intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

47
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đóng góp mới của luận văn này là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế, thông qua kiểm định xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- NGUYỄN THỊ THU HIỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP THEO ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ - NGHIÊN CỨU CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- NGUYỄN THỊ THU HIỀN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP THEO ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ - NGHIÊN CỨU CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hƣớng chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 05 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 2.2 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 5 Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 4 6 Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ ............................................................................ 5 1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài...................................................... 5 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước: ....................................................... 8 1.2.1 Các nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS .................................................................................................................. 8
  5. 1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình cải cách hệ thống kế toán theo hướng vận dụng IPSAS vào khu vực công, đơn vị HCSN............. 9 1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu .................................................................................................................... 10 1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước .................................................. 10 1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu ................................................................... 11 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 13 2.1 Tổng quan về hệ thống kế toán HCSN ....................................................... 13 2.1.1 Giới thiệu chung về đơn vị hành chính sự nghiệp ...................................... 13 2.1.2 Đối tượng kế toán, nguyên tắc kế toán trong đơn vị HCSN ...................... 15 2.1.2.1 Đối tượng kế toán .................................................................................... 15 2.1.2.2 Nguyên tắc kế toán................................................................................... 15 2.1.3 Hệ thống kế toán - Các bộ phân cấu thành của hệ thống kế toán............... 16 2.1.3.1 Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán đơn vị HCSN.......................... 17 2.1.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:......................................... 17 2.1.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: ........................................ 17 2.1.3.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán: ................................................... 18 2.1.3.5 Tổ chức lập và cung cấp thông tin thông qua hệ thống Báo cáo tài chính: . .................................................................................................................. 18 2.1.3.6 Tổ chức bộ máy kế toán: .......................................................................... 22 2.1.3.7 Tổ chức phân tích, kiểm tra kế toán:........................................................ 22 2.2 Tổng quan về chuẩn mực Kế toán công quốc tế ........................................ 22 2.2.1 Giới thiệu về chuẩn mực kế toán công quốc tế .......................................... 22 2.2.2 Vai trò và lợi ích của chuẩn mực kế toán công quốc tế ............................. 23 2.2.3 Danh mục các chuẩn mực kế toán công quốc tế ........................................ 24 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp ................................................................................................. 26
  6. 2.3.1 Hệ thống chính trị ....................................................................................... 26 2.3.2 Hệ thống pháp lý ........................................................................................ 27 2.3.3 Môi trường quốc tế ..................................................................................... 29 2.3.4 Môi trường kinh tế ...................................................................................... 29 2.3.5 Môi trường nghề nghiệp (chuyên môn nghiệp vụ) ..................................... 30 2.3.6 Điều kiện tổ chức, thực hiện....................................................................... 31 2.4 Các lý thuyết nền cho nghiên cứu .............................................................. 31 2.4.1 Lý thuyết đại diện hay còn gọi là lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) ... 31 2.4.2 Lý thuyết Quỹ (Fund Theory) ................................................................... 33 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 36 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 36 3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị và giả thuyết nghiên cứu .............................. 37 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị....................................................................... 37 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 38 3.3 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 38 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................. 38 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 39 3.3.2.1 Xây dựng thang đo ................................................................................... 39 3.3.2.3 Mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 43 3.3.2.4 Đối tượng khảo sát ................................................................................... 44 3.3.2.5 Các bước thực hiện nghiên cứu ............................................................... 44 3.3.2.6 Công cụ phân tích dữ liệu ........................................................................ 46 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 48 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 48 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................. 48 4.2.1 Mô tả mẫu quan sát..................................................................................... 48 4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha ............................................................... 50
  7. 4.2.3 Phân tích khám phá nhân tố ........................................................................ 56 4.2.3.1 Phân tích khám phá nhân tố của biến độc lập .......................................... 56 4.2.3.2 Phân tích khám phá nhân tố của biến phụ thuộc...................................... 60 4.2.4 Phân tích hồi quy ........................................................................................ 63 4.2.4.1 Phân tích tương quan ............................................................................... 64 4.2.4.2 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 65 4.2.4.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến .......... 68 4.2.4.4 Phương trình hồi quy tuyến tính bội ........................................................ 69 4.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ................................................................. 70 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 76 5.1 Kết luận....................................................................................................... 76 5.2 Một số kiến nghị ......................................................................................... 76 5.2.1 Đối với nhân tố hệ thống pháp lý ............................................................... 78 5.2.2 Đối với nhân tố môi trường quốc tế ........................................................... 80 5.2.3 Đối với nhân tố hệ thống chính trị.............................................................. 80 5.2.4 Đối với nhân tố điều kiện tổ chức, thực hiện ............................................. 81 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ........................... 82 5.3.1 Hạn chế của đề tài....................................................................................... 82 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán ĐHKT Đại học Kinh tế HCSN Hành chính sự nghiệp KTC Kế toán công NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định  Từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh APEC Asia – Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of South – East Asian Nation Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá IMF International monetary fund Quỹ tiền tệ quốc tế IPSAS International Public Sector Accounting Standards Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS B International Public Sector Accounting Standards Board Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế SPSS Statistial Package for the Social Sciences
  9. Phần mềm thống kê khoa học xã hội VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán đơn vị HCSN theo định hƣớng chuẩn mực KTC quốc tế......................................... 34 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các nhân tố tác động theo mô hình nghiên cứu đề nghị . 37 Bảng 3.2 Mã hóa các thang đo .................................................................................... 39 Bảng 3.3 Cấu trúc của bảng câu hỏi ........................................................................... 43 Bảng 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu ........................................................................... 48 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test biến độc lập ...................... 58 Bảng 4.3 Tổng phƣơng sai trích(Total Variance Explained) ................................... 58 Bảng 4.4 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) .................. 59 Bảng 4.5 Kết quả phân tích khám phá nhân tố của biến phụ thuộc ....................... 60 Bảng 4.6 Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố ..................................... 61 Bảng 4.7 Kết quả phân tích tƣơng quan .................................................................... 64 Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy bội .................................................................... 65 Bảng 4.9 Phân tích hồi quy sau khi loại biến MTKT, MTNN ................................. 67 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định sự phù hợp mô hình Model Summary..................... 68 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định ANOVAa ..................................................................... 68
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ................................................................. 36 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị ........................................................................ 37
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các đơn vị HCSN dưới sự quản lý điều hành của nhà nước đã từng bước phát triển ổn định, góp phần vào việc cải cách và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chính vì vậy các đơn vị HCSN phải có nhiệm vụ chấp hành luật ngân sách nhà nước, các quy định về chế độ kế toán do nhà nước ban hành, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính của nhà nước, nâng cao chất lượng công tác kế toán, hiệu quả quản lý. Nhưng đồng thời các đơn vị HCSN cũng có vai trò là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý hành chính, xã hội và tạo ra các dịch vụ công để phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân, bao phủ khắp mọi vùng miền trên cả nước và mọi lĩnh vực của xã hội. Chính vì vậy, vai trò cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng các nguồn lực được giao tại đơn vị là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nợ công ngày càng gia tăng, trở thành mối quan tâm của mọi công dân Việt Nam, việc quản lý Ngân sách Nhà nước nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch là vấn đề hết sức cấp thiết. Hơn nữa hiện nay Việt Nam đã gia nhập các tổ chức WTO, APEC, ASEAN, cũng như kí cam kết với các tổ chức tài chính WB, IMF của khu vực và thế giới, để thực hiện các hoạt động đầu tư quốc gia, nhận tài trợ, viện trợ hay vay nợ nước ngoài thì nhà nước buộc phải công bố các thông tin tài chính minh bạch, đáng tin cậy, có thể so sánh với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tuy nhiên do tính đặc thù về đặc điểm tổ chức, hoạt động, các đơn vị HCSN ngày càng mở rộng về quy mô và lĩnh vực hoạt động (sản xuất kinh doanh, dịch vụ…), nhưng công tác kế toán tại các đơn vị HCSN lại chịu sự chi phối của nhiều quy định khác nhau như luật ngân sách, luật kế toán, chế độ kế toán HCSN….Mặc dù có nhiều quy định và thông tư hướng dẫn nhưng công tác kế toán tại các đơn vị HCSN vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc ghi nhận thông tin và trình bày
  13. 2 BCTC vì hệ thống biểu mẫu BCTC khá nhiều nhưng chỉ cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý của nhà nước, mà thiếu đi thông tin hữu ích cho việc giải trình và ra quyết định, cũng như còn nhiều cách biệt với chuẩn mực KTC quốc tế, chưa đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính, các nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ các nước bạn cũng rót vốn và tài trợ tài chính vào rất nhiều, để đáp ứng yêu cầu này thì hệ thống kế toán công nói chung và kế toán đơn vị HCSN nói riêng phải đáp ứng được tính minh bạch, rõ ràng, và là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát nguồn tài chính công, ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, để nắm bắt xu hướng cùng với các điều kiện tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì vấn đề cần thiết là phải phân tích được các nhân tố tác động đến xu hướng cải cách hệ thống kế toán đơn vị HCSN phù hợp với thông lệ chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó đưa ra các giải pháp để dần hoàn thiện hệ thống kế toán đơn vị HCSN nhằm phản ánh chính xác, trung thực các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị cũng như cung cấp số liệu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, công khai tài chính theo thông lệ quốc tế. Từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hƣớng chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nhằm hướng vào các mục tiêu cụ thể sau đây: Thứ nhất: Nhận diện và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế.
  14. 3 Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu có hai câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế ? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào ? 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Hệ thống Luật kế toán, luật ngân sách nhà nước, chế độ kế toán và các báo cáo tài chính của các đơn vị HCSN Việt Nam được trình bày và công bố theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và các văn bản pháp lý liên quan. Chuẩn mực kế toán công quốc tế Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Hệ thống kế toán tại các đơn vị HCSN cấp cơ sở, không đi vào báo cáo tài chính tổng hợp áp dụng cho đơn vị cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên tác giả chủ yếu khảo sát tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn TPHCM. 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng đồng thời cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu luận văn, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ yếu. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khái quát hóa, mô tả các lý thuyết kế toán và các chuẩn mực kế toán, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán tại các đơn vị HCSN hiện nay.
  15. 4 Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xác định, kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán cho các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế thông qua việc: thiết kế bảng câu hỏi, khảo sát và thu thập dữ liệu. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích dữ liệu: đánh giá độ tin cậy Cronback’s alpha và phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội để đánh giá sự tác động của các nhân tố đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế 5 Những đóng góp mới của luận văn Đa số các nghiên cứu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về việc hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống BCTC của khu vực công theo định hướng chuẩn mực KTC quốc tế, mà chưa có nghiên cứu riêng cho các đơn vị HCSN. Do đó, đóng góp mới của luận văn này là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế, thông qua kiểm định xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế. 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần phụ lục, kết cấu luận văn bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước về việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu trong tương lai
  16. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ 1.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nƣớc ngoài Klaus Luder (1992) trong nghiên cứu “A contingency model of governmental accounting innovations in the political administrative environment” đã dựa trên việc nghiên cứu so sánh kế toán khu vực công của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Pháp và một vài vùng thuộc Vương quốc Anh và cộng đồng Châu Âu, ông cho rằng có 4 nhóm nhân tố tác động đến sự đổi mới kế toán khu vực công nhằm cung cấp thông tin trung thực, hữu ích, đáng tin cậy về tài chính khu vực công và nó cung cấp một cơ sở cho việc cải thiện kiểm soát tài chính của các hoạt động của chính phủ, dựa trên cơ sở kế toán dồn tích. Các nhóm nhân tố bao gồm (1) sự kích thích đổi mới, (2) sự biến đổi cấu trúc xã hội, (3) cấu trúc của hệ thống chính trị - hành chính, (4) các rào cản thực hiện. Tiếp tục phát triển nghiên cứu của Luder, Outda Hassan (2004) nghiên cứu mô hình cơ bản cho việc áp dụng thành công kế toán dồn tích ở khu vực công “ Transition barriers of accrual accouting in the public sector of developed and developing countries: statistical analyses with special focus on The Netherlands and Egypt” , Outda đã mở rộng vấn đề nghiên cứu đối với các nước phát triển và đang phát triển. Theo đó việc cải cách kế toán khu vực công tại các nước đang phát triển cũng có những hạn chế nhất định bắt nguồn từ những nguyên nhân như thâm hụt ngân sách, nạn tham ô tham nhũng, tỉ lệ lạm phát cao, hạn chế về trình độ chuyên
  17. 6 môn nghiệp vụ và nguồn lực tài chính để thực hiện. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình các nhân tố giúp các nước đang phát triển cải cách kế toán khu vực công bao gồm: quản lý thay đổi, hỗ trợ chính trị, hỗ trợ học thuật, chiến lược truyền thông, tính sẵn sàng thay đổi, ngân sách để thực hiện thay đổi, sự phối hợp giữa các tổ chức liên quan và trình độ công nghệ thông tin. Theo Zhang (2005) tiếp tục phát triển nghiên cứu của Mueller (1967), Nobes (1984), nghiên cứu “ Environmental Factor in China’s financial accounting development since 1949”, tác giả tìm hiểu những nguyên nhân của sự khác biệt về kế toán của các quốc gia, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách kế toán khu vực công giai đoạn 1949-2004 của Trung Quốc, có 7 nhân tố bao gồm: môi trường chính trị, môi tường kinh tế, môi tường pháp lý, môi trường quốc tế, môi trường văn hóa, môi tường giáo dục, môi trường nghề nghiệp. Phetphrairin Upping và Judy Olive (2011) trong nghiên cứu “ Accounting change model for the public sector: adapting luder’s model for developing countries” đã nghiên cứu về mô hình chuyển đổi kế toán khu vực công tại các nước đang phát triển, và tác giả thực hiện kiểm chứng tại các trường công lập tại Thái Lan. Theo tác giả có bốn nhân tố chính tác động vào sự thay đổi kế toán khu vực công bao gồm: các nhân tố tác động hỗ trợ cho sự thay đổi, các nhân tố tác động cản trở sự thay đổi, các áp lực bên trong cho sự thay đổi, các áp lực bên ngoài cho sự thay đổi. Tác giả Harun (2012) nghiên cứu “ Pulic sector accouting reform in Indonesian Post – Saharto Era”, tác giả tập trung nghiên cứu việc cải cách hệ thống kế toán công của Indonesia, theo hướng vận dụng kế toán dồn tích trong khu vực công. Tác giả đã chỉ ra rằng việc vận dụng thành công kế toán dồn tích là rất hạn chế bởi năng lực thể chế thấp (thủ tục quan liêu, làm việc không hiệu quả, thông tin thiếu minh bạch) của khu vực công, đó cũng là trở ngại chính cho các nước đang phát triển trong việc theo đuổi cải cách hệ thống kế toán khu vực công. Theo tác giả có bốn nhân tố chính dẫn đến khó khăn trong việc cải cách kế toán khu vực công đó là: thiếu nguồn nhân lực tay nghề cao, quan chức cấp cao trong hệ thống Chính phủ
  18. 7 đã quen với hệ thống kế toán cơ sở tiền, thiếu sự hỗ trợ chính trị, không có chuẩn mực kế toán riêng cho khu vực công. Le Thi Nha Trang (2012) nghiên cứu “ Application of IPSAS Standards to the Vietnamese Government accouting and financial statement”, tác giả đánh giá những lợi thế và bất lợi của IPSAS cùng với những ảnh hưởng của IPSAS đến các mức độ vận dụng khác nhau ở các quốc gia, nghiên cứu thực nghiệm cho trường hợp tại Việt Nam. Nghiên cứu tìm ra 4 hạn chế của việc vận dụng IPSAS là: khó khăn trong việc tổng hợp dữ liệu ngân sách quốc gia, hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính hạn hẹp, hệ thống công nghệ thông tin không đạt yêu cầu. Trong nghiên cứu của Bello (2013) “IPSAS: Issues, challenges and implementation” về những lợi ích và trở ngại khi vận dụng IPSAS tại Nigeria, trong đó lợi ích mong đợi của Nigeria khi vận dụng IPSAS là cải thiện tính nhất quán và tính so sánh của BCTC, có thông tin toàn diện về chi phí để hỗ trợ cho việc quản lý, tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của khu vực công…Và khi vận dụng IPSAS, Nigeria cũng đối mặt với các trở ngại như không có lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện cải cách kế toán khu vực công, yếu kém trong hệ thống quản lý của chính phủ, sự khác biệt về thể chế chính trị, pháp lý, trình độ năng lực đội ngũ nhân viên kế toán khu vực công còn nhiều hạn chế. Do đó, tác giả đề xuất để vận dụng IPSAS thì cần có 4 nhân tố sau: nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao trình độ nguồn nhân lực về IPSAS, chuyển đổi từ kế toán tiền mặt sang dồn tích, sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao bên trong và bên ngoài quốc gia. Theo Cristina Silvia Nistor và cộng sự (2013) nghiên cứu “ The influence of invironmental factors on the evolution of Romanian public accouting” dựa trên nền tảng nghiên cứu của Zhang. Theo Cristina sự phát triển kế toán khu vực công của Rumani trong giai đoạn 1831- 2011 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của 6 nhân tố: môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường pháp lý, môi trường giáo dục, và môi trường nghề nghiệp.
  19. 8 Tác giả Mike Mbaya (2014) nghiên cứu “Implication of International public sector accounting standards on county financial management and reporting”, tác giả so sánh hệ thống kế toán công hiện tại và hệ thống kế toán công khi vận dụng IPSAS, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng IPSAS: vai trò tham gia của chính phủ, yêu cầu về đào tạo nhân lực, cần có lộ trình rõ ràng và đầu tư nguồn tài nguyên để thực hiện. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra các điều kiện cần thiết cho việc vận dụng IPSAS bao gồm: sự hỗ trợ của chính phủ, các bên liê n quan và các nhà tài trợ, nâng cao sự nhận thức của nhân viên về tính sẵn sàng thay đổi, cải thiện công nghệ thông tin và áp dụng ERP. Mukal Sumuel Tanjed (2016) nghiên cứu “ Factors influencing the acceptance of international public sector accouting standards in Cameroon”, tác giả cho rằng Chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Cameroon thì cần xây dựng hệ thống kế toán công phát triển tương xứng với hệ thống kế toán tài chính. Để làm được điều này cần chuyển đổi kế toán khu vực công từ cơ sở tiền sang cơ sở dồn tích theo IPSAS, như vậy kế toán khu vực công của Cameroon sẽ đáng tin cậy, minh bạch, có thể so sánh được. Để đáp ứng được việc chuyển đổi, hoàn thiện hệ thống kế toán khu vực công thì theo tác giả Cameroon cần có các nhân tố là nhận thức và trình độ của đội ngũ kế toán, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán, nâng cao tình độ công nghệ thông tin, sự hỗ trợ về chính trị và nguồn kinh phí để thực hiện chuyển đổi. 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc: 1.2.1 Các nghiên cứu về xu hƣớng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS Bùi Văn Mai (2007), trong nghiên cứu “ Định hướng, giải pháp và lộ trình ban hành chuẩn mực kế toán công Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế”, tại hội thảo khoa học Định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam, Bộ Tài chính. Tác giả khẳng định Việt Nam sẽ vận
  20. 9 dụng IPSAS để ban hành chuẩn mực kế toán khu vực công, và để chuẩn bị cho việc thực hiện cải cách này thì Việt Nam cần phải hội đủ ba điều kiện là: điều kiện về pháp lý, điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện về tổ chức thực hiện. Phạm Quang Huy (2010) trong bài “Tìm hiểu kế toán khu vực công tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tạp chí kiểm toán số 4, tháng 4/2010, đã nêu ra các lý thuyết cơ bản về khu vực công, kế toán khu vực công tại một số quốc gia đã và đang áp dụng để rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam. Mai Thị Hoàng Minh (2014) trong bài “Vận dụng IPSAS để trình bày báo cáo tài chính nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước”, theo tác giả những trở ngại, thách thức cho Việt Nam khi vận dụng IPSAS để trình bày và lập báo cáo tài chính bao gồm 6 yếu tố: chưa hình thành hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, phương pháp và nguyên tắc kế toán chưa tuân thủ hoàn toàn thông lệ kế toán quốc tế; số liệu kế toán tại các đơn vị kế toán nhà nước chưa đồng bộ; kho bạc nhà nước chưa triển khai và vận hành một cách hoàn chỉnh hệ thống thông tin kế toán tập trung; khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường; năng lực trình độ của cán bộ còn bị giới hạn; lộ trình cải cách chậm và nguồn lực tài chính giành cho cải cách kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu. 1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình cải cách hệ thống kế toán theo hƣớng vận dụng IPSAS vào khu vực công, đơn vị HCSN Theo Nguyễn Như Quỳnh (2015), luận văn thạc sĩ trường ĐHKT TPHCM “Xác định các nhân tố ảnh hưởng việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS2): “ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” vào Việt Nam”, ban đầu tác giả xây dựng mô hình giả định có 7 nhân tố ảnh hưởng việc vận dụng IPSAS vào Việt Nam, nhưng qua quá trình nghiên cứu, phân tích, kiểm định thì chỉ còn 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự kỳ vọng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chuẩn quốc tế đó là: kinh nghiệm ban hành chuẩn mực, cộng đồng kế toán, hệ thống thông tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2