ đó giúp các kiểm toán viên, công ty kiểm toán có thêm thông tin hỗ trợ cho quá trình ra quyết định trong quá trình hành nghề giúp họ tránh đƣợc các nguy cơ pháp lý cũng nhƣ giảm thiểu các rủi ro ảnh hƣởng đến nghề nghiệp, cũng nhƣ đạt đƣợc tính hiệu quả trong mỗi cuộc kiểm toán nâng cao tính cạnh tranh trên thị trƣờng kiểm toán. Cũng nhƣ các nhà làm luật hoạch định chính sách nhằm kiểm soát các nhân tố cơ hội có ảnh hƣởng đến sự thay đổi kiểm toán viên và gián tiếp đe dọa đến tính độc lập và uy tín của kiểm toán viên. 7. Kết cấu của luận văn Bài nghiên cứu của tác giả gồm có 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu trƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán
  17. 7 Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về sự tác động của các nhân tố đến sự thay đổi công ty kiểm toán. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và Giải pháp.
  18. 8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CÔNG TY KIỂM TOÁN 1.1. Các nghiên cứu có liên quan công bố ở nƣớc ngoài Nghiên cứu của Chow & Rice (1982), “Qualified Audit Opinions & Auditor Switching”, chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa Ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần và khả năng thay đổi công ty kiểm toán. Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ mà các nhà quản lý lợi dụng quyền quyền quyết định bãi nhiệm kiểm toán viên gây áp lực cho các kiểm toán viên buộc họ phải đƣa ra ý kiến kiểm toán có lợi đối với BCTC (“clean opinion”). Mẫu quan sát gồm các công ty trong năm 1973 nhận đƣợc ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần và các công ty có thực hiện chuyển đổi công ty kiểm toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính 1973 và 1974, nguồn dữ liệu đƣợc tổng hợp từ Tạp chí Leasco Disclosure Journal năm 1973-1974. Kiểm định Chi-bình phƣơng cho mẫu độc lập đƣợc thực hiện để kiểm chứng mối quan hệ giữa Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và sự thay đổi công ty kiểm toán. Kết quả kiểm định cho thấy việc nhận đƣợc “Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần” có khả năng dẫn đến hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Bên cạnh yếu tố “Ý kiến kiểm toán”, kế thừa các nghiên cứu trƣớc (Burton & Roberts (1967) và Carpenter & Strawser (1971)) Chow & Rice còn thu thập thêm các dữ liệu về các biến khác trên mẫu nhỏ hơn so với mẫu ban đầu để xem xét sự ảnh hƣởng của các biến này đến sự thay đổi công ty kiểm toán, các biến bao gồm: - Sự thay đổi quản lý; - Trong năm có hoạt động mua bán, sát nhập; - Nhận đƣợc nguồn tài trợ mới; - Bất đồng quan điểm trong việc lựa chọn chính sách kế toán; Vì biến phụ thuộc- Sự thay đổi công ty kiểm toán là biến nhị phân, chỉ nhận hai giá trị 0 và 1. Hai tác giả nhận thấy sự không phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) nên mô hình hồi quy logit đƣợc tác giả sử dụng. Kết quả nghiên cứu của Chow & Rice cho thấy, chỉ duy có biến “Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần” có
  19. 9 ý nghĩa thống kê với hành vi thay đổi công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy các công ty nhận đƣợc ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần trong năm trƣớc, có thay đổi công ty kiểm toán không có khả năng nhận đƣợc ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần trong năm tiếp theo. Các yếu tố còn lại không có tƣơng quan có nghĩa với sự thay đổi công ty kiểm toán. Bên cạnh đó, các nhà học thuật còn nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thay đổi công ty kiểm toán với những phản ứng diễn biến trên thị trƣờng chứng khoán. Tiêu biểu cho dòng nghiên cứu này chính là nghiên cứu của Nichols & Smith (1983), “Auditor Credibility and Auditor Changes”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm chứng minh về sự tồn tại và mức độ phản ứng của các thành phần trên thị trƣờng trƣớc thông tin thay đổi công ty kiểm toán. Với mẫu nghiên cứu gồm các công ty niêm yết trên hai sàn NYSE và AMEX có thực hiện thay đổi công ty kiểm toán trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 1973 đến năm 1979. Trong đó, có 22 trƣờng hợp chuyển đổi từ công ty kiểm toán Big 8 sang công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big 8(B-N) và 29 trƣờng hợp chuyển đổi từ công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big 8 sang Công ty kiểm toán Big 8 (N-B). Vận dụng khung lý thuyết do Dopuch và Simunic công bố vào năm 1982, cho rằng có sự khác biệt về khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán giữa hai nhóm công ty kiểm toán, cho nên các công ty kiểm toán lớn đƣợc các nhà đầu tƣ đánh giá sẽ mang lại các cuộc kiểm toán có chất lƣợng cao hơn các công ty kiểm toán nhỏ. Do đó, nhóm tác giả giả thuyết rằng thông tin thay đổi công ty kiểm toán từ nhóm không thuộc Big 8 sang nhóm kiểm toán Big 8 là thông tin có lợi, sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực đến giá chứng khoán. Và ngƣợc lại, từ nhóm Big 8 sang nhóm không thuộc Big 8 là thông tin bất lợi sẽ gây ra hiệu ứng tiêu cực đến thị trƣờng chứng khoán. Biến động bất thƣờng của tỷ suất sinh lời chứng khoán i trong thời kỳ t (µi,t), đƣợc nhóm tác giả sử dụng để khảo sát ảnh hƣởng của thông tin “thay đổi kiểm toán viên” đến giá chứng khoán. Chỉ số này đƣợc đo lƣờng bằng sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lời thực tế và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán i trong thời kỳ t. Phƣơng pháp tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo thị trƣờng và rủi ro của Mandelker (1974), Patell (1976), Brown và Warner (1980) đƣợc vận dụng để xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng bằng phƣơng pháp
  20. 10 hồi quy OLS trong khung thời gian ƣớc tính 60 tuần từ tuần -57 đến tuần -4 trƣớc thời điểm thông tin thay đổi công ty kiểm toán đƣợc công bố. Để kiểm định giả thuyết đặt ra, nghiên cứu đƣợc thực hiện qua ba bƣớc. Bƣớc 1, nhóm tác giả thực hiện kiểm định T-test về sự khác biệt về bình quân tỷ suất sinh lợi bất thƣờng đã đƣợc chuẩn hóa giữa hai nhóm công ty N-B và B-N nhằm xác định liệu rằng có sự khác biệt đáng kể về mức độ phản ứng của thị trƣờng trƣớc hai hƣớng thay đổi kiểm toán viên N-B và B-N. Bƣớc 2, dữ liệu biến động bất thƣờng tỷ suất sinh lợi bình quân trong thời kỳ t (ARt) của từng nhóm N-B và B-N đƣợc thu thập với khung thời gian quan sát từ tuần -4 đến tuần 3, trƣớc và sau khi thông tin thay đổi kiểm toán viên đƣợc công bố, nhằm mục đích xác định xem liệu thị trƣờng có sự phản ứng đáng kể trƣớc thông tin đƣợc công bố (ARt khác 0). Bƣớc 3, dựa vào chỉ số Biến động bất thƣờng bình quân tích lũy của tỷ suất sinh lời (CAR) tính từ thời điểm tuần -4 trƣớc khi thông tin thay đổi kiểm toán viên đƣợc công bố. Nhóm tác giả mong muốn xác định liệu chiều hƣớng và độ lớn của CAR của từng nhóm biến động giống nhƣ giả thuyết đã đặt ra, CAR tăng dần qua thời gian trƣớc thông tin doanh nghiệp quyết định thay đổi công ty kiểm toán từ nhóm không thuộc Big8 sang nhóm Big8 và ngƣợc lại. kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều hƣớng biến động của AR và CAR phù hợp với giả thuyết đã đặt ra. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sự khác biệt về mức độ phản ứng bình quân của thị trƣờng trƣớc hai hƣớng thông tin thay đổi công ty kiểm toán (N-B và B-N) nhƣ kết quả nghiên cứu lý thuyết của Dopuch và Simunic. Nghiên cứu của Schwartz & Menon (1985), “Auditor Switches by failing firms” đƣợc thực hiện nhằm khám phá xem động cơ nào dẫn đến việc các công ty có tình hình tài chính khánh kiệt chuyển đổi công ty kiểm toán. Họ giả thuyết rằng “tình hình tài chính kiệt quệ” có thể ảnh hƣởng đến sự thay đổi công ty kiểm toán, bởi vì, tình hình tài chính bất ổn có mối tƣơng quan với các yếu tố khác nhƣ ý kiến kiểm toán bất lợi, bất đồng về việc lựa chọn chính sách kế toán, sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao, phí kiểm toán và yêu cầu về sự bảo đảm cao hơn. Dữ liệu đƣợc thu thập dựa vào Báo cáo tài chính hằng năm của các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán NYSE và AMSE từ năm 1974-1982, mẫu cuối cùng gồm 2 nhóm: mẫu 132 công ty phá sản và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0