intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hồ Nguyễn Phương Thúy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu và thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểu Nông thôn Việt Nam đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hồ Nguyễn Phương Thúy

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- HỒ NGUYỄN PHƯƠNG THÚY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- HỒ NGUYỄN PHƯƠNG THÚY CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM TỐ NGA TP. Hồ Chí Minh, năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố toàn bộ nội dung này ở bất kỳ đâu. Những số liệu sử dụng trong việc chạy mô hình là trung thực được chính tác giả thu thập và có nguồn gốc minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Người cam đoan Hồ Nguyễn Phương Thúy
  4. MỤC LỤC PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 1 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2 5. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................................... 4 1.1. Tổng quan về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ........................................ 4 1.1.1. Khái niệm nợ xấu tại Ngân hàng thương mại ............................................. 4 1.1.2. Thành phần nợ xấu ..................................................................................... 6 1.1.3. Nguyên nhân gây ra nợ xấu ........................................................................ 9 1.1.4. Các tác động của nợ xấu............................................................................11 1.1.4.1. Đối với Ngân hàng thương mại ............................................................11 1.1.4.2. Đối với khách hàng ..............................................................................12 1.1.4.3. Đối với nền kinh tế ..............................................................................12 1.1.5. Sự cần thiết nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại ..............................................................................13 1.2. Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng thương mại ......................13 1.2.1. Nhân tố từ môi trường kinh tế ...................................................................14 1.2.2. Nhân tố từ phía ngân hàng ........................................................................16 1.2.3. Nhân tố từ phía khách hàng .......................................................................19
  5. 1.3. Kinh nghiệm vận dụng các nhân tố tác động nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại ..............................................................................21 1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại Trung Quốc ...............................21 1.3.2. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại Mỹ .............................................19 1.3.3. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .............................................................................23 1.3.4. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội .......................24 1.3.5. Bài học kinh nghiệm hạn chế nợ xấu ........................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIÊT NAM ...................................................27 2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ............................................................................................................27 2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ....................................................................................................29 2.2.1. Tình hình chung về hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......................................................................29 2.2.2. Tình hình chung về nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ...........................................................................................31 2.2.2.1. Cơ cấu nợ xấu ........................................................................................31 2.2.2.2. Tỷ trọng nợ xấu .....................................................................................33 2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..........................................................................36 2.3.1. Nhân tố từ môi trường kinh tế ..................................................................37 2.3.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng .......................................................................41 2.4. Xây dựng mô hình hồi qui các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .................................................47 2.4.1. Quá trình nghiên cứu ................................................................................49 2.4.1.1. Thông tin mẫu nghiên cứu .....................................................................49 2.4.1.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha........................51 2.4.1.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .....................52
  6. 2.4.1.4. Phân tích hồi qui bội ..............................................................................54 2.4.2. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................56 2.5. Đánh giá những nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pát triển Nông thônViệt Nam ........................................................................58 2.5.1. Những nhân tố tích cực .............................................................................58 2.5.2. Những nhân tố tiêu cực và nguyên nhân ...................................................60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ....................................64 3.1. Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến 2020 ...........................................................................64 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển chung ...................................................65 3.1.2. Định hướng trong công tác hạn chế nợ xấu ...............................................65 3.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ....................................................................................................65 3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................66 3.2.2. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng .............................................................66 3.2.3. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý ....................................67 3.2.4. Tăng cường vai trò của xếp hạng tín dụng trong nội bộ Ngân hàng ...........67 3.2.5. Chủ động trong việc cơ cấu lại các khoản nợ ............................................68 3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của doanh nghiệp ..........................69 3.3. Một số kiến nghị trong công tác hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ......................................................................69 3.3.1. Đối với Chính Phủ ....................................................................................69 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................................70 3.3.3. Đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan ............................................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................73 KẾT LUẬN ........................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB .......................................................... Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Agribank....................... Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AMC ...................................................................................Công ty quản lý tài sản BCTC .......................................................................................... Báo cáo tài chính BIDV ......................................Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển CBTD .............................................................................................Cán bộ tín dụng CPI .......................................................................................... Chỉ số giá tiêu dùng Eximbank ................... Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam GDP................................................................................... Tổng thu nhập quốc nội Maritimebank ..........................................Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải MB ......................................................... Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MBAMC ................... Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Quân đội NHNN .................................................................................... Ngân hàng nhà nước NHTM ................................................................................. Ngân hàng thương mại NHTMCP ............................................................... Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN ...........................................................Ngân hàng thương mại Nhà nước QĐ ......................................................................................................... Quyết định Sacombank .............................. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín Seabank ............................................ Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SHB .............................................Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội TCTD ........................................................................................... Tổ chức tín dụng Techcombank ....................... Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TSĐB ............................................................................................ Tài sản đảm bảo
  8. TT............................................................................................................. Thông tư VAMC ................................................................ Công ty quản lý tài sản Việt Nam VIB ........................................... Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam Vietcombank ................... Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank ........................ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VPbank ............................... Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng XHTD......................................................................................... Xếp hạng tín dụng
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần nợ xấu tại một số quốc gia ................................................. 6 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh..............................................................28 Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ ...........................................30 Bảng 2.3: Cơ cấu nợ xấu của Agribank ................................................................31 Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ tín dụng và nợ xấu các NHTM Việt Nam ....................33 Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu ngành ...................................38 Bảng 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân và tỷ lệ nợ xấu ...........................39 Bảng 2.7: Qui mô ngân hàng................................................................................42 Bảng 2.8: Phân loại nợ và xếp hạng tín dụng .......................................................43 Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu ................................45 Bảng 2.10: Bảng mã hóa các nhân tố ...................................................................50 Bảng 2.11: Kiểm định KMO và Bartlett ...............................................................48 Bảng 2.12: Mô hình tổng hợp ..............................................................................54 Bảng 2.13: Kết quả hồi qui ..................................................................................56
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỀU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................20 Hình 2.1: Quy trình tín dụng ................................................................................44 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA..........................................53 Hình 2.3: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ....................................................51 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng từng nhóm nợ xấu/tổng dư nợ............................................32 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của Agribank so với các NHTMNN ...........34 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nợ xấu của Agribank so với các NHTMNN .......................34 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của Agribank so với các NHTMCP khác ...35 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nợ xấu của Agribank so với các NHTMCP khác................35 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của nhóm G14 .............................................................36 Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu ngành ..................................38 Biểu đồ 2.8: Mối quan hệ giữa CPI và tỷ lệ nợ xấu ..............................................39 Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa biến động lãi suất và tỷ lệ nợ xấu .........................40 Biểu đồ 2.10: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu ..........................45
  11. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Quyết định 493 và Quyết định 18 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Phụ lục 2: Tỷ lệ phiếu khảo sát và thông tin người khảo sát Phụ lục 3: Bảng thống kê phần thông tin cán bộ tín dụng Agribank tham gia phỏng vấn sơ bộ Phụ lục 4: Độ tin cậy của Cronbach’s alpha Phụ lục 5: Phân tích nhân tố EFA Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi qui Phụ lục 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agriabank Bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2008 đến nay đã đẩy các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng khiến Ngân hàng cũng lâm vào tình trạng phải đối mặt với một khối lượng nợ xấu ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước đến tháng 12/2013 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3.74% so với năm 2012. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Cũng chính vì thế mà uy tín của Ngân hàng ngày càng suy giảm gây ảnh hưởng đến lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong Ngân hàng Thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam có tiềm lực tài chính khá vững mạnh và những điều kiện thuận lợi hơn hẳn các Ngân hàng thương mại khác nhưng cũng không thoát khỏi áp lực về tỷ lệ nợ xấu khá cao 6.54% năm 2013, và cũng là một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Vì thế, vấn đề cấp thiết hiện nay đối với hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng hiện nay là phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến nợ xấu, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tìm ra những giải pháp phòng ngừa và hạn chế một cách tích cực nợ xấu nhằm giữ vững chức năng trung gian tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “ Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng thương mại. Phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
  13. 2 Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu và thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểu Nông thôn Việt Nam đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến nợ xấu. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: tại hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Thời gian: Dữ liệu trong 5 năm 2009-2013. Thời gian thực hiện khảo sát: 15/05/2014-15/07/2014 Đối tượng khảo sát: cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính Dựa vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tình hình nợ xấu tại Ngân hàng thương mại kết hợp phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh, thống kê để phân tích nhằm đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề về nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nghiên cứu định lượng - Lập bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu. Bảng câu hỏi được thực hiện thông qua phỏng vấn cấp quản lý và nhân viên đang ở vị trí liên quan đến công tác tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và chạy phần mềm SPSS để phân tích kết quả khảo sát. - Sử dụng Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. - Sử dụng mô hình EFA để kiểm định giá trị thang đo.
  14. 3 - Xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính để thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động. 5. Kết cấu của đề tài Bài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
  15. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thương mại Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng, vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tín dụng luôn phát sinh những khoản nợ xấu. Nợ xấu cao của các tổ chức tín dụng là hệ quả của những yếu kém trong quản lý, điều hành quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường; vật cản kìm hãm, làm chậm quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế và tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nợ xấu đang gia tăng gây mối nguy hại lớn cho nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Vấn đề hàng đầu được đặt ra cho hệ thống ngân hàng hiện nay là đưa ra giải pháp nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu và phòng tránh hiệu quả những tác động khó lường của nó đối với hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. 1.1.1. Khái niệm nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Nợ xấu thường được nhắc đến thông qua thuật ngữ “non-performing loans” (NPLs), là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng lẫn khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng (Fofack, 2005) hoặc các khoản vay có vấn đề ( Berger & De Young, 1997). Nợ xấu là các khoản nợ không trả được mà các Ngân hàng không thể thu lợi từ nó ( Ernst & Young, 2004). Ngoài ra, các tổ chức tài chính thế giới còn đưa ra một số khái niệm nợ xấu như sau: Theo nhóm chuyên gia tư vấn của Liên Hiệp Quốc- Advisory Expert Group (AEG) : Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Như vậy, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
  16. 5 Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng – Basel Commitee on Banking Supervision (BCBS): Khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi Ngân hàng chưa có hành động gì để cố gắng phục hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Như vậy, tương tự như khái niệm của nhóm chuyên gia tư vấn của Liên Hiệp Quốc, nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ, nhưng BSBC nhấn mạnh thêm yếu tố nợ xấu phát sinh khi Ngân hàng không có hành động gì để cố gắng phục hồi. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – Bank for International Settlement (BIS): Hiện nay hệ thống phân loại nợ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế gồm 5 nhóm: Không vấn đề; Chú ý đặc biệt; Dưới chuẩn; Nghi ngờ; và Mất vốn là hệ thống phân loại nợ được sử dụng rộng rãi nhất. Nợ xấu rơi vào 3 nhóm cuối trong hệ thống phân loại 5 nhóm nợ. Nợ xấu gồm các khoản cho vay mà tiền lãi và gốc bị quá hạn trên 3 tháng, hoặc các khoản vay được coi là không có khả năng thu hồi. Theo Quyết định số 493/2005/ QĐ- NHNN và Quyết định 18/2007/ QĐ- NHNN: Quyết định số 493/2005/ QĐ- NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành “ Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và các Quyết định bổ sung ,sửa đổi thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), nhóm 5 (có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 và Điều 7. Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn. Như vậy, có sự thống nhất tương đối cao trong khái niệm nợ xấu theo các tổ chức tài chính và một số tác giả nghiên cứu về vấn đề nợ xấu. Theo đó, nợ xấu đều được xác định theo 2 tiêu chí: định lượng đã quá hạn trên 90 ngày và định tính là khả năng trả nợ của khách hàng bị nghi ngờ. Hai tiêu chí này giúp Ngân hàng giám sát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng của mình.
  17. 6 1.1.2. Thành phần nợ xấu Việc phân loại nợ không có tiêu chuẩn kế toán thống nhất và thành phần nợ xấu không giống nhau ở các quốc gia. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay và có biện pháp ứng phó kịp thời với những vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng. Theo hệ thống phân loại nợ của Mỹ và Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) thì nợ xấu bao gồm 3 nhóm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn. Theo nghiên cứu của nhóm Ngân hàng Châu Âu về nợ xấu ở Trung, Đông và Đông Nam Châu Âu năm 2012 thì thành phần nợ xấu của các quốc gia không hoàn toàn giống nhau. Các quốc gia có cách phân chia các thành phần nợ xấu có chút khác biệt như Bulgaria, Kosovo gồm 2 thành phần là nợ không thể hoàn trả và nợ mất vốn, còn đa số các quốc gia khác như Bosnia, Mongtenegro bao gồm 3 thành phần là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn. Hai quốc gia Estonia, Hungari không có phân loại nợ rõ ràng chỉ xác định thành phần nợ xấu là các khoản nợ không thể hoàn trả vượt quá 90 ngày. Tuy nhiên, nếu xét theo định lượng thì có sự tương đồng giữa các quốc gia – nợ xấu là các khoản nợ vượt quá 90 ngày. Bảng 1.1: Thành phần nợ xấu tại một số quốc gia Quốc gia/ Tổ chức tài chính Phân loại nợ Thành phần Nợ xấu 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý, Ngân hàng thanh toán nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ quốc tê và nợ mất vốn và nợ mất vốn nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý Mỹ và nợ mất vốn đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn
  18. 7 Các khoản nợ không thể thu hồi 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý quá 90 ngày sau kỳ hạn đáo hạn Bosnia đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ gốc ban đầu bao gồm: nợ dưới nghi ngờ và nợ mất vốn chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ mất vốn 4 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý, Nợ xấu bao gồm nợ không thể Bulgaria nợ không thể hoàn trả và nợ mất hoàn trả và nợ mất vốn. vốn các khoản nợ đã vượt quá 90 Estonia, Hungari không xác định rõ ngày 4 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý, Kosovo nợ nghi ngờ và nợ mất vốn nợ nghi ngờ và nợ mất vốn 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ Montenegro đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ và nợ mất vốn nghi ngờ và nợ mất vốn 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ 3 nhóm cuối: nợ dưới tiêu cần chú ý,nợ dưới tiêu chuẩn, nợ chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có nghi ngờ,nợ có khả năng mất khả năng mất vốn. Việt Nam vốn. (Nguồn: tác giả tổng hợp từ Ngân hàng Châu Âu và NHNN) Theo quyết định 493/2005/QĐ-NNN ngày 22/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện nay là thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4,5 và được phân loại theo 2 phương pháp: phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Theo phương pháp định lượng - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày - Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày. Theo phương pháp định tính  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi
  19. 8 đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.  Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): các khoản nợ được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.  Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết. Như vậy, nhìn chung việc xác định thành phần nợ xấu không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia và việc phân chia thành phần nợ xấu tùy thuộc vào chính sách, đặc điểm, tình hình kinh tế của các quốc gia. Tiêu chí định lượng dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng nên phương pháp này được dùng để phân loại khi các khoản vay đã được giải ngân. Tiêu chí định tính là tiêu chí được sử dụng ngay từ khi phê duyệt hồ sơ dùng để phân tích, đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ. Song, việc phân loại này tại Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới vẫn mang một số đặc điểm chung là thành phần của nợ xấu bao gồm nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn; hay khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro nợ xấu Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: - Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín
  20. 9 dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hướng mà Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm của mình. - Thực cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. - Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng; phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. 1.1.3. Nguyên nhân nợ xấu Ngân hàng - Ngân hàng không có đủ thông tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1