Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á
lượt xem 7
download
Mục tiêu đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á, từ đó đưa ra một số hàm ý cho các nhà quản trị và nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------------- NGUYỄN ANH TUẤN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------------- NGUYỄN ANH TUẤN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ LANH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sỹ với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Thị Lanh. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nguyễn Anh Tuấn
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu .................................................................. 3 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3 1.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4. Kết cấu đề tài .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 5 2.1. Tổng quan về khả năng khả sinh lợi của ngân hàng thương mại ........................ 5 2.1.1. Ngân hàng thương mại .......................................................................... 5 2.1.2. Lý thuyết khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại ......................... 6 2.1.3. Tổng quan về khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại ................... 7 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại .................................................................................. 8 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 8 2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam............................................................... 12 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 23 3.1. Mô hình nghiên cứu và mô tả biến .................................................................. 23 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 28 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29 3.3.1. Thống kê mô tả ................................................................................... 29 3.3.2. Phân tích tương quan ........................................................................... 29
- 3.3.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..................................................... 30 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 33 4.1. Thống kê mô tả ............................................................................................... 33 4.2. Ma trận tương quan ........................................................................................ 37 4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ................................................................ 39 4.3.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................... 39 4.3.2. Kiểm định phương sai thay đổi............................................................ 40 4.3.3. Kiểm định hiện tượng nội sinh ............................................................ 41 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á ............................................................................................ 42 4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân .............................................................................................................. 42 4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại .... 53 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ........................................................... 57 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 57 5.2. Khuyến nghị ................................................................................................... 59 5.2.1. Đối với các nhà quản trị ngân hàng ..................................................... 59 5.2.2. Đối với nhà hoạch định chính sách ...................................................... 61 5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ....................................................... 15 Bảng 3.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 28 Bảng 4.1. Thống kê mô tả ...................................................................................... 34 Bảng 4.2. Ma trận tương quan ............................................................................... 38 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ......................................... 40 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện phương sai thay đổi .......................................... 41 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện nội sinh ............................................................ 41 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân của các ngân hàng thương mại tại 6 nước .............................................. 43 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân tại 5 nước .............................................................................................. 45 Bảng 4.8. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tài sản sinh lời bình quân tại Việt Nam ............................................................................. 46 Bảng 4.9. Kiểm định tính vững kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại.......................................................................... 55 Phụ lục PL.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy .............................. 67 Phụ lục PL.2. Ma trận tương quan ......................................................................... 67 Phụ lục PL.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................... 67 Phụ lục PL.4. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ...................................... 68 Phụ lục PL.5. Kiểm định hiện tượng nội sinh ........................................................ 69 Phụ lục PL.6. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại 6 nước được đại diện bởi NIM1 ..................................................... 70 Phụ lục PL.7. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại 5 nước được đại diện bởi NIM1 ..................................................... 74 Phụ lục PL.8. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam được đại diện bởi NIM1 ..................................................... 75 Phụ lục PL.9. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam được đại diện bởi NIM2 ..................................................... 76
- Phụ lục PL.10. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam được đại diện bởi NIM3 ............................................. 78 Phụ lục PL.11. Kết quả ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại được đại diện bởi NIM4 ............................................................. 80
- TÓM TẮT Luận văn này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một nước Đông Nam Á bằng mô hình hồi quy GMM dựa theo nghiên cứu của Saona (2016). Số liệu sử dụng cho đề tài được thu thập từ báo cáo tài chính của 98 ngân hàng thương mại từ 6 quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore trong giai đoạn 2005 – 2017 với tổng số quan sát là 1.024. Biến đo lường khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại được sử dụng trong mô hình hồi quy là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả bài nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với mẫu quan sát là các ngân hàng thương mại tại 6 nước Đông Nam Á mà chỉ có ý nghĩa thống kê với mẫu quan sát là ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo đó, các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Việt Nam là quy mô vốn chủ sở hữu, mức độ đa dạng hóa, quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, mức độ tập trung ngành, hoạt động huy động tiền gửi và cho vay, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển hệ thống tài chính, tỷ lệ dự trữ, luật lệ bảo vệ nhà đầu tư và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại là khác nhau, cụ thể đối với yếu tố vốn chủ sở hữu thể hiện mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược với khả năng sinh lợi; bên cạnh đó các yếu tố quy mô, rủi ro tín dụng, hoạt động cho vay, hoạt động tiền gửi, lạm phát và sự phát triển tài chính thể hiện tương quan dương với khả năng sinh lợi. Ngược lại, các yếu tố như mức độ đa dạng hóa thu nhập, mức độ tập trung ngành ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và luật lệ bảo vệ nhà đầu tư có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Ở khu vực Đông Nam Á thì các hệ thống ngân hàng thương mại được hình thành và phát triển khá sớm từ giữa đầu thế kỷ 20, trong đó Philippines và Thái Lan là những quốc gia hình thành sớm nhất. Trong hơn ba mươi gần đây từ khi nền kinh tế các nước được mở cửa ra các quốc gia trong khu vực, hệ thống ngân hàng thương mại tại Đông Nam Á cũng đã trải qua nhiều sự chuyển đổi cơ cấu nhanh chóng và sâu sắc. Với mục tiêu cải tiện hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, Chính phủ các nước đã bãi bỏ hàng loạt những quy định bất cập trong hệ thống, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các ngân hàng trên sàn giao dịch chứng khoán, xúc tiến kêu gọi đầu tư từ các cổ đông chiến lược nước ngoài, yêu cầu tăng vốn điều lệ, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế… Hơn thế nữa trong quá trình cải cách này, nền kinh tế của các nước cũng đã trải qua sự hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như sự đổi mới tài chính từ hệ thống các tổ chức ngân hàng trên thế giới. Xét về khía cạnh hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại cũng giống như các doanh nghiệp là đều hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông nên có thể thấy rằng khả năng sinh lợi không những ảnh hưởng đến sự ổn định và tồn tại của ngân hàng mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh, thị phần của ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại có thể phản ánh được khả năng tài chính, sự uy tín, chất lượng và cũng là chỉ tiêu cơ sở để tính toán các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn xem xét... Như vậy có thể thấy rằng, khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động bao gồm vi mô, vĩ mô với mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Tính đến thời điểm hiện tại, các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
- 2 nói trên đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại thì vẫn chưa được thống nhất. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy sự ảnh hưởng là khác nhau giữa cùng một biến đến khả năng sinh lợi. Cụ thể như biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thì nghiên cứu của Berger (1995) đã lập luận căn cứ trên giả thuyết chi phí phá sản và giả thiết tín hiệu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vốn tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và khả năng sinh lợi của ngân hàng; tuy nhiên nghiên cứu của (Jensen, 1986; Jensen và Meckling, 1976) lại lập luận là khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu gia tăng, các ngân hàng sẽ không thể tận dụng được ưu điểm của nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư trong tương lai và do đó giá trị ngân hàng sẽ giảm (mối quan hệ ngược chiều giữa vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi). Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng cũng chưa được xem xét và đánh giá đầy đủ tại môi trường kinh doanh Đông Nam Á. Do đó, dựa trên nghiên cứu của Saona (2016) “Intra- and Extra-bank Determinants of Latin American Banks’ Profitability”, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á” nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng một cách đầy đủ nhất đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á với mong muốn khuyến nghị cho các nhà quản lý tài chính và các nhà hoạch định chính sách trong việc định hướng phát triển nhằm nâng cao khả năng sinh lợi cho các ngân hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á, từ đó đưa ra một số hàm ý cho các nhà quản trị và nhà hoạch định chính sách nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại.
- 3 1.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp định lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi quy cùng với dữ liệu dạng bảng (panel data) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi ngân hàng thương mại tại một số nước Đông Nam Á. Các kết quả phân tích dữ liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 13.0. Phương pháp hồi quy Generalized Method of Moments (GMM) để phân tích cho dữ liệu bảng (panel data) và khắc phục các hiện tượng bao gồm hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi, nội sinh. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành các kiểm định để đảm bảo kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy bao gồm kiểm định Arellano – Bond để kiểm tra tính chất tự tương quan ở mô hình GMM và kiểm định Hansen để kiểm tra biến công cụ là ngoại sinh. 1.3.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại một số nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2005 – 2017. Sau khi loại bỏ các Ngân hàng thương mại không công bố báo cáo tài chính cũng như các ngân hàng hoạt động yếu kém và các ngân hàng bị sáp nhập, kết quả còn lại của dữ liệu nghiên cứu là 98 ngân hàng thương mại của 6 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore) với 1024 mẫu quan sát. Các biến độc lập và phụ thuộc của bài nghiên cứu được tổ chức thành dữ liệu bảng (panel data). Theo đó đối với các số liệu thuộc báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được thu thập, tổng hợp bởi FiinPro và Trung tâm Dữ liệu – Phân tích Kinh tế của (CDEA) Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; đối với dữ liệu thể hiện đặc điểm kinh tế vĩ mô, đặc điểm ngành ngân hàng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á được tác giả thu thập từ dữ liệu ngân hàng Thế giới (WorldBank) và tạp chí Economic Freedom từ The Heritage Foundation.
- 4 1.4. Kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Trong chương này, tác giả đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu đề tài. Chương 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Trong chương này, tác giả trình bày khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày mô hình nghiên cứu, mô tả các biến trong mô hình, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trong chương này, tác giả trình bày các kết quả thống kê mô tả, ma trận tương quan giữa các biến và sự phù hợp của mô hình thông qua các kiểm định. Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày kết quả mô hình nghiên cứu và thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại. Chương 5: Kết luận và hàm ý Trong chương này, tác giả tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị và phân tích những điểm mới của đề tài cũng như những điểm còn hạn chế, hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan về khả năng khả sinh lợi của ngân hàng thương mại 2.1.1. Ngân hàng thương mại Theo các thông lệ quốc tế, ngân hàng thương mại được khái niệm như sau: Tại Hoa Kỳ: ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính; Tại Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính. Ngoài ra, căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do Chủ tịch Quốc Hội ban hành ngày 16/06/2010 thì ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Cũng theo Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại được pháp luật quy định: Vay vốn của ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; Cấp tín dụng; Tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán; Góp vốn, mua cổ phần; Tham gia thị trường tiền tệ; Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh. Như vậy, ngân hàng thương mại là định chế tài chính với chức năng, nhiệm
- 6 vụ chính là thực hiện việc huy động vốn và cho vay. Bên cạnh lĩnh vực hoạt động chính, ngân hàng cũng thực hiện hiện một số hoạt động khác phù hợp với quy định của Pháp luật nhằm tối đa hóa lợi nhuận/ gia tăng giá trị của cổ đông. 2.1.2. Lý thuyết khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại 2.1.2.1. Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực Trong việc xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại thì lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực là cơ sở để cung cấp khuôn khổ hữu ích. Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực được trình bày bởi Williamson (1987) đề cập về một nhóm lý thuyết kinh tế giải thích tính chu kỳ (tăng rồi giảm rồi tăng theo chu kỳ) của nền kinh tế một quốc gia, theo đó lý thuyết này cho rằng chu kỳ kinh tế là phản ứng để tối ưu hóa của nền kinh tế trước các sốc. Cụ thể, lý thuyết chu kỳ kinh tế đề cập đến việc tự cân bằng của một nền kinh tế khi có các cú sốc thực diễn ra như cú sốc về công nghệ, về thiên tai (đối lập với cú sốc ảo do chính sách đưa ra như cú sốc về cung tiền của một quốc gia). Tương tự như nền kinh tế, chính sự vận động và phản ứng tự nhiên của các ngân hàng thương mại trước các cú sốc hay gọi là các yếu tố vi mô cũng như vĩ mô đã dẫn đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại là khác nhau. Do đó, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực là cơ sở để thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hang thương mại. 2.1.2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng theo vòng đời Giả thuyết thứ hai để nghiên cứu để nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại là lý thuyết hành vi tiêu dùng theo vòng đời được trình bày bởi Franco Modigliani (1950s) cũng như được phát triển sau đó bởi Lawrence (1995), theo đó con người sẽ tiêu dùng và tiết kiệm trong suốt cuộc đời của mình với mục tiêu để có một khoảng tiền dành cho lúc về hưu. Ngoài ra, giả thiết cũng trình bày tiêu dùng của một người sẽ tỷ lệ thuận nhưng sẽ thấp hơn so với thu
- 7 nhập trong suốt cuộc đời, điều này hàm ý khi thu nhập tang lên thì tỷ lệ tiết kiệm của con người cũng sẽ tăng lên. Chính những hoạt động tiết kiệm, tiêu dùng luân phiên thay đổi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại thông qua hoạt động huy động thu hút tiền gửi và cho vay. 2.1.3. Tổng quan về khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại được nghiên cứu trong đề tài là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM), đây là chỉ số đặc trưng đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Như đã trình bày tại mục 2.1.1 thì hoạt động chính của một ngân hàng thương mại là cho vay, sau sẽ phát sinh thêm một số hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, dịch vụ bảo lãnh, giao dịch ngoại hối… để tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tiền gửi và cho vay vẫn chiếm phần lớn doanh thu của các ngân hàng. NIM được tính toán theo công thức sau đây: 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑐ậ𝑛 𝑏𝑖ê𝑛 (𝑁𝐼𝑀) = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑙ã𝑖 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ Đối với chỉ tiêu NIM, một ngân hàng có khả năng phân bố tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập lãi vay trong kỳ tốt nhất do hoạt động huy động và cho vay hiệu quả, phân bổ nguồn vốn hiệu quả sẽ có chỉ số NIM cao. Tùy thuộc vào chu kỳ tín dụng và các chính sách điều tiết của ngân hàng nhà nước hoặc do chính sách cho vay của từng ngân hàng sẽ có các chỉ số NIM ở các thời kỳ khác nhau giữa các thời kỳ và giữa các ngân hàng. Chủ đề tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đã được bắt đầu nghiên cứu bởi Ho và Saunder (1981) và sau đó là tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. Mô hình lý thuyết của nghiên cứu trên chỉ ra rằng, NIM phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm là quy mô giao dịch, cấu trúc thị trường, mức e ngại rủi ro và lãi suất cho vay/ lãi suất tiền gửi. Từ kết quả của nghiên cứu đầu tiên, các tác giả khác đã mở rộng về mặt lý thuyết
- 8 nhằm tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến NIM mà chưa được trình bày. Nghiên cứu của Mc Shane và Sharpe (1985) đã xây dựng mô hình tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng dựa trên lý thuyết tự bảo hiểm. Allen (1988) cũng mở rộng mô hình lý thuyết gốc bằng cách kết hợp nhiều loại hình cho vay có nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau và kết luận rằng NIM có thể bị giảm khi có sự co giãn nhu cầu giữa các sản phẩm của ngân hàng. Bằng các sử dụng các mô hình lý thuyết trước đây cùng các yếu tố như biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ và vị thế ngân hàng, Angbazo (1997) đã chỉ ra thêm yếu tố tác động đến NIM là rủi ro tín dụng/ rủi ro lãi suất và cũng như sự tương tác giữa hai loại rủi ro nêu trên. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại Trong phần này, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại. Do có sự khác biệt giữa các quốc gia, các thời kỳ cũng như các biến số và phương pháp nghiên cứu đặc thù đã cho ra những kết quả nghiên cứu là khác khác nhau. Cụ thể như sau: 2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Molyneux và Thornton (1992) nghiên cứu về khả năng sinh lợi các ngân hàng Châu Âu bằng phương pháp hồi quy tuyến tính (OLS) với biến đo lường khả năng sinh lợi là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu các ngân hàng Châu Âu trong giai đoạn 1986 – 1989 của 18 quốc gia với tổng số quan sát là 4.213. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sở hữu nhà nước, hiệu quả quản lý, lãi suất thực, mức độ tập trung ngành (CONC) đều có tương quan cùng chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ngược lại, thanh khoản lại thể hiện tương quan âm đến khả năng sinh lợi. Demiguc-Kunt và Huizinga (1999) nghiên cứu về khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại của 80 quốc gia trong giai đoạn 1988 – 1995 với khoảng 9.500
- 9 quan sát. Trong đó, biến đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các yếu tố nội tại trong ngân hàng thương mại thì có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô vốn (SIZE) và khả năng sinh lợi, trong khi đó đối với tỷ lệ dự trữ trong ngân hàng (RESERVE) thì lại thể hiện mối quan hệ ngược chiều (do tăng chi phí vận hành của doanh nghiệp). Trong khi đó đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô thì cấu trúc tài chính, thị trường chứng khoán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thuế thu nhập doanh nghiệp có tương quan âm với NIM; các yếu tố có tương quan dương với khả năng sinh lợi bao gồm hệ thống pháp lý và lạm phát. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ có khả năng sinh lợi tốt hơn các ngân hàng thương mại chỉ có tính chất phục vụ nhu cầu trong nước do có lợi thế về huy động nguồn tiền và khả năng cho vay ccao hơn. Naceur (2003) nghiên cứu khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng tại Tunisia bằng mô hình tác động cố định (FEM). Khả năng sinh lợi của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Dữ liệu nghiên cứu của Naceur bao gồm 10 ngân hàng hoạt động trong giai đoạn 1980 – 2000 với tổng số là 210 quan sát. Kết quả nghiên cứu đối với các yếu tố nội tại của ngân hàng thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) và chi phí vận hành trên tổng tài sản có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi; trong khi đó yếu tố quy mô (SIZE) thì có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi của ngân hàng, điều này được lý giải do việc duy trì hệ thống ngân hàng lớn sẽ làm tăng chi phí và dẫn đến giảm hiệu quả. Đối với các yếu tố vĩ mô như lạm phát (INFL) và tốc độ tăng trưởng GDP (GDPGR) thì hầu như không có tác động đáng kể đến lợi đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố về mức độ tập trung ngân hàng (CONC2) và thị trường tài chính phát triển (FINDEV1) sẽ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Goddard và cộng sự (2004) nghiên cứu khả năng sinh lợi của các ngân hàng Châu Âu bằng cách sử dụng mô hình nghiên cứu GMM với biến đo lường khả năng
- 10 sinh lợi bằng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Dữ liệu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm (saving) của 6 quốc gia tại Châu Âu với tổng số quan sát là 665. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù có sự cạnh tranh tại thị trường tài chính Châu Âu nhưng khả năng sinh lợi của các ngân hàng luôn có sự ổn định duy trì qua các năm hay nói cách khác nếu một ngân hàng có lợi nhuận cao thì các năm kế tiếp sẽ cũng có hiệu quả kinh doanh cao. Bên cạnh đó kết quả cũng chỉ ra mặc dù có mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và quy mô ngân hàng (SIZE) là cùng chiều trong một số ước lượng với mẫu nhỏ nhưng khi thực hiện với 665 quan sát thì lại không có mối tương quan. Ngoài ra, tỷ lệ giữa giá trị danh nghĩa ngân hàng trên tổng giá trị danh nghĩa và tổng tài sản cũng có sự tương quan là khác nhau giữa các mẫu quan sát, cụ thể ở Anh sẽ có tương quan dương nhưng các nước còn lại trong nghiên cứu lại là tương quan âm. Cuối cùng, hệ số an toàn vốn (CAR) có tương quan dương với ROE, kết quả này phản ánh rõ nét giữa việc đánh đổi lợi nhuận để có được lợi nhuận cao hơn của các ngân hàng. Sulfian và Habibullah (2009) nghiên cứu về khả năng sinh lợi ngân hàng thuộc nền kinh tế đang phát triển với bằng chứng thực nghiệm tại Bangladesh, bài nghiên cứu căn cứ trên 129 quan sát của 37 ngân hàng tại Bangladesh trong giai đoạn 1997 – 2004. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài này là mô hình hồi quy tác động cố dịnh (FEM), trong đó biến phụ thuộc là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nội tại ngân hàng như dư nợ cho vay (LOAN), tăng trưởng tín dụng (DEPTA) và chi phí vận hành có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi, trong khi đó mối quan hệ này là ngược lại với hoạt động thu nhập ngoài lãi. Một nhân tố có quan hệ vừa cùng chiều và ngược chiều với khả năng sinh lợi là quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô có tác động cùng chiều với ROAA và NIM nhưng tác động ngược chiều với ROAE. Các nhân tố vĩ mô hầu như không có tác động đáng kể nào ngoại trừ biến lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi.
- 11 Gul và cộng sự (2011) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tại Pakistan bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS. Biến đo lường khả năng sinh lợi là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Dữ liệu nghiên cứu là 15 ngân hàng lớn nhất tại Pakistan trong giai đoạn 2005 – 2009 với tổng số 75 quan sát và được tổ chức dưới dạng bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nội tại (quy mô – SIZE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu – CAP, hoạt động cho vay – LOAN và hoạt động tiền gửi – DEPTA) cũng như các yếu tố vĩ mô (tốc độ tăng trưởng kinh tế - GDPGR, tỷ lệ lạm phát – INFL và sự phát triển hệ thống tài chính – FINDEV1) đều có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Sufian (2011) nghiên cứu về các yếu tố nội tại trong ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng tại Hàn Quốc bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Biến phụ thuộc để đo lường khả năng sinh lợi là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Dữ liệu nghiên cứu là các ngân hàng tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1992 – 2003 với tổng số 251 quan sát và được tổ chức dưới dạng bảng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các yếu tố nội tại ngân hàng thì mức độ đa dạng hóa (DIV), tính thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lợi, trong khi đó rủi ro tín dụng (CRISIS) và chi phí hoạt động của ngân hàng thì thể hiện mối tương quan âm. Đối với nhân tố vĩ mô, mức độ tập trung ngành ngân hàng (CONC) thể hiện mối tương quan cùng chiều nhưng mối quan hệ này là ngược lại đối với yếu tố khủng hoảng tài chính đối với khả năng sinh lợi. Javaid và cộng sự (2011) nghiên cứu về khả năng sinh lợi của các ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn 2004 – 2008 bằng phương pháp POLS (Pool Ordinary Least Square) với khả năng sinh lợi được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Bài nghiên cứu sử sụng dữ liệu là 10 ngân hàng lớn nhất của Pakistan trong thời gian 5 năm, tương đương là 50 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô tổng tài sản (SIZE) tác động ngược chiều đến ROA do tác giả nhận thấy
- 12 tại quốc gia nghiên cứu thì không có lợi thế kinh tế theo quy mô. Ngược lại đối với các tỷ lệ vay trên tổng tài sản (LOAN), tỷ lệ huy động trên tổng tài sản (DEPTA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có quan hệ cùng chiều đối với khả năng sinh lợi các ngân hàng. Trujillo – Ponce (2013) nghiên cứu khả năng sinh lợi của ngành ngân hàng căn cứ trên bằng chứng thực nghiệm tại Tây Ban Nha bằng mô hình GMM với biến phụ thuộc là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1999 – 2009 với tổng số quan sát là 697. Kết quả nghiên cứu cho thấy dư nợ tín dụng (DEPTA), quy mô (SIZE), vốn chủ sở hữu (CAP), tăng trưởng kinh tế (GDPGR) và lạm phát (INFL) thể hiện ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lợi. Ngược lại các yếu tố về nợ xấu, rủi ro tín dụng (CRISK), chi phí và lãi suất thực lại cho thấy mối quan hệ với khả năng sinh lợi là ngược chiều. Saona (2016) nghiên cứu về các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ngân hàng tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng Châu Mỹ Latinh bằng mô hình GMM với biến đo lường khả năng sinh lợi là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu các ngân hàng thương mại thuộc 07 quốc gia khu vực Mỹ Latinh trong giai đoạn 1995 – 2012 với tổng số 964 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thứ nhất mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu (CAP) và khả năng sinh lợi là hình chữ U ngược, thứ hai việc đa dạng hóa tài sản (DIV1) và đa dạng hóa doanh thu (DIV2) có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi, thứ ba mức độ tập trung của ngành ngân hàng (CONC) có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi, cuối cùng yếu tố vĩ mô về luật lệ bảo vệ nhà đầu tư (LAW) có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lợi. 2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2014) thực hiện phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn