intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNXD tại Tp. HCM. Từ việc nhận diện nhân tố ảnh hưởng, tác giả tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ HUỲNH CAO KHẢI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH __________________ HUỲNH CAO KHẢI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN ANH HOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Huỳnh Cao Khải – Học viên cao học Khóa 25 Trường Đại học Kinh Tế Tp. HCM. Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các nội dung tham khảo đều được trích dẫn và ghi rõ nguồn theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018 Huỳnh Cao Khải
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ................................... 6 1.1 Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài ............................................................................ 6 1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước .......................................................................... 10 1.3 Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu liên quan ........................................................... 14 1.4 Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả ....................................... 16 1.4.1 Xác định khe hổng nghiên cứu................................................................................... 16 1.4.2 Định hướng nghiên cứu của tác giả ........................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................................. 18 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 19 2.1 Tổng quan về KTQT ..................................................................................................... 19 2.1.1 Các khái niệm về KTQT ............................................................................................ 19 2.1.2 Vai trò của KTQT ...................................................................................................... 21 2.1.3 Nội dung của KTQT................................................................................................... 22 2.2 Một số đặc điểm của DNXD ảnh hưởng đến công tác KTQT ...................................... 27 2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất ......................................................................................... 27 2.2.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng.............................................................................. 28 2.2.3 Đặc điểm chi phí ngành xây dựng.............................................................................. 30
  5. 2.3 Một số lý thuyết nền tảng .............................................................................................. 30 2.3.1 Lý thuyết dự phòng (Contingency Theory) ............................................................... 31 2.3.2 L thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) .......................................... 32 2.3.3 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory) .................................................................... 33 2.3.4 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) .......................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................................. 35 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 36 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................... 36 3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề nghị .................................................................... 38 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................... 38 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu và mô tả thang đo .................................................................. 43 3.3 Mô tả cách chọn mẫu .................................................................................................... 46 3.3.1 Đối tượng khảo sát ..................................................................................................... 46 3.3.2 Kích thước mẫu .......................................................................................................... 47 3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................... 47 3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................................... 47 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả...................................................................................... 47 3.4.2 Kiểm định chất lượng thang đo .................................................................................. 47 3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá ....................................................................................... 48 3.4.4 Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................................... 49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................. 51 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BẢN LUẬN ........................................... 52 4.1 Mô tả bộ dữ liệu ............................................................................................................ 52 4.1.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................................................ 52 4.1.2 Kiểm định chất lượng thang đo .................................................................................. 62 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá ....................................................................................... 65 4.1.4 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................................... 69
  6. 4.1.5 Phân tích Binary Logistic ........................................................................................... 72 4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................................................... 75 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .................................................................................................. 80 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ........................................................................... 81 5.1 Kết luận ......................................................................................................................... 81 5.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 82 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................. 87 5.3.1 Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 87 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................................. 88 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 89 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 93
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (Advanced manufacturing AMT 1 technology) 2 CNSXTT Công nghệ sản xuất tiên tiến 3 DN Doanh nghiệp 4 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 DNXD Doanh nghiệp xây dựng 6 JIT Quản trị Just in Time 7 KTQT Kế toán quản trị 8 KTQTCP Kế toán quản trị chi phí 11 KTTC Kế toán tài chính 12 SXKD Sản xuất kinh doanh 9 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 10 TQM Quản trị chất lượng toàn diện
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ A. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT ( nghiên cứu ở nước ngoài) ........... 14 Bảng 1.2: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT ( nghiên cứu ở trong nước) .......... 15 Bảng 3.1 Bảng tóm tắt thang đo chính thức ............................................................................. 45 Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả biến áp dụng – APPL .............................................................. 52 Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả biến Quy mô - SIZE ................................................................. 53 Bảng 4.3 Bảng thống kê mô tả biến giữa biến áp dụng - APPL và biến quy mô- SIZE ........... 54 Bảng 4.4 Bảng thống kê mô tả biến chí phí - COST ................................................................. 55 Bảng 4.5 Bảng thống kê mô tả biến giữa biến áp dụng-APPL và biến chi phí-COST ............. 56 Bảng 4.6 Bảng thống kê mô tả biến cạnh tranh - COMP ......................................................... 57 Bảng 4.7 Thống kê mô tả biến áp dụng- APPL và biến mức độ cạnh tranh-COMP ................ 58 Bảng 4.8 Bảng thống kê mô tả biến CNSXTT - TECH ............................................................. 59 Bảng 4.9 Bảng thống kê mô tả biến áp dụng -APPL và biến CNSXTT-TECH ......................... 60 Bảng 4.10 Bảng thống kê mô tả biến trình độ nhân viên kế toán - QUAL ............................... 61 Bảng 4.11 Thống kê mô tả biến áp dụng-APPL và trình độ nhân viên kê toán-QUAL ............ 61 Bảng 4 Cron ach s Alpha c a thang đo Quy m oanh nghiệp S .............................. 62 Bảng 4 Cron ach s Alpha c a thang đo trình độ nhân viên kế toán (QUAL) .................... 63 Bảng 4 4 Cron ach s Alpha c a thang đo mức độ cạnh tranh trong ngành (COMP) ........... 63 Bảng 4 Cron ach s Alpha c a thang đo mức độ áp dụng CNSXTT (TECH) ...................... 64 Bảng 4 Cron ach s Alpha c a thang đo chi phí x y ựng hệ thống KTQT (COST)........... 64 Bảng 4.17 Bảng hệ số KMO và kiểm định Bartlett ................................................................... 65 Bảng 4 ảng t ng phư ng sai đư c giải thích Total Varianc xplain - .................... 67 Bảng 4.19 Bảng mô hình sau kiểm định Cronbach's Alpha và phân tích EFA ........................ 69 Bảng 4.20 Ma trận hệ số tư ng quan giữa các biến................................................................. 69 Bảng 4.21 Kiểm tra hệ số VIF .................................................................................................. 71 Bảng 4.22 Kết quả kiểm định mức độ phù h p c a mô hình .................................................... 72 Bảng 4.23 Kết quả kiểm định mức độ giả thích c a mô hình ................................................... 72 Bảng 4.24 Kết quả kiểm định mức độ dự báo chính xác c a mô hình...................................... 73 Bảng 4.25 Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic .............................................................. 73 Bảng 4.26 T ng h p mức độ ảnh hưởng c a các nhân tố từ cao xuống thấp .......................... 75
  9. B. DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 37 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 43
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Ngành xây dựng là ngành có mức tăng trưởng bền vững hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn và cơ cấu tăng trưởng GDP của cả nước. Theo tổng cục thống kê, trong năm 2016 ngành xây dựng có mức tăng trưởng khá với mức tăng 10.1% và đóng góp 0.6 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. Với vị thế của một ngành luôn tăng trưởng trong những năm gần đây và có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực châu Á năm 2015 (theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam, năm 2016) và vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2016, Ngành Xây dựng Việt Nam có triển vọng phát triển rất lớn trong các năm tới. Cụ thể, ngành xây dựng đang có rất nhiều thuận lợi: Thứ nhất, số lượng nhà thầu xây dựng của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), hiện Việt Nam có khoảng 150.000 nhà thầu xây dựng, trong đó có khoảng 2.000 nhà thầu cỡ lớn và vừa. Tính trung bình cứ 2.2km2 có một nhà thầu xây dựng này chứng tỏ thị trường xây dựng tại Việt Nam đang diễn ra sôi động và có nhiều dự án đang triển khai. Thứ hai, nguồn lực phục vụ ngành dồi dào. Hiện nay, nguồn lực con người ngành xây dựng hiện Việt Nam có khoảng 9.000 kỹ sư/triệu dân, gấp 3 lần so với mức bình quân của thế giới là 3.000 kỹ sư/triệu dân. Các kỹ sư xây dựng Việt Nam được đào tạo khá bài bản và có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường hiện nay. Ngoài ra nhiều công ty còn cử các kỹ sư đi học tập tại nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm từ phía đối tác nước ngoài, sau đó tiếp thu trình độ công nghệ và kỹ năng từ phía đối tác áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. Do đó các công trình ngày càng có
  11. 2 chất lượng cao hơn, thời gian thi công ngắn hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có đội ngũ công nhân dồi dào, có tay nghề cao, có trình độ làm việc khá tốt, chịu được áp lực công việc cao, nên có thể đảm bảo được tiến độ các công trình. Thứ ba, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào ngành xây dựng Việt Nam lớn. Mỗi năm có từ 40-50% nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng ước đạt 4- 5 tỷ USD/năm, chưa kể đến các công ty trong nước cũng đầu tư xây dựng và khai thác lĩnh vực này, làm cho ngành xây dựng ngày càng phát triển. Mỗi năm ngành xây dựng đều tăng trưởng trên 10%, dự kiến đến năm 2021 quy mô thị trường xây dựng Việt Nam sẽ đạt 14 tỷ USD (theo nghiên cứu của công ty tài chính quốc tế IFC, năm 2015). Thứ tư, nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quản l trong đầu tư xây dựng và xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nhà nước còn công bố định hướng, kế hoạch phát triển ngành xây dựng trong những năm tiếp theo để giúp các doanh nghiệp có định hướng cho sự phát triển của mình. Bên cạnh cơ hội phát triển, sức cạnh tranh của ngành này cũng khốc liệt không kém, yêu cầu các nhà quản lý phải có thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác để hoạch định kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Để ngành xây dựng có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội sẽ đến trong những năm tới, các doanh nghiệp cần học hỏi và phát triển, sử dụng công cụ quản trị hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Các nhà quản lý cần có công cụ trợ giúp để làm căn cứ phân tích, đánh giá được một cách chính xác nhất tình hình tài chính, cơ hội và cả rủi ro trong tương lai. Trong đó, KTQT chính là công cụ cung cấp những thông từ cần thiết từ tất cả các khâu: Lập kế hoạch, dự toán, thực hiện, kiểm tra và đánh giá. Khác với kế toán tài chính là thông tin quá khứ, KTQT kế thừa những dữ liệu từ kế toán tài chính nhằm phân tích thông tin hiện tại và ước tính tương lai, từ đó cung cấp thông tin cho quá trình lên chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
  12. 3 Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, đặc biệt các DNNVV vẫn còn khá lúng túng trong việc áp dụng KTQT và vận dụng KTQT vào trong phân tích hoạch định cho tương lai. Các doanh nghiệp cũng khá quan tâm đến KTQT nhưng chỉ dừng lại ở giai đoạn lập kế hoạch và kiểm soát chi phí là chủ yếu, thông qua các kỹ thuật áp dụng đa phần là kỹ thuật truyền thống nên chưa khai thác hết lợi ích và giá trị tăng thêm mà KTQT mang lại (Nguyễn Ngọc Vũ, 2017). Bên cạnh đó, còn khá ít những nghiên cứu dành riêng cho ngành đặc thù như ngành xây dựng để các doanh nghiệp có thể tham khảo nhằm phát triển hệ thống KTQT phù hợp với quy trình quản lý. Xuất phát từ những phân tích trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng ở Thành Phố Hồ Chí Minh” được tác giả thực hiện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp này. Kết quả nghiên cứu không chỉ có nghĩa về mặt lý luận mà còn giúp các doanh nghiệp thấy rõ được vai trò của KTQT, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DNXD. Từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục, cải tiến và khuyến khích các doanh nghiệp vận dụng KTQT vào trong quản trị nhằm nâng cao sức cạnh tranh và bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng trong những năm tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNXD tại Tp. HCM. Từ việc nhận diện nhân tố ảnh hưởng, tác giả tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu sau: - Q1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến định áp dụng KTQT tại các DNXD tại Tp. HCM?
  13. 4 - Q2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến định áp dụng KTQT tại các DNXD tại Tp. HCM? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT thông qua đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng ở Tp. HCM đã, đang hoặc sẽ có ý định vận dụng KTQT. Qua đối tượng nghiên cứu này, luận văn sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng tại Tp. HCM và mức độ tác động của từng nhân tố. Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được tiến hành tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Tp. HCM. Để thuận tiện cho công tác thu thập thông tin, dữ liệu trình bày trong luận văn, tác giả sẽ căn cứ vào thông tin, dữ liệu được tổng hợp từ bảng khảo sát. Thời gian nghiên cứu: Quý III, Qu IV năm 2017 và Qu I năm 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Cụ thể, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu, tìm ra vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu cho đề tài. Tiếp theo, dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và tiến hành kiểm định mô hình. Sử dụng các công cụ khảo sát để tập hợp dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT ở các DNXD tại Tp. HCM. Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu, kiểm tra độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến định áp dụng KTQT và mức độ tác động của chúng.
  14. 5 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm từ những đối tượng liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DNXD tại Tp. HCM. - Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị góp phần gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNXD tại Tp. HCM.
  15. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Chương này, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài, cung cấp cái nhìn tổng quan về công tác nghiên cứu KTQT trên thế giới, các kết quả đạt được và chưa đạt được. Qua đó cũng góp phần minh chứng cho tính cấp thiết của đề tài cũng như tiến hành xác định khe hổng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của mình. 1.1 Các nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài Chủ đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong một tổ chức có vị trí quan trọng trong thảo luận của nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia quản lý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự vận dụng KTQT không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong DN mà cả các yếu tố bên ngoài DN. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại đề cập đến nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu của Magdy Abdel-Kader & Robert Luther (2008) “The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis”, nghiên cứu này xem xét tác động của một loạt các biến ngẫu nhiên tìm ẩn đối với việc vận dụng KTQT trong một mẫu các công ty thuộc ngành công nghiệp lớn nhất Vương Quốc Anh. Các biến số liên quan đến đặc điểm bên ngoài, đặc điểm tổ chức, và đặc điểm sản xuất hoặc chế biến. Nghiên cứu bao gồm 10 biến số mà 2 trong số đó chưa được khám phá trước đây là quyền lực của khách hàng và tính mau hỏng của sản phẩm. Trong 10 nhân tố nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả nghiên cứu chỉ ra có 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT gồm: tính không chắc chắn của môi trường, quyền lực của khách hàng, cấu trúc của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, mức độ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến - AMT, quản lý chất lượng toàn diện - TQM, thực
  16. 7 hiện hệ thống quản lý sản xuất tức thời. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, quyền lực của khách hàng nên được xem như là một biến số bên ngoài bổ sung cho mô hình lý thuyết ngẫu nhiên. Các biến cho kết quả không ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT đó là: chiến lược cạnh tranh, sử dụng hệ thống sản xuất phức tạp và tính mau hỏng của sản phẩm. Quy mô lớn của mẫu nghiên cứu và sự phù hợp của người trả lời bảng câu hỏi làm cho kết quả nghiên cứu trở nên đáng tin cậy hơn. Việc mở rộng mẫu nghiên cứu cũng như đa dạng hóa các công ty thuộc các ngành sản xuất phức tạp hơn có thể xác định các nhân tố mới liên quan đến việc vận dụng KTQT như nhân tố sức mạnh của khách hàng. Nghiên cứu của Wipa Chongruksut (2009 “Organizational Cultur an th Us of Management Accounting nnovations in Thailan ”, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và việc áp dụng KTQT tiên tiến. KTQT tiên tiến trong nghiên cứu này bao gồm kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC), KTQT dựa trên hoạt động (ABM), bảng điểm cân bằng (BSC) và chi phí mục tiêu (TC). Nghiên cứu chỉ ra rằng văn hóa là yếu tố ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của một tổ chức. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về KTQT xem xét nhân tố văn hóa tổ chức (Henri, 2004). Kết quả cho thấy các công ty có cường độ văn hóa phản ánh cao hơn, có định hướng hỗ trợ hoặc định hướng đổi mới thì có tiềm năng sử dụng KTQT cao hơn. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu được tác giả chỉ ra trong luận án là quy mô mẫu chỉ giới hạn trong các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan hoặc bằng bốn kỹ thuật của KTQT (ABC, ABM, BSC, TC) ảnh hưởng đến khả năng tổng quát của nghiên cứu này. Vì vậy, nó gợi mở điểm bắt đầu cho những nghiên cứu tương lai với các kỹ thuật KTQT tiên tiến khác.
  17. 8 Nghiên cứu của Tuan Tuan Mat (2010) “Management accounting and organizational change : impact of alignment of management accounting system, structure and strategy on performance”, nghiên cứu này chỉ ra tác động giữa KTQT và sự thay đổi về hiệu suất của các tổ chức trong các công ty sản xuất ở Malaysia. Nó khám phá ra mối quan hệ nhân quả giữa môi trường cạnh tranh, công nghệ sản xuất tiên tiến với sự vận dụng KTQT, cấu trúc và chiến lược. Trong đó, liên quan đến việc vận dụng KTQT, tác giả đã kiểm định thành công mô hình mà các nhân tố: cấu trúc doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, kỹ thuật sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT. Các kết quả nghiên cứu xác nhận rằng mô hình được phát triển chủ yếu từ góc độ phương Tây, phần lớn có thể áp dụng cho bối cảnh tại Malaysia. Ngoài ra còn có nghiên cứu của Erserim (2012) tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ về tác động của các nhân tố văn hóa doanh nghiệp, đặc điểm của doanh nghiệp và các nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu của Ahmad (2012), tiến hành khảo sát tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia với kết luận rằng các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh của thị trường, các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, mức độ tham gia của người chủ sở hữu/quản lý có ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, nghiên cứu một lần nữa chứng minh cho việc vận dụng KTQT đóng vai trò hỗ trợ làm tăng hiệu quả và hiệu suất quản trị của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Akaísa Afonso Leite & Paula Odete Fernandes & Joaquim Mendes Leite (2015) “Contingent factors that influence the use of management accounting practices in the Portuguese textile and clothing sector”, nghiên cứu này nhằm kiểm tra các giả thuyết về mối quan hệ giữa năm nhân tố, bao gồm: sự cạnh tranh, sự đa dạng sản phẩm, quy mô của tổ chức, tầm quan trọng của thông tin chi phí trong việc ra quyết định và công nghệ sản xuất tiên tiến với việc áp dụng KTQT. Các giả thuyết của mô hình phân tích nghiên cứu được hỗ trợ bởi lý thuyết về sự ngẫu
  18. 9 nhiên của tổ chức. Nghiên cứu tập trung vào 512 công ty trong ngành công nghiệp dệt may và quần áo thuộc Hiệp hội Dệt may Bồ Đào Nha (ATP), theo dữ liệu được cung cấp trong năm 2014 bằng một bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau giữa một số biến số của mô hình phân tích, các kết quả thu được qua mô hình hồi quy đa biến cho phép chúng ta kết luận rằng công nghệ sản xuất tiên tiến ảnh hưởng đến việc sử dụng KTQT một cách tích cực và trực tiếp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả (Ajibolade, 2013, Bogale, 2013, Mat & Smith, 2014, Magdy Abdel-Kader & Robert Luther,2008), người đã kết luận rằng việc áp dụng KTQT bị ảnh hưởng bởi công nghệ sản xuất tiên tiến. Thực tế công nghệ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi trong môi trường kinh doanh ( Sunarni, 2013) có thể cho phép chúng ta ngoại suy công nghệ đó ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT. Trên thực tế, nếu các công ty hoạt động trong môi trường đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ hiện đại và các quy trình quản lý hiện đại thì tất nhiên chúng sẽ được thúc đẩy trong việc thực hiện các quy trình KTQT (Klein, 2014). Như vậy, lập luận được khẳng định rằng việc sử dụng công nghệ sản xuất mới làm thay đổi hệ thống KTQT, đặc biệt là về việc vận dụng KTQT (Shields, 1998, Ahmad, 2012). Mặc dù nghiên cứu này có kết quả tốt nhưng nghiên cứu lại có những hạn chế cần được xem xét khi phân tích kết quả. Thứ nhất, kích cỡ mẫu tương đối thấp. Mẫu không phải là đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp dệt may của Bồ Đào Nha, và các kết luận không thể được coi là đại diện rộng rãi. Theo nghĩa này, nghiên cứu được giới hạn trong một loạt các ngành công nghiệp trong ngành dệt may nằm ở Bồ Đào Nha và do đó khái quát hoá của nó cho các ngành khác là không thể, bởi vì nó có thể dẫn đến kết quả khác nhau. Tập hợp các biến ngẫu nhiên được xem xét tương đối nhỏ, phản ánh môi trường phức tạp của các công ty này. Xét đến bản chất và hoàn cảnh cuộc khảo sát đã được trả lời, kết quả có thể không hoàn toàn đáng tin cậy. Những hạn chế trên có thể
  19. 10 là điểm xuất phát cho nhưng nghiên cứu trong tương lai khi mở rộng mẫu cho các ngành sản xuất khác hay nghiên cứu các biến số ngẫu nhiên khác mà không được xem xét trong nghiên cứu này như: cơ cấu tổ chức, chiến lược, sự không chắc chắn về môi trường và văn hóa tổ chức. 1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nƣớc Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu đời và phát triển mạnh mẽ ở các nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam KTQT mới chỉ bắt đầu được hệ thống hóa và nghiên cứu trong 20 năm trở lại đây. Các DN áp dụng KTQT đa phần là các DN có quy mô lớn, trình độ quản lý và xử lý thông tin ở mức độ cao, có sự tiến bộ nhất định trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại. Việc nghiên cứu KTQT, các tác giả đã cố gắng phân tích, xây dựng các mô hình KTQT phù hợp với từng ngành nghề, từng loại quy mô và đặc điểm tổ chức sản xất kinh doanh của các DN khác nhau. Các nghiên cứu này góp phần định hướng cho việc vận dụng KTQT có được hướng đi rõ ràng hơn trong những năm tới. Tuy nhiên, vẫn còn ít các nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng áp dụng KTQT tại các DN. Theo đó, tác giả đã tiến hành tập hợp, phân tích các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các bài báo, bài nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đến luận văn như sau: Luận án tiến sĩ của Trần Ngọc Hùng (2016) “Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng KTQT Trong Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Tại Việt Nam”, luận văn thông qua các đề tài nghiên cứu về KTQT trên thế giới cũng như tại Việt Nam để khẳng định vai trò quan trọng của KTQT trong việc vận dụng vào vận hành và quản trị rủi ro, hoàn thiện Doanh Nghiệp.
  20. 11 Bằng các nghiệp vụ phân tích: định tính (ý kiến giới chuyên môn,..), định lượng (phân tích hồi quy đa biến, kiểm định mẫu độc lập,…) luận văn xác định nhóm nhân tố có tác động đến DNNVV bao gồm: Quy mô, văn hóa, mức độ cạnh tranh trong ngành, nhận thức, ý thức nhân viên và chiến lược kinh doanh. Từ đó tác giả đã đưa ra các kiến nhằm cải thiện và vận dụng KTQT một cách hiệu quả vào DNNVV, bao gồm: đào tạo, hỗ trợ thực hành, định hướng từ các hiệp hội nghề nghiệp, cơ quan chính phủ cho Doanh nghiệp; bên cạnh đó, phía bên DN cũng phải chủ động trao dồi kiến thức về KTQT để vận dụng vào Doanh nghiệp nhằm hoàn thiện, quản trị chi phí rủi ro, vạch định chiến lược một cách tốt nhất có thể và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm luận án cũng có một số hạn chế sau: Các nhân tố đại diện trong kết quả nghiên cứu chỉ chiếm 34.8% biến quan sát; vậy vẫn còn 65.2% nhân tố chưa được phát hiện – một tỷ lệ chiếm khá lớn. Bên cạnh đó, Nhân tố văn hóa DN là nhân tố phức tạp, tùy thuộc vào mỗi loại hình, quy mô và địa lý của từng vùng miền cũng sẽ làm nhân tố này thay đổi; tuy vậy, do yếu tố về thời gian và phạm vi nghiên cứu bị giới hạn nên tác giả chỉ chọn một số biến đại diện cho nhân tố này. Luận văn thạc sĩ của Hồ Thị Huệ (2011) “X y ựng Kê Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, luận văn đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất tại TP. HCM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các DN đang sử dụng thông tin từ KTTC để chủ yếu phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành, một số DN đã nhận thức được tầm quan trọng của KTQT và bắt đầu xây dựng hệ thống KTQT tại DN nhưng số lượng còn rất ít, mức độ chuyên sâu về các kỹ thuật KTQT còn chưa cao. Luận văn đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến chưa xây dựng mô hình KTQT, bao gồm: chưa có quan điểm chính thống về nội dung và phương pháp KTQT ở nước ta, trình độ quản lý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2