intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức: Trường hợp Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến chia sẻ tri thức của người lao động tại Kho Bạc Nhà Nước trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu. Đề xuất một số hàm ý để đẩy mạnh việc chia sẻ tri thức của người lao động tại Kho Bạc Nhà Nước trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức: Trường hợp Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC: TRƢỜNG HỢP KHO BẠC NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN BÀ RỊA - VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC: TRƢỜNG HỢP KHO BẠC NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THỊ THANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức: Trường hợp Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 7 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Tuấn Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ......................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................4 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ..............................................................................4 1.6. Cấu trúc luận văn........................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................6 2.1. Chia sẻ tri thức ...........................................................................................6 2.1.1. Tri thức và Thông tin .................................................................................6 2.1.2. Chia sẻ tri thức ...........................................................................................7 2.1.3. Vai trò chia sẻ tri thức trong tổ chức ..........................................................8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ................................................................8 2.2.1. Nghiên cứu của Ipe (2003) .........................................................................8 2.2.2. Nghiên cứu của Daud và Hamid (2006) ....................................................9 2.2.3. Nghiên cứu của Yang (2008) ...................................................................10 2.2.4. Nghiên cứu của Sohail và Daud (2009) ...................................................11 2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ....................................................................12 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................19 3.1. Qui trình nghiên cứu ................................................................................19 3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................20
  5. 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ..................................................................20 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................................20 3.3. Nghiên cứu định lƣợng.............................................................................23 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ..........................................................................23 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ...............................................................................24 3.3.3. Thu thập dữ liệu .......................................................................................24 3.3.4. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu ....................................................24 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................28 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................28 4.2. Phân tích độ tin cậy ..................................................................................29 4.2.1. Phân tích độ tin cậy cho các biến độc lập ................................................29 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy cho biến phụ thuộc ...................................................30 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................30 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với các biến độc lập ...................30 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với biến phụ thuộc .....................32 4.4. Phân tích hồi quy ......................................................................................33 4.4.1. Phân tích hệ số tƣơng quan ......................................................................33 4.4.2. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức ...................34 4.4.3. Kiểm định lý thuyết về phân phối chuẩn .................................................36 4.5. Kiểm định sự khác biệt biến phụ thuộc với nhân tố nhân khẩu học ........38 4.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ......................................................38 4.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo vị trí công tác .............................................39 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ........................................................40 4.5.4. Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn .........................................41 4.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo thâm niên ....................................................41 4.6. Kiểm định giả thuyết ................................................................................42 4.7. Thảo luận về kết quả nghiên cứu .............................................................43 4.7.1. Đánh giá về yếu tố văn hóa tổ chức .........................................................43 4.7.2. Đánh giá về yếu tố thái độ nhân viên .......................................................44
  6. 4.7.3. Đánh giá về yếu tố động lực chia sẻ ........................................................46 4.7.4. Đánh giá về yếu tố bản chất tri thức ........................................................47 4.7.5. Đánh giá về yếu tố cơ hội chia sẻ.............................................................49 4.7.6. Đánh giá về yếu tố chia sẻ tri thức ...........................................................51 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................54 5.1. Kết luận và ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu .........................................54 5.2. Một số hàm ý cho nhà quản trị .................................................................55 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KBNN Kho bạc Nhà nƣớc CBCC Cán bộ Công chức SPSS Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Science) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) VIF Hệ số nhân tố phóng đại phƣơng sai (Variance inflation factor) Sig. Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level) KMO Hệ số Kaiser – Meyer – Olkin
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Thang đo bản chất tri thức (NK) ......................................................... 21 Bảng 3.2: Thang đo cơ hội chia sẻ (OS) ............................................................. 21 Bảng 3.3: Thang đo động lực chia sẻ (MS) ......................................................... 22 Bảng 3.4: Thang đo văn hóa tổ chức (OC) .......................................................... 22 Bảng 3.5: Thang đo thái độ nhân viên (SA) ........................................................ 23 Bảng 3.6: Thang đo chia sẻ tri thức (KS) ............................................................ 23 Bảng 3.7: Bảng thang đo Likert 5 điểm ............................................................. 24 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu ........................................................................... 28 Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha các biến độc lập ........................ 29 Bảng 4.3: Kết quả phân tích Cronbach’s alpha của biến phụ thuộc.................... 30 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến độc lập ........... 30 Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập ...................................... 31 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến phụ thuộc ....... 32 Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc ........................................ 32 Bảng 4.8: Phân tích tƣơng quan giữa các biến .................................................... 33 Bảng 4.9: Đánh giá sự phù hợp mô hình ............................................................. 34 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định ANOVA ............................................................. 34 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy ................................................................. 35 Bảng 4.12: Thống kê theo giới tính ..................................................................... 38 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định khác biệt theo giới tính ....................................... 39 Bảng 4.14: Thống kê theo vị trí công tác ............................................................ 39 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định khác biệt theo vị trí công tác .............................. 40 Bảng 4.16: Kiểm định phƣơng sai theo độ tuổi................................................... 40 Bảng 4.17: Kiểm định ANOVA theo độ tuổi ...................................................... 40 Bảng 4.18: Kiểm định phƣơng sai theo trình độ học vấn .................................... 41 Bảng 4.19: Kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn ....................................... 41 Bảng 4.20: Kiểm định phƣơng sai theo thâm niên .............................................. 41
  9. Bảng 4.21: Kiểm định ANOVA theo thâm niên ................................................. 42 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định các giả thuyết...................................................... 42 Bảng 4.23: Trung bình mức độ chia sẻ tri thức về văn hóa tổ chức .................... 43 Bảng 4.24: Trung bình mức độ chia sẻ tri thức về thái độ nhân viên ................. 45 Bảng 4.25: Trung bình mức độ chia sẻ tri thức về động lực chia sẻ ................... 46 Bảng 4.26: Trung bình mức độ chia sẻ tri thức về bản chất tri thức ................... 48 Bảng 4.27: Trung bình mức độ chia sẻ tri thức về cơ hội chia sẻ ....................... 50 Bảng 4.28: Trung bình mức độ chia sẻ tri thức về sự chia sẻ tri thức ................. 51 Bảng 5.1: Giá trị Trung bình của các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức ...... 56
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Ipe (2003) ...................................................... 9 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Daud và Hamid (2006)................................ 10 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Yang (2008) ................................................ 11 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Sohail và Daud (2009) ................................ 12 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................ 17 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu ........................................................................... 19 Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram .................................................................... 36 Hình 4.2: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot .................................................... 37 Hình 4.3: Biểu đồ Scatterplot .............................................................................. 38
  11. TÓM TẮT Tri thức đƣợc công nhận là tài nguyên quan trọng nhất trong tổ chức. Từ quan điểm của một tổ chức, hiệu suất có thể đƣợc cải thiện bằng cách cung cấp hữu ích nó đƣợc coi là nguồn lợi thế cạnh tranh chính và rất quan trọng đối với sự bền vững và thành công lâu dài của tổ chức. Chính vì vậy mà chia sẻ tri thức trong tổ chức đƣợc quan tâm nghiên cứu tìm ra cách thức thúc đẩy việc chia sẻ tri thức nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức - trường hợp kho bạc nhà nước trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu” để góp phần giúp cho Kho Bạc Nhà Nƣớc hiểu đƣợc vai trò thiết yếu của các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức trong việc nuôi dƣỡng và truyền bá tri thức một cách có hiệu quả nhất. Từ đó gợi mở cho các nhà quản lý hoạch định các chiến lƣợc phù hợp để thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong tổ chức. Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Sohail và Daud (2009), mô hình nghiên cứu đề xuất 5 yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động trong tổ chức: bản chất tri thức, cơ hội chia sẻ, động lực chia sẻ, văn hóa tổ chức và thái độ nhân viên. Các bảng câu hỏi đƣợc gửi trực tiếp đến những ngƣời lao động đang làm việc tại Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu. Gửi đi trực tiếp 300 câu hỏi, sau khi sàng lọc những câu hỏi có trả lời không hợp lệ, thu về đƣợc 282 phiếu hợp lệ đạt tỷ lệ 94 %. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám (EFA). Kết quả phân tích hồi quy tuyến tuyến bội cho thấy 61.6 % biến thiên của biến chia sẻ tri thức đƣợc giải thích bởi các biến độc lập. Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy tất cả 5 yếu tố đều có tác động dƣơng đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động theo thứ tự giảm dần: văn hóa tổ chức, thái độ nhân viên, động lực chia sẻ, bản chất tri thức và cơ hội chia sẻ. Hạn chế của nghiên cứu là chọn mẫu thuận tiện phi xác xuất và chỉ thực hiện tại Kho Bạc Nhà Nƣớc trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu nên tính
  12. đại diện không cao. Ngoài ra, trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động trong tổ chức nhƣ hệ thống công nghệ thông tin, cấu trúc tổ chức, sự tin tƣởng, sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao, sự gắn kết, truyền thông…..nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào nghiên cứu này.
  13. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, tri thức là tài sản quý giá nhất và là nền tảng của lợi thế cạnh tranh của một tổ chức, là sức sáng tạo, đổi mới, chứa đựng tiềm năng cống hiến cho sự phát triển của tổ chức. Chính vì vậy mà làm thế nào để con ngƣời sẵn sàng đón nhận những thách thức mới và chia sẻ tri thức mà họ đã tìm kiếm đƣợc, tích lũy đƣợc để chia sẻ trong tổ chức là việc làm cần thiết, giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận vì nó thúc đẩy dòng tri thức bên trong tổ chức, và mang lại lợi ích cho cả tổ chức. Tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng có văn hóa phù hợp cho việc chia sẻ tri thức, bởi chia sẻ tri thức vốn không phù hợp với bản chất con ngƣời, vì họ sợ rằng sẽ mất đi sức mạnh tri thức của họ trong tổ chức nếu chia sẻ với ngƣời khác (Davenport, 1997). Các nghiên cứu trƣớc đây đã cho thấy, việc chia sẻ tri thức hiệu quả dẫn đến cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức bằng cách cung cấp kiến thức hữu ích cho nhân viên (Alavi và Leidner, 2001; Hansen, 2002) và chia sẻ tri thức hiệu quả giữa những nhân viên trong tổ chức đóng góp rất lớn vào sự thành công của tổ chức đó (Jackson và cộng sự, 2006). Cũng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra việc khai thác và quản lý tri thức hiệu quả sẽ làm cho tổ chức đó phát triển một cách bền vững và thành công lâu dài (Conner và Prahalad, 1996; Pettigrew và Whipp, 1993). Nếu một tổ chức gặp phải nạn chảy máu chất xám, công chức giỏi ra đi mang theo bao kinh nghiệm hay bí quyết nghề nghiệp…, công việc sẽ bị ảnh hƣởng cho đến khi tìm đƣợc ngƣời tƣơng xứng thay thế. Điều đó hoàn toàn có thể tránh đƣợc nếu ngƣời quản lý biết triển khai việc chia sẻ tri thức giữa các nhân viên của mình, cụ thể là thu thập, lƣu giữ, chia sẻ và sử dụng thông tin, tri thức và bí quyết nghề nghiệp không chỉ ở cấp độ từng cá nhân mà ở cấp độ toàn tổ chức. Để tri thức của mỗi cá nhân biến thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi ngƣời có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung, đòi hỏi phải có một cơ chế, quá trình kiến tạo, lƣu giữ, chia sẻ, và phát triển trong mỗi tổ chức.
  14. 2 Hiện nay, hệ thống Kho Bạc Nhà Nƣớc (KBNN) thực hiện đề án sát nhập đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc thì có sự xáo trộn công việc giữa các phòng ban trên KBNN tỉnh cũng nhƣ công việc ở KBNN huyện, việc luân phiên luân chuyển từ bộ phận này qua bộ phận khác là không thể tránh khỏi do đó mỗi cán bộ công chức phải cập nhật lại tri thức chuyên môn của công việc mới tiếp nhận. Nếu mỗi cá nhân trong tổ chức biết chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn của mình cho những đồng nghiệp khác thì sẽ nắm bắt công việc nhanh chóng hơn ở vị trí mới. Qua công tác thanh tra kiểm tra tại các Phòng ban và các KBNN Huyện, có những bất cập về hồ sơ chứng từ kiểm soát trong hệ thống có những sai sót lặp đi lặp lại, hoặc là những sai sót do quy trình xử lý chứng từ không đƣợc thống nhất giữa các KBNN Huyện và KBNN tỉnh. Việc các KBNN Huyện thực hiện các quy trình xử lý các hồ sơ kiểm soát chƣa chặt chẽ và chƣa có sự phối hợp với nhau. Các phòng nghiệp vụ chuyên môn tại KBNN tỉnh vẫn chƣa có sự phối hợp để hƣớng dẫn cụ thể cho các KBNN Huyện thực hiện đúng quy trình. Các tri thức bị rời rạc, bị giới hạn bó buộc không đƣợc chia sẻ, nhân rộng trong tổ chức. Việc chia sẻ tri thức là một yếu tố quan trọng trong phƣơng thức hoạt động của tổ chức Kho bạc Nhà nƣớc. Điều tiết ngân sách nhà nƣớc, thu các khoản thu ngân sách nhà nƣớc, kiểm soát chi các khoản chi giao dịch với khách hàng tốt không phải là kết quả làm việc của một cá nhân riêng lẻ, mà là thành quả hợp tác lao động của cả một tập thể nhân viên. Do đó, mỗi nhân viên làm việc trong ngành cần phải có ý thức hợp tác, chia sẻ thông tin, tri thức với nhau mới có thể hoàn thành tốt công việc của mình, gia tăng niềm tin của khách hàng. Từ thực trạng trên có thể thấy, việc chia sẻ tri thức, hợp tác làm việc nhóm giữa các nhân viên vẫn chƣa đƣợc quan tâm và đẩy mạnh. Tại Việt Nam khái niệm chia sẻ tri thức (Knowledge sharing) dƣờng nhƣ chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi, còn khá mới mẻ và rất mơ hồ đối với cá nhân lẫn tổ chức, tuy nhiên khi quá trình toàn cầu hóa sâu rộng, nền kinh tế tri thức phát triển
  15. 3 thì sự tồn tại và phát triển của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào hoạt động chia sẻ tri thức. Chia sẻ tri thức giữa các nhân viên, phòng ban và các đơn vị trong tổ chức là hết sức cần thiết để chuyển giao tri thức cá nhân và nhóm đội vào tri thức của tổ chức, dẫn đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, làm cho nhân viên gắn bó và trung thành hơn đối với tổ chức (Davenport và Prusak, 1998). Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hƣởng các yếu tố đến chia sẻ tri thức của nhân viên còn rất ít. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của người lao động trong tổ chức: Trường hợp kho bạc nhà nước trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu” để góp phần giúp cho Kho Bạc Nhà Nƣớc hiểu đƣợc vai trò thiết yếu của các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức trong việc nuôi dƣỡng và truyền bá tri thức một cách có hiệu quả nhất trong tổ chức đó. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu:  Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động.  Xác định mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động tại Kho Bạc Nhà Nƣớc trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu.  Đề xuất một số hàm ý để đẩy mạnh việc chia sẻ tri thức của ngƣời lao động tại Kho Bạc Nhà Nƣớc trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm nâng cao hiệu quả công việc. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Chia sẻ tri thức và các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động trong tổ chức. Đối tƣợng khảo sát: Ngƣời lao động đang làm việc tại Kho Bạc Nhà Nƣớc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu:
  16. 4 Nghiên cứu tập trung khảo sát ngƣời lao động làm việc tại Kho Bạc Nhà Nƣớc trên địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng hai phƣơng pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 1 nhóm gồm 7 nhà quản lý và 1 nhóm gồm 8 nhân viên đang làm việc tại Kho Bạc Nhà Nƣớc trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu, nhằm điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức và thang đo dùng cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng cách gửi trực tiếp bảng câu hỏi đến những ngƣời lao động đang làm việc tại Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn Bà Rịa- Vũng Tàu. Sau khi thu thập đƣợc bảng câu hỏi, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật xử lý: phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA); phân tích tƣơng quan và hồi quy tuyến tính. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt khoa học: Bổ sung vào hệ thống thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức, chia sẻ tri thức của ngƣời lao động trong các tổ chức phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này giúp cho các tổ chức trong ngành Kho bạc Nhà nƣớc hiểu rõ hơn ảnh hƣởng của các yếu tố đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động, từ đó cải thiện môi trƣờng làm việc tốt hơn cho ngƣời lao động nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về mô hình đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến chia sẻ tri thức của ngƣời lao động trong các tổ chức. 1.6. Cấu trúc luận văn
  17. 5 Kết cấu của luận văn gồm 5 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Tóm tắt chƣơng 1 Chƣơng 1 trình bày tổng quan về lý do chọn đề tài của nghiên cứu, mục tiêu, ý nghĩa và phƣơng pháp nghiên cứu làm cơ sở và định hƣớng cho những nội dung tiếp theo.
  18. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Chia sẻ tri thức 2.1.1. Tri thức và Thông tin Thuật ngữ thông tin và tri thức thƣờng đƣợc sử dụng thay thế cho nhau trong các tài liệu. Một số tác giả cũng đã phân biệt giữa hai thuật ngữ nói trên nhƣ các nghiên cứu của Blackler, 1995; Davenport và Prusak, 1998; Nonaka và Takeuchi, 1995; Pemberton, 1998,… trong khi những ngƣời khác thì đƣợc sử dụng cả hai thuật ngữ đồng nghĩa nhƣ Kogut và Zander, 1992; Stewart, 1997. Nghiên cứu này công nhận sự khác biệt giữa hai thuật ngữ thông tin và tri thức. Davenport và Prusak (1998) đã định nghĩa tri thức là “tập hợp các trải nghiệm, giá trị, thông tin theo ngữ cảnh từ những hiểu biết chuyên sâu tạo ra khuôn khổ để đánh giá và kết hợp các kinh nghiệm và thông tin mới. Nó đƣợc tạo ra và đƣợc áp dụng trong tâm trí của ngƣời biết”. Định nghĩa về tri thức của Nonaka và Takeuchi (1995) là phạm vi rộng hơn và đƣợc coi là "một quá trình năng động của con ngƣời để biện minh cho niềm tin cá nhân đối với sự thật". Theo các tác giả này, thông tin là "dòng thông điệp" và tri thức đƣợc tạo ra khi dòng thông điệp này tƣơng tác với niềm tin và cam kết của những ngƣời nắm giữ nó. Trong một tổ chức, tri thức không chỉ đƣợc hàm chứa trong các văn bản và tài liệu, mà còn nằm trong thủ tục, quy trình, thông lệ, và nguyên tắc của tổ chức đó. Iske và Boersma (2005) nhấn mạnh rằng kết quả của tri thức từ sự tƣơng tác của những hiểu biết của ngƣời khác (kinh nghiệm, trực giác và thái độ) thông tin và trí tƣởng tƣợng (tạo ra các ý tƣởng). Tri thức không đƣợc nhầm lẫn với dữ liệu; dữ liệu là thông tin thô, số đo và thống kê. Hơn nữa, tri thức phức tạp hơn thông tin, kết quả thông tin từ việc tổ chức dữ liệu thành các hình thức có ý nghĩa. Tri thức là kết quả của việc giải thích thông tin dựa trên sự hiểu biết của một ngƣời, nó chịu ảnh hƣởng bởi tính cách của chủ sở hữu nó vì nó dựa trên sự phán đoán và trực giác; tri thức kết hợp niềm tin, thái độ và hành vi (Lee và Yang, 2000). Nonaka và Takeuchi (1995) xác định ba đặc điểm phân biệt thông tin từ tri thức: Thứ nhất, tri thức đóng vai trò là một quan điểm cụ thể, dự định, hoặc lập
  19. 7 trƣờng của một cá nhân. Do đó, không giống nhƣ thông tin, tri thức thuộc về niềm tin và cam kết. Thứ hai, tri thức thƣờng dẫn đến kết quả, có nghĩa là tri thức có liên quan đến hành động. Thứ ba, tri thức gắn liền với những bối cảnh và quan hệ cụ thể, do đó tri thức có ý nghĩa trong một tổ chức. Grant (1996) ghi nhận rằng tri thức là "nguồn tài nguyên mang tính chiến lƣợc nhất mà các tổ chức sở hữu", trong khi những ngƣời khác lại coi tri thức nhƣ là một nguồn tạo ra giá trị (Spender và Grant, 1996; Teece và cộng sự, 1997). 2.1.2. Chia sẻ tri thức Chia sẻ tri thức là quá trình cho và nhận tri thức, trong đó sự sáng tạo và chia sẻ tri thức phụ thuộc vào nỗ lực có ý thức của cá nhân làm cho tri thức đƣợc chia sẻ (Nonaka và Tekeuchi, 1995). Davenport và Prusak (1998), chia sẻ tri thức là quá trình trao đổi tri thức giữa các cá nhân và nhóm ngƣời. Còn theo Alavi và Leidner (2001), chia sẻ tri thức là quá trình phổ biến tri thức trong tổ chức. Sự phổ biến này có thể diễn ra giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức ở bất cứ hình thức giao tiếp nào. Sethumadhavan (2007), chỉ ra rằng chia sẻ tri thức có thể định nghĩa nhƣ là quá trình tự nguyện để chuyển giao, hấp thụ và sử dụng lại tri thức hiện có để phục vụ mục đích chung trong tổ chức. Chia sẻ tri thức là nền tảng cốt lõi của quản lý tri thức, là một thành phần quan trọng nhất của quản lý tri thức (Gupta và cộng sự, 2000). Khả năng sử dụng tri thức hiệu quả của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào con ngƣời, những ngƣời thực sự tạo ra, chia sẻ và sử dụng tri thức. Sử dụng tri thức hiệu quả khi mọi ngƣời có thể chia sẻ tri thức mà họ có và xây dựng trên tri thức của ngƣời khác. Chia sẻ tri thức về cơ bản là hành vi làm cho tri thức trở nên có giá trị và sử dụng đƣợc đối với mọi thành viên trong tổ chức. Chia sẻ tri thức giữa các cá nhân là quá trình mà tri thức đƣợc tổ chức bởi một cá nhân đƣợc chuyển đổi thành một hình thức có thể đƣợc tiếp cận, hấp thụ và sử dụng bởi các cá nhân khác. Chia sẻ cũng ngụ ý rằng ngƣời gửi không từ bỏ quyền sở hữu tri thức; thay vào đó, nó mang lại sự sở hữu chung của tri thức giữa ngƣời chia sẻ và ngƣời nhận chia sẻ (Ipe, 2003). Sự sẵn sàng, nhiệt tình chia sẻ tri thức của cá nhân muốn chia sẻ là yếu
  20. 8 tố cốt lõi cho tổ chức khi chia sẻ tri thức không chỉ là chia sẻ thông tin mà còn kích thích trao đổi kinh nghiệm, ý tƣởng giữa các cá nhân trong tổ chức (Ismail và cộng sự, 2009). 2.1.3. Vai trò chia sẻ tri thức trong tổ chức Chia sẻ tri thức rất quan trọng bởi vì nó tạo ra mối liên kết giữa cá nhân và tổ chức bằng cách chuyển những tri thức từ cấp độ cá nhân sang cấp độ tổ chức, chia sẻ tri thức đƣợc chuyển đổi thành giá trị kinh tế và cạnh tranh cho tổ chức (Hendriks, 1999). Cohen và Levinthal (1990) đề xuất rằng sự tƣơng tác giữa các cá nhân có tri thức đa dạng và phong phú làm tăng khả năng của tổ chức để đổi mới vƣợt xa những gì mà một cá nhân có thể đạt đƣợc. Boland và Tenkasi (1995) đồng tình với ý tƣởng này và cho rằng lợi thế cạnh tranh và thành công của sản phẩm trong các tổ chức là kết quả từ những cá nhân có tri thức đa dạng và cộng tác với những kết quả chung. Theo các tác giả này, việc tạo ra cơ sở hiểu biết của một tổ chức đòi hỏi phải có "một quá trình phối hợp lẫn nhau để đánh giá, và kết hợp với tri thức cá nhân đặc biệt của ngƣời khác trong tổ chức". Chia sẻ tri thức cũng dẫn đến việc phổ biến các ý tƣởng sáng tạo và đƣợc coi là quan trọng đối với sự sáng tạo và đổi mới tiếp theo trong các tổ chức (Armbrecht và cộng sự, 2001). Các cá nhân luôn sử dụng tri thức mà họ có trong hoạt động hàng ngày tại nơi làm việc (Lam, 2000) trừ khi tổ chức có thể tạo điều kiện cho việc chia sẻ tri thức này với ngƣời khác, và khi những nhân viên rời bỏ tổ chức thì có thể sẽ mất đi tri thức (Gupta và Govindarajan, 2000). Ngay cả khi các cá nhân ở lại với tổ chức, toàn bộ tri thức của họ có thể không đƣợc thực hiện và sử dụng trừ khi có cơ hội để cá nhân chia sẻ tri thức đó với những ngƣời khác trong tổ chức (Weiss, 1999). 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc 2.2.1. Nghiên cứu của Ipe (2003) Nghiên cứu “Chia sẻ tri thức trong các tổ chức: Khung khái niệm” của Ipe nhằm khám phá tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong tổ chức. Đối tƣợng nghiên cứu là các giảng viên trƣờng đại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2