intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất phát từ nhu cầu việc làm ở nông thôn vùng lũ của huyện Tam Nông đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau: Xác định các nhân tố tác động đến cơ hội tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động; gợi ý chính sách tác động tạo cơ hội việc làm cho người lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÙNG NGỌC TRIỀU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007
  2. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề. .................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. ................................ 5 1.1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................... 5 1.1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................. 5 1.1.2. Mối liên kết giữa hai khu vực ......................................................................... 7 1.1.3. Lý thuyết về các yếu tố kéo và đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp của nông dân................................................................................................................................... 9 1.1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp………..………10 1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm……………………………………………………19 1.2.1. Nghiên cứu 1………………………………………………………………….19 1.2.2. Nghiên cứu 2………………………………………………………………….19 1.2.3. Nghiên cứu 3………………………………………………………………….20 1.2.4. Nghiên cứu 4…………………………………………………………………..21 1.3. Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nước……………………..22 1.3.1. Trung Quốc……………………………………………………………………22 1.3.2. Hàn Quốc……………………………………………………………………...23 1.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị ……………………………………………………25 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2005-2006.......................................................... 28 2.1. Tổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông……………………………………28 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên……………………………………………..28 2.1.2. Tình hình kinh tế của huyện…………………………………………………..29 2.2. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông…………………..30 2.2.1. Tình hình dân số và lao động…………………………………………………30
  3. 2 2.2.2. Chất lượng nguồn lao động……………………………………………………32 2.2.3. Cơ cấu lao động nghề nghiệp…………………………………………………34 2.2.4. Di cư lao động…………………………………………………………………35 2.3. Khả năng tạo việc làm…………………………………………………………..36 2.3.1. Khả năng tạo việc làm nông nghiệp…………………………………………..36 2.3.2. Khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp………………………………………37 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động.................................................................................................................................. 39 2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động…………………………….40 2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về gia đình người lao động……………………………..43 2.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về cộng đồng……………………………………………47 Kết luận………………………………………………………………………………49 CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP......................................................................................................... 51 3.1. Mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố tác động đến việc làm làm phi nông nghiệp..................................................................................................................................... 51 3.1.1. Xây dựng mô hình…………………………………………………………….51 3.1.2. Số liệu dùng trong phân tích mô hình…………………………………………56 3.2. Kết quả mô hình và ý nghĩa phân tích…………………………………………..56 3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm cá nhân người lao động…………………………..57 3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm gia đình người lao động………………………….59 3.2.3. Nhóm nhân tố về đặc điểm cộng đồng………………………………………..61 Kết luận……………………………………………………………………………..61 KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ SUẤT CHÍNH SÁCH ................................................................ 63 1. Kết luận rút ra từ nghiên cứu……………………………………………………..63 2. Các đề xuất chính sách……………………………………………………………64 3. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………………...66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 2001, 2005, 2006 ......................... 29 Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số...........................................................................30 Bảng 2.3. Lao động, việc làm của huyện Tam Nông năm 2006.................................31 Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa huyện Tam Nông năm 2006 ......... 32 Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn huyện Tam Nông năm 2006.. 33 Bảng 2.6. Đặc điểm về tuổi và giới tính của lao động ................................................ 40 Bảng 2.7. Trình độ học vấn và học nghề của lao động ............................................... 42 Bảng 2.8. Phân loại hộ nghề nghiệp............................................................................43 Bảng 2.9. Đặc điểm về qui mô gia đình và đất sản xuất theo hộ nghề nghiệp ........... 44 Bảng 2.10.Đặc điểm về thu nhập và nông nhàn của gia đình theo hộ nghề nghiệp ... 46 Bảng 3.1. Các biến số sử dụng trong mô hình ............................................................ 55 Bảng 3.2. Kết quả ước lượng với các biến đặc điểm của người lao động .................. 57 Bảng 3.3. Kết quả ước lượng mô hình với các biến đặc điểm gia đình...................... 59
  5. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ........................ 8 Hình 1.2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp........... 14 Hình 1.3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp . 16 Hình 1.4. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp ................................... 17 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Tóm lược mô hình nghiên cứu................................................................... 27 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1. Những người trẻ tuổi thường đi khỏi quê vào mùa nước nổi.......................... 31 Hộp 2. Học nghề đã khó, theo nghề đã học còn khó hơn .......................................... 33 Hộp 3. Vào mùa vụ họ lại bỏ làm đi gặt lúa mướn..................................................... 47
  6. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Việc làm luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, với sự phát triển nhanh của các nền kinh tế, nó đã không ngừng được tạo ra nhưng cũng không ít những việc làm bị mất đi. Sự mai một của một số các việc làm thường xảy ra ở nông thôn, những vùng đất mà người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính. Những làng nghề truyền thống hay những mặt hàng thủ công không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế hiện đại dần biến mất. Trong giai đoạn hiện nay, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn cùng với công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp là một tất yếu để phát triển kinh tế. Nhưng với diện tích đất có giới hạn, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn lại cao và trình độ dân trí còn thấp đã làm cho người dân sống ở nông thôn ngày càng khó tìm được việc làm khi họ bị tách khỏi những lao động phổ thông trong nông nghiệp. Riêng với huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp - là một vùng trũng của Đồng Tháp Mười - trong một năm có năm đến sáu tháng nước nổi, gần 90 % dân số sống ở nông thôn với nghề nông là chính, thì vấn đề việc làm cho người lao động là một bài toán nan giải đặt ra cho người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương. Sự dư thừa lao động và thiếu việc làm nhất là vào mùa lũ trở thành một trong những lực cản chính cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và là mầm móng phát sinh tệ nạn xã hội. Nhận thấy nhu cầu việc làm ở nông thôn là rất cấp thiết, nhà nước đã có những chính sách nhằm tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động cho nông thôn nói chung và cho huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Bên cạnh đó còn có các dự án hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nhằm tạo việc làm cho người lao động nghèo. Những chính sách và dự án tập trung vào: đào tạo nghề, khuyến khích phát triển làng nghề, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng. Nhưng đối với người
  7. 6 dân sống ở vùng lũ, tạo thêm việc làm và khả năng tự tạo việc làm cho người lao động lại có những đặc trưng riêng biệt mà khi tiếp nhận các chính sách hay các chương trình việc làm nông thôn chung phải có những thay đổi linh hoạt phù hợp với điều kiện địa lý và năng lực của người dân.Vì vậy, nghiên cứu về lao động - việc làm cho người lao động theo khía cạnh hộ gia đình là cần thiết. Thứ nhất, làm rõ đặc điểm lao động – việc làm ở nông thôn vùng lũ. Thứ hai, Tìm ra những nhân tố tác động đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động nhằm định hướng chính sách thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao động (từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp) diễn ra nhanh chóng. Cùng với khuynh hướng chung của chính sách nhà nước là chuyển dịch cơ cấu lao động, nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tham gia việc làm phi nông nghiệp cho người dân vùng lũ huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Xuất phát từ nhu cầu việc làm ở nông thôn vùng lũ của huyện Tam Nông đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau : - Xác định các nhân tố tác động đến cơ hội tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động. - Gợi ý chính sách tác động tạo cơ hội việc làm cho người lao động. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: là người dân trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Độ tuổi lao động được xác định người từ 15 tuổi trở lên - Phạm vi nghiên cứu: vùng nông thôn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Hai xã được chọn đại diện lấy mẫu để thực hiện nghiên cứu là xã Tân Công Sính và xã Phú Hiệp. Xã Tân Công Sính có đường giao thông không thuận tiện, diện tích đất tự nhiên lớn nhất huyện, mật độ dân số thưa, vùng ngập lụt sâu, nghèo. Xã Phú Hiệp có đường giao thông thuận tiện, diện tích đất vừa, mật độ dân số cao, vùng ngập lụt.
  8. 7 - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian là 07 tháng. Bắt đầu từ tháng 12 năm 2006 và kết thúc nghiên cứu vào tháng 07 năm 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích định tính Phương pháp phân tích định tính bao gồm: phương pháp chuyên gia và phỏng vấn sâu. • Phương pháp chuyên gia Ở cấp huyện, tham vấn trực tiếp phó chánh văn phòng phụ trách kinh tế Ủy ban huyện Tam Nông, hội trưởng và hội phó hội phụ nữ huyện, phó phòng công thương huyện, Trưởng phòng và phó phòng nội vụ lao động thương binh xã hội huyện. Ở cấp xã, tham vấn trực tiếp phó chủ tịch phụ trách kinh tế xã Tân Công Sính, xã Phú Hiệp. Phỏng vấn nhóm các cán bộ phụ trách hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên của hai xã Tân Công Sính và Phú Hiệp. Ngoài ra, tham vấn trực tiếp hai chủ tổ hợp sản xuất có thu hút lao động của hai xã vùng nghiên cứu. • Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn trực tiếp 80 lao động trong độ tuổi lao động ở hai xã đại diện vùng nông thôn của huyện. Các lao động được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và ngẫu nhiên. Số mẫu ở mỗi xã được tính dựa trên số hộ dân vào năm 2006, xã Tân Công Sính có 1.109 hộ và xã Phú Hiệp có 1736 hộ dân. Như vậy, tổng thể quan sát là 2845 hộ trong đó Phú hiệp chiếm 61,01% tổng thể quan sát nên với số mẫu tương ứng cần được phỏng vấn là 49 mẫu, còn lại xã Tân Công Sính chiếm 38,98% nên tương ứng với số mẫu cần được phỏng vấn là 31 mẫu. 4.2. Phương pháp phân tích định lượng • Phương pháp thống kê mô tả
  9. 8 Sau khi điều tra thực tế và tham vấn ý kiến chuyên gia các số liệu và các thông tin thu thập được về đặc điểm lao động của hai xã khảo sát sẽ được thống kê kết hợp phân tích nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và mối quan hệ giữa các biến số. Phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel. • Phương pháp phân tích hồi qui Dùng mô hình probit (logit) và phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eview để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội làm việc phi nông nghiệp của người lao động nông thôn vùng lũ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài mang đến một số ý nghĩa sau: - Hiểu rõ đặc điểm lao động vùng lũ và những nhu cầu thực tế của người lao động trên cơ sở đó có những gợi ý chính sách tác động phù hợp với nhu cầu thực sự của người lao động. - Gợi ý chính sách phù hợp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế địa phương.
  10. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. Để tiện cho việc phân tích những nhân tố tác động đến lao động - việc làm và tìm giải pháp giải quyết việc làm cho lao động trong vùng nghiên cứu, trước tiên, cần có một nền tảng lý thuyết làm cơ sở để nghiên cứu được tiến hành. Chương 1 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết: thống nhất về mặt khái niệm, những đặc thù của lao động nông thôn vùng lũ và các lý thuyết cơ sở để tiến hành thiết kế nghiên cứu. Kế đến, nghiên cứu thực nghiệm: tổng hợp những nghiên cứu trước đây về lao động và việc làm nông thôn ở Việt Nam. Sau đó trình bày kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của các nước và đưa ra mô hình nghiên cứu. 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Các khái niệm có liên quan Thực tế có nhiều khái niệm về lao động và việc làm nông thôn, trong đề tài này chỉ đề cập đến một số khái niệm đã và đang được sử dụng hiện nay để có sự thống nhất trong toàn bộ nghiên cứu. Lực lượng lao động hay số người hoạt động kinh tế hiện tại là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và thất nghiệp. (theo ban chỉ đạo điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp, 2006, tỉnh Đồng Tháp) Việc làm: khái niệm việc làm có thể hiểu ở hai trạng thái “tĩnh” và “động”. ở trạng thái “tĩnh” việc làm chỉ nhu cầu sử dụng sức lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác, nhằm mục đích tạo ra thu nhập hoặc kết quả có ích cho cá nhân, cộng đồng. Theo cách hiểu này việc làm là khả năng làm tăng của cải xã hội, tăng lợi ích cho dân cư và cộng đồng, là khả năng sử dụng nguồn nhân lực và là các hoạt động lao động có ích. Theo nghĩa động thì việc làm là hoạt động của dân cư nhằm tạo ra thu
  11. 10 nhập có lợi cho cá nhân hoặc cộng đồng, trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Do đó, theo điều 13 của bộ luật lao động được quốc hội thông qua ngày 23/06/1994 có ghi: “mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm, đều được thừa nhận là việc làm”. Trong điều kiện hiện nay, việc làm là lao động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó. Người có việc làm: được định nghĩa theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) là: “Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích hay thay thế thu nhập của gia đình. Từ khái niệm việc làm và người có việc làm cho thấy việc làm có thể là việc làm công ăn lương hay việc làm tự tạo của lao động đều như nhau. Với cách nhìn này sẽ khuyến khích giải phóng sức lao động tạo tâm lý thoải mái cho lao động giúp lao động tự tạo công việc nhằm làm tăng thu nhập cho gia đình và cho bản thân. Cơ hội việc làm: Theo cách hiểu về việc làm như hiện nay, đây là quá trình tạo cơ hội giải phóng sức lao động, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Cơ hội việc làm ở mỗi vùng sẽ khác nhau do nhiều nhân tố tạo nên như: điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế của vùng, chính sách tạo việc làm, thành thị hay nông thôn. Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc. Quá trình này có sự đóng góp của nhiều thành phần: nhà nước, các doanh nghiệp, các đoàn thể, và thành phần đóng vai trò quan trọng nhất chính là người lao động. Quá trình tạo việc làm diễn ra bắt đầu từ giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, chuẩn bị cho người lao động bước vào cuộc sống lao động (lập thân, lập nghiệp), đến vấn đề tự do lao động và hưởng thụ xứng đáng với giá trị mà lao động sáng tạo ra, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phân loại việc làm.
  12. 11 Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc. Tổ chức lao động quốc tế (1983) phân chia việc làm thành các loại: - Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: căn cứ vào số thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm. - Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ làm việc trong một tuần. - Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó. Căn cứ vào tính chất công việc: có việc làm nông nghiệp hay còn gọi là hoạt động nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp hay hoạt động phi nông nghiệp. Trong nghiên cứu này, việc làm nông nghiệp là các công việc liên quan trực tiếp đến cây trồng, vật nuôi. Việc làm phi nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất khác ngoài việc làm nông nghiệp. Nhìn chung việc làm phi nông nghiệp liên quan đến các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình, ví dụ như: các hoạt động vá xe, bán hàng rong, làm hàng gia công đều được coi là việc làm phi nông nghiệp. Làm công ăn lương hay việc làm tự tạo, trong nghiên cứu này, việc làm công ăn lương liên quan đến các hợp đồng lao động được thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động được nhận lương theo sản phẩm hoặc thời gian và làm việc dưới sự giám sát của người sử dụng lao động. Việc làm tự tạo là các việc làm tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ ví dụ: tự làm bánh và bán, nhận may đồ cho khách tại nhà… đều được coi là việc làm tự tạo. Lao động địa phương và lao động di cư: lao động địa phương có thể được coi là lao động tại nhà hay không phải tại nhà nhưng vẫn ở địa phương. Lao động di cư là lao động đi khỏi huyện làm tại các tỉnh khác hay ở nước khác với thời gian đi khỏi huyện từ 6 tháng trở lên.
  13. 12 Mối kiên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hình 1.1 cho chúng ta thấy khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau cả đầu vào và đầu ra. Người nông dân cần các sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng hàng ngày và cho quá trình sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị…. Đổi lại họ cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp. Người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm từ nông dân. Vậy hai mối liên hệ thể hiện rõ nét đó là mối liên hệ về sản xuất và mối liên hệ về tiêu dùng, mặc dù trong thực tế mối liên hệ về sản xuất và tiêu dùng giữa hai khu vực rất phức tạp. Hình 1.1. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp ( Nguồn: Lê Xuân Bá và công sự (2006)[1]) Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển công nghiệp và ngược lại. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỷ lệ lương trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu nhập trung bình của khu vực nông nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng cao mới thu hút được lao động. Ngược lại, năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu về
  14. 13 lao động giảm. Mối quan hệ chia sẽ rủi ro được đề cập đến vì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro do thời tiết và người nông dân muốn đa dạng hóa hoạt động sản xuất của mình nhằm chia sẽ rủi ro. Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chính hoạt động phi nông nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, chưa thể khẳng định do chia sẽ rủi ro mà người nông dân tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện của nước ta, những người nông dân biết tính toán làm ăn và có điều kiện về cơ hội cũng như về vốn thì đối với họ có thể lợi nhuận thu được từ hoạt động trong khu vực phi nông nghiệp lại là một sức hút mạnh mẽ cho việc dịch chuyển vốn và lao động giữa hai khu vực. Hay với tư tưởng tiến bộ hơn của những người nông dân thời nay, họ quyết định dành những khoản tiết kiệm được từ hoạt động nông nghiệp để đầu tư cho con cháu học hành hay học nghề mong tìm được việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để thoát khỏi lao động mệt nhọc ngoài đồng. Nhìn chung, sự dịch chuyển của vốn và lao động giữa hai khu vực luôn có thể xảy ra với bất kỳ một lý do nào. Đây là nền tảng cơ bản để nghiên cứu của chúng ta có thể thực hiện. 1.1.3. Lý thuyết về các yếu tố “kéo” và đẩy” tham gia hoạt động phi nông nghiệp của nông dân. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình về các yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mô hình này cho rằng hộ gia đình quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào hoạt động phi nông nghiệp. Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn. Hơn nữa, ông cũng gợi ý
  15. 14 các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư. Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân. Nhân tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình. Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phân tích cung lao động của hộ mà chưa có những phân tích về các yếu tố phát sinh từ bản thân người lao động và môi trường xung quanh. Về mặt thực tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau sẽ có các phản ứng khác nhau khi tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Cũng có thể hai hộ gia đình có cùng điều kiện và trong cùng một vùng nhưng các điều kiện về bản thân của lao động khác nhau cũng dẫn đến những khác biệt trong quyết định tham gia vào khu vực phi nông nghiệp. Nghiên cứu cần có một khung lý thuyết hoàn thiện hơn 1.1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp Mô hình hộ nông dân đưa ra khung phân tích tương đối tổng hợp cho việc phân tích quyết định của hộ nông dân về phân bổ thời gian, tiêu dùng và sản xuất. Phiên bản đầu tiên của mô hình này do Chyanov- một nhà kinh tế học người Nga từ đầu thế kỷ 20 xây dựng. Một phiên bản sau này được tìm thấy trong Singh, Squire and Strauss (1986). Phiên bản này có sự cải tiến nhất định so với mô hình ban đầu và được xây dựng trong khung khổ của mô hình liên kết hai khu vực. Tuy nhiên, mô hình của Singh được phát triển cho việc xem xét mối quan hệ giữa làm thuê và tự làm dựa trên mức lương ở thị trường lao động. Trong bối cảnh nông thôn của các nước đang phát triển, khi thị trường lao động còn sơ khai thì mô hình của Singh không hoàn toàn phù
  16. 15 hợp. Một phiên bản khác của mô hình kinh tế hộ đưa ra khung phân tích sâu hơn về quan hệ nông nghiệp và phi nông nghiệp là của Lopez (1986). Mô hình có thể tóm lược như sau: Hộ nông dân tối đa hóa độ thỏa dụng dựa trên hàm sau: Max U(Th, Ch; Zh ) (1.1) Giới hạn bởi: Tf, Th, Tn, C Tổng thời gian : T=Tf + Th + Tn (1.2) Tiêu dùng : C = g(Tf , p, Zf) + wnTn + V (1.3) Không âm : Tn ≥ 0 (1.4) Trong đó: Th = Thời gian ở nhà (nghỉ ngơi, việc nhà….) Ch = Tiêu dùng Zh = Các đặc điểm cá nhân T = Tổng thời gian Tf = Thời gian làm việc nông nghiệp Tn = Thời gian làm việc phi nông nghiệp P = Giá của đầu vào và đầu ra, không bao gồm lao động Zf = Đầu vào cố định cho sản xuất nông nghiệp Wn = Tiền công cho hoạt động phi nông nghiệp Hn = Chất lượng của người lao động Zn = Biến khác tác động đến mức tiền công V = Thu nhập ngoài lao động U = Hàm lợi ích (hàm thỏa dụng) G = Hàm thu nhập từ nông nghiệp của hộ Hàm lợi ích được xác định bởi thời gian ở nhà và tiêu dùng. Có hai ràng buộc trong mô hình: thứ nhất, hộ gia đình bị hạn chế bởi thời gian sử dụng; thứ hai, tiêu dùng của hộ bị hạn chế bởi thu nhập từ nông nghiệp, phi nông
  17. 16 nghiệp và thu nhập ngoài lao động. Thu nhập nông nghiệp bằng với giá nhân với đầu ra được thể hiện như một hàm của thời gian lao động nông nghiệp. Để tối đa hoá hàm lợi ích, ta lập công thức biến đổi Lagragian: L ≡ U(Th, Ch; Zh ) + τ (T-Tf - Th - Tn )+ λ(g(Tf , p, Hf, Zf) + wnTn +V-C)+ θTn (1.5) Các điều kiện Kuhn-Tucker có thể được viết như sau: Giả sử là Th, C,Tf >0 ∂L = U1 - τ = 0 (1.6) ∂Th ∂L = U2 - λ = 0 (1.7) ∂C ∂L = λg1 - τ = 0 (1.8) ∂T f ∂L = λwn +θ -τ = 0 (1.9) ∂Tn ∂L ∂L = Tn ≥ 0, θ ≥ 0, .θ =0 (1.10) ∂θ ∂θ Trong đó U1, U2 là đạo hàm bậc nhất của hàm lợi ích theo thời gian ở nhà và tiêu dùng, tương ứng, g1 là đạo hàm bậc nhất của hàm g(Tf) theo Tf . Bây giờ chúng ta xem xét 2 trường hợp: Trường hợp 1: các quyết định kinh tế trong trường hợp hộ nông dân với thời gian lao động phi nông nghiệp. Nếu thời gian lao động phi nông nghiệp là dương (Tn>0), θ bằng 0, ta có thể đơn giản hoá các điều kiện tối ưu: Nhân (1.9) với –1 sau đó cộng với (1.8), khi θ = 0 ta có λ (g1-wn) = 0, do λ ≠ 0 ta có g1 = wn (1.11) Chia (1.6) cho (1.7) và thay τ với λg1 (có được từ (1.8)) và sau đó g1 với wn1 (có được từ (1.11)) ta có:
  18. 17 U1 = wn (1.12) U2 Lấy Tn từ (1.2) và thay vào (1.3) ta có C+wnTh = wnT+[g(Tf)-wnTf ] + V (1.13) Ý nghĩa của phương trình (1.13) là ta có tổng tiêu dùng ở bên trái bằng với tổng thu nhập. Trong trường hợp này, tổng thu nhập bao gồm thu nhập từ nông nghiệp [g(Tf)-wnTf ] trong đó thời gian lao động nông nghiệp có giá bằng tỷ lệ tiền công theo thị trường và [g(Tf)-wnTf ] có thể được xem là thu nhập ròng. Một bộ phận khác của thu nhập của hộ là wnT có giá trị bằng tổng thời gian sử dụng nhân với mức lương trên thị trường. V là thu nhập không do lao động và được xác định là ngoại sinh. Phương trình (1.11) g1 = wn thường là điều kiện tối ưu của vấn đề tối đa hoá lợi nhuận sản xuất nông nghiệp. Max π = g(Tf ;p, Zn ) - wnTf (1.14) Giải phương trình (1.14) ta tìm Tf*, thay trở lại vào (1.14) ta có hàm mục tiêu gián tiếp: π*(wm, p, Zf) = g (Tf*; p, Zf )-wn Tf* (1.15) Sử dụng bổ đề của Hotelling (1932), ta có đạo hàm của hàm đầu vào Tf* = -π* (wn, p Zf ). (1.16) Có thể tính tương tự đối với đầu ra tối ưu và hàm cầu được đạo hàm theo đầu vào khác. Trong trường hợp này, lao động nông nghiệp tối ưu được xác định bởi w, p, Zf là các biến phù hợp của sản xuất (không bao gồm các biến phù hợp cho tiêu dùng). Các nhân tố quyết định tiêu dùng Thay (1.15) như là hàm giá trị của lợi ích vào (1.13), ta có C+wnTh = wnT+ π*(wm, p, Zf) + V (1.17) Phương trình này kết hợp với (1.12) tạo thành điều kiện tối ưu của tiêu dùng. Khi phương trình (1.12) được xem như là tỷ lệ thay thế biên giữa thời gian ở nhà và tiêu dùng (U1/U2) = mức giá, thì hệ phương trình của (1.12) và (1.17) là tương tự với
  19. 18 các điều kiện của tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Do đó, cầu tiêu dùng C có thể được viết như các hàm cầu Marshalian: C=C(1,wn, wnT+ π*(wn, p, Zf) + V) = C (1,wn, k) (1.18) Như vậy, các quyết định về sản xuất và tiêu dùng của hộ có thể được xác định dựa trên 2 giai đoạn. Thứ nhất, thời gian lao động nông nghiệp được quyết định từ tối đa hoá lợi nhuận từ nông nghiệp. Thứ hai, tổng thu nhập được phân bổ cho tiêu dùng và thời gian ở nhà bởi vậy tỷ lệ thay thế biên giữa chúng là bằng wn. Nói cách khác là khi tồn tại mức lương ở thị trường lao động thì việc xác định giữa sản xuất và tiêu dùng của hộ là độc lập. Hình1.2 trình bày mô hình kinh tế hộ trong trường hợp hộ gia đình có tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Trong hình này, đường cong của hàm thu nhập nông nghiệp g có độ dốc tại điểm A trùng với mức lương của hoạt động phi nông nghiệp. Tại điểm A, lao động dành cho hoạt động nông nghiệp được xác định là Tf*. Cũng với mức lương đó đường bàng quan có độ dốc trùng với đường thu nhập nói cách khác là đạt được độ thỏa dụng tối đa trong hàm tiêu dùng. Cũng tại điểm đó, thời gian cho lao động phi nông nghiệp được xác định tại Tn*. Việc thay đổi mức lương trong hoạt động phi nông nghiệp sẽ làm thay đổi mức lao động dành cho hoạt động phi nông nghiệp và nông nghiệp cũng như thời gian giành cho nghỉ ngơi và việc nhà là phần còn lại của tổng quỹ thời gian T- Tn*- Tf*.
  20. 19 Hình 1.2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp. ( Nguồn: Lê Xuân Bá và cộng sự (2006))[1] Trường hợp 2: hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp Quay trở lại điều kiện tối ưu Kuhn Tucker (1.6)-(1.10), trong trường hợp không có hoạt động phi nông nghiệp, Tn = 0, T=Th+Tf và định nghĩa w0 như τ/λ hệ phương trình này có thể được sắp xếp lại như sau: g 1 = wo (1.19) U1 = w0 (1.20) U2 C+w0Th = w0T+[g(Tf)-w0Tf ] + V (1.21) Quay trở lại các phương trình (1.5-1.10) τ là độ thoả dụng biên của thời gian sử dụng và λ là độ thoả dụng biên của thu nhập ngoài lao động. W0 được xem như là giá bóng (shadow price: là giá hay giá trị của một hàng hóa hay dịch vụ khi giá cả hoặc giá trị đó không thể được ấn định một cách chính xác vì thiếu một thị trường ấn định [3] giá thông thường ) của thời gian sử dụng thể hiện trong tiêu dùng. Trong trường hợp này, giá bóng w0 không phải là biến ngoại sinh. Không có phương trình nào trong hệ phương trình này (1.19-1.21) có thể quyết định một biến nội sinh một cách độc lập, do đó, w0 là hàm của tất cả các biến ngoại sinh trong hệ phương trình này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0