Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại TP. HCM; đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại TP. HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM DƢƠNG THỊ HUYỀN TRÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DNNVV HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI – DỊCH VỤ TẠI TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM – Năm 2020 BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM DƢƠNG THỊ HUYỀN TRÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DNNVV HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THƢƠNG MẠI – DỊCH VỤ TẠI TP. HCM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THANH HẢI TP. HCM – Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ:“Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Luận văn này chƣa từng đƣợc ai công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã đƣợc trích dẫn và công bố đầy đủ. TP. HCM, ngày … tháng … năm 2020 Tác giả luận văn Dƣơng Thị Huyền Trân
- TÓM TẮT Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đã đƣợc nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu, qua đó góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đƣa ra mô hình nghiên cứu về các nhân tố và đo lƣờng mức độ tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống này. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả thì hiện chƣa có nghiên cứu nào lựa chọn đối tƣợng khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện nghiên cứu, trong khi đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp ở đây chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ, do vậy việc thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết, đồng thời việc xây dựng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với các doanh nghiệp là một yêu cầu thiết yếu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đồng thời giúp doanh nghiệp đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ. Qua nghiên cứu bằng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣợc kết hợp với nghiên cứu định lƣợng, luận văn đã giải quyết đƣợc những mục tiêu nghiên cứu nhƣ: - Thứ nhất, về xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố này bao gồm: Môi trƣờng kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát; Công nghệ thông tin. - Thứ hai, về mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy môi trƣờng kiểm soát (β = 0.293); đánh giá rủi ro (β = 0.260); công nghệ thông tin (β = 0.260); giám sát (β = 0.248); hoạt động kiểm soát (β = 0.224) và thông tin và truyền thông (β = 0.182). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh
- vực thƣơng mại – dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời trình bày những hạn chế còn tồn tại và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của luận văn này. Từ khóa: hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ.
- ABSTRACT Studies on the effectiveness of the internal control system have been selected by many authors, thereby contributing to the theoretical basis of the effectiveness of the internal control system, giving a model study the factors and measure the impact on the effectiveness of this system. However, according to the author's research, there is currently no research to select the survey subjects that are small and medium enterprises operating in the field of commerce - services in Ho Chi Minh City to conduct research, Ho Chi Minh City is the economic center of Vietnam, businesses here are mainly small and medium-sized enterprises operating mainly in the field of commerce – services. Therefore, the implementation of the research “Factors affecting the effectiveness of the internal control system in small and medium enterprises operating in the field of commerce - services in Ho Chi Minh City” is necessary, at the same time building a complete inspection system appropriate internal control with businesses is an essential requirement, contributing to improving management efficiency while helping businesses achieve goals such as operational objectives, reporting objectives and compliance objectives. Through research using a mixed research method in which the qualitative research method is combined with quantitative research, the thesis has solved the research objectives such as: - Firstly, on identifying factors affecting the effectiveness of the internal control system in small and medium-sized enterprises operating in the field of commerce - services in Ho Chi Minh city, the research results show that these factors include: Environment control; Risk assessment; Information and communication control activities; Monitoring; Information Technology. - Second, the impact of factors on the effectiveness of the internal control system in small and medium-sized enterprises operating in the field of commerce - services in Ho Chi Minh City city, the results show that the control environment (β = 0.293); Risk assessment (β = 0.260); Information Technology (β = 0.260), Monitoring (β = 0.248), Control Activities (β = 0.224) and Information and Communication (β = 0.182). Besides, the study also proposed a number of recommendations to improve the effectiveness of the internal control system in small and medium-sized enterprises operating
- in the field of commerce - services in Ho Chi Minh City, and present the remaining limitations and further research directions of this thesis. Key words: internal control system, the internal control system effectiveness, businesses operating in the field of commerce - services.
- i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3 6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .................................................................................... 3 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ............................................ 5 1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................................... 5 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................................ 7 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ............................................................................... 11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 13 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 14 2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ .................................................................................... 14 2.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ ................................................................................. 14 2.1.2 Các thành phần và nguyên tắc của kiểm soát nội bộ ............................................... 17 2.1.2.1 Môi trƣờng kiểm soát............................................................................................. 17 2.1.2.2 Đánh giá rủi ro ....................................................................................................... 18 2.1.2.3 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................. 18 2.1.2.4 Thông tin và truyền thông...................................................................................... 19 2.1.2.5 Giám sát.................................................................................................................. 20 2.1.3 Lợi ích của HTKSNB ............................................................................................... 21 2.1.4 Giới hạn vốn có của kiểm soát nội bộ ...................................................................... 22 2.1.5 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ......................................................... 23 2.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................... 23
- ii 2.2.1 Về khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................. 23 2.2.2 Về đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................... 25 2.3 Các lý thuyết nền có liên quan..................................................................................... 26 2.3.1 Lý thuyết đại diện ..................................................................................................... 26 2.3.2 Lý thuyết đối phó ngẫu nhiên ................................................................................... 27 2.3.3 Lý thuyết thể chế ....................................................................................................... 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 29 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 30 3.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................... 30 3.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................................. 31 3.3. Nghiên cứu định lƣợng ............................................................................................... 32 3.3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................ 32 3.3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................................................ 35 3.3.2.1. Biến phụ thuộc ...................................................................................................... 35 3.3.2.2. Biến độc lập........................................................................................................... 35 3.3.2.3. Hình thành thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu.................................... 35 3.4. Mẫu nghiên cứu........................................................................................................... 40 3.5. Các kỹ thuật phân tích................................................................................................. 42 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 43 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................ 44 4.1 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................... 44 4.1.1Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................... 44 4.1.1.1 Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM........................................................................................................... 44 4.1.1.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 45 4.1.2 Đánh giá thang đo ..................................................................................................... 47 4.1.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo. ......................................................................... 47 4.1.2.2 Đánh giá giá trị thang đo ....................................................................................... 51
- iii 4.1.3 Phân tích hồi quy đa biến.......................................................................................... 56 4.1.3.1 Mô hình hồi quy tổng thể ...................................................................................... 56 4.1.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .............................................................. 57 4.1.3.3 Kiểm định trọng số hồi quy ................................................................................... 57 4.1.3.4 Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến. ................................................................... 58 4.1.3.5 Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan của phần dƣ. .............................................. 58 4.1.3.6 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dƣ. ........................................................ 59 4.1.3.7 Kiểm định giải định phƣơng sai của sai số (phần dƣ) không đổi ......................... 60 4.1.3.8 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. ................................................................... 61 4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................................. 66 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 67 5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 67 5.2 Kiến nghị ...................................................................................................................... 67 5.2.1 Về môi trƣờng kiểm soát .......................................................................................... 68 5.2.2 Về đánh giá rủi ro...................................................................................................... 70 5.2.3 Về hoạt động kiểm soát ............................................................................................ 71 5.2.4 Về thông tin và truyền thông .................................................................................... 72 5.2.5 Giám sát..................................................................................................................... 73 5.2.6 Công nghệ thông tin ................................................................................................. 73 5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ..................................................... 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 77
- iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin. DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa HĐQT : Hội đồng Quản trị. HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB : Kiểm soát nội bộ TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 31 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 33 Hình 4.1 Đồ thị Histogram của phần dƣ đã chuẩn hóa ..................................................... 59 Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dƣ đã chuẩn hóa ......................................................... 60 Hình 4.3 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi quy ............................. 61
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV theo nghị định số 39/2018/NĐ-CP ..................... 24 Bảng 3.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................. 32 Bảng 3.2: Thang đo nghiên cứu ......................................................................................... 36 Bảng 4.1: Kết quả thống kê phiếu khảo sát hợp lệ............................................................ 45 Bảng 4.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................ 46 Bảng 4.3 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập. ....................... 48 Bảng 4.4 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc. ................... 51 Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập. ............................ 51 Bảng 4.6 Bảng phƣơng sai trích cho thang đo biến độc lập. ............................................ 52 Bảng 4.7 Ma trận nhân tố xoay.......................................................................................... 53 Bảng 4.8 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc. .............................. 55 Bảng 4.9 Bảng phƣơng sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ......................................... 55 Bảng 4.10 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ....................................................................... 55 Bảng 4.11 Bảng tóm tắt mô hình hồi quy.......................................................................... 57 Bảng 4.12 Bảng ANOVA ................................................................................................... 57 Bảng 4.13 Bảng trọng số hồi quy ...................................................................................... 57 Bảng 4.14: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu của đề tài ................................................... 63 Bảng 5.1: Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu của đề tài ...................................................... 67
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát nội bộ (KSNB) là quy trình, đƣợc thực hiện bởi ban giám đốc, quản lý và các nhân viên khác của tổ chức, đƣợc thiết kế để cung cấp bảo đảm hợp lý về việc đạt đƣợc các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Khi doanh nghiệp (DN) phát triển, lợi ích của một hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) cũng trở nên to lớn hơn vì ngƣời quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu của DN. Nhƣ vậy, một HTKSNB vững mạnh là một nhân tố của hệ thống quản trị DN vững mạnh và điều này rất quan trọng đối với DN đặc biệt là khi muốn thu hút các nhà đầu tƣ bên ngoài. Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2019), tính đến ngày 31/12/2019, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) có 272.271 DN, chiếm 32,1% số DN đang hoạt động của cả nƣớc, các DN trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ chiếm phần lớn trong tổng số DN. Bên cạnh đó, theo số liệu của Cục Thống kê TP. HCM (2019), tình hình kinh tế TP. HCM 2019 tiếp tục tăng trƣởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 1.347.369 tỷ đồng, tăng 8,32%, cao hơn so với năm 2018 (8,3%), trong đó, khu vực thƣơng mại dịch vụ có mức tăng 8,51% (cùng kỳ năm trƣớc có mức tăng 8,01%) do nguồn hàng cung ứng ứng đa dạng, phong phú, giá cả ổn định; xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời dân thay đổi , tập trung vào những hàng hoá, dịch vụ có chất lƣợng tốt; Thành phố đã phát triển nhanh hệ thống phân phối, bán lẻ hiện đại với sự cạnh tranh quyết liệt của DN nƣớc ngoài với DN trong nƣớc. Một số ngành khác có mức tăng khá nhƣ: vận tải kho bãi tăng 11,43%, lƣu trú, ăn uống tăng 8,39%, dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tăng 6,77%, giáo dục và đào tạo tăng 7,26%, y tế tăng 7,0%, thành phố có nhiều hoạt động kinh doanh sôi nổi, thu hút nhiều dự án của nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho sự phát triển của các DN hoạt động trong lĩnh vực này. Mặc dù vậy, phần lớn các DN trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ TP. HCM là những DN có quy mô nhỏ và vừa, còn nhiều hạn chế về vốn và lao động, hạn chế về kỹ năng quản lý,... do vậy mà hiệu quả hoạt động không cao, khả năng cạnh tranh trên thị
- 2 trƣờng yếu. Thêm nữa, các DN này vẫn chƣa coi trọng và đảm bảo tính hữu hiệu của HTKSNB tại đơn vị mình, quản lý còn lỏng lẻo, rủi ro hoạt động, gian lận, vi phạm pháp luật trong môi trƣờng hoạt động của DN vẫn diễn ra. Do đó, việc xây dựng hoàn thiện HTKSNB hữu hiệu, đồng thời phù hợp với đặc thù các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ nói chung và tại TP. HCM nói riêng là một yêu cầu thiết yếu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đồng thời giúp DN đạt đƣợc các mục tiêu đề ra nhƣ mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ. Từ những phân tích vừa nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ tại TP. HCM” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Qua nghiên cứu, luận văn hy vọng xác định đƣợc các nhân tố và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM, đề xuất các kiến nghị, hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Luận văn thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. Với mục tiêu chung vừa nêu, luận văn tập trung giải quyết những mục tiêu cụ thể nhƣ: + Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. + Đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: + Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM?
- 3 + Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM nhƣ thế nào? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. + Về thời gian nghiên cứu: Luận văn đƣợc thực hiện nghiên cứu trong năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng để thực hiện nghiên cứu. Cụ thể: + Nghiên cứu định tính: bằng việc thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê mô tả để tổng quát hóa cơ sở lý thuyết về HTKSNB và tổng quan các nghiên cứu trƣớc, xác định sơ bộ các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM hiện nay. + Nghiên cứu định lƣợng: Phƣơng pháp định lƣợng bao gồm việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM, sau đó kiểm định mô hình, kiểm định thang đo, đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị phù hợp để hoàn thiện HTKSNB các DN này. 6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu góp phần xác định và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. Từ kết quả này nhà quản lý các DN có thể đƣa ra các định hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần đảm bảo thực hiện các mục tiêu của DN nhƣ mục tiêu hiệu quả hoạt động, mục
- 4 tiêu báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ sao cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của DNNVV trong lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ tại TP. HCM. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, nội dung luận văn gồm 5 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
- 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Chƣơng này tác giả trình bày hệ thống các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cụ thể trƣớc hết trình bày các nghiên cứu nƣớc ngoài, tiếp đó trình bày các nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài, từ đó đƣa ra các nhận xét liên quan đến đề tài này và xác định khe hổng nghiên cứu. 1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài Emmanuel K. Oseifuah và cộng sự (2013) với nghiên cứu“Internal control in small and microenterprises in the Vhembe District, Limpopo Province, South Africa”. Theo nghiên cứu này sự thiếu vắng các cơ chế KSNB mạnh mẽ đƣợc coi là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thất bại của HTKSNB ở các DN thất bại, từ đó ảnh hƣởng đến các mục tiêu của DN nhƣ mục tiêu về hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của báo cáo tài chính và tuân thủ các luật và quy định hiện hành. Đối tƣợng nghiên cứu của nghiên cứu này tập trung vào DNNVV ở huyện Vhembe của tỉnh Limpopo, Nam Phi. Dữ liệu thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi liên quan đến năm thành phần thiết yếu và liên quan đến KSNB: môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu, thống kê Chi- bình phƣơng đƣợc áp dụng để thiết lập mối quan hệ giữa các mức KSNB giữa các DN theo quy mô kinh doanh và loại hình kinh doanh trong Quận Vhembe. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) mức độ vận dụng KSNB giữa các DN nhỏ trong khu vực Vhembe thấp, chỉ có 45% DN đƣợc khảo sát có HTKSNB và HTKSNB có đủ 5 thành phần môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Nghiên cứu đƣa ra kiến nghị rằng cần phải khuyến khích và hỗ trợ các DN phát triển và mở rộng quy mô để sử dụng hiệu quả các biện pháp KSNB, việc thiếu các biện pháp KSNB đƣợc thiết lập vững chắc nhƣ một nguyên nhân chính gây ra những thất bại kinh doanh trên toàn thế giới. Philip Ayagre và Victor Osei (2015) “An Evaluation of Internal Control Systems: Evidence from Ghana’s Cocoa Industry”. Theo nghiên cứu này, sự yếu kém của HTKSNB của một tổ chức dẫn đến sự thất bại, phá sản của tổ chức đó. Nghiên cứu
- 6 này đƣợc nỗ lực để kiểm tra HTKSNB ở các công ty làm việc trong ngành ca cao của Ghana với mẫu gồm 5 công ty. Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi liên quan đến 5 nhân tố của HTKSNB, đo lƣờng các biến thông qua thang điểm Likert 5 mức độ và phần mềm SPPP để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố gồm môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro và hoạt động giám sát tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB mạnh hơn sự tác động của nhân tố thông tin truyền thông và giám sát. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự yếu kém của HTKSNB có liên quan đến cam kết, năng lực của quản lý, xác định, quản lý rủi ro và quản lý theo dõi xem liệu các thiếu sót của HTKSNB có đƣợc khắc phục kịp thời hay không, từ đó đƣa ra các kiến nghị rằng các công ty nên định kỳ đánh giá HTKSNB của mình để chắc chắn rằng tất cả các thành phần của hệ thống đang hoạt động hữu hiệu. Connie Atristain Suárez (2016) với nghiên cứu “Best Management Practices: SMEs’ Organizational Performance Management Based On Internal Controls in Mexico”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục đích phân tích các phƣơng pháp quản lý tốt nhất giúp các DNNVV ở Mexico đạt đƣợc hiệu quả tổ chức mong muốn. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định tính thông qua việc phân tích nội dung và xem xét tài liệu về KSNB, bên cạnh đó các tác giả cũng thực hiện phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu này đặt nền móng cho sự phát triển và áp dụng các phƣơng pháp quản lý tốt nhất từ đó giúp cho các DNNVV nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt động, đồng thời khẳng định rằng KSNB là cốt lõi của thực hành quản lý tốt và hiệu quả, và tính hữu hiệu của phƣơng pháp quản lý này phụ thuộc vào sự đầy đủ và hữu hiệu của các thành phần môi trƣờng kiểm soát, đánh giả rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát. Buthayna Mahadeen và cộng sự (2016) với nghiên cứu “Examining the Effect of the Organization’s Internal Control System on Organizational Effectiveness: A Jordanian Empirical Study”. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm mục đích điều tra tác động của HTKSNB (Môi trƣờng kiểm soát, Truyền thông, Quản lý rủi ro, Kiểm soát hoạt động và Giám sát) về hiệu quả hoạt động của DN ở Jordan. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi gửi đến 151
- 7 nhân viên giữ các cấp quản lý khác nhau ở các DN tại Jordan. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến HTKSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhƣ việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các thành phần thuộc HTKSNB và cải thiện cơ chế các quy trình nội bộ. Theo các tác giả thì HTKSNB là một khái niệm có tầm quan trọng lớn trong việc duy trì tính nhất quán, phƣơng hƣớng và kỷ luật trong DN và khi tổ chức có sự thay đổi về quy mô thì HTKSNB cũng thay đổi. KSNB đƣợc thực hiện rộng rãi trong các hoạt động hàng ngày, giúp DN đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. HTKSNB hiệu quả phụ thuộc vào tất cả các thành viên trong tổ chức, những ngƣời có cấp bậc giám sát và nhân viên hỗ trợ, và mức độ thành công hay thất bại của nó phụ thuộc vào sự chú ý của nhân viên các cấp, đồng thời các tác giả cũng khẳng định việc đánh giá HTKSNB là căn cứ vào các thành phần của hệ thống này gồm môi trƣờng kiểm soát, đánh giả rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát. 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Triệu Phƣơng Hồng (2016) với nghiên cứu “Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các công ty xây dựng trên địa bàn TP. HCM”. Trƣớc hết nghiên cứu này trình bày tổng quan các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện liên quan đến đề tài KSNB, hệ thống cơ sở lý thuyết về KSNB, và các lý thuyết nền (lý thuyết hỗn độn, lý thuyết ngẫu nhiên) giải thích sự tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB từ đó làm cơ sở để đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Bên cạnh đó, tác giả này trình bày những đặc điểm của công ty xây dựng ảnh hƣởng đến HTKSNB nhƣ sản xuất xây dựng là loại hình sản xuất không ổn định (sản phẩm đơn chiếc, kỹ thuật, vật liệu, thiết kế, … thay đổi theo từng công trình); chu kỳ sản xuất dài, chủ yếu hoạt động ngoài trời, chịu nhiều sự tác động của các điều kiện tự nhiên,…từ đó ảnh hƣởng đến các thành phần của HTKSNB. Nghiên cứu lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp để thực hiện nghiên cứu, chọn mẫu theo phƣơng pháp gieo mầm với kích thƣớc mẫu đƣợc xác định là n = 198. Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các công ty xây dựng trên địa bàn TP. HCM cho thấy Môi trƣờng kiểm soát (Mức độ tác động β=0.117); Đánh giá rủi ro (Mức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn