intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau; đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau; từ kết quả phân tích được, đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ CÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ CÔNG NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố trong bất kỳ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 Tác giả thực hiện Lê Công Nghiệp
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 4 1.6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 6 2.1. Lý thuyết chung về kết quả xuất khẩu và các rào cản trong Marketing của doanh nghiệp ............................................................................................................... 6 2.1.1.Kết quả xuất khẩu .......................................................................................... 6 2.1.2. Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp................................................ 7 2.1.2.1. Khái niệm marketing, marketing mix ............................................... 7 2.1.2.2. Các thành phần cơ bản của Marketing-mix trong doanh nghiệp ...... 9 2.1.3. Các rào cản trong Marketing mix của doanh nghiệp .................................. 10
  5. 2.1.3.1. Rào cản về phát triển sản phẩm ...................................................... 10 2.1.3.2.Rào cản về giá .................................................................................. 11 2.1.3.3. Rào cản về hoạt động xúc tiến ........................................................ 11 2.1.3.4. Rào cản về phân phối ...................................................................... 12 2.1.3.5. Rào cản về dịch vụ hậu cần............................................................. 12 2.1.4.Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các rào cản marketing và kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp .............................................................................................. 13 2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau ................................................ 14 2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .................................. 17 2.3.1. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ............................................. 17 2.3.2. Đánh giá tài liệu lược khảo ................................................................. 21 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 22 2.4.1.Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 22 2.4.2. Giải thích biến độc lập trong mô hình ................................................ 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25 3.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 25 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................ 26 3.1.2. Nghiên cứu chính thức........................................................................ 26 3.2. Thu thập và phân tích dữ liệu ........................................................................ 26 3.2.1. Xác định cỡ mẫu, thu thập dữ liệu ...................................................... 26 3.2.2. Phân tích dữ liệu ................................................................................. 28 3.2.2.1. Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá ........................ 28 3.2.2.2. Phân tích hồi quy .......................................................................... 29 3.2.2.3. Kiểm định mô hình ....................................................................... 30 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 32
  6. 4.1. Đặc điểm khảo sát .......................................................................................... 32 4.1.1. Cơ cấu doanh nghiệp theo qui mô lao động và số năm hoạt động ......... 33 4.1.2. Cơ cấu doanh nghiệp theo trình độ chuyên môn và tuổi đời của người chuyên trách công tác xuất khẩu ............................................................................... 34 4.1.3. Cơ cấu doanh nghiệp theo doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tang trưởng của doanh nghiệp ................................................................................... 36 4.2. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá ..................................... 38 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thanh đo bằng hệ số tin cậy CronbachAlpha ... 38 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 41 4.2.3. Mô hình hiệu chỉnh sau phân tích nhân tố .............................................. 44 4.3. Phân tích hồi quy ........................................................................................... 45 4.3.1. Ma trân tương quan ................................................................................. 45 4.3.2. Phân tích hồi quy .................................................................................... 48 4.3.3. Kiểm định mô hình ................................................................................. 55 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN LÝ VÀ KIẾN NGHỊ ..................... 57 5.1. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 57 5.2. Hàm ý quản lý ................................................................................................ 59 5.3. Kiến nghị........................................................................................................ 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long GDP Thu nhập quốc nội IUU Qui định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý KQXK Kết quả xuất khẩu KNSL-TTDT Khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu SNDNHĐ Số năm doanh nghiệp hoạt động RCTT Rào cản marketing RCSP Rào cản về sản phẩm RCG Rào cản về giá RCPP Rào cản về phân phối RCXT Rào cản về xúc tiến RCDVHC Rào cản về dịch vụ hậu cần QMLĐ Quy mô lao động của doanh nghiệp WTO Tổ chức thương mại thế giới.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp lý thuyết các yếu tố của rào cản thương mại ảnh hưởng đối với hiệu suất xuất khẩu.............................................................................................. 13 Bảng 2.2. Cơ sở cho thang đo của các nhân tố rào cản thương mại ..................... 14 Bảng 4.1. Tổng GDP (theo giá thực tế) và cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2015 phân theo thành phần kinh tế ......................................................... 32 Bảng 4.2. Trị giá hàng hóa xuất – nhập khẩu toàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011- 2015 ........................................................................................................................... 33 Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu theo qui mô lao động .......................................... 33 Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo số năm hoạt động ....................................... 34 Bảng 4.5. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ chuyên môn................................... 35 Bảng 4.6. Thống kê mô tả mẫu theo tuổi .............................................................. 35 Bảng 4.7. Thống kê mô tả mẫu theo doanh thu .................................................... 36 Bảng 4.8. Thống kê mô tả mẫu theo kim ngạch xuất khẩu .................................. 36 Bảng 4.9. Thống kê mô tả mẫu theo tốc độ tăng trưởng ...................................... 37 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo ................................................ 38 Bảng 4.11. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ................................................... 41 Bảng 4.12. Kết quả xoay nhân tố - biến độc lập .................................................. 41 Bảng 4.13. Kết quả xoay nhân tố - biến phụ thuộc ............................................. 43 Bảng 4.14. Kết quả phân tích tương quan Pearson .............................................. 46 Bảng 4.15. Hệ số hồi qui và kiểm định mô hình – Khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu ...................................................................................................... 48 Bảng 4.16. Phân tích phương sai ANOVA .......................................................... 49 Bảng 4.17. Kết quả mô hình hồi quy bội ............................................................. 49 Bảng 4.18. Hệ số hồi qui và kiểm định mô hình – sức cạnh tranh và thị phần ... 52 Bảng 4.19. Phân tích phương sai ANOVA .......................................................... 52 Bảng 4.20. Kết quả mô hình hồi quy bội ............................................................. 53 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................... 55
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các khái niệm cốt lõi của marketing ........................................................... 8 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 19 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 20 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đè xuất...................................................................... 22 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 25 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu .............................................................. 44 Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA các nhân tố tác động đến sức cạnh tranh và thị phần ......................................................................................... 45 Hình 4.3. Mô hình hồi quy thực nghiệm – Mô hình 1 .............................................. 50 Hình 4.4. Mô hình hồi quy thực nghiệm – Mô hình 2 .............................................. 54
  10. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Hoạt động thủy sản ở Cà Mau có truyền thống lâu đời, nhất là mảng khai thác biển, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu, những năm gần đây phát triển mạnh qua lĩnh vực nuôi trồng và chế biến. Hiện tại thu nhập từ thủy sản vẫn là nguồn sống chính cho cộng đồng dân cư trong khu vực. Kinh tế thủy sản có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, luôn được tỉnh quan tâm đầu tư, mấy năm gần đây ngành thủy sản đóng góp gần như 100% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau). Tỉnh Cà Mau được xác định là có tiềm năng và lợi thế rất lớn về thủy sản, là một trong những tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước với diện tích 301.509 ha (trong đó diện tích nuôi thâm canh 12.722 ha, diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến 288.787 ha). Sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm trên 270.000 tấn. Đội tàu khai thác gần 5.516 tàu, với tổng công suất 472.328CV, công suất bình quân 85,63CV/chiếc. Sản lượng khai thác hải sản hàng năm trên 200.000 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thủy sản hiện nay hàng năm vẫn còn thấp khoảng 1 tỷ USD, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Cà Mau). Song, kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Cà Mau chưa thật sự xứng tầm với tiềm năng. Kết quả xuất khẩu này còn chịu tác động của nhiều rào cản thương mại, rào cản marketing của chính doanh nghiệp. Từ đó, hiện nay các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh đang đối mặt với nhiều khó khăn như: (1) Do Việt Nam bị xử thua kiện trong vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và tôm vào thị trường Mỹ và bị áp mức thuế chống bán phá giá cao, làm sản lượng cá tra và tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ bị giảm sút, các thị trường khác như Nhật,
  11. 2 Hàn Quốc, EU,...lợi dụng ép giá gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. (2) Giá cả nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các phương tiện khai thác đánh bắt. (3) Do tỉnh Cà Mau nằm xa trung tâm kinh tế Tp.HCM và Tp.Cần Thơ, giao thông đi lại không thuận tiện nên việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, công tác tiếp cận khách hàng cũng còn nhiều hạn chế và việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài“Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau” làm luận văn của mình. Trong đó, mô hình nghiên cứu sẽ hướng đến khía cạnh rào cản Marketing từ phía doanh nghiệp của các nhân tố ảnh hưởng. 1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chung của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Từ kết quả phân tích được, đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Trên những mục tiêu này, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài là:
  12. 3 - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau? - Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau? - Những hàm ý quản lý nào nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau? 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cụ thể, luận văn kiểm định 5 nhân tố: (1) Rào cản về phát triển sản phẩm, (2) Rào cản về giá, (3) Rào cản về kênh phân phối, (4) Rào cản về các dịch vụ hậu cần, (5) Rào cản về xúc tiến/chiêu thị. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian nghiên cứu: không gian nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trên không gian nghiên cứu này, phạm vi khảo sát là doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Phạm vi thời gian nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp về chế biến xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2011-2015. Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 10/2017 đến hết tháng 12/2017. Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài hướng đến khía cạnh rào cản marketing ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là bài nghiên cứu định lượng có vận dụng kết hợp với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính nhằm thực hiện các nội dung sau:
  13. 4 Đề xuất mô hình nghiên cứu: trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực nghiệm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu. Sau đó, tham khảo ý kiến chuyên gia để điểu chỉnh mô hình, đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức. Xây dựng thang đo: trên cơ sở nội dung các biến độc lập, biến phụ thuộc và tham khảo thang đo từ các nghiên cứu trước; tác giả thiết kế thang đo, tham khảo ý kiến chuyên gia, phỏng vấn thử, kiểm định thang đo. Thảo luận kết quả nghiên cứu Đề xuất các hàm ý chính sách. Nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS thực hiện các kỹ thuật sau: - Kiểm tra độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’Alpha. - Phân tích yếu tố khám phá (EFA): kiểm định Bartlet, hệ số KMO để xem xét độ thích hợp của EFA. - Phân tích mối tương quan giữa các biến. - Phân tích hồi quy để xác định mô hình hồi quy tuyến tính qua đó xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau. - Thực hiện các kiểm định. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu là tài liệu có cơ sở khoa học, đóng góp hàm ý trong thực tiễn quản lý của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Cụ thể, đề tài cung cấp những hàm ý góp phần giúp nhà sản xuất, nhà quản lý trong việc vượt qua rào cản, cải tiến hoạt động; nâng cao kết quả xuất khẩu. 1.6. Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn chia thành 5 chương, cụ thể: Chương 1: Giới thiệu đề tài
  14. 5 Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và hạn chế của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên những nghiên cứu liên quan hệ thống lại cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, trình bày các khái niệm và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả. Từ đó tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày về quy trình thực hiện nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu, cách thu thập và xử lý dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu ở chương 3 và tập trung vào phân tích kết quả của nghiên cứu thông qua kết quả khảo sát, tổng hợp kết quả, làm dữ liệu chạy mô hình đo lường và kiểm tra các giả thiết nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản lý Trình bày kết luận, đánh giá lại kết quả nghiên cứu của đề tài và đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Từ lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong chương 1, tác giả tập trung làm rõ các mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp, nguồn số liệu nghiên cứu làm tiền đề cho các chương tiếp theo. Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình bày ý nghĩa thực tiễn của đề tài muốn hướng đến.
  15. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.1. Lý thuyết chung về kết quả xuất khẩu và các rào cản trong marketing của doanh nghiệp 2.1.1. Kết quả xuất khẩu Để có khái niệm Kết quả xuất khẩu, có thể nhận diện vài hướng tiếp cận sau: Theo kinh tế học, có thể hiểu khái quát: kết quả hoạt động của một đơn vị là đầu ra của hoạt động này. Từ đó trong thống kê: kết quả hoạt động (kết quả sản xuất) của một đơn vị được hiểu là toàn bộ kết quả cuối cùng có ích của đơn vị sáng tạo ra trong kỳ. Trên hướng tiếp cận này, hệ thống chỉ tiêu cơ bản đo lường kết quả sản xuất của một đơn vị gồm: Giá trị sản xuất (GO: Gross Ouput), Giá trị tăng thêm (VA: Value Adeed), Doanh thu. Tiếp cận từ góc độ hạch toán kế toán: kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã thực hiện. Từ đó, kết quả xuất khẩu được diễn đạt như sau: Theo từ điển về xuất - nhập khẩu: Kết quả xuất khẩu là những nỗ lực của một doanh nghiệp hay quốc gia để bán hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sang các quốc gia khác (wikipedia.org/wiki/Export_performance). Theo hướng tiếp cận Marketing: Kết quả xuất khẩu có thể được mô tả trong mối quan hệ với các đo lường khách quan như doanh thu, lợi nhuận, các hoạt động marketing hoặc bằng các đo lường chủ quan như sự hài lòng của khách hàng. Trong đó, xác định kết quả xuất khẩu phụ thuộc vào các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá (kinh tế hành vi, chiến lược hoặc đánh giá tổng thể), phụ thuộc vào khung tham chiếu, so sánh.
  16. 7 Theo Shoham (1998): một định nghĩa của kết quả xuất khẩu nên bao gồm ý nghĩa của hai thành phần: kết quả xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Khái niệm kết quả xuất khẩu Kết quả xuất khẩu có thể được mô tả trong mối quan hệ với các đo lường khách quan như doanh thu, lợi nhuận, các hoạt động marketing hoặc bằng các đo lường chủ quan như sự hài lòng của khách hàng. Kết quả xuất khẩu là những nỗ lực của một doanh nghiệp hay quốc gia để bán hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sang các quốc gia khác (http://en.wikipedia.org/wiki/Export_performance). Kết quả xuất khẩu từ lâu đã được quan tâm tập trung xây dựng trong các tài liệu tiếp thị quốc tế (Hạnh, 2008). Phương pháp tiếp cận khác nhau được sử dụng để xác định kết quả xuất khẩu phụ thuộc vào các khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá (kinh tế, hành vi, chiến lược hoặc đánh giá tổng thể), khung tham chiếu (đối thủ cạnh tranh tuyệt đối hay tương đối), thời gian định hướng (tĩnh hoặc động) (Carneiro, 2006). Bản chất của kết quả xuất khẩu cũng thay đổi theo đơn vị phân tích và ra quyết định (doanh nghiệp, một đơn vị kinh doanh chiến lược, một hoặc tất cả các công việc kinh doanh xuất khẩu), các phương thức đánh giá (khách quan hoặc chủ quan), cấu trúc chỉ số (một hoặc nhiều), (Carneiro, 2007). Tuy nhiên, một định nghĩa khái niệm của kết quả xuất khẩu nên bao gồm ý nghĩa của hai thành phần này: kết quả xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu (Shoham, 1998). Nghiên cứu này xác định kết quả xuất khẩu như đánh giá tổng thể chủ quan của một doanh nghiệp xuất khẩu về sự thành công kinh doanh trong việc bán sản phẩm cho người mua ở nước ngoài (Hạnh,2008). Tóm lại, bài nghiên cứu này hiểu kết quả nghiên cứu theo tiếp cận của thống kê và đánh giá theo quan điểm marketing như sau: Kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp phản ảnh mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc bán sản phẩm cho người mua ở nước ngoài, biểu hiện là qui mô tiêu thụ xuất khẩu của doanh nghiệp. 2.1.2. Hoạt động marketing mix của doanh nghiệp 2.1.2.1. Khái niệm marketing, marketing mix, kết quả xuất khẩu Khái niệm Marketing
  17. 8 Có nhiều hướng tiếp cận khái niệm về marketing như sau: Theo Philip Kotler : “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác. [10] Nhu cầu Sản phẩm Ước muốn Lợi ích Cầu/ sức cầu Chi phí Sự thỏa mãn Trao đổi Giao dịch Thị trường Hình 2.1: Các khái niệm cốt lõi của marketing [10] (Nguồn: Theo Philip Kotler) Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. Từ đó, có thể hiểu: Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường muc tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”.(Nguồn: “Fundamentals of Marketing”, William J. Stanton, Michael J. Etzel, Bruce J. Walker, 1994). Khái niệm Marketing - mix Marketing – mix là sự tập hợp các phương tiện Marketing để có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị
  18. 9 trường nhằm đạt được các mục tiêu marketing của mình. Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ 4As (American Association of Advertising Agencies) đưa ra khái niệm đầu tiên : “IMC là khái niệm về sự hoạch định truyền thông marketing nhằm xác định giá gia tăng của một kế hoạch bài bản, đánh giá vai trò chiến lược của hàng loạt nguyên tắc truyền thông như: quảng cáo, phản hồi trực tiếp, xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng và kết hợp các nguyên tắc này với nhau để chứng tỏ sự rõ ràng, lâu dài và ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông lớn nhất”. Khái niệm về kết quả xuất khẩu thủy sản Xuất khẩu thủy sản nghĩa là trong quá trình mua bán, trao đổi giữa hai quốc gia, hai vùng lãnh thổ khác nhau, hai chủ thể kinh tế ở hai quốc gia khác nhau, thủy sản là đối tượng của hoạt động này. Điều này có nghĩa là hàng hóa trong quá trình xuất khẩu là thủy sản. 2.1.2.2. Các thành phần cơ bản của Marketing-mix trong doanh nghiệp: Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong Marketing - mix nhưng có thể gộp thành 4 yếu tố gọi là 4P: Sản phẩm (P1 - Product); Gía (P2 - Price); Phân phối (P3 - Place); Chiêu thị (P4 - Promotion). Các doanh nghiệp thực hiện Marketing - mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố chủ yếu này để tác động vào thị trường về nhu cầu của sản phẩm theo hướng có lợi cho kinh doanh. Sản phẩm (P1: Product) Là thành phần cơ bản nhất trong marketing - mix. Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu. Mỗi sản phẩm đều có một đời sống hữu hạn và trải qua các giai đoạn khác nhau còn gọi là chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm biểu thị những giai đoạn khác nhau trong lịch sử bán sản phẩm. Giá (P2: Price)
  19. 10 Là thành phần không kém phần quan trọng trong marketing - mix bao gồm giá bán sỉ, bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Gía phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh. Phân phối (P3: Place) Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách hiệu quả. Chiêu thị (P4: Promotion) Đối với P4 này gồm nhiều hoạt động dùng để thông đạt và thúc đẩy sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Công ty phải thiết lập những chương trình như: - Quảng cáo: là hình thức truyền thông một cách gián tiếp và đề cao hình thức ý tưởng hàng hóa. Hình thức bảng hiệu, áp phích, pano, tờ rơi, báo chí, truyền hình. - Xúc tiến bán (khuyến mại): là những biện pháp tác động tức thì ngắn hạn. - Bán hàng cá nhân: sử dụng hình thức thuyết minh bán hàng, hội nghị bán hàng, hàng mẫu, hội chợ và trưng bày… - Quan hệ công chúng: là truyền thông phi cá nhân cho một tổ chức, một sản phẩm. Hình thức thông qua một bài báo có ý kiến cá nhân của người viết, các hoạt động tài trợ, sự kiện, các hoạt động cộng đồng, hội thảo quyên góp từ thiện… 2.1.3. Các rào cản trong Marketing mix của doanh nghiệp 2.1.3.1. Rào cản về phát triển sản phẩm Có một thực tế rõ ràng là hầu hết các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam chỉ xuất khẩu một số dòng sản phẩm như tôm, mực, cá, ghẹ và chả cá ở dạng sản phẩm đông lạnh sơ chế. Đặc biệt, hầu hết các sản phẩm được bán thông qua các nhà môi giới nước ngoài, không phải là những người tiêu dùng cuối cùng. Điều này hạn chế khả năng phát triển sản phẩm mới cho nhu cầu thị trường nước ngoài và bất kể sự đa dạng sở thích của người tiêu dùng ở các quốc gia. Ngoài ra, mặc dù việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng được khuyến khích và hỗ trợ từ chính phủ, nhưng các doanh nghiệp thủy sản sợ rủi ro do thiếu hiểu biết thông tin của thị trường quốc tế, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm không hiệu quả và sự thiếu kiểm soát về sản
  20. 11 xuất, chất lượng cũng dẫn đến nhiều trường hợp như nhiều lô hàng bị trả về do không thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nhập khẩu ở nước ngoài, nhất là vấn đề kiểm tra vi sinh và các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, chỉ có một vài doanh nghiệp bán sản phẩm của họ với nhãn hiệu riêng, qua đó phản ánh một số yếu kém trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam. Vì vậy, sự xâm nhập thị trường nước ngoài là vấn đề. 2.1.3.2. Rào cản về giá Mặc dù chào bán cho khách hàng nước ngoài giá cả thỏa đáng có thể là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên cho đến nay việc chào bán đã không có vấn đề cho các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam, do chi phí nhân công ở Việt Nam thấp. Tuy nhiên, vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng khi các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, cạnh tranh giữa các đối thủ trong nước ngày càng gây gắt và đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, họ sẵn sàng tăng giá để thu gôm tất cả các loại nguyên liệu thủy sản do họ có thế mạnh về tài chính và thị trường rộng lớn. Việc thiếu khả năng cạnh tranh giá có thể là kết quả của quy định luật chống bán phá giá và chính sách hỗ trợ của các chính phủ nước ngoài cho ngành công nghiệp địa phương. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với chi phí phát sinh trong việc thay đổi sản phẩm, chi phí hoạt động kinh doanh cao hơn, phí hoạt động giao thông vận tải tăng, tăng thuế và tăng lệ phí khi hàng nhập vào nước sở tại (Tersptra và Sarathy 2000). 2.1.3.3. Rào cản về xúc tiến/ chiêu thị Không phải là công ty thủy sản nào tại Việt Nam cũng có thể thực hiện chiến lược xúc tiến ra nước ngoài hiệu quả. Những gì chúng ta có thể quan sát là chỉ có một vài doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, trên tạp chí thủy sản, một số doanh nghiệp có trang website riêng để quảng bá sản phẩm, giới thiệu thông tin sản phẩm qua báo đài, trên các trang website mua bán toàn cầu. Tuy nhiên thông tin của các doanh nghiệp cung cấp còn rất hạn chế cho khách hàng tiềm năng của họ, nguyên nhân do hầu hết các doanh nghiệp có quy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2