intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

30
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An; Kiểm tra sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới được phân chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; Đưa ra một số hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN TRẦN NGỌC MINH CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN TRẦN NGỌC MINH CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG HUYỆN NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH NGUYÊN Long An, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Trần Ngọc Minh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đối với các Thầy, Cô của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giảng dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh; những người đã truyền đạt cho tác giả kiến thức hữu ích trong ngành Quản trị kinh doanh, làm cơ sở cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn; tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô; đặc biệt là TS. Nguyễn Thanh Nguyên đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp cũng như người dân trên địa bàn huyện Châu Thành đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các số liệu về kết quả hoạt động cùng các dữ liệu có liên quan tại đơn vị để tác giả có thể hoàn thành luận văn của mình một cách tốt nhất. Do thời gian làm luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Ngọc Minh
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài “các nhân tố cấu thành sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An” là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Sau khi nghiên cứu lý thuyết về xây dựng nông thôn mới và sự hài lòng, tác giả đã tiến hành nghiên cứu để kiểm định mô hình. Bước một nghiên cứu định tính để có thang đo sơ bộ, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn tay đôi nhằm xây dựng thang đo chính thức. Trên cơ sở các kiến thức tổng quan về sự hài lòng của người dân; các tiêu chí đánh giá huyện NTM; các quyết định liên quan đến xây dựng huyện nông thôn mới ở Châu Thành, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu sự hài lòng của người dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành gồm có 11 nhân tố: Quy hoạch (QH); Hệ thống giao thông (HTGT); Hệ thống điện nước (HTDN); Chăm sóc sức khỏe (CSSK); Văn hóa, thể thao (VHTT); Cơ sở vật chất, giáo dục (CSVC); Hợp tác xã (HTX); Môi trường (MT); An ninh trật tự xã hội (ANTT); Thu nhập (TN); Thủ tục hành chính (TTHC). Bước hai nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phân tích thống kê đa biến như: kiểm định bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố, và phân tích thống kê mô tả. Với việc điều tra 450 người dân ở 12 xã thuộc huyện, thông qua việc xử lý số liệu để loại bỏ các biến không phù hợp, nhóm các biến cùng tập tính để phân tích, kết quả nghiên cứu cho thấy 11 nhân tố trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa người dân đánh giá cao nhất là thang đo “Văn hóa, thể thao” và đánh giá thấp nhất là thang đo “Quy hoạch”.
  6. iv ABSTRACT The objective of the topic "Analyzing the factors affecting people's satisfaction in building a new rural district in Chau Thanh district, Long An province" is to find out factors affecting the satisfaction of the people. people in building a new rural district in Chau Thanh district, Long An province. Thesis uses qualitative research methods combined with quantitative. After studying the theory of new rural construction and satisfaction, the author has conducted research to test the model. Step one qualitative research to have a preliminary scale, the author has conducted expert interviews and hand-to-hand interviews to build the official scale. On the basis of general knowledge about people's satisfaction; NTM district evaluation criteria; Decisions related to the construction of a new rural district in Chau Thanh, the author has built a research model of people's satisfaction in the construction of a new rural district in Chau Thanh district, including 11 factors: Quy planning (QH); Traffic system (HTGT); Electricity and water system (HTDN); Health care (health care); Culture, sports (traditional culture); Infrastructure and education (CSVC); Cooperatives (cooperatives); Environment (MT); Social order and security (Security); Income (TN); Administrative procedures (TTHC). Step two quantitative research by methods of multivariate statistical analysis such as: testing with Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis, and descriptive statistical analysis. With a survey of 450 people in 12 communes of the district, through data processing to remove inappropriate variables, a group of variables with the same behavior to analyze, the study results showed 11 factors in the tissue. The research image which means that people appreciate the most is the scale "Culture and sports" and the lowest assessment is the scale "Planning".
  7. i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..........1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................. 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4.1. Phạm vi không gian .......................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi thời gian .............................................................................................. 3 1.5. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................4 1.6. Đóng góp của nghiên cứu ...............................................................................4 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học................................................................ 4 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ................................................................ 4 1.7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4 1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ................................................5 1.8.1. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 5 1.8.2. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... 10 1.9. Kết cấu của luận văn ....................................................................................11 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................12 2.1. Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng của người dân đối với xây dựng nông thôn mới.........................................................................................................................12 2.1.1. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới ....................................................... 12 2.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của việc xây dựng huyện nông thôn mới ..................... 16
  8. ii 2.1.3. Công tác chỉ đạo thực hiện huyện nông thôn mới ...................................... 16 2.1.4. Cơ cấu thành phần Ban chỉ đạo xây dựng huyện nông thôn mới ............. 17 2.1.5. Các tiêu chí trong việc xây dựng huyện nông thôn mới ............................ 20 2.2. Lý thuyết về sự hài lòng của nhân dân .......................................................22 2.2.1. Khái niệm sự hài lòng của nhân dân ............................................................ 22 2.2.2. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ..... 23 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới .................................................................................23 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..............................................................24 2.4.1. Quy hoạch ........................................................................................................ 24 2.4.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ............................................................... 25 2.4.3. Phát triển văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường .......................................... 26 2.4.4. Hệ thống chính trị ........................................................................................... 27 2.4.5. Kinh tế và tổ chức sản xuất ........................................................................... 28 2.4.6. Mô hình và giả thuyết nghiêu cứu ................................................................ 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............32 3.1. Giới thiệu về huyện Châu Thành, tỉnh Long An .......................................32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ........................................... 32 3.1.2. Chức năng ........................................................................................................ 34 3.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................35 3.3. Nghiên cứu định tính ....................................................................................36 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................................... 36 3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 39 3.4. Nghiên cứu định lượng .................................................................................43 3.4.1. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 43 3.4.2 Thu thập dữ liệu ............................................................................................... 44 3.4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu .............................................................................. 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................48 4.1 Những kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Long An ......................49 4.1.1 Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình ...................................... 49
  9. iii 4.1.2. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới ........................................ 50 4.2. Những kết quả xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An ................................................................................................................56 4.2.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình ...................................... 56 4.2.2 Kết quả thực hiện bộ tiêu chí huyện nông thôn mới ................................... 57 4.3 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................64 4.4 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...................................66 4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................................................68 4.5.1 EFA biến độc lập ............................................................................................. 69 4.5.2 EFA biến phụ thuộc ......................................................................................... 73 4.6. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ..............74 4.7. Phân tích hồi quy ..........................................................................................76 4.7.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................. 77 4.7.2. Kiểm định độc lập của phần dư .................................................................... 78 4.7.3. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................... 78 4.7.4. Kiểm định phân phối chuẩn .......................................................................... 79 4.7.5. Kiểm định phương sai thay đổi ..................................................................... 80 4.8. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .........................................................80 4.8.1 Sự hài lòng của người dân về hệ thống chính trị ......................................... 84 4.8.2 Sự hài lòng của người dân đối với nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội và môi trường .......................................................................................................................... 85 4.8.3 Sự hài lòng của người dân đối với nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất ..................................................................................................................................... 86 4.8.4 Sự hài lòng của người dân đối với nhóm tiêu chí giao thông, điện nước, thủy lợi ........................................................................................................................ 87 4.9 Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân ..........................................88 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................89 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................90 5.1 Kết luận ..........................................................................................................90 5.2. Hàm ý yếu tố .................................................................................................91 5.2.1. Hàm ý yếu tố Quy hoạch ............................................................................... 91
  10. iv 5.2.2. Hàm ý yếu tố hệ thống giao thông................................................................ 91 5.2.3. Hàm ý yếu tố Hệ thống điện nước ................................................................ 91 5.3.4. Hàm ý yếu tố Chăm sóc sức khỏe ................................................................ 91 5.2.5. Hàm ý yếu tố Cơ sở vật chất, giáo dục; Văn hóa thể thao ........................ 92 5.2.6. Hàm ý yếu tố Hợp tác xã ............................................................................... 92 5.2.7. Hàm ý yếu tố An ninh trật tự xã hội ............................................................. 93 5.2.8. Hàm ý yếu tố Thu nhập.................................................................................. 93 5.2.9. Hàm ý yếu tố Môi trường .............................................................................. 93 5.2.10. Hàm ý yếu tố thủ tục hành chính ................................................................ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95 PHỤ LỤC ................................................................................................................... I PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .......................................................... I PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ MÔ TẢ ....................................................................... VI PHỤ LỤC 3. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY .............................VII
  11. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ Tiếng Anh: Analysis of Variance 1 ANOVA Tiếng Việt: Phân tích phương sai 2 CLDV Chất lượng dịch vụ Tiếng Anh: Exploratory Factor Analysis 3 EFA Tiếng Việt: Phân tích nhân tố khám phá 4 HTX Hợp tác xã Tiếng Anh: Kaiser – Mayer – Olkin 5 KMO Tiếng Việt: Hệ số KMO 6 KT – XH Kinh tế xã hội 7 NSNN Ngân sách nhà nước 8 NTM Nông thôn mới 9 SHL Sự hài lòng Tiếng Anh: Observed significance level 10 Sig Tiếng Việt: Mức ý nghĩa quan sát Tiếng Anh: Statistical Package for the Social 11 SPSS Sciences Tiếng Việt: Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội 12 XDNTM Xây dựng nông thôn mới
  12. vi DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với cơ chế một cửa liên thông .......................................................6 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại thành phố Đà Lạt ...................................................................................7 Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến SHL của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại bưu điện tỉnh An Giang.....................................................8 Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến SHL của người nộp thuế đối với CLDV của Chi cục Thuế huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang .......................9 Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu của Mori về sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ công ......................................................................................................................10 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................31 Hình 3.1. Biến động dân số Châu Thành giai đoạn 2015-2019 ................................34 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................35 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa .................................................79 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tần suất P-P..............................................................................79 Biểu đồ 4.3. Biểu đồ phân tán ...................................................................................80
  13. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thang đo gốc ............................................................................................36 Bảng 3.2. Thang đo chính thức .................................................................................40 Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của các xã trên địa bàn huyện Châu Thành .........................................................61 Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong lĩnh vực y tế của các xã trên địa bàn huyện Châu Thành ........................................................................................64 Bảng 4.3. Bảng phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được khảo sát .......65 Bảng 4.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ......................................66 Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha .......................................68 Bảng 4.6. KMO và kiểm định Bartlett của các nhân tố thành phần .........................69 Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến thành phần ........70 Bảng 4.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến thành phần (lần 2) ...................................................................................................................................71 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s test của thang đo Sự hài lòng ........73 Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập ..................................73 Bảng 4.11. Bảng phân tích tương quan Person 11 biến độc lập ...............................74 Bảng 4.12. Kết quả tổng hợp chạy hồi quy 11 biến độc lập .....................................76 Bảng 4.13. Kết quả ANOVA hồi quy 11 biến độc lập..............................................76 Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy .......................................................................77 Bảng 4.15. Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình ...................................................78 Bảng 4.16. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................81 Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới ...................................................................................................................................82
  14. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 04-6-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Sau hơn 5 năm thực hiện, ngày 16-8-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc. Mục tiêu đặt ra là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới); đến năm 2020 có: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới; khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phấn đấu có ít nhất một huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Chương trình giao cho các bộ, ngành, chính quyền địa phương những nhiệm vụ cụ thể trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Đồng thời, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn, mang tính chất lâu dài, cần phải tiến hành một cách bền bỉ, vững chắc trên cơ sở phát huy sáng kiến và kinh nghiệm của nhân dân, đồng thời phải được sự hài lòng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đây không chỉ là công việc ở cấp cơ sở gắn liền
  15. 2 với cộng đồng dân cư mà còn là công việc của ngay chính các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội; của tất cả các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương. Đây không phải là công việc làm hộ, làm thay mà làm vì chính sự phát triển của từng hộ gia đình, “tế bào” của xã hội, và của từng cộng đồng để tạo nên diện mạo nông thôn tiến bộ, bền vững. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là phải thực hiện được yêu cầu xây dựng, phát huy được niềm tin, vai trò của nhân dân đối với thắng lợi của phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, đây còn là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước. Trong những năm qua, cùng với cả nước đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới, huyện Châu Thành cũng đã giải quyết được nhiều vấn đề then chốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Châu Thành luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của chính quyền và sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các thành viên Ban chỉ đạo và hưởng ứng nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Phong trào đã tạo ra hiệu quả chính trị - xã hội rộng lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn qua việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng khang trang (điện, đường, trường, trạm…). Đến nay, huyện Châu Thành đã có 12 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%, điều đó đã làm chuyển biến nhận thức, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: tinh thần tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, giúp nhau phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo. Phấn đấu đến năm 2020 huyện Châu Thành là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh. Để có cơ sở và tính khách quan trong việc công nhận huyện nông thôn đòi hỏi phải có ý kiến sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây nông thôn mới, thông qua việc triển khai tổ chức lấy ý kiến đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sự hài lòng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới có thể xem là kết quả phản ánh chất lượng của chương trình. Vì vậy, chất lượng xây dựng nông thôn mới có thể đánh giá gián tiếp thông qua sự hài lòng của người dân. Mặt khác, người dân cũng đóng góp sức lực và của cải vào quá trình xây dựng nông thôn mới nên họ vừa là người tham gia thực hiện vừa là người hưởng thụ cuối cùng của hoạt động này. Xuất phát
  16. 3 từ tình hình trên tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An” làm luận văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, đề tài này tập trung đánh giá mức độ hài lòng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân ở huyện Châu Thành về kết quả xây dựng huyện nông thôn mới, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân hay chính là nâng cao chất lượng của Chương trình nông thôn mới ở các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Long An. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An; - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An; Kiểm tra sự khác biệt các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới được phân chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập; - Đưa ra một số hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An. - Đối tượng khảo sát: chọn ngẫu nhiên khoảng 235 người dân đang sinh sống tại 91 ấp khu phố của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành. 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại huyện Châu Thành tỉnh Long An 1.4.2. Phạm vi thời gian - Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 03 năm 2020
  17. 4 - Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2010-2020. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu - Nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An? - Mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An như thế nào? - Những hàm quản trị nào có thể giúp nâng cao sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An? 1.6. Đóng góp của nghiên cứu 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Nghiên cứu này giúp bổ sung vào hệ thống thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện nông thôn 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn - Giúp chính quyền cải tiến các chính sách áp dụng trong xây dựng NTM. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo. 1.7. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu này tác giả vận dụng 2 phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tham khảo ý kiến trực tiếp lãnh đạo và một số người dân của 12 xã trên địa bàn huyện Châu Thành. Từ kết quả tham khảo ý kiến trực tiếp và nghiên cứu các lý thuyết của thang đo nháp để điều chỉnh các biến trong thành phần thang đo chính thức, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân dân trong việc xây dựng huyện nông thôn mới tại huyện Châu Thành tỉnh Long An. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng khảo sát theo phương pháp chọn mẫu số lớn (n>15); Dùng thang đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số, cỡ mẫu cho nghiên cứu chính thức được thu thập thông tin. Dữ liệu dự kiến chọn ngẫu nhiên khoảng 235 người dân đang sinh sống tại 91 ấp khu phố của 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành. Dữ liệu được thu thập sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lý (nếu có) tác giả đưa dữ liệu vào xử lý phần mềm SPSS 20.0 để phân tích;
  18. 5 - Xử lý dữ liệu loại biến không hợp lệ, phân tích dữ liệu gồm các bước như: phân tích EFA, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích phương sai. 1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 1.8.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Lê Đức Niêm và Trương Thành Long (2017) nhằm đánh giá mức độ hài lòng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Mô hình nghiên cứu xác định 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của người dân bao gồm: Dân biết; Dân làm; Dân bàn; Dân kiểm tra; Dân hưởng thụ và Chính quyền địa phương. Phương pháp chọn mẫu phân tầng được thực hiện với 7 thôn, buôn trong toàn xã Ea Tiêu. Tại các thôn buôn, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng với tên hộ được bốc thăm từ danh sách do xã Ea Tiêu cung cấp. Phỏng vấn hộ sử dụng bảng câu hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng của người dân là khá cao và được quyết định bởi 5 nhóm nhân tố bao gồm: Sự tiếp cận của người dân, Vai trò của chính quyền, Sự am hiểu của người dân, Vai trò kiểm tra của người dân và Đánh giá của người dân. Trong đó Sự am hiểu, đánh giá và vai trò kiểm tra của người dân là các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ hài lòng. Vì vậy, các tác giả đề xuất cần tăng cường công tác tuyên truyền về Chương trình Nông thôn mới (NTM) và có chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân trong công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chương trình này. Phạm Thị Huế và Lê Đình Hải (2018) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Mô hình ban đầu xây dựng 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng chung bao gồm: (1) Cơ sở vật chất; (2) Quy trình thủ tục; (3) Mức độ phục vụ; (4) Thái độ phục vụ; (5) Năng lực cán bộ. Nghiên cứu này đã khảo sát 227 người dân đang sử dụng dịch vụ hành chính công trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đã xác định 4 nhóm nhân tố, bao gồm: (1) Năng lực phục vụ của cán bộ; (2) Quy trình và thủ tục phục vụ; (3) Thái độ và mức độ phục vụ; (4) Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đáng kể đến sự hào lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Nguyễn Quốc Nghi và Quan Minh Nhựt (2015) nghiên cứu Các nhân tố ảnh
  19. 6 hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với cơ chế một cửa liên thông tại Quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 130 người dân có sử dụng cơ chế một cửa liên thông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng, đó là: sự phản ánh và phương tiện hữu hình, chất lượng nguồn nhân lực, tiến trình giải quyết hồ sơ (hình 2.4). Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người dân. Sự phản ánh và phương Mức độ hài lòng Tiến trình giải quyết tiện hữu hình (F1) (MĐHL) hồ sơ (F3) Chất lượng nguồn nhân lực (F2) Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân đối với cơ chế một cửa liên thông (Nguồn: Nguyễn Quốc Nghi & Quan Minh Nhựt, 2015 [5]) Cao Duy Hoàng và Lê Nguyễn Hậu (2011) tìm hiểu về chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại thành phố Đà Lạt. Nghiên cứu này xây dựng và kiểm định mô hình chất lượng trong lĩnh vực hành chính công. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 314 cá nhân và tổ chức đã sử dụng 5 loại dịch vụ công tại Đà Lạt. Kết quả phân tích SEM cho thấy chất lượng dịch vụ hành chính công gồm 4 thành phần: “chất lượng nhân viên (nghiệp vụ và thái độ phục vụ)”, “cơ sở vật chất”, “quy trình dịch vụ” (hình 1.3), trong đó “chất lượng nhân viên” tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của người dân.
  20. 7 Tiếp cận dễ dàng Chất lượng nhân viên Mức độ hài lòng Quy trình dịch vụ Cơ sở vật chất Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại thành phố Đà Lạt (Nguồn: Cao Duy Hoàng & Lê Nguyễn Hậu, 2011) Lê Nguyễn Đoan Khôi, Huỳnh Châu Khánh và Lê Bảo Toàn (2017) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ tiền và chi hộ tiền tại Bưu điện tỉnh An Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 642 khách hàng, được kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Bưu điện tỉnh An Giang. Thông qua các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã lược khảo, tác giả đề xuất mô hình Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Bưu điện tỉnh An Giang với 7 thành phần là: Sự tin cậy (SUTC), Sự đáp ứng (SUĐU), Năng lực phục vụ (NLPV), Sự đồng cảm (SUĐC), Phương tiện hữu hình (PTHH), Hình ảnh doanh nghiệp (HADN) và Giá trị cảm nhận (GTCN) như Hình 2.6. Kết quả cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng bao gồm “Giá trị cảm nhận”, “cung cách phục vụ” và “Sự đồng cảm”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1