intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như ở Việt Nam về tỷ lệ thu nhập lãi thuần và các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của ngân hàng thương mại để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN HỮU KHÁNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS. Trương Thị Hồng. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. Tp.HCM ngày…..tháng…..năm 2018 Tác giả Nguyễn Hữu Khánh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề: ........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2 1.5. Phương pháp thực hiện : ...................................................................................3 1.6. Kết cấu của đề tài:.............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ...........................................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận về thu nhập lãi thuần: .................................................................5 2.1.1. Khái niệm: ..................................................................................................5 2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của hệ số NIM: ..............................................................6 2.2. Các nghiên cứu lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi thuần: ......................................7 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài: .......................................................................7 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam: ...............................................13 2.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần: ........................14 2.3.1. Yếu tố nội sinh của Ngân hàng thương mại: ............................................14 2.3.2. Các yếu tố về ngành, thị trường ngân hàng:.............................................19 2.3.3. Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế: ............................................................20 Kết luận chương:....................................................................................................21 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .....................................................................24 3.1. Tổng quan hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam: ................................24
  4. 3.2. Kết quả hoạt động của Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam: ............ 25 3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng Việt Nam: ................................ 28 3.4. Kết luận chương: ............................................................................................ 32 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............ 34 4.1. Thiết kế nghiên cứu: ...................................................................................... 34 4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu: ................................................................................. 34 4.1.2. Quy trình nghiên cứu: .............................................................................. 35 4.1.3. Mô hình nghiên cứu:................................................................................ 36 4.1.4. Các biến nghiên cứu: ............................................................................... 38 4.1.4.1. Biến phụ thuộc: ................................................................................. 38 4.1.4.2. Biến độc lập: ..................................................................................... 39 4.2. Kết quả nghiên cứu: ....................................................................................... 44 4.2.1. Thống kê mô tả: ....................................................................................... 44 4.2.2. Kiểm định sự tương quan giữa các biến: ................................................. 48 4.2.3. Kết quả nghiên cứu:................................................................................. 51 4.2.3.1. Kết quả kiểm định: ............................................................................ 52 4.2.3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM và REM .......................... 58 4.2.3.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ............................................................ 58 4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu: ................................................................ 59 Kết luận chương: ................................................................................................... 61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 63 5.1. Kết luận từ nghiên cứu:.................................................................................. 63 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 63 5.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại: ........................................................ 63 5.2.2. Đối với các nhà đầu tư. ............................................................................ 65 5.2.3. Đối với ngân hàng Nhà nước................................................................... 66 5.3. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo:................................. 66 5.3.1. Các hạn chế của đề tài: ............................................................................ 66
  5. 5.3.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:..............................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Việt II. Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo Tiếng Anh PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CAP Biến mức ngại rủi ro CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu CR Biến rủi ro tín dụng FEM Fix Effect Model GDP Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế INF Biến tỷ lệ lạm phát IP Biến chi phí trả lãi ngầm LIQ Biến tỷ lệ thanh khoản LS Biến quy mô hoạt động cho vay MQU Biến chất lượng quản lý NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần Pool OLS Mô hình hồi quy tuyết tính thông thường REM Random Effect Model ROA Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản TCTD Tổ chức tín dụng TOA Biến tổng tài sản
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Bảng thống kê các tổ chức tín dụng Việt Nam .........................................24 Bảng 3.2. Bảng thống kê tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2017 ...................................................................................................................25 Bảng 3.3. Bảng thống kê dư nợ toàn nền kinh tế theo ngành cho vay......................26 Bảng 3.4. Bảng thống kê tỷ lệ nợ xấu năm 2017 ......................................................27 Bảng 3.5. Bảng thống kê chỉ tiêu hiệu quả hoạt động các Ngân hàng......................28 Bảng 3.6. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần bình quân của 24 Ngân hàng Thương mại Việt Nam qua các năm ......................................................................................................29 Bảng 3.7. Bảng thống kê tỷ lệ thu nhập lãi thuần một số ngân hàng năm 2016 và năm 2017 ...........................................................................................................................30 Bảng 4.1. Bảng thống kê các Ngân hàng nghiên cứu ...............................................34 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu..........................................................43 Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................45 Bảng 4.4. Bảng thống kê ma trận hiệp phương sai các biến nghiên cứu .................49 Bảng 4.5. Bảng thống kê hệ số VIF các biến nghiên cứu .........................................50 Bảng 4.6. Bảng thống kê kết quả nghiên cứu theo mô hình Pooled OLS.................52 Bảng 4.7. Bảng thống kê kết quả nghiên cứu theo mô hình FEM ............................53 Bảng 4.8. Bảng kết quả kiểm định Likehood Ratio ..................................................55 Bảng 4.9. Bảng thống kê kết quả nghiên cứu theo mô hình REM............................56 Bảng 4.10. Bảng kết quả kiểm định Hausman ..........................................................58 Bảng 4.11. Bảng tổng hợp kỳ vọng nghiên cứu ........................................................58
  8. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề: Hệ thống các ngân hàng thương mại được xem là xương sống của nền kinh tế. Nó là cầu nối giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng và phân phối lại nguồn vốn đó dưới hình thức cho vay, đầu tư góp phần vào sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại cần được chú trọng, đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tốt sẽ dẫn đến nền kinh tế phát triển thuận lợi. Ngược lại, hệ thống ngân hàng thương mại yếu kém dẫn đến lượng tiền nhàn rồi không được huy động, nhu cầu vay vốn đầu tư không được đáp ứng hoặc cho vay không thu hồi được vốn, nợ xấu gia tăng,…ảnh hưởng nền kinh tế quốc gia. Để đo lường sức khỏe của hệ thống Ngân hàng, người ta thường dùng như Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), Chênh lệch lãi suất (Interest Spread). Trong đó, Tỷ lệ thu nhập lãi thuần là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Interest Net Margin) được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập từ lãi mà ngân hàng nhận được và chi phí lãi mà ngân hàng phải trả, chia cho tổng tài sản có sinh lời của ngân hàng. Dựa trên tỷ lệ thu nhập lãi thuần, nhà quản trị ngân hàng có thể biết được hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động và cho vay, từ đó có thể điều phối dòng tiền tốt hơn. Đối với nhà đầu tư, dựa vào tỷ lệ thu nhập lãi thuần, nhà đầu tư có thể đánh giá được sức khỏe của Ngân hàng, từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư vào Ngân hàng nào phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân. Bên cạnh đó, đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn thu của Ngân hàng (khoảng từ 70-80% tổng nguồn thu). Tỷ lệ thu nhập từ lãi càng cao càng mang lại lợi nhuận lớn các Ngân hàng.
  9. 2 Do đó, việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần là cần thiết. Vì thế, tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của Ngân hàng. 1.2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017;  Ứng dụng mô hình hồi quy để kiểm định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thông qua 3 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố nội sinh, nhóm yếu tố thị trường- ngành và nhóm yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.  Trên cơ sở kết luận từ hồi quy, đề xuất các giải pháp giúp Nhà quản trị Ngân hàng có những giải pháp phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận từ việc luân chuyển dòng vốn của Ngân hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu như trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm:  Các yếu tố nội sinh có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?  Các yếu tố thị trường, ngành có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?  Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại Việt Nam hay không? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần đến các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay;
  10. 3 Phạm vi nghiên cứu:  Thời gian: từ năm 2008-2017;  Không gian: các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (bao gồm 24 Ngân hàng thương mại). 1.5. Phương pháp thực hiện : Phương pháp thu thập thông tin: Dữ liệu Ngân hàng được cung cấp bởi kho dữ liệu Bankscope, Báo cáo tài chính tại website ngân hàng. Số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát được cung cấp từ Tổng Cục Thống Kê, Ngân hàng Nhà nước và các nguồn khác. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Phương pháp định tính: Nghiên cứu các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới và ở Việt Nam về tỷ lệ thu nhập lãi thuần và các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng thương mại. Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính Pool OLS, mô hình ảnh hưởng cố định (Fix Effect Model – FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kiểm định Hausman sẽ được sử dụng để xác định sự phù hợp của mô hình FEM hay REM trong nghiên cứu này. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như ở Việt Nam về tỷ lệ thu nhập lãi thuần và các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của ngân hàng thương mại để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài; Ý nghĩa thực tiễn: Đối với các Ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ thu từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của Ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến NIM giúp xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM Việt Nam. Từ đó, rút ra những hàm ý và đưa ra những khuyến nghị giúp các nhà quản trị ngân hàng trong việc quản lý tốt hơn các tài sản để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
  11. 4 1.6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm có 5 chương, chi tiết như sau: Chương 1 trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. Nội dung của chương nêu lên lý do cần phải nghiên cứu đề tài, các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như mô tả dữ liệu, phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận về tỷ lệ thu nhập lãi thuần và các yếu tố ảnh hưởng đến NIM của Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Nội dung của chương là tập trung nghiên cứu về lý thuyết thu nhập lãi thuần trước đây ở nước ngoài cũng như tại Việt Nam. Các lý thuyết và nghiên cứu này là cơ sở để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cũng như các biến nghiên cứu cho phù hợp. Chương 3: Thực trạng về tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nội dung của chương này tập trung vào việc cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam cũng như tình hình hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong các năm gần đây (bao gồm tỷ lệ thu nhập lãi thuần). Nội dung chương giúp cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng như xu hướng của tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Chương 4: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nội dung của chương tập trung vào việc trình bày kết quả nghiên cứu, nhận định dựa trên kết quả hồi quy từ dữ liệu bảng. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu từ chương 4, nội dung của chương 5 tập trung vào việc tóm tắt các các kết quả nghiên cứu đại được. Từ đó, đưa ra các giải pháp giúp các Nhà quản trị Ngân hàng điều hành tốt hơn, các nhà đầu tư lựa chọn khoản đầu tư vào ngân hàng phù hợp và cơ quan quản lý nhà nước điều hành thị trường tiền tệ ổn định hơn.
  12. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2.1. Cơ sở lý luận về thu nhập lãi thuần: Để đo lường hiệu quả sức khỏe của một ngân hàng thương mại, chúng ta thường sử dụng các chỉ số như Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), Chênh lệch lãi suất (Interest Spread,(Rose 1999)), Hệ số an toàn vốn tổi thiểu (CAR), Tỷ lệ nợ xấu,…. Trong đó, Hemple et al. (1986) cho rằng Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là một nhân tố hữu ích để đo lường chênh lệch lãi suất và so sánh lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. 2.1.1. Khái niệm: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần hay còn gọi là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin, viết tắt là “NIM”) là một trong những yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động Ngân hàng thương mại. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần được tính bằng chênh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia tổng tài sản có của Ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần thường được tính trong thời gian quý hoặc năm. Công thức tính tỷ lệ thu nhập lãi thuần như sau: Thu nhập từ lãi – Chi phí từ lãi Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) = Tổng tài sản có sinh lãi của Ngân hàng Trong đó:  Thu nhập từ lãi là tổng thu nhập từ các khoản cho vay, đầu tư chứng khoán, tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước, thu nhập từ hoạt động cho vay các Tổ chức tín dụng và thu khác từ hoạt động tín dụng  Chi phí từ lãi là các khoản chi phí Ngân hàng chi trả cho các nhân, tổ chức,….. gửi tiền tại Ngân hàng, chi phí huy động vốn bên ngoài và các khoản phát sinh tương tự.  Tài sản có sinh lãi là trung bình của tất cả tài sản có của Ngân hàng tạo ra thu nhập lãi trong một khoản thời gian nhất định, cụ thể: cho vay khách hàng (tín dụng), chứng khoán đầu tư, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước,
  13. 6 tiền gửi tại các TCTD, cho vay các TCTD khác. Tài sản có không bao gồm: tài sản cố định, tiền – kim loại quý tại quỹ. 2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của hệ số NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần là thước đo khả năng sinh lời của các Ngân hàng. Nó cho thấy năng lực của Ngân hàng trong việc huy động vốn cũng như cho vay. Ý nghĩa thực tiễn của chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi thuần được đánh giá dựa trên quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội. Về quan điểm kinh tế, đối với hầu hết các Ngân hàng thương mại, thu nhập lãi thuần đại diện cho một phần quan trọng trong thu nhập hoạt động. Nhà quản trị Ngân hàng có thể dựa vào chỉ số NIM để đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng. Chỉ số NIM càng tăng cho thấy các ngân hàng đang hoạt động tốt trong quản trị các khoản tiền gửi (tài sản nợ) – các khoản cho vay (tài sản có). Dòng tiền huy động được sử dụng hiệu quả cho hoạt động cho vay và đầu tư. Ngược lại, chỉ số NIM càng giảm cho thấy biên lợi nhuận của Ngân hàng đang bị thu hẹp hơn. Đối với các nhà đầu tư, tỷ lệ thu nhập lãi thuần cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đầu tư vào Ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao chứng tỏ sức khỏe của Ngân hàng tốt hơn, khả năng sinh lời cũng cao hơn. Ngược lại, tỷ lệ thu nhập lãi thuần thấp cho thấy các ngân hàng chưa kiểm soát dòng tiền hợp lý. Theo Allen và Gale (1995) tại nghiên cứu của mình cho rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao ở các Ngân hàng bản lẻ, tổ chức cho vay cá nhân, ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng và có xu hướng thấp ở các Ngân hàng có quy mô lớn, các Ngân hàng đã quốc gia và các tổ chức cho vay cầm cố tài sản. Về giá trị tỷ lệ thu nhập lãi thuần, Standard and Poors’ đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi thuần dưới 3% là thấp và trên 5% được xem là tương đối cao. Xét về gốc độ xã hội, NIM mức nào là tốt, mức nào là xấu vẫn còn là vấn đề cần làm rõ (Doliente, 2005). Kết quả nghiên cứu của Claeys và Vennet (2008) cho thấy, ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi có tỷ lệ NIM cao được đánh giá là kém hiệu quả và do thị trường không cạnh tranh gây ra. Trong trường hợp này, tỷ lệ thu
  14. 7 nhập lãi thuần cao cao làm lãi suất cho vay cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp thiếu vốn, trong khi lãi suất huy động thấp gây khó khăn cho việc huy động tiền gửi cư dân. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập lãi thuần thấp có thể cho thấy hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong ngành Ngân hàng. Các ngân hàng thương mại phải không ngừng cạnh tranh với nhau về mức lãi suất cho vay, huy động, chi ngoài lãi dẫn đến biên lợi nhuận của các Ngân hàng giảm hơn so với môi trường ít cạnh tranh.Tuy nhiên, nếu môi trường kinh tế mà các ngân hàng yếu kém được phép hoạt động và thực hiện chiến lược cấp tín dụng đối với lãi suất thấp để tăng thị phần thì chưa thể khẳng định NIM thấp là tốt. Tóm lại, về gốc độ kinh tế, tỷ lệ thu nhập lãi thuần được đánh giá là tốt khi chỉ số này cao. Về góc độ xã hội, NIM là tích cực hay tiêu cực chỉ mang ý nghĩa tương đối. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần thấp chứng tỏ Ngân hàng hoạt động không hiệu quả nhưng lại là chiến lược giúp các Ngân hàng yếu kém tồn tại, vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngược lại, NIM cao làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng nhưng lại gây khó khăn cho chủ thể vay vốn, điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. 2.2. Các nghiên cứu lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi thuần: 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài: Nghiên cứu của Ho và Saunder (1981) tạo tiền đề cho rất nhiều nghiên cứu sau này về tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Trước Ho và Saunder, có hai nhóm mô hình giải thích về hoạt động ngân hàng. Nhóm thứ nhất dựa trên giả thuyết về tự bảo hiểm và nhóm thứ hai dựa trên giả thuyết về độ thỏa dụng mong đợi. Nhóm mô hình dựa trên giả thuyết tự bảo hiểm cho rằng ngân hàng luôn tìm cách làm cho thời hạn của tài sản có (các khoản tiền gửi) và tài sản nợ (các khoản cho vay) cân xứng với nhau, nhằm tránh rủi ro tái đầu tư hoặc rủi ro tái tài trợ phát sinh từ sự không cân xứng trong thời hạn của các khoản cho vay và các khoản tiền gửi. Vì thế, nhóm mô hình này cho rằng biến động lãi suất là rủi ro chủ yếu của hoạt động ngân hàng và là yếu tố quyết định tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Tuy nhiên, nhóm mô hình này
  15. 8 không gắn kết hoạt động của ngân hàng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận – vốn là mục tiêu hàng đầu của các cổ đông ngân hàng. Nhóm mô hình thứ hai dựa trên giả định rằng các ngân hàng hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận mong đợi hoặc tối đa hóa độ thỏa dụng mong đợi từ lợi nhuận. Với giả định đó, Pyle (1971) tại nghiên cứu của mình đã xác định các điều kiện cần và đủ đối với sự tồn tại của một trung gian tài chính. Theo đó, nếu lãi suất cho vay và lãi suất huy động là độc lập với nhau thì trung gian tài chính sẽ tồn tại nếu có sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, trong đó lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động. Tuy nhiên, nhóm mô hình thứ hai không phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; và cũng không phân tích xem sự chênh lệch lãi suất đó sẽ thay đổi như thế nào khi lãi suất thị trường và các yếu tố khác thay đổi. Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) đã mở rộng và gắn kết hai nhóm mô hình nghiên cứu trên thành mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Họ xem ngân hàng là một đại lý tránh rủi ro (risk-averse dealer) trong thị tường tài chính. Trong nghiên cứu, nguyên lý hoạt động chính của hệ thống Ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ tài chính đến cả người gửi tiền và người vay tiền (cho vay). Giả định quan trọng trong mô hình là các ngân hàng thương mại có một danh mục đầu tư tương đồng nhau. Các ngân hàng được xem xét là hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định và quyết định lãi suất cho vay - tiền gửi trong giai đoạn bắt đầu thời gian đó để tối đa hóa lợi nhuận vào giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, do nhu cầu vay vốn và gửi tiền của các hộ gia đình, tổ chức là ngẫu nhiên nên bất kỳ khoản thặng dư hoặc thâm hụt nào ngân hàng được đầu tư hoặc tài trợ bằng các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Cụ thể, bất kỳ khoản thặng dư nào được tái đầu tư và bất kỳ khoản thâm hụt nào được tái cấp vốn với lãi suất không rủi ro. Tổ chức tài chính có trách nhiệm tái đầu tư và phân bổ vốn. Để tính toán rủi ro, điều quan trọng là chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay phải dương. Tại nghiên cứu của mình, Ho và Saunders (1981) đã định nghĩa chênh lệch lãi suất thuần như sau:
  16. 9 Lãi suất cho vay (Loan rate) = Lãi suất phi rủi ro (Risk Free Rate) + a Lãi suất huy động (Deposit rate) = Rãi suất phi rủi ro (Risk Free Rate) − b α 1 Chênh lệch lãi thuần (Optimal Spread) = a + b = ( ) + ∗ (Rδ2 Q) β 2 Trong đó: α  là biên lợi nhuận yêu cầu bởi ngân hàng trong những điều kiện cạnh tranh. β Nó đại diện cho sức mạnh độc quyền của Ngân hàng.  α và β đại điện cho mức độ co dãn giữa cung và cầu trong phân khúc ngân hàng hoạt động. R là mức độ ngại rủi ro của Ngân hàng;  Q đại diện cho quy mô của các giao dịch trung bình được thực hiện bởi Ngân hàng và cuối cùng,  𝛿 2 đại diện cho phương sai của lãi suất cho và lãi suất tiền gửi.  a và b đại diện cho chênh lệch lãi suất thêm vào đối với lãi suất cho vay và trừ ra đối với lãi suất tiền gửi. Dựa trên mô hình chênh lệch lãi thuần (Optimal Spread), Ho & Saunder đã tiếp tục xây dựng mô hình tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng. Tác giả cho rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần bao gồm chênh lệch lãi suất thuần và chênh lệch lãi suất bù đắp cho chi phí lãi suất ngầm, chi phí cơ hội của dự trữ bắt buộc và rủi ro tín dụng. Chênh lệch lãi suất bù đắp này thể hiện những kiếm khuyết của thị trường mà Ngân hàng phải đối mặc. Dựa trên mô hình của Ho & Saunder, đã có nhiều nghiên cứu mở rộng hơn. Trong đó, có hai bước tiếp cận của mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu để áp dụng vào mô hình để thiết lập dữ liệu cũng như rút ra kết luận. Trong bước tiếp cận thứ nhất, NIM được hồi quy từ dữ liệu nội sinh của ngân hàng vào những biến đặc thù như như tỷ lệ tổng tài sản lên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ xấu cho tổng dư nợ. Hằng số từ các hồi quy này đại diện cho sự đo lường của chênh lệch lãi suất ngân hàng do các đặc tính riêng của ngân hàng. Trong bước tiếp cận thứ hai, phương pháp hồi quy được áp dụng để đánh giá sự tác động của các yếu tố ngoại sinh đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Hằng
  17. 10 số mới phát sinh từ hồi quy bậc hai đại diện cho chênh lệch lãi suất mà không được giải thích bởi các yếu tố nội sinh của ngân hàng cụ thể cũng như sự biến động của tỷ giá/GDP. Chênh lệch lãi thuần được coi là “một khoản bồi thường” cho rủi ro tái phân bổ vốn phát sinh từ sự ngẫu nhiên của các yêu cầu giao dịch cho vay / tiền gửi từ khách hàng. Mô hình đại lý rủi ro được mở rộng sau đó với một số nghiên cứu khác. Chẳng hạn, Mc Shane và Sharpe (1985) áp dụng một phiên bản khác của mô hình vào hệ thống ngân hàng thương mại Australia. Trong công trình của họ, sự không chắc chắn không được bắt nguồn từ sự phân tán của lãi suất thị trường tiền tệ, thay vào đó, nó liên quan đến sự phân tán của lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Một biến khác mà họ tạo ra trong mô hình liên quan đến danh mục các khoản tiền vay và tiền gửi. Nó bao gồm tiền và tài sản tiền tệ ngắn hạn cũng như tỷ lệ sở hữu trong bảng cân đối kế toán. Đặc điểm của lý thuyết này cho rằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi liên quan đến sức mạnh của ngân hàng trong thị trường cho vay và gửi tiền. Tương tự mô hình ban đầu, mức ngại rủi ro, sự biến động liên tục của lãi suất và quy mô giao dịch trung bình được xem xét. Ngoài việc phát triển một mô hình để giải thích lợi nhuận ngân hàng, McShane và Sharpe (1985) nghiên cứu tám ngân hàng thương mại Australia. Họ nhận thấy rằng rủi ro rủi ro của ngân hàng, biến động lãi suất và quy mô giao dịch trung bình có tác động tích cực đến NIM. Allen (1988) sau đó đã điều chỉnh mô hình bằng cách lập luận rằng các sản phẩm của các ngân hàng không đồng nhất và bằng cách kết hợp độ co dãn chéo của cầu của sản phẩm. Giả định một ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm cho vay thì bất kỳ sự điều chỉnh nào về mức lãi suất cho một khoản vay cụ thể (ví dụ như tăng chiết khấu của một loại khoản vay cụ thể) được cho là ảnh hưởng đến nhu cầu đối với khoản cho vay khác. Phát hiện từ nghiên cứu này chỉ ra rằng chênh lệch lãi thuần có thể được giảm bớt nhờ hiệu quả đa dạng hóa danh mục đầu tư. Dựa trên các mô hình lý thuyết trên, Angbazo (1997) đã xây dựng mô hình thực nghiệm nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất thuần. Bên cạnh các yếu tố như vị thế ngân hàng, rủi ro vỡ nợ, biến động lãi suất trên thị trường
  18. 11 tiền tệ, Angbazo còn xem xét ảnh hưởng của biến tương tác giữa rủi ro vỡ nợ và biến động lãi suất đến chênh lệch lãi suất thuần. Tác giả cho rằng rủi ro tín dụng có thể có liên quan đến rủi ro lãi suất vì lãi suất thị trường thay đổi có thể là một nguyên nhân làm tăng các khoản nợ xấu của ngân hàng. Trong một nghiên cứu gần đây về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, Maudos & Guevera (2004) xem xét chi phí hoạt động trung bình như là một yếu tố giải thích NIM. Bằng cách đề cập đến bản chất hoạt động ngân hàng về mặt tạo thuận lợi giữa quá trình huy động và cho vay, chi phí hoạt động được giả định là một yếu tố quan trọng của khoản vay và tiền gửi thu được. Phương trình tối ưu cho thu nhập lãi thuần được xác lập như là một phương trình bình quân của chi phí. Maudos & Guevera (2004) lập luận rằng các tổ chức tài chính đang hoạt động với mức chi phí trên đơn vị cao (tỷ lệ chi phí/doanh thu thuần) sẽ làm đơn giản hóa tiến trình trung gian thông qua lợi nhuận cao hơn đưa sức mạnh thị trường và các rủi ro khác vào xem xét. Ngoài việc xem xét lý thuyết, nghiên cứu của họ thực hiện bài kiểm tra với bảng dữ liệu ngân hàng của 5 nước phát triển ở Châu Âu và tìm thấy rằng chi phí hoạt động thêm vào các biến khác dựa trên ngân hàng và cấu trúc thị trường điều rất quan trọng để xác định NIM. Cụ thể, sự tập trung cao hơn ở ngành ngân hàng của các quốc gia này (kết quả từ làn sóng M&A) được đánh giá bằng một thước đo cạnh tranh trực tiếp - Lerner Index có hiệu quả tích cực đến lợi nhuận Ngân hàng; trong khi xu hướng giảm về rủi ro tín dụng, cấu trúc chi phí và sự biến động lãi suất đã tạo áp lực đến đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Tương tự như Allen (1988), Valverde & Rodriguez (2007) điều chỉnh cấu tạo của sản phẩm ngân hàng trong mô hình gốc. Bằng cách này, nó bao gồm tài sản sinh lãi khác không phải là các khoản vay và các hoạt động thu nhập từ phí (được gọi là các hoạt động phi truyền thống) trong khuôn khổ. Việc mở rộng mô hình này bao gồm sự đề xuất rằng các hoạt động phi truyền thống được dự kiến sẽ làm giảm NIM. Nghiên cứu thực nghiệm tập trung vào 7 ngành ngân hàng của các nước phát triển Châu Âu bằng cách sử dụng nhiều định nghĩa của NIM như là tỷ lệ giữa chênh lệch thu nhập từ cho vay đối với huy động trên tổng tài sản (định nghĩa này đặc biệt bao gồm các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2