Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học Anh văn qua mạng
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu là xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định học anh văn qua mạng. Từ đó gợi ý các biện pháp giúp ban quản trị của các website mở rộng và phát triển phương pháp học Anh văn qua mạng hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học Anh văn qua mạng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN VŨ GIANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HỌC ANH VĂN QUA MẠNG TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM, tháng 06 năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN VŨ GIANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HỌC ANH VĂN QUA MẠNG TẠI TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã ngành: 60340102 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM TP. HCM, tháng 06 năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Kính thƣa quý Thầy Cô, kính thƣa quý đọc giả, tôi là Nguyễn Vũ Giang, học viên Cao học – Khóa 21 – Ngành Quản Trị Kinh Doanh – Trƣờng ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn trình bày dƣới đây do chính tôi thực hiện. Cơ sở lý thuyết liên quan và những trích dẫn trong luận văn đều có ghi nguồn tham khảo từ sách, tạp chí, các nghiên cứu, các báo cáo hay bài báo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ những ngƣời có biết về phƣơng pháp học anh văn qua mạng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Quá trình xử lý, phân tích dữ liệu và ghi lại kết quả nghiên cứu trong luận văn này cũng do chính tôi thực hiện, không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chƣa đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây. TP. HCM, tháng 06 – 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Vũ Giang
- 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục hình Danh mục bảng Danh mục phụ lục Tóm tắt luận văn CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.6. Cấu trúc đề tài.................................................................................................... 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HỌC ANH VĂN QUA MẠNG ................................. 6 2.1. Cơ sở lý thuyết về ý định hành vi ....................................................................... 6 2.1.1. Định nghĩa ý định hành vi ............................................................................... 6 2.1.2. Các lý thuyết về ý định hành vi ....................................................................... 6 2.1.3. Mô hình hành động hợp lý (TRA - Theory of Resonable Action) .................... 8 2.1.4. Mô hình hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behaviour) ..................... 9 2.1.5. Mô hình chấp nhận công nghệ(TAM - Technology Acceptance Model) ....... 10 2.2. Tổng quan về học anh văn qua mạng ............................................................... 15
- 2.2.1. Định nghĩa học anh văn qua mạng ................................................................ 15 2.2.2. Đặc điểm của học anh văn qua mạng ............................................................ 15 2.2.3. Một số nghiên cứu về ý định học qua mạng .................................................. 16 2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................................ 19 2.3.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ................................................................ 19 2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ........................................ 20 2.3.3. Xây dựng thang đo cho từng yếu tố trong mô hình đề xuất ........................... 24 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33 3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 33 3.2. Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 36 3.3. Nghiên cứu định lƣợng .................................................................................... 39 3.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................................. 39 3.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................................... 40 3.3.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 40 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 42 4.1. Mô tả mẫu ....................................................................................................... 42 4.2. Kiểm định và đánh giá thang đo ....................................................................... 43 4.2.1. Phân tích Cronbach‟s Alpha .......................................................................... 43 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................... 47 4.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................. 55 4.4. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm ............................................................ 59 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính ............................................................... 59 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt về công việc ............................................................. 59 4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về thu nhập .............................................................. 61 4.4.4. Kiểm định sự khác biệt về trình độ................................................................ 62 CHƢƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý .............................................. 64 5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 64
- 5.2. Một số gợi ý nhằm thúc đẩy việc học anh văn qua mạng.................................. 67 5.2.1. Nhóm gợi ý về thái độ của học viên. ............................................................. 67 5.2.2. Gợi ý về tiêu chuẩn chủ quan. ....................................................................... 67 5.2.3. Gợi ý về sự thích thú đƣợc cảm nhận. ........................................................... 68 5.2.4. Gợi ý về sự hữu ích đƣợc cảm nhận .............................................................. 69 5.3. Hạn chế và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 69 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AT (Attitude) Thái độ của học viên BI (Behavioral Intention) Ý định học anh văn qua mạng EFA (Exploring Factor Analysing) Phân tích nhân tố khám phá PE (Perceived Enjoyment) Sự thích thú đƣợc cảm nhận PEU (Perceived Ease of Use) Tính dễ sử dụng đƣợc cảm nhận PU (Perceived Usefullness) Sự hữu ích đƣợc cảm nhận SN (Subjective Norms) Tiêu chuẩn chủ quan SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) Chƣơng trình phân tích thống kê khoa học TAM (Technology Acceptance Model) Mô hình chấp nhận công nghệ TBP (Theory of Planned Behavior) mô hình hành vi dự định Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TRA (Theory of Reasoned Action) Mô hình hành động hợp lý
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình hành động hợp lý - TRA (Ajzen và Fisbein năm 1975) .................... 8 Hình 2.2: Mô hình hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991) ................................................ 9 Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM ( Davis, 1989) ................................. 10 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 24 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 33
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Học phí tại các trung tâm anh văn ................................................................ 1 Bảng 1.2: Mức lƣơng bình quân 9 tháng đầu năm 2013 ............................................... 2 Bảng 2.1: Các mô hình lý thuyết ứng dụng nghiên cứu về ý định hành vi .................... 7 Bảng 2.2: So sánh mô hình TRA, TPB, TAM .............................................................12 Bảng 2.3: Tổng kết các nghiên cứu về Ý định học anh văn qua mạng .........................18 Bảng 2.4: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................23 Bảng 2.5: Tổng hợp các thang đo gốc của yếu tố Ý định học anh văn qua mạng .........25 Bảng 2.6: Tổng hợp các thang đo gốc của yếu tố Thái độ của học viên.......................26 Bảng 2.7: Tổng hợp các thang đo gốc của yếu tố Sự hữu ích đƣợc cảm nhận. ............28 Bảng 2.8: Tổng hợp các thang đo gốc của yếu tố Tiêu chuẩn chủ quan .......................29 Bảng 2.9: Tổng hợp các thang đo gốc của yếu tố Sự thích thú đƣợc cảm nhận ...........30 Bảng 2.10: Tổng hợp các thang đo gốc của yếu tố Tính dễ sử dụng đƣợc cảm nhận ...31 Bảng 3.1:Bảng thiết kế nghiên cứu .............................................................................34 Bảng 3.2: Tổng hợp thang đo......................................................................................37 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát .....................................................................43 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng .......................................................................................................44 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố Sự hữu ích đƣợc cảm nhận ...................................................................................................................................46 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Ý định học anh văn qua mạng ....47 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett Ý định học anh văn qua mạng .............48 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA Ý định học anh văn qua mạng ...................48 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố EFA của các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng .......................................................................................................49
- Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố EFA của các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng lần 4 ..............................................................................................51 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng ................................................................................................52 Bảng 4.10: Thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh. ..................54 Bảng 4.11: Bảng tóm tắt mô hình 1 ............................................................................56 Bảng 4.12: Bảng tóm tắt mô hình 2 ............................................................................56 Bảng 4.13: Bảng tóm tắt kết quả hồi quy ....................................................................57 Bảng 4.14: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .............................................58 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt về giới tính ..............................................59 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt về công việc ............................................59 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Bonferroni về công việc ..............................................60 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập ..............................................61 Bảng 4.19:Kết quả kiểm định Bonferroni về thu nhập ................................................61 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự khác biệt về trình độ ...............................................62 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Bonferroni về trình độ .................................................62
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận nhóm Phụ lục 2: Kết quả thảo luận nhóm Phụ lục 3: Bảng câu hỏi Phụ lục 4: Phân tích tƣơng quan Phụ lục 5: Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính Phụ lục 6: Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ Phụ lục 7: Kết quả SPSS
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến Ý định học anh văn qua mạng. Từ đó gợi ý các biện pháp để giúp ban quản trị của các website mở rộng và phát triển phƣơng pháp học anh văn qua mạng hiệu quả hơn. Trên cơ sở lý thuyết đã có trên thế giới về ý định hành vi và cụ thể hơn là Ý định học qua mạng, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất dựa vào mô hình TAM. Bên cạnh đó, tác giả bổ sung thêm yếu tố Tiêu chuẩn chủ quan và yếu tố Sự thích thú đƣợc cảm nhận để phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam nói chung và tại Tp. HCM nói riêng. Một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm (với 8 thành viên) đƣợc thực hiện để khám phá và điều chỉnh các thang đo đo lƣờng khái niệm nghiên cứu trong mô hình để phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Sau khi thang đo đƣợc khám phá và điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, chúng đƣợc sử dụng để khảo sát chính thức với cỡ mẫu 314 ngƣời có hiểu biết về học anh văn qua mạng tại Tp. HCM. Số liệu khảo sát trƣớc tiên đƣợc sử dụng để kiểm định các thang đo. Khi các thang đo đều đạt đƣợc độ tin cậy và giá trị cho phép, chúng đƣợc sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trƣờng và 4 trong 5 giả thuyết nghiên cứu đƣợc chấp nhận với độ tin cậy 95%, đó là các giả thuyết cho rằng yếu tố Thái độ, yếu tố Tiêu chuẩn chủ quan, yếu tố Sự thích thú đƣợc cảm nhận và yếu tố Sự hữu ích đƣợc cảm nhận có tác động tích cực đến Ý định học anh văn qua mạng. Từ kết quả này, tác giả đã gợi ý các nhóm biện pháp để giúp ban quản trị của các website mở rộng và phát triển phƣơng pháp học anh văn qua mạng hiệu quả hơn.
- 1 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 2.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong một lần tìm lớp học anh văn tác giả vô cùng kinh ngạc khi biết rằng học phí tại các trung tâm anh văn rất cao so với thu nhập của công nhân viên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả đã tìm hiểu học phí của một số trung tâm anh văn tại Tp. HCM nhƣ sau: Bảng 2.1: Học phí tại các trung tâm anh văn STT Trung tâm Lớp Học phí/khóa Học phí/tháng 1 Anh văn Hội Việt Mỹ Căn bản 4.800.000 1.000.000 VND/84 giờ 2 Hệ thống Trung tâm Anh văn giao 7.890.000 2.000.000 Anh ngữ Cleverlearn tiếp VND/72 giờ Việt Nam 3 Trung tâm anh ngữ Ila Anh văn giao 9.720.000 2.400.000 tiếp VND/60 giờ Trong khi đó, theo báo cáo của tổng cục thống kê vào năm 2013 thì mức lƣơng trung bình của ngƣời làm công ăn lƣơng tại thành thị trong 9 tháng đầu năm 2013 là 4.945.000 VND/tháng.
- 2 Bảng 2.2: Mức lương bình quân 9 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Quý I/2013 Quý II/2013 Quý III/2013 Thu nhập bình quân của ngƣời làm 4316 3997 4072 công ăn lƣơng (nghìn đồng) Nam 4481 4172 4238 Nữ 4086 3749 3832 Thành thị 5319 4753 4765 Nông thôn 3515 3376 3489 Nguồn: Tổng cục thống kê 2013. Nhƣ vậy học phí tại các trung tâm chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của những ngƣời làm công ăn lƣơng, một mức quá cao để mọi ngƣời có thể nâng cao khả năng anh văn của mình. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng dẫn đến nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày và trong công việc ngày càng trở nên cần thiết hơn, do đó số lƣợng ngƣời học tiếng Anh càng ngày càng tăng lên. Nhƣng với mức học phí nêu trên sẽ là áp lực kinh tế lớn đối với nhiều ngƣời, là rào cản lớn trong quá trình học anh văn của họ. Nhƣ vậy để dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc học anh văn thì cần có một phƣơng pháp khác hiệu quả và kinh tế hơn. Với ý nghĩ đó tác giả đã tìm hiểu và phát hiện ra một phƣơng pháp học anh văn hiệu quả, thuận lợi mà chi phí lại ít hơn, đó chính là phƣơng pháp học anh văn qua mạng. Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, tác giả thấy có rất nhiều website hữu ích cho việc học anh văn qua mạng nhƣ www.tienganh123.com, www.tienganhonline.com, www.lopngoaingu.com, www.tienganhonline.net, … Những website này có rất nhiều bài học về từ vựng, ngữ pháp, video, bài kiểm tra… Ngoài ra còn có các chuyên mục để luyện tập đầy đủ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc viết…. Bên cạnh đó còn có nhiều phần
- 3 nhƣ trò chơi tiếng Anh, nhạc tiếng Anh, truyện cƣời tiếng Anh giúp cho ngƣời học có thể vừa thƣ giãn vừa nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Mặc dù học anh văn qua mạng là một phƣơng pháp có rất nhiều ƣu điểm nhƣ chi phí thấp, thuận tiện, dễ sử dụng, có nhiều website để lựa chọn, … nhƣng vẫn chƣa phát triển mạnh mẽ. Vấn đề đƣợc đặt ra là làm thế nào để khuyến khích ngày càng nhiều ngƣời sử dụng phƣơng pháp học anh văn qua mạng. Để giải quyết vấn đề này, ta cần tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng. Tiếp tục tìm hiểu thêm về các nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tác giả nhận thấy học qua mạng là một vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm vì tính hiệu quả và những lợi ích của nó, tuy nhiên cụ thể cho trƣờng hợp học anh văn qua mạng thì có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Riêng tại Việt Nam thì vấn đề học qua mạng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều đặc biệt là học anh văn qua mạng. Để giải quyết vấn đề này và giúp cho phƣơng pháp học anh văn qua mạng phát triển mạnh mẽ, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra “Các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng”. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là xác định và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến Ý định học anh văn qua mạng. Từ đó gợi ý các biện pháp giúp ban quản trị của các website mở rộng và phát triển phƣơng pháp học anh văn qua mạng hiệu quả hơn. 2.3 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng. Đối tượng khảo sát: việc học anh văn qua mạng là cần thiết cho tất cả mọi ngƣời học anh văn. Tuy nhiên, đối với học sinh cấp 1 và cấp 2 chƣa đủ điều kiện để tự chọn phƣơng pháp học riêng cho mình mà việc học anh văn phần lớn do cha mẹ và nhà trƣờng quyết định, vì thế đối tƣợng này không nằm trong đối tƣợng khảo sát. Đối
- 4 tƣợng khảo sát trong nghiên cứu này là học sinh cấp 3 và ngƣời đi làm đang có nhu cầu học anh văn. Nghiên cứu này không phân biệt đáp viên là những ngƣời đã có hay chƣa có kinh nghiệm học anh văn qua mạng vì trong một nghiên cứu về vai trò của kinh nghiệm trong việc đánh giá sử dụng hệ thống thông tin của Taylor và Todd (1995) đã chỉ ra rằng: các yếu tố quyết định việc sử dụng công nghệ thông tin đối với ngƣời có hay không có kinh nghiệm sử dụng công nghệ đó là nhƣ nhau, do đó đối tƣợng nghiên cứu bao gồm những ngƣời đã có lẫn chƣa có kinh nghiệm sử dụng cũng không làm cho kết quả bị lệch hƣớng. Đối tƣợng khảo sát cần phải thỏa các điều kiện sau: - Có biết về phƣơng pháp học anh văn qua mạng. - Độ tuổi từ 15 tuổi trở lên (học sinh cấp 3, ngƣời đi làm). Khu vực nghiên cứu: Tp. HCM. 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lƣờng các yếu tố trong mô hình. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và độ giá trị của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), sau đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phƣơng pháp hồi quy.
- 5 2.5 Ý nghĩa nghiên cứu Về lý thuyết, nghiên cứu này đã góp phần bổ sung vào lý thuyết đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này cung cấp các thông tin hữu ích về các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng, đây sẽ là cơ sở khoa học để ban quản trị các website học anh qua mạng nâng cao chất lƣợng và thu hút ngƣời có nhu cầu học tập. Đồng thời mang lại cho mọi ngƣời một sự lựa chọn về phƣơng pháp học anh văn vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian lẫn kinh tế. 2.6 Cấu trúc đề tài Đề tài này đƣợc chia thành năm chƣơng. Chƣơng I: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chƣơng II: Trình bày cơ sở lý thuyết, tổng kết các nghiên cứu trƣớc đây về việc học anh văn qua mạng để đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất, phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng III: Trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề ra. Chƣơng IV: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu. Chƣơng V: Tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đề xuất và đóng góp của nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của việc học anh văn qua mạng. Đồng thời nêu những hạn chế và đề xuất hƣớng cho các nghiên cứu trong tƣơng lai.
- 6 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HỌC ANH VĂN QUA MẠNG Phần này chủ yếu khái quát cơ sở lý thuyết liên quan đến hành vi học anh văn qua mạng, các lý thuyết và mô hình nhƣ: mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA), mô hình hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TBP) và mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) sẽ đƣợc phân tích đánh giá nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến Ý định học anh văn qua mạng để đƣa vào mô hình nghiên cứu đề xuất. 3.1 Cơ sở lý thuyết về ý định hành vi 3.1.1 Định nghĩa ý định hành vi Ý định hành vi là một chỉ số đƣợc dùng để phản ánh mức độ ảnh hƣởng đến một hành vi mong muốn (Ajzen, 1991). Mô hình TRA nói rằng ý định hành vi đại diện cho nhận thức của một ngƣời để sẵn sàng thực hiện một hành vi nhất định và nó đƣợc coi là tiền đề trực tiếp của hành vi, ý định hành vi chỉ ra nỗ lực cá nhân cam kết thực hiện hành vi. Mọi ngƣời xem xét các tác động của hành vi thực tế của họ trƣớc khi họ quyết định tham gia hoặc không tham gia vào một hành vi nhất định (Ajzen và Fishbein, 1980, tr. 5). 3.1.2 Các lý thuyết về ý định hành vi Hầu hết các nghiên cứu về ý định hành vi đều đƣợc giải thích bằng các mô hình lý thuyết hành vi nhƣ: mô hình hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975), mô hình hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) hay mô hình DOI (Diffusion Of Innovation theory) của Rogers (1995). Bảng 2.1 cho thấy các mô hình TRA, TPB và TAM là các mô hình đƣợc sử dụng phổ biến hơn các mô hình còn lại khi nghiên cứu về hành vi học viên, ý định tiêu dùng và chấp nhận công nghệ thông tin.
- 7 Bảng 3.1: Các mô hình lý thuyết ứng dụng nghiên cứu về ý định hành vi Mô hình lý thuyết Tác giả Theory of Reasoned Chen và Well 1999; Bezjian-Avery và Calder Action (TRA) 1998 Theory of Planned Shim et al. 2001; Limayen, Khalifa và Frini 2000; Behavior (TPB) Vijayasarathy và Jones 2000. Technology Acceptance Venkatesh và Davis 2000; Alfie Chacko Model (TAM) Punnoose 2012, Raafat George Saadé và các cộng sự 2008, Maslin Masrom 2007 Diffusion Of Innovation Goldsmith 2001; Citrin et al. 2000; Abels và theory (DOI) Liebscher 1996 Mô hình khác Korgaonkar và Wolin 1999; Novak, Hoffman và Yung 2000; Szymanski và Hise 2000. Vì các mô hình TRA, TPB và TAM là các mô hình phổ biến nhất đƣợc tiếp cận trong các nghiên cứu về ý định hành vi nên trong nghiên cứu này, tác giả cũng tập trung tiếp cận ba mô hình này cho nghiên cứu của mình. Thông qua việc tiếp cận các lý thuyết này, tác giả sẽ đề nghị mô hình nghiên cứu về Ý định học anh văn qua mạng tại Việt Nam nói chung và tại Tp. HCM nói riêng.
- 8 3.1.3 Mô hình hành động hợp lý (TRA - Theory of Resonable Action) Hình 3.1 Mô hình hành động hợp lý - TRA (Ajzen và Fisbein năm 1975) Thuyết hành động hợp lý, gọi tắt là TRA (Theory of Resonable Action) đƣợc Ajzen và Fisbein đƣa ra vào năm 1967 và sau đó đƣợc hoàn chỉnh vào năm 1975. Theo đó thì Ý định hành vi (Behavioural Intention) là yếu tố duy nhất giải thích cho hành vi. Ý định hành vi đƣợc quyết định bởi hai yếu tố là Thái độ (Attitude) và Tiêu chuẩn chủ quan (Subjective Norm). Thái độ (Attitude): “thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực của một ngƣời về một hành vi” (Ajzen 1991, tr 188), đƣợc xác định bởi: - Niềm tin đối với các thuộc tính sản phẩm. - Đo lƣờng niềm tin đối với các thuộc tính của sản phẩm. Tiêu chuẩn chủ quan (Subjective Norm): “là nhận thức của những ngƣời ảnh hƣởng, sẽ nghĩ cá nhân đó nên hay không nên thực hiện hay không thực hiện hành vi” (Ajzen 1991, tr 188), đƣợc xác định bởi: - Niềm tin đối với những ngƣời ảnh hƣởng sẽ nghĩ tôi nên hay không nên thực hiện hành vi đó. - Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của ngƣời ảnh hƣởng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn