intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm tạo ra sự thỏa mãn gắn bó với công việc cho các bác sĩ đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Tỉnh Đồng Nai

  1. “BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN HOÀNG THÁI ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN HOÀNG THÁI ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƯ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN” “ “Tôi cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Dư, các thông tin, tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn trung thực, thực tế khách quan và chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào.” Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Dư (giảng viên hướng dẫn khoa học) và các đồng nghiệp tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN: NGUYỄN HOÀNG THÁI
  4. “MỤC LỤC” “TRANG PHỤ BÌA” “LỜI CAM ĐOAN” “MỤC LỤC” “DANH MỤC VIẾT TẮT” “DANH MỤC CÁC BẢNG” “DANH MỤC CÁC HÌNH” “TÓM TẮT LUẬN VĂN” “ABSTRACT Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1 1.1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................... 1 1. 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu” ............................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.6. Đóng góp và ý nghĩa thực tiển của đề tài .................................................................... 5 1.7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7 2.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................. 7 2.1.1 Các khái niệm ........................................................................................................ 7 2.1.2 Các lý thuyết nền về sự thỏa mãn công việc .......................................................... 8 2.2 Các nghiên cứu trước về sự thỏa mãn trong công việc .............................................. 15 2.2.1 Nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................... 15 2.2.2 Nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 18 2.3 LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................... 20 2.3.1 Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc ........................................ 20 2.3.2 Liên hệ thực tiễn ngành Y Tế .............................................................................. 24 2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 25
  5. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 28 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 28 3.2. Nghiên cứu định tính:................................................................................................ 29 3.2.1. Phương thức thực hiện: ...................................................................................... 29 3.2.2. Kết quả trao đổi với các chuyên gia, các bác sĩ ................................................. 29 3.3. Nghiên cứu định lượng.............................................................................................. 36 3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu............................................................ 36 3.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 37 3.3.3 Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu ...................................................................... 38 “Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 41 1. Giới thiệu khái quát về địa điểm nghiên cứu ................................................................... 41 1.1 Giới thiệu Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất ............................................................... 41 1.2 Sự phát triển bệnh viện hiện nay ................................................................................ 41 1.3 Sơ đồ tổ chức (phụ lục 4) ........................................................................................... 42 1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện .......................................................... 42 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 44 2.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ: ...................................................................... 44 2.1.1 Thang đo Chất lượng khám bệnh chữa bệnh ....................................................... 45 2.1.2 Thang đo môi trường làm việc”........................................................................... 47 2.1.3 Thang đo lãnh đạo ............................................................................................... 49 2.1.4 Thang đo đồng nghiệp ......................................................................................... 51 2.1.5 Thang đo thu nhập và phúc lợi: ........................................................................... 53 2.1.6 Thang đo cơ hội học tập và thăng tiến” ............................................................... 55 2.1.7 Thang đo sự thỏa mãn công việc ......................................................................... 57 2.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH BẰNG PHẦN MỀM SPSS ..................... 59 2.2.1 Phân tích mẫu nghiên cứu ................................................................................... 59 2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo” .................................................................... 60 2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA” ..................................................................... 62 2.2.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy ............................... 67 2.2.5 Phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu đến sự thỏa mãn công việc bằng T- Test và ANOVA ........................................................................................................... 73 2.2.6. Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc ................ 77 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ......................................................... 81 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận ..................................................................... 81
  6. 5.2 Liên hệ với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây” ...................................... 82 5.3 Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn công việc của bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất ..................................................................................... 83 5.3.1 Về thu nhập và phúc lợi ....................................................................................... 83 5.3.2 Về môi trường làm việc ....................................................................................... 84 5.3.3 Về đồng nghiệp.................................................................................................... 85 5.3.4 Về lãnh đạo .......................................................................................................... 85 5.3.5 Về cơ hội học tập và thăng tiến ........................................................................... 86 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 BV Bệnh viện 2 BS Bác sĩ 3 BSCKI Bác sĩ chuyên khoa 1” “ 4 BSCKII Bác sĩ chuyên khoa 2” “ 5 BHXH Bảo hiểm xã hội” “ 6 BHYT Bảo hiểm y tế” “ 7 CBVC Cán bộ viên chức” “ 8 CSNB Chăm sóc người bệnh 9 ĐTBN Điều trị bệnh nhân 10 ĐD Điều duỡng 11 NB Người bệnh 12 NLĐ Nguời lao động 13 NVYT Nhân viên y tế 14 KBCB Khám bệnh, chữa bệnh 15 UBND Uỷ ban nhân dân 16 ANOVA Analysis of Variance (Phương pháp phân tích phương sai) 17 EFA Exploratory Factor Analysis “(Phân tích nhân tố khám phá)” 18 KMO “Kaiser - Meyer – Olkin” 19 Sig. Signilicant (Mức ý nghĩa của phép kiểm định) 20 VIF Variance Inilation Factor “(Hệ số phóng đại phương sai)” 21 SPSS “Statistical Package for the Social Sciences” “(Phần mềm phục vụ cho thống kê khoa học xã hội)” “
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ” Hình 2.1 Các cấp bậc nhu cầu Maslow................................................................... 9 Hình 2.2. Lý thuyết ERG ....................................................................................... 10 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Mark W. Friedberg và cộng sự (2013) ………..... 14 Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Li Xi Tong và cộng sự (2016) ....................... 14 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Wallace Boeve (2007) ....................................15 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) ................................. 16 Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 23 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu............................................................................. 26
  9. TÓM TẮT Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của Bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai” được nghiên cứu, thực hiện nhằm góp phần ổn định, xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức có chức danh bác sĩ được tốt hơn, qua đó kỳ vọng nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh trong thời gian tới tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất. “Kết quả nghiên cứu bằng thống kế mô tả và phân tích dữ liệu bằng phần mền SPSS, trong đó tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA tập hợp các biến quan sát thành những yếu tố có ý nghĩa. Phân tích hồi quy được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, kết quả cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều nhất định đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ (theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần): (1)Thu nhập và phúc lợi, (2)Môi trường làm việc, (3)đồng nghiệp, (4)Lãnh đạo, (5)Cơ hội học tập và thăng tiến, và 01 yếu tố không ảnh hưởng: (1)Chất lượng khám bệnh chữa bệnh.” “Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất kiến nghị lãnh đạo Bệnh viện căn cứ vào thực tế có những chính sách giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Thống nhất tỉnh Đồng Nai.”
  10. ABSTRACT The topic "Factors affecting job satisfaction of Doctors at Thong Nhat General Hospital of Dong Nai Province" was researched and implemented to contribute to stabilizing and building a contingent of officials and employees with Doctor title is better, thereby expected to improve the effectiveness of medical examination and treatment in the coming time at Thong Nhat General Hospital. Research results using descriptive statistics and data analysis using SPSS software, in which the author conducted the reliability test of the scale , analyzed the EFA discovery factor set the observation variables into weak factors. Elemental significance. Regression analysis was conducted to evaluate the influence of factors on the job satisfaction of doctors at Thong Nhat General Hospital in Dong Nai Province, the results showed that there are 05 positive influence factors. certain to the doctor's job satisfaction ( in descending order of influence ): (1)Income and benefits, (2)Work environment, (3)colleagues, (4) Leader religion, (5) Learning opportunities and advancement, and 01 non-affecting factor: (1)Quality of medical examination and treatment. From the research results, the author proposes recommendations to the hospital's leaders based on the fact that there are appropriate solutions and policies , in order to improve the job satisfaction level of doctors who are working at General Hospital. Dong Nai unification.
  11. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất ra đời trong thời kỳ kháng chiến, xây dựng đất nước với mong muốn cống hiến và chăm sóc sức khỏe cho công đồng nhân dân bằng các dịch vụ y tế đạt hiệu quả cao, mang lại niềm tin cho bệnh nhân bằng tâm huyết và đạo đức ngành Y tế. Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất là đơn vị sự nghiệp, từ khi đi vào hoạt động tới nay, bệnh viện đã khẳng định được vị trí của mình và trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy cho người dân trong tỉnh Đồng Nai và các địa phương lân cận. Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai là Bệnh Viện Đa Khoa cấp Tỉnh hạng một theo xếp hạng của Bộ Y tế. Với quy mô trên 1.000 giường bệnh và 47 khoa phòng, đội ngũ cán bộ: 1.360 Cán bộ viên chức và người lao động, trong đó có 292 bác sĩ đang làm việc. Trong năm 2018, Bệnh viện có 22 bác sĩ nghỉ việc và 09 tháng đầu năm 2019 đã có 34 bác sĩ nghỉ việc. Các bác sĩ nghỉ việc tại các Bệnh viện công ở Đồng Nai đang ở mức báo động, vì vậy, tháng 03 năm 2019 các tờ báo lớn như báo điện tử: Vnexpress, Vietnamnet, Báo Lao Động và Báo Đồng Nai, đưa tin với nội dung cơ bản như: “Hàng trăm bác sĩ ở Bệnh viện công Đồng Nai nghỉ việc”, “Báo động chảy máu chất xám bác sĩ từ công sang tư”, “theo Sở Y tế Đồng Nai, trong năm 2018 có 97 bác sĩ nghỉ việc, trong đó Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất có 22 bác sĩ nghỉ việc... phần lớn các bác sĩ nghỉ việc đều chuyển sang các bệnh viện tư nhân để làm việc vì thu nhập cao hơn”. Nhận định của các nhà báo là hoàn toàn đúng vì tại Đồng Nai hiện nay có 03 Bệnh viện tư nhân do 02 tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Sing Mark thành lập, các bệnh viện tư đang cần nhân lực bác sĩ, và đặc biệt là nguồn nhân lực bác sĩ có chất lượng cao, đã qua đào tạo và có chứng chỉ hành nghề y khoa. Các bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện công được đào tạo và đã trải qua quá trình thực hành y khoa để có chứng chỉ hành nghề, qua đó đáp ứng được các tiêu chí của bệnh viện tư đưa ra. Ngành y là ngành đặc thù đặc biệt, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, công việc cần sự tập trung cao độ, sự kiên nhẫn và cái tâm nghề nghiệp. Các bệnh viện công
  12. 2 luôn đối mặt với sự quá tải, bác sĩ làm việc trong khu vực công luôn trong tình trạng có sự phàn nàn của bệnh nhân, công việc cao độ và mức thu nhập ở mức trung bình, mức thấp, hệ số lương phải tuân thủ theo thang bảng lương nhà nước, điều đó tạo ra áp lực ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc và cả cuộc sống của họ. Trong khi đó khu vực tư (bệnh viện tư nhân) luôn sẵn sàng trả với mức thu nhập cao, công việc có sự điều chỉnh với thái độ giao tiếp lịch thiệp, khiến các bác sĩ nghĩ đến sự dịch chuyển công việc để tìm kiếm cơ hội phát triển mới với mức thu nhập cao hơn và được bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo. Để đảm bảo sự hoài hòa cho các bác sĩ đang làm việc trong bệnh viện công, cần có các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mang lại hiệu quả công việc. Những nghiên cứu trước đây cho thấy sự thỏa mãn trong công việc của bác sĩ có mối liên kết với nhiều kết quả tích cực như nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh, hồ sơ bệnh án điện tử (Li Xi-Tong và cộng sự, 2016), (Mark W. Friedberg, 2013), tạo ra hiệu suất công việc cho giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sĩ (Wallace Boeve, 2007), nâng cao khả năng chủ động trong việc ra các quyết định điều trị và kiểm soát công việc một cách phù hợp với chuyên môn (Mark W. Friedberg, 2013). Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai lúc này cần có được sự ổn định đội ngũ cán bộ viên chức có chức danh bác sĩ, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, sự gắn bó công việc của bác sĩ, qua đó đánh giá chính xác thực trạng, xác định được nguyên nhân và tìm giải pháp, tạo ra sự thỏa mãn gắn bó với công việc cho các bác sĩ đang công tác tại bệnh viện là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.” Nhận ra được các vấn đề đó tôi quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai” đề tài được nghiên cứu, thực hiện nhằm góp phần ổn định, xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức có chức danh bác sĩ được tốt hơn, qua đó kỳ vọng nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh trong thời gian tới tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất.
  13. 3 1. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung “Đề tài nghiên cứu các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm tạo ra sự thỏa mãn gắn bó với công việc cho các bác sĩ đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất.” 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Mục tiêu 1: “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.” Mục tiêu 2: “Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.” Mục tiêu 3: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện và đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm tạo ra sự thỏa mãn trong công việc, qua đó tạo sự gắn bó công việc cho các bác sĩ đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.” 1.3. Câu hỏi đề tài nghiên cứu Câu hỏi 1:”Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai”?” Câu hỏi 2:“Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất”? Câu hỏi 3: “Đề xuất hay kiến nghị nào nhằm tạo ra sự thỏa mãn trong công việc cho các bác sĩ đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất”? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu” 1.4.1“Đối tượng nghiên cứu” Đối tượng nghiên cứu:“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất.”
  14. 4 Đối tượng khảo sát: Các bác sĩ đang làm việc tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất (Khối lâm sàng, khối lâm sàng, khối phòng, bác sĩ trẻ, bác sĩ có trình độ sau đại học…) và một số bác sĩ đã nghỉ việc. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Khảo sát, nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Phạm vi thời gian: Từ ngày 01/07/2018 đến 31/08/2019. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 1.5.1 Nghiên cứu sơ bộ: Phương pháp nghiên cứu định tính:“Đề tài nghiên cứu các yếu tố thỏa mãn công việc của bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai, vì vậy nghiên cứu định tính được sử dụng thông qua việc phỏng vấn, thảo luận nhóm chuyên sâu một số bác sĩ có thâm niên công tác lâu năm (trên 10 năm) tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất. Phương pháp này nhằm mục đích hiệu chỉnh, bổ sung thang đo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện.” Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ: Dựa trên các ý kiến chuyên gia sau khi thảo luận bằng phương pháp định tính, kết hợp các lý thuyết, mô hình liên quan, tác giả xây dụng bảng câu hỏi định lượng dự thảo và hiệu chỉnh thang đo chính thức để đưa và nghiên cứu.” 1.5.2 Nghiên cứu chính thức: Phương pháp nghiên cứu định lượng: dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế bằng phương pháp nghiên cứu sơ bộ, tác giả thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bác sĩ đang làm việc tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất (Khối lâm sàng, khối
  15. 5 lâm sàng, khối phòng, bác sĩ trẻ, bác sĩ có trình độ sau đại học…) và một số bác sĩ đã nghỉ việc. “Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định, đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach alpha, kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), sử dụng các kiểm định bằng T-Test và Anova để phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến biến phụ thuộc. sau cùng là phân tích hồi qui tuyến tính bội (multiple regression analysis) qua đó kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất.” “Căn cứ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận, qua đó kiến nghị đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất.” 1.6. Đóng góp và ý nghĩa thực tiển của đề tài Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của các bác sĩ, qua đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, sự gắn bó công việc của các bác sĩ, giảm tỉ lệ nghỉ việc, góp phần ổn định, xây dựng chính sách nhân sự phù hợp với đội ngũ cán bộ viên chức có chức danh bác sĩ được tốt hơn, nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh, mang lại hiệu quả công việc cao trong thời gian tới tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất. Ngoài ra nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác với đề tài tương tự trong tương lai tới. 1.7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Mở đầu và giới thiệu Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
  16. 6 “Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến sự thỏa mãn công việc, các khái niệm liên quan, mô hình và khung phân tích đề xuất, mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ.” Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi, thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu và xử lý số liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu “Kết quả thống kê mô tả và thảo luận các kết quả, tiến hành kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của bác sĩ, thảo luận kết quả nghiên cứu.” Chương 5: Kết luận, đề xuất kiến nghị “Đề xuất kiến nghị nhằm tạo ra sự thỏa mãn trong công việc, qua đó tạo ra sự gắn bó công việc của các bác sĩ đang làm việc tại Bệnh Viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.”
  17. 7 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU “Trong chương 2 tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan, các mối liên hệ của một số yếu tố có liên quan đến sự thỏa mãn công việc, tổng quan các nghiên cứu trước của các tác giả có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài, sau đó tổng hợp, đánh giá các yếu tố có tác động và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất của bài nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu.” 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Các khái niệm 2.1.1.1 Bác sĩ: Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Bác sĩ còn gọi là Thầy thuốc là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. Thầy thuốc có thể là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ Tây y hay thầy thuốc Đông y (dùng thuốc Nam, thuốc Bắc)”. 2.1.1.2“Sự thỏa mãn, sự thỏa mãn công việc” “Đã có rất nhiều nghiên cứu trước về sự thỏa mãn công việc, qua đó cũng có nhiều định nghĩa về sự thỏa mãn. Các định nghĩa đó được thể hiện qua bảng tổng hợp:” Nguồn, tác giả STT Năm “Các định nghĩa về sự thỏa mãn, sự thỏa mãn công việc” nghiên cứu Từ điển oxford “Sự thỏa mãn là việc đáp ứng một yêu cầu hay mong advanced muốn nào đó. Như vậy, người lao động được thỏa mãn 1 learner’s công việc khi họ được đáp ứng một yêu cầu hay mong dictionary muốn nào đó trong công việc.” “Thỏa mãn trong công việc là thái độ về công việc 2 Weiss 1967 được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động.” “Sự thỏa mãn công việc đơn giản là cảm giác mà người 3 Smith 1983 lao động cảm nhận được về công việc của họ”
  18. 8 “Sự thỏa mãn công việc là mức độ mà nhân viên cảm 4 James l Price 1997 nhận, có những định hướng tích cực đối với việc làm trong tổ chức” “Sự thỏa mãn công việc đơn giản là việc người ta cảm 5 Spector 1997 thấy thích công việc của họ và các khía cạnh công việc của họ như thế nào.” “Sự thỏa mãn công việc là mức độ người nhân viên yêu thích công việc của họ, đó là thái độ dựa trên sự nhận thức của người nhân viên tích cựu hay tiêu cực về công “Ellickson và 6 2001 việc hoặc môi trường làm việc của họ. nói cách khác, Logsdon” điều kiện làm việc càng đáp ứng được các như cầu, giá trị và tính cách của người lao động thì độ thỏa mãn công việc càng cao.” “Sự thỏa mãn công việc chủ yếu phản ánh mức độ một “Kreitner và cá nhân yêu thích công việc của mình. đó chính là tình 7 2007 Kinicki” cảm hay cảm xúc của người nhân viên đó đối với công việc của mình.” “Bảng 2.1:Các khái niệm về sự thỏa mãn công việc” Như vậy có nhiều định nghĩa về sự thỏa mãn công việc, nhưng nghiên cứu của Weiss (1967) và Ellickson, Logsdon (2001) tương đối đầy đủ: “Thỏa mãn trong công việc là thái độ về công việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động. Điều kiện làm việc càng đáp ứng được các như cầu, giá trị và tính cách của người lao động thì độ thỏa mãn công việc càng cao”. 2.1.2 Các lý thuyết nền về sự thỏa mãn công việc 2.1.2.1 Học thuyết nhu cầu của Maslow (1954) Tháp thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow là một lý thuyết đề xuất rằng các nhu cầu có thể được rút gọn thành 5 nhóm nhu cầu cơ bản mà con người tìm cách thỏa mãn. Những nhu cầu cấp thấp nhất là nhu cầu sinh lý: Thực phẩm, nước, ngủ, và tình dục. Tiếp đến là nhu cầu an toàn, là mong muốn được bảo vệ khỏi những thiệt hại vật chất hay kinh tế. Nhu cầu yêu thương và thuộc về bao gồm mong muốn cho
  19. 9 và nhận tình cảm và thuộc về một tập thể gồm nhiều người khác. Nhu cầu tự trọng liên quan đến sự tự tin và cảm nhận về giá trị bản thân. Nhu cầu cấp cao nhất là tự thể hiện, mô tả mong muốn tự thể hiện sự thành đạt. Khi từng nhu cầu này được thỏa mãn, nhu cầu tiếp theo sẽ trở nên chi phối. Tự thể hiện “Nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn (tự thể hiện sự thành đạt) được xem là những nhu cầu cấp thấp, Nhu cầu tự trọng (sự tự tin và cảm nhận về giá còn nhu cầu yêu thương, nhu cầu trị bản thân) được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện Nhu cầu xã hội được xếp vào loại nhu cầu cấp cao. (tham gia cộng đồng, nhu cầu yêu thương và thuộc về) Theo lý thuyết này, con người phải Nhu cầu an toàn (mong muốn được bảo vệ) thỏa mãn những nhu cầu bên dưới hệ Nhu cầu sinh lý thống thứ bậc trước khi các nhu cầu (thực phẩm, nước, ngủ, và tình dục) bậc cao trở nên quan trọng.” “Hình 2.1. Các cấp bậc nhu cầu Maslow” Liên hệ học thuyết nhu cầu của Maslow với thực tế các bác sĩ: Nhu cầu sinh lý: Các bác sĩ cũng như con người trong xã hội, họ có nhu cầu thực phẩm, nước, ngủ, ở… nếu thiếu thì không tồn tại được. Để đáp ứng được các như cầu đó họ cần phải cố gắng học tập lao động, kiếm thêm thu nhập để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nhu cầu kiếm thêm thu nhập, buộc một số bác sĩ làm việc trong bệnh viên công rời bỏ qua bệnh viện tư để có mức thu nhập cao hơn. Như vậy, như cầu sinh lý (thu nhập phúc lợi) có ảnh hưởng đến các sự thỏa mãn công việc của bác sĩ. “Nhu cầu an toàn: Các bác sĩ đang làm việc cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, tránh sự bạo hành của người nhà bệnh nhân, tránh lời nói mang tính xúc phạm, an toàn việc làm, an toàn môi trường làm việc, Như vậy, môi trường làm việc tại bệnh viện có ảnh hưởng đến các sự thỏa mãn công việc của bác sĩ.” Nhu cầu xã hội: Các bác sĩ cũng cần hòa đồng trong xã hội, muốn được cống hiến cho xã hội, cho tập thể bệnh viện không chỉ trong chuyên môn mà cả sinh hoạt
  20. 10 đoàn thể, họ muốn được giao lưu tình đồng nghiệp, tình cảm, tình thân hữu trong tập thể bệnh viện, bởi con người không thể sống một mình mà phải tùy thuộc vào xã hội, vào tập thể. Qua đó có thể thấy rằng, đồng nghiệp tại bệnh viện có ảnh hưởng đến các sự thỏa mãn công việc của bác sĩ. Nhu cầu tự trọng: Được tôn trọng trong xã hội nhờ địa vị, danh tiếng, sự thành đạt. Các bác sĩ nhiều năm lao động, học tập, cống hiến họ muốn được bệnh viện ghi nhận bằng cách bổ nhiệm chức vụ tương xứng với khả năng. Bên cạnh đó bác sĩ được xã hội tôn trọng, bởi công việc của họ liên quan đến tính mạng con người, hay nói cách khác là để cứu người, vì vậy tính tự trọng trong họ rất cao. Chính những điều đó khiến các nhà quản lý bệnh viên rất đau đầu khi muốn “giữ chân” các bác sĩ có chuyên môn cao và đảm bảo sự hoài hòa cho các bác sĩ đang làm việc trong bệnh viện, muốn làm được điều đó họ cần tìm ra các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mang lại hiệu quả trong công việc. Qua đó có thể thấy rằng, cơ hội được học tập và sự thăng tiến có ảnh hưởng đến các sự thỏa mãn công việc của bác sĩ. Tự thể hiện: Người lãnh đạo quản lý phải biết được cấp dưới hay bác sĩ làm việc tại bệnh viện đang ở vị trí nào trong hệ thống của tổ chức để đáp ứng tâm tư nguyện vọng của họ, qua đó giúp họ thể hiện mình, nâng cao năng lực bản thân và mang lại hiệu quả công việc. Như vậy, lãnh đạo bệnh viện có ảnh hưởng đến các sự thỏa mãn công việc của bác sĩ. 2.1.2.2 Lý thuyết ERG Clayton P. Alderfer (1972) Lý thuyết ERG Clayton P. Alderfer đề xuất điều chỉnh lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow. Alderfer rút gọn 5 bậc nhu cầu thành 3 bậc tổng quát hơn: nhu cầu tồn tại, nhu cầu quan hệ, và nhu cầu phát triển (ERG: existence, relatedness, growth). “Hình 2.2. Lý thuyết ERG”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2