intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

104
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------o0o----------- Trần Thị Diệu Huyền CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN DOANH NGHIỆP LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------o0o----------- Trần Thị Diệu Huyền CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN DOANH NGHIỆP LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KIM DUNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Thị Diệu Huyền, học viên cao học khóa 22 – ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế và hoàn toàn trung thực. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Tôi cam đoan đề tài không được sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học khác. Tác giả luận văn TRẦN THỊ DIỆU HUYỀN
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..............................................................2 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................3 1.3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU.............................................................4 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................4 1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................5 1.6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ..........................................................................................7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................8 2.1. CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ..........................................8 2.1.1. Ý định chọn nơi làm việc ........................................................................8 2.1.2. Các nghiên cứu liên quan........................................................................9 2.1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................9 2.1.2.2. Nghiên cứu trong nước .........................................................................10 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn nơi làm việc............................14 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT .............................................18 2.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................18 2.1.2. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................21 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:..............................................................................21 3.1.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................22 3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................22 3.1.3. Nghiên cứu chính thức ..........................................................................27 3.1.4. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................29 3.2. THANG ĐO, MÃ HÓA THANG ĐO VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ...............30 3.2.1. Thang đo và mã hóa thang đo ...............................................................30 3.2.2. Phương pháp phân tích .........................................................................31
  5. CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................33 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ....................................................................................33 4.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ..............................................................34 4.3. KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO...................................................................35 4.3.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng ............................................................35 4.3.2. Đặt tên và giải thích nhân tố .................................................................39 4.3.3. Thang đo ý định chọn doanh nghiệp làm việc ......................................41 4.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY ...................................................................43 4.5.1. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy .......................................43 4.5.2. Kiểm định sự phù hợp và ý nghĩa các hệ số hồi quy của mô hình hồi quy ...............................................................................................................46 4.5.3. Kiểm định giả thuyết.............................................................................50 4.6. KẾT QUẢ THỐNG KÊ VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHỌN DOANH NGHIỆP LÀM VIỆC.....................................................................................51 4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ..................................................................................52 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ ...................................................................................................................................56 5.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ Ý NGHĨA ...............................................................56 5.2. HÀM Ý ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ ...................................................................58 5.2.1. Tác động vào yếu tố Sự phù hợp và cơ hội phát triển ..........................59 5.2.2. Tác động vào yếu tố Uy tín và thương hiệu tổ chức.............................61 5.2.3. Tác động vào yếu tố Chính sách và môi trường làm việc ....................62 5.2.4. Tác động vào yếu tố Quy trình và thông tin tuyển dụng ......................64 5.2.5. Tác động vào yếu tố Thu nhập .............................................................65 5.3. ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU..........................................................67 5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.......................67 KẾT LUẬN ..............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1a: Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ PHỤ LỤC 1b: Bảng câu hỏi chính thức PHỤ LỤC 2a: Kết quả phân tích EFA lần 01 PHỤ LỤC 2b: Kết quả phân tích EFA lần 02 PHỤ LỤC 2c: Kết quả phân tích EFA lần 03
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 – Tổng hợp các nghiên cứu đã tham khảo Bảng 3.1 – Tổng hợp quá trình nghiên cứu Bảng 3.2 – Thang đo cơ sở và thang đo điều chỉnh Bảng 3.3 – Thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức Bảng 3.4 – Mã hóa thành phần các biến nhân khẩu học Bảng 4.1 – Bảng thống kê mô tả mẫu Bảng 4.2 – Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo Bảng 4.3 – Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett Bảng 4.4 – Kết quả EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng Bảng 4.5 – Nhóm nhân tố Thu nhập Bảng 4.6 – Nhóm nhân tố Uy tín và Thương hiệu tổ chức Bảng 4.7 – Nhóm nhân tố Sự phù hợp và Cơ hội phát triển Bảng 4.8 – Nhóm nhân tố Chính sách và Môi trường làm việc Bảng 4.9 – Nhóm nhân tố Quy trình và Thông tin tuyển dụng Bảng 4.10 – Factor Matrixa Bảng 4.11 – Kết quả phân tích tương quan Bảng 4.12 – Bảng tóm tắt mô hình Bảng 4.13 – Bảng ANOVA Bảng 4.14 – Bảng trọng số hồi quy Bảng 4.15 – Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết Bảng 4.16 – Kết quả thống kê về các yếu tố Bảng 5.1 – Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc qua các năm
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 – Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1 – Quy trình thực hiện nghiên cứu Hình 4.1 – Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Hình 4.2 – Đồ thị phân tán Hình 4.3 – Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Hình 4.4 – Biểu đồ tần số P-P Hình 4.5 – Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
  8. -1- TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng thu hút ứng viên khối ngành kinh tế cho doanh nghiệp. Qua khảo sát sơ bộ xác định được 07 biến độc lập đo lường bằng 32 biến quan sát và 01 biến phụ thuộc (Ý định chọn doanh nghiệp làm việc) đo lường bằng 05 biến quan sát. Nghiên cứu định lượng thu thập dữ liệu được thực hiện qua bảng khảo sát. Kết quả thu được 529 bảng trả lời hợp lệ. Sau đó, dữ liệu được xử lý và phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Nghiên cứu đã kiểm định các thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố. Từ quá trình phân tích EFA, tìm được 05 nhân tố đo lường bằng 22 biến quan sát. Qua kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, các nhân tố có ảnh hưởng dương đến Ý định chọn doanh nghiệp làm việc của ứng viên có mức độ ảnh hưởng xếp theo chiều từ cao đến thấp lần lượt là: (1) Sự phù hợp và cơ hội phát triển với hệ số β = 0.317, (2) Uy tín và thương hiệu tổ chức với hệ số β = 0.259, (3) Chính sách và môi trường làm việc với hệ số β = 0.188, (4) Quy trình và thông tin tuyển dụng với hệ số β = 0.149, (5) Thu nhập với hệ số β = 0.076. Các nhân tố tìm được giải thích được 66.5% sự biến thiên của Ý định chọn doanh nghiệp làm việc. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã góp phần xác định được các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến ý định chọn doanh nghiệp của các ứng viên thuộc nhóm ngành kinh tế. Mặt khác, với các kết quả tìm được, đây cũng sẽ là căn cứ để doanh nghiệp biết được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp của ứng viên. Từ đó, xác định các vấn đề tổ chức mình cần hoàn thiện, làm tốt hơn hoặc phát triển để gia tăng thêm sự thu hút của mình đối với các ứng viên tiềm năng.
  9. -2- CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Như đã biết “tuyển dụng là quy trình thu hút các cá nhân phù hợp một cách kịp thời, đủ về số lượng và khuyến khích họ nộp hồ sơ dự tuyển vào làm các công việc ở một tổ chức” (Trần Kim Dung, 2013), việc làm sao để tuyển được đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển mình trong bối cảnh mới của nền kinh tế tri thức và hội nhập. Trước những thách thức và cơ hội đang chờ đón ở phía trước, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp là số lượng nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo bài bản, trong đó phải kể đến nguồn nhân lực có nền tảng kiến thức, chuyên môn về kinh tế. Dự báo nhu cầu về đội ngũ lao động ngành kinh tế sẽ vẫn tiếp tục cao trong nhiều năm tới. Số lượng các chương trình và cơ sở đào tạo về khối ngành kinh tế theo đó cũng được phát triển không ngừng. Nguồn cung lao động về nhân lực học khối ngành này là rất dồi dào, minh họa rõ nét nhất là theo thống kê của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết trong năm 2012, chỉ số người có nhu cầu tìm việc làm liên tục tăng, đặc biệt là các ngành liên quan đến kinh tế như kế toán (24,72%), nhân viên kinh doanh marketing (10,57%), quản lý điều hành (6,28%), tài chính ngân hàng (2,66%).Tuy nhiên, doanh nghiệp – với nhu cầu lớn về tuyển dụng nhân lực khối ngành kinh tế vẫn khó khăn trong việc thu hút được nhân sự phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng mặc dù nhiều đơn vị đã thực hiện những chính sách hấp dẫn để tuyển dụng nhân tài về đầu quân. Hoặc một thực tế khác đang diễn ra hiện nay là nếu đã tuyển dụng được nhân sự như ý doanh nghiệp cũng phải mất nhiều công sức hơn để giữ nhân viên trước tình trạng nhảy việc liên tục ở đội ngũ nguồn nhân lực trẻ, đặc biệt ở khu vực kinh tế năng động như Thành phố Hồ Chí Minh.
  10. -3- “Tổ chức là do con người quản lý và gây dựng lên. Không có con người, tổ chức không tồn tại” (Cascio, 1992). Dù là loại hình tổ chức nào, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải chú trọng đến vai trò quan trọng của yếu tố con người. Đây được xem là nguồn lực quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động theo sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp, không còn là mối quan hệ xin-cho mà chuyển dần sang chiều hướng cùng thắng (win-win), cùng hợp tác trên cơ sở hai bên đều tìm thấy lợi ích cũng như các yếu tố phù hợp. Vấn đề được đặt ra trước bối cảnh hiện tại là làm sao để tạo được sự thu hút của doanh nghiệp đối với các ứng viên tiềm năng? Làm sao để những ứng viên tiềm năng sẽ ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp để đầu quân? Trả lời cho những câu hỏi này, việc tìm ra được những điểm chung giữa tổ chức và cá nhân cũng như hiểu được mong muốn, kỳ vọng, các yếu tố tác động đến ý định chọn lựa nơi làm việc của những người tìm việc sẽ là điểm mấu chốt để doanh nghiệp có thể thu hút, thuyết phục các ứng viên phù hợp quyết định đầu quân cho mình. Xuất phát từ những lý do trên đây, tác giả quyết định chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp cao học của mình là “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được chọn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu sau: Một là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh. Hai là, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, từ việc nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của các yếu tố trong việc tác động đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số kiến nghị với
  11. -4- nhà quản trị nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng thu hút thêm nhiều ứng viên tốt đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của mình. Từ những mục tiêu nghiên cứu này, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho đề tài tương ứng là:  Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?  Mỗi yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?  Những nhóm giải pháp doanh nghiệp có thể tập trung thực hiện để tăng thêm ý định chọn doanh nghiệp làm việc của ứng viên? 1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Về vấn đề nghiên cứu: chú trọng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế mà doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp để cải thiện, thay đổi, không đi vào xem xét tác động của các yếu tố mang tính cá nhân, thuộc về phẩm chất cá nhân, doanh nghiệp không thể thay đổi như tuổi, giới tính,… của ứng viên. Về đối tượng khảo sát: Căn cứ vào giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát những cá nhân đã từng học hoặc đang học (hệ cao đẳng, đại học, sau đại học) khối ngành kinh tế từ một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Ngân hàng... và một số cộng đồng nghề nghiệp. Những đối tượng này có thể chưa có việc làm và đang tìm việc; hoặc đang làm việc tại một doanh nghiệp và có ý định sẽ tìm một nơi làm việc mới trong tương lai. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
  12. -5- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính – thảo luận tay đôi với 18 cá nhân khác nhau về độ tuổi, số năm kinh nghiệm, thu nhập, bậc học, giới tính thuộc nhóm đối tượng khảo sát nhằm điều chỉnh, bổ sung các thang đo, kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng hiểu các phát biểu cũng như tính trùng lắp của các phát biểu trong thang đo để chuẩn bị thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng các bảng khảo sát từ 529 cá nhân thuộc đối tượng khảo sát. Từ các dữ liệu thu thập được, tiến hành xử lý số liệu, sàng lọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. Bảng câu hỏi điều tra được hình thành theo cách: Bảng câu hỏi ban đầu, qua nghiên cứu sơ bộ, thực hiện việc điều chỉnh để ra được bảng câu hỏi điều tra chính thức. Việc kiểm định thang đo cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy dựa trên kết quả xử lý số liệu SPSS. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Đóng góp về mặt thực tiễn Với việc quyết định chọn thực hiện nghiên cứu này, học viên mong muốn sẽ mang lại cho người đọc một số giá trị như sau: Đối với nhà tuyển dụng: từ nghiên cứu các nhà tuyển dụng có thể "lắng nghe" được những điều mà các ứng viên đang tìm kiếm để đối chiếu với thực trạng thu hút và tuyển dụng của mình, tiếp tục cải thiện những yếu tố còn thiếu hoặc chưa làm tốt để trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các ứng viên tiềm năng. Với việc giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài sẽ là cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp trong quá trình thu hút và tuyển dụng lao động khối ngành kinh tế vào doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình phát triển nhân sự hiệu quả.
  13. -6- Riêng đối với bản thân người thực hiện để tài: việc thực hiện đề tài này giúp tác giả có cơ hội giải đáp trăn trở của bản thân lâu nay về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của những người trẻ học khối ngành kinh tế xung quanh. Đóng góp về mặt lý thuyết Nghiên cứu tiếp tục khai thác mảng chủ đề bàn về vấn đề tuyển dụng, kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của người học khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Thang đo được kiểm định trong nghiên cứu có thể sử dụng để đo lường mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp đối với người học khối ngành kinh tế, trước hết là tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Khác với các nghiên cứu liên quan đã làm ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng (giới thiệu cụ thể hơn ở chương II - cơ sở lý thuyết), nghiên cứu này:  Đào sâu hơn với đối tượng quan tâm khảo sát là người học khối ngành kinh tế - một phân khúc cụ thể của thị trường người lao động;  Không hướng đến một loại hình doanh nghiệp cụ thể (chẳng hạn doanh nghiệp nhà nước) mà xem xét mọi loại hình doanh nghiệp mà ứng viên quan tâm nên các kết quả tìm thấy sẽ mang tính giải thích cũng như có khả năng ứng dụng tổng quát hơn.  Chủ yếu quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc của ứng viên mà doanh nghiệp có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào để thay đổi hiện trạng (như thu nhập, môi trường và chính sách tổ chức, thương hiệu và uy tín tổ chức, thông tin tuyển dụng,...), tạm bỏ qua các yếu tố mang tính vĩ mô, thuộc về môi trường chung hoặc các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân,...) trong mô hình nghiên cứu.  Thu hẹp vấn đề xem xét, chỉ dừng lại ở ý định chọn doanh nghiệp làm việc, tức là "nơi làm việc" ở đây chỉ khoanh vùng ở tầm doanh nghiệp, không mang ý nghĩa tỉnh thành, khu vực,...
  14. -7- 1.6. Cấu trúc đề tài Đề tài thực hiện gồm có 05 chương nội dung: Chương 1: Tổng quan về đề tài - nêu ra lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa của đề tài; cấu trúc đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết – giới thiệu các cơ sở lý thuyết, thiết lập mô hình nghiên cứu dự kiến cùng các giả thuyết liên quan. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – giới thiệu quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cùng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu – trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu chính thức có được qua quá trình xử lý và phân tích dữ liệu. Chương 5: Kết luận và một số hàm ý đối với nhà quản trị – trình bày các nội dung: kết quả chính và ý nghĩa của nghiên cứu, một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thu hút ứng viên khối ngành kinh tế cho doanh nghiệp, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. -8- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Giới thiệu Chương hai thực hiện việc xem xét tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện về ý định chọn doanh nghiệp làm việc cùng các yếu tố khác có liên quan, có ảnh hưởng đến ý định chọn doanh nghiệp làm việc làm cơ sở cho việc thiết kế mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết. 2.1. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 2.1.1. Ý định chọn nơi làm việc Việc tuyển dụng nhân sự và vấn đề chọn tổ chức làm việc đã nhận được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trong những thập niên trở lại đây (theo tổng hợp của Barber, 1998). Cùng với sự phát triển của các nghiên cứu, câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của một tổ chức ngày càng đặc biệt được quan tâm. Xét ở góc nhìn của thuyết kỳ vọng, Gregory (2010) đưa ra sự giải thích như sau: quyết định và lựa chọn của người tìm việc được đưa ra dựa trên cơ sở làm thế nào để sử dụng tốt nhất những nỗ lực của bản thân để không chỉ đáp ứng những nhu cầu trước mắt mà còn cả những mong đợi của họ về những ảnh hưởng đến nhu cầu tương lai và hành vi của họ. Nếu người tìm việc tin rằng một tổ chức sẽ làm tăng khả năng của họ đạt được kết quả có giá trị, họ sẽ sẵn sàng để theo đuổi việc làm với tổ chức đó. Vì vậy, người tìm việc hình thành một mối quan tâm cho các đặc tính của tổ chức mà họ tin rằng những nỗ lực của họ sẽ đạt được các kết quả có giá trị. Khá gần với khái niệm ý định chọn nơi làm việc, khái niệm về ý định theo đuổi công việc theo Rynes (1991) bao gồm những mong muốn của một người nộp đơn như tìm hiểu trang web của công ty hoặc tham gia phỏng vấn, hoặc sẵn sàng đáp ứng các thủ tục nộp đơn mà không có sự cam kết về sự lựa chọn công việc.
  16. -9- Còn theo Chapman et al. (2005), ý định của một ứng viên chấp nhận lời mời làm việc nếu tổ chức đưa ra lời đề nghị về một vị trí côngviệc sẽ góp phần đo lường khái niệm ý định chấp nhận công việc. 2.1.2. Các nghiên cứu liên quan 2.1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài Judge và Bretz (1992) cho rằng mức trả công, cơ hội thăng tiến, chính sách công việc, hệ thống phần thưởng, phúc lợi, và hệ thống các quy tắc hoạt động linh hoạt ảnh hưởng đến quyết định nhận công việc của người tìm việc. Judge et al. (1994) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống chọn lựa lên quyết định tìm việc cho biết quyết định chọn công việc phụ thuộc vào nhận thức của ứng viên về sự công bằng của quy trình lựa chọn, mức trả công, cơ hội thăng tiến, sự luân chuyển, thay đổi trong công việc. Highhouse et al. (2003) nghiên cứu cho thấy có ba thành phần chính ảnh hưởng đến sự thu hút của một tổ chức đối với ứng viên theo mô hình sau: Sự hấp dẫn chung Dự định làm việc Sự thu hút của cho công ty công ty với ứng viên Uy tín công ty Theo Esters và Bowen (2005) thì gia đình và bạn bè là các cá nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành nông nghiệp. Carless (2005) trong nghiên cứu của mình đã xác định ý định chấp nhận lời mời làm việc của một ứng viên chịu ảnh hưởng của các yếu tố theo mô hình: Sự phù hợp giữa cá nhân và công việc Sự thu hút của tổ Ý định chấp nhận chức lời mời làm việc Sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức
  17. - 10 - Còn theo Roberson et al. (2005) thì các thông tin tuyển dụng làm nổi bật sự nhận biết về các đặc trưng của tổ chức và sự phù hợp giữa con người – tổ chức ảnh hưởng tốt đến dự định nộp đơn của ứng viên. Collins (2006) cho rằng sự hiểu biết về tổ chức, danh tiếng và hình ảnh tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến dự định và hành vi xin việc của người tìm việc. Nghiên cứu của Allen et al. (2007) chỉ ra rằng dự định ứng tuyển của người xin việc vào tổ chức chịu ảnh hưởng của các yếu tố hình ảnh, thông tin về công ty và thông tin về công việc. 2.1.2.2. Nghiên cứu trong nước Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước tìm thấy tám yếu tố: cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu và uy tín tổ chức, sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, mức trả công và hình thức trả công, chính sách và môi trường tổ chức, Chính sách và thông tin tuyển dụng, ảnh hưởng của gia đình và bạn bè.
  18. - 11 - Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp cho thấy có tám yếu tố là: Việc làm, Thông tin và thủ tục thoáng, Tình cảm quê hương, Chính sách ưu đãi, Vị trí và môi trường, Con người, Điều kiện giải trí, Chi phí sinh hoạt rẻ. Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Hữu Tâm (2010) tìm ra ba nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao động tại các khu công nghiệp đó là, nhân tố an toàn, nhân tố điều kiện hỗ trợ, nhân tố lợi ích kinh tế, trong đó quan trọng nhất là chính sách thưởng đối với lao động, chính sách bảo hiểm đối với lao động và nhà trọ tại khu công nghiệp. Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên Đại học Cần Thơ tìm thấy cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp và thu nhập là những nguyên nhân chính dẫn đến quyết định trên. Nguyễn Thị Kim Phượng (2011) trong Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh tổ chức đến ý định theo đuổi công việc của ứng viên trong quá trình tuyển dụng đã đưa ra mô hình sau:
  19. - 12 - Lã Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Phương Hoa (2012) nghiên cứu sự di chuyển công tác của thanh niên trí thức và lòng yêu nghề cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc mới là tính chất công việc, thu nhập, cách thức phân công công việc, cách thức đánh giá công việc, mối quan hệ đồng nghiệp, sự phù hợp giữa bản thân và công việc. Theo nghiên cứu Anphabe trong cuộc “Khảo sát 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2013”, các tiêu chí tiêu biểu khi một ứng viên cân nhắc chọn một doanh nghiệp để làm việc là: Lương thưởng, phúc lợi (Thu nhập và các phúc lợi khác ở hiện tại và tương lai); Danh tiếng công ty (Công ty nổi tiếng vì điều gì); Lãnh đạo (Năng lực và cách quản lý của đội ngũ lãnh đạo); Văn hóa và giá trị (Các chuẩn mực, quy tắc ứng xử giữa công ty với nhân viên và giữa nhân viên với nhau); Cơ hội phát triển (Sự hỗ trợ của công ty giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp và cá nhân); Chất lượng cuộc sống và công việc (Cách công ty đầu tư để cải thiện chất lượng công việc – cuộc sống của nhân viên). Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trong vấn đề quản trị nguồn nhân lực nói chung và việc tuyển dụng nói riêng cần đặc biệt chú ý đến hai nhóm yếu tố là yếu tố nguồn nhân lực và yếu tố tổ chức. Trong đó yếu tố nguồn nhân lực bao gồm sự phù hợp giữa con người với tổ chức, lương và các khoản thu nhập, đào tạo và phát triển chức nghiệp, các cơ hội thực hiện nhiệm vụ đầy thách thức. Còn yếu tố tổ chức bao gồm hành vi của lãnh đạo, mối quan hệ trong tổ chức, văn hóa và các chính sách của tổ chức, môi trường làm việc. Bảng 2.1 - Tổng hợp các nghiên cứu đã tham khảo STT Yếu tố ảnh hưởng Các nghiên cứu thường gặp Esters và Bowen (2005) Ảnh hưởng của 1 Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) người thân, bạn bè Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011) Judge et al. (1994) Cơ hội đào tạo, 2 Judge và Bretz (1992) thăng tiến Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009)
  20. - 13 - STT Yếu tố ảnh hưởng Các nghiên cứu thường gặp Collins (2006) Allen et al. (2007) Thương hiệu, uy 3 Collins et al. (2005) tín công ty Highhouse et al. (2003) Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) Judge et al. (1994) Judge và Bretz (1992) 4 Thu nhập Trần Thị Ngọc Duyênn và Cao Hào Thi (2009) Lã Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Phương Hoa (2012) Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Hữu Tâm (2010) Judge et al. (1994) Collins (2006) Quy trình, thông 5 Collins et al. (2005) tin tuyển dụng Highhouse et al. (2003) Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) Collins et al. (2005) Sự phù hợp giữa Carless (2005) 6 cá nhân và tổ chức Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) Lã Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Phương Hoa (2012) Judge và Bretz (1992) Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) Môi trường làm 7 Lã Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Phương Hoa (2012) việc Huỳnh Trường Huy và La Nguyễn Thùy Dung (2011) Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Hữu Tâm (2010) Judge et al. (1994) Tính chất công Judge và Bretz (1992) 8 việc Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi (2009) Lã Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Phương Hoa (2012) Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện có đối tượng quan tâm khảo sát mang tính chất chung chung (ứng viên, người tìm việc nói chung) hoặc có phạm vi khảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2