Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng lên Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (MELASMA) tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai
lượt xem 7
download
Đề tài tập trung phân tích các vấn đề sau: đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da thông qua chỉ số mức độ nặng của vùng nám MASI; đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu thông qua chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI và qua các phép đo lường dựa trên sở thích gồm mức sẵn lòng chi trả cả về thời gian - TTO và tiền bạc - WTP cho việc chữa trị của bệnh nhân tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai; và cuối cùng tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang chữa trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng lên Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (MELASMA) tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ______________ TẠ THỊ KIỀU OANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ______________ TẠ THỊ KIỀU OANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (QTLVSK) Mã số : 8310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THANH LOAN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng lên Chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (MELASMA) tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai” do TS. Lê Thanh Loan hướng dẫn, là quá trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu, kết quả trong luận văn là rõ ràng, minh bạch. Hồ Chí Minh, ngày 16/04/2019 Người thực hiện luận văn Tạ Thị Kiều Oanh
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DLQI Chỉ số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu - Dermatology Quality of Life Index HQ Hydroquinone MASI Chỉ số mức độ nặng của bệnh OLS Hồi quy tuyến tính TTO Thỏa thuận thời gian - Time Trade-Off WHO Tổ chức Y tế thế giới WTP Mức sẵn lòng trả tiền-Willing to Pay
- MỤC LỤC LỜI CiAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTii MỤC LỤCiii DANH MỤC BẢNGv DANH MỤC HÌNHvi TÓM TẮT CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.6. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 5 Tóm tắt chương............................................................................................................ 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ....................... 7 2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan ........................................................ 7 2.1.1. Chất lượng cuộc sống .................................................................................... 7 2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống ..................................................................... 8 2.2. Bệnh nám da và những ảnh hưởng của bệnh lên cuộc sống của bệnh nhân ...... 13 2.2.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................ 13 2.2.2. Ảnh hưởng của bệnh nám lên cuộc sống của người bệnh ........................... 16 2.3. Tổng quan về tình hình khám chữa bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ............................................................................................................................. 17 2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài .................................................... 18 Tóm tắt chương.......................................................................................................... 21 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 22 3.1. Khung phân tích ................................................................................................. 22
- 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25 3.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan ......................... 25 3.2.2. Nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da .................................. 25 3.2.3. Các phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da 27 3.2.4. Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................... 32 3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 33 3.4. Dữ liệu ................................................................................................................ 35 Tóm tắt chương.......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 38 4.1. Đánh giá tình hình bệnh và điều trị bệnh nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ............................................................................................................................. 38 4.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ................................................................................................... 38 4.1.2. Phương pháp điều trị và phòng bệnh nám da tại Bệnh viện da liễu Đồng Nai ......................................................................................................................... 39 4.1.3. Thực trạng bệnh và điều trị bệnh nám da tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai . 41 4.2. Đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai............................................................................................................. 44 4.3. Đánh giá chất lượng cuộc sống da liễu của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP ............................. 47 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ................................................................................ 54 Tóm tắt chương.......................................................................................................... 58 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 59 5.1. Kết luận............................................................................................................... 59 5.2. Đề xuất ................................................................................................................ 61 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu mới ..................................................................... 62 Tóm tắt chương.......................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO64 PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Các chỉ tiêu dung trong xây dựng chỉ số DLQI ........................................... 30 Bảng 3. 2: Danh sách các biến trong mô hình ............................................................... 34 Bảng 4. 1: Mô tả đặc điểm kinh tế - xã hội của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai ......................................................................................... 38 Bảng 4. 2: Mô tả các đặc điểm liên quan đến thực trạng bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da tại Bệnh viên Da liễu Đồng Nai................................................ 43 Bảng 4. 3: Chỉ số mức độ nặng của vùng nám da MASI phân theo các nhóm đối tượng .... 44 Bảng 4. 4: Bảng kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI ...................................................................................... 47 Bảng 4. 5: Mô tả chung về chỉ số DLQI........................................................................ 48 Bảng 4. 6: Bảng chỉ số DLQI phân theo các nhóm đối tượng ...................................... 49 Bảng 4. 7: Tương quan Spearman giữa chỉ số DLQI, WTP, TTY và TTD ................. 52 Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy tuyến tính OLS .................................................................. 56
- DANH MỤC HÌNH Hình 3. 1: Khung phân tích ...................................................................................... 24 Hình 4. 1: Lý do mắc bệnh nám da của người bệnh tại phòng khám da liễu của bệnh viên Da liễu tỉnh Đồng Nai .......................................................................... 41 Hình 4. 2: Các phương pháp điều trị nám chính đang được người bệnh sử dụng......... 41 Hình 4. 3: Mức độ ảnh hưởng của bệnh nám đối với cuộc sống của người bệnh ......... 42 Hình 4. 4: Chỉ số MASI về mức độ nặng của bệnh nám da phân theo tình trạng hôn nhân và nhóm tuổi của người bệnh .............................................................. 45 Hình 4. 5: Chỉ số mức độ nặng MASI của bênh nám theo mức WTP và theo nhóm tuổi của người bệnh ............................................................................................. 46 Hình 4. 6: Chỉ số mức độ nặng của bệnh phân theo tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân của người bệnh nám ..................................................................................... 46 Hình 4. 7: Chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI phân theo tình trạng hôn nhân và nhóm theo nhóm tuổi của người bệnh nám .................................................. 50 Hình 4. 8: Chỉ số chất lượng cuộc sống bệnh da liệu DLQI phân thep mức WTP và theo nhóm tuổi ............................................................................................. 50 Hình 4. 9: Chỉ số chất lượng cuộc sống bênh da liễu DLQI phân theo tình trạng nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của người bệnh nám da ............................... 51
- Tiêu đề: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DA LIỄU (DLQI) CỦA BỆNH NHÂN NÁM (MELASMA) TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU ĐỒNG NAI Nội dung tóm tắt: Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Do đó, việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ là một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu thực hiện đánh giá thời điểm khảo sát năm 2018 trên các đối tượng là bệnh nhân bị nám da và đang điều trị tại Bệnh viện da liễu Đông Nai, bằng cách áp dụng mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO. Kết quả cho thấy, các yếu tố như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức độ nặng, vị trí sang thương, thời gian bệnh, nguyên nhân gây bệnh…có gây ảnh hưởng đáng kể lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám thông qua hai phép đo lường dựa trên sở thích là TTO và WTP. Việc đo lường chất lượng cuộc sống qua chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu cho thấy những ảnh hưởng lên đời sống đặc biệt liên quan đến công việc, nhu cầu làm đẹp, mối quan hệ xã hội và nhu cầu tình dục đều bị đánh giá mức ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với các mặt khác trong cuộc sống. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống; Chất lượng cuộc sống da liễu; bệnh nám da; WTP; TTO
- Title: FACTORS AFFECTING THE DERMATOLOGY LIFE QUALITY INDEX (DLQI) OF THE MELASMA AT DONG NAI DERMATOLOGY HOSPITAL Abstract: Melasma is a common hyperpigmentation disorder that severely hurts mentally and significantly affects the quality of life of patients, especially women. Therefore, research to understand disease status and factors affecting the quality of life of patients to improve their quality of life is one of the priorities to consider in supporting treatment. Success in melasma, contributing to reducing melasma in the population and thereby improving the quality of life comprehensively plays an important role in the field of health care and improving quality of life. The study conducted an assessment of the 2018 survey time on subjects such as melasma and being treated at the Dong Nai Dermatology Hospital, by applying the OLS multivariate regression model and Spearman correlation in econometrics to assess the effect of factors related to the clinical characteristics of melasma on the quality of life of patients through two methods of measuring quality of life based on WTP and TTO . The results showed that factors such as age, sex, education level, severity, the location of the injury, duration of disease, causes of disease ... have a significant effect on the quality of life of the Melasma through two interest-based measurements of TTO and WTP. Measuring the quality of life through the quality of life index of Dermatology shows that the effects on special life related to work, beauty needs, social relationships, and sex demands are evaluated more serious than other aspects of life. Keywords: Quality of life; Quality of dermatological life; Melisma; WTP; TTO
- 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Nám da là một rối loạn tăng sắc tố phổ biến biểu hiện như các vệt tăng sắc tố đối xứng trên mặt với diễn tiến mạn tính, phần đông trường hợp ít gây ra đau đớn về mặt thể xác và không gây tử vong, nhưng bệnh lại gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Nám da cũng có thể xảy ra ở nam giới, mặc dù ít phổ biến hơn (Bagherani và cộng sự, 2015). Theo thống kê của Bộ y tế năm 2018 cho thấy phần đông phụ nữ Việt Nam đều gặp phải tình trạng nám da trên mặt, tỷ lệ này chiếm khoảng 40% dân số nữ trong những năm trước 2010, nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này ngày càng tăng cao lên đến 60-75% tổng dân số nữ cả nước (Bộ Y tế, 2018). Theo thống kê ở bệnh viện Da liễu Đồng Nai năm 2001, số bệnh nhân nám da đến khám chiếm tỉ lệ 3.45%, đứng hàng thứ tư sau chàm, mụn trứng cá, mề đay (Bệnh viện Da liễu Đồng Nai, 2018). Có thể thấy, cùng với diễn tiến biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng khí quyển và tính chất nghề nghiệp trong đời sống hiện đại đã khiến con người ngày càng phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời – một trong những nguyên nhân chính gây nám da mà chủ yếu là trên khuôn mặt của người phụ nữ. Thêm vào đó, sự bùng nổ về dân số dẫn đến tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng tăng theo. Theo Rathore và cộng sự (2011) sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ sinh sản cũng là nguyên nhân gây bệnh, tỷ lệ hiện nhiễm trong thai kỳ là khoảng 50-70%. Như vậy, trong điều kiện sống hiện đại, ngày càng có nhiều nguyên nhân trực tiếp và dễ dàng gây ra tình trạng nám trên da. Sự tổn thương nặng nề về mặt tinh thần là yếu tố rất quan trọng gây đảo lộn làm giảm thấp chất lượng sống của người bệnh thông qua ảnh hưởng đến công việc, các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao và các mối quan hệ trong xã hội. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hậu quả xấu của tình trạng nám gây ra khiến cho người bệnh mất tự tin vào diện mạo, làm ảnh hưởng đến công việc của họ, có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, tự ti, tiếp đến dẫn tới kém giao thiệp trong cuộc sống. Làm giảm đi vốn xã hội của người bệnh và dẫn tới giảm thu nhập, khiến cuộc sống của nhiều người bệnh rơi vào bế tắc (Leeyaphan và cộng sự, 2011; Handel và cộng sự, 2014). Rõ ràng, bệnh nám da có ảnh hưởng tiêu cực trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống như trong công việc học tập, nghề nghiệp, các mối quan hệ xã hội, đời sống tình dục và cuộc sống gia đình của bệnh nhân.
- 2 Việc nghiên cứu để hiểu rõ tình trạng bệnh và những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh để nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống họ là một trong những ưu tiên cần xem xét trong hỗ trợ điều trị thành công bệnh nám, góp phần làm giảm tỷ lệ nám da trong dân số và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống một cách toàn diện đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thực vậy, Elkinton (1966) lần đầu nhắc đến việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đóng một vai trò quan trọng trong y đức lao động. Rằng, điều gì tạo nên chất lượng cuộc sống cho một bệnh nhân và con đường trị liệu cho người bệnh thường rất khó để đánh giá và điều này phải nằm trong ý thức của bác sĩ. Dĩ nhiên để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh là một nan đề khó, nhiều nghiên cứu đã xây dựng các công cụ, phương pháp nhằm đánh giá và đo lường. Gần đây, trong các nghiên cứu về hiệu quả y học việc sử dụng phương pháp đo lường WTP và TTO là một trong những phương pháp đo lường thường được các nghiên cứu sử dụng để nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thường được đánh giá là mang lại hiệu quả cao (Buckingham & Devlin, 2006; Guo và cộng sự, 2017; Lundberg và cộng sự 1999). Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu được thực hiện liên quan đến bệnh nám da; tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu nói trên chỉ khảo sát về các yếu tố dịch tễ, các yếu tố thuận lợi, lâm sàng và đánh giá kết quả các phương pháp điều trị của bệnh nám da như của Trương Thị Mộng Thường và cộng sự năm 2012 và chưa có nghiên cứu nào đánh giá về ảnh hưởng của nám da lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Như vậy, nghiên cứu này tập trung “Các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống da liễu (DLQI) của bệnh nhân nám (Melasma) tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai” được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh nám da đối với chất lượng cuộc sống, mức sẵn lòng chi trả của bệnh nhân cũng như khảo sát những yếu tố góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nặng nề hơn để giúp cải thiện phần nào tình trạng sức khoẻ, xoá bỏ những mặc cảm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh trong tương lai.
- 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung, những mục tiêu cụ thể hơn gồm: Mục tiêu 1: Đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Mục tiêu 2: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số về thời gian điều trị (TTO) và mức sẵn lòng trả (WTP). Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để cụ thể hóa các mục tiêu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất: Mức độ nặng của bệnh nám da của các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai như thế nào? Thứ hai: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai thông qua các chỉ số TTO và WTP như thế nào? Thứ ba: Những nhân tố nào tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nám da đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai từ 01/09/2017 đến 30/04/2018 hội đủ tiêu chuẩn sau: - Bệnh nhân ≥ 18 tuổi. - Điều trị liên tục theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế mà bác sĩ đưa ra trên 3 tháng. - Đồng ý tham gia nghiên cứu và có hồ sơ bệnh án tại bệnh viện.
- 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích các vấn đề sau: đánh giá mức độ nặng của bệnh nám da thông qua chỉ số mức độ nặng của vùng nám MASI; đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân da liễu thông qua chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI và qua các phép đo lường dựa trên sở thích gồm mức sẵn lòng chi trả cả về thời gian - TTO và tiền bạc - WTP cho việc chữa trị của bệnh nhân tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai; và cuối cùng tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da đang chữa trị tại bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Về không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các bệnh nhân nám đến khám và điều trị tại khoa Da liễu của bệnh viện Da liễu Đồng nai. Về thời gian: Các số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu được thu thập trong 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập tại thời điểm từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Trong đó, phương pháp định lượng được áp dụng thông qua các chỉ số Chất lượng Cuộc sống Da liễu (DLQI), đo lường dựa trên sở thích gồm phương thức Mức sẵn lòng chi trả - Willingness To Pay (WTP) và phương thức Thời gian đánh đổi - Time Trade- Off (TTO), Chỉ số mức độ nghiêm trọng của vùng nám da (MASI) bằng cách áp dụng mô hình hồi quy đa biến OLS và tương quan Spearman trong kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nám da đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh thông qua hai phương thức đo lường chất lượng cuộc sống dựa trên sở thích WTP và TTO, cũng như xác định mối tương quan giữa chỉ số chất lượng cuộc sống da liễu DLQI và chỉ số mức độ nặng của vùng nám da MASI và các chỉ số liên quan đến WTP và TTO. Còn phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu để giải thích rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng và đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng điều trị bệnh nám của bệnh viện.
- 5 1.6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu. Chương này giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Chương 2 trình bày lý thuyết về bệnh nám da, thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình; các phương pháp đánh giá tình trạng da liễu và các chỉ số đánh giá tài chính; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này gồm khung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu; tổng quan mô hình chạy dữ liệu; các chỉ tiêu đo lường các khái niệm nghiên cứu; bảng câu hỏi, thiết kế nghiên cứu, mô tả dữ liệu, kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4 giới thiệu phạm vi nghiên cứu; đánh giá mức động nặng của bệnh nám da; đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da thông qua các phép đo mức sẵn lòng chi trả (WTP) và thời gian bỏ ra (TTO) của bệnh nhân nám cho việc điều trị theo phác đồ tại bệnh viện, thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; đề xuất các kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của khoa Da liễu cho việc điều trị bệnh nám hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao nhận thức của bệnh nhân trong việc phòng tránh cũng như bảo vệ da trước khi bị nám.
- 6 Tóm tắt chương Chương 1 đã trình bày tổng quan về việc giới thiệu toàn bộ nội dung nghiên cứu được thực hiện trong bài bao gồm các nội dung về sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, các đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp chính sẽ sử dụng cũng như trình bày vắn tắt bố cục của toàn bộ nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã nghiên cứu trước đó có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu này.
- 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết, một số khái niệm liên quan 2.1.1. Chất lượng cuộc sống Trước Công nguyên, Aristotle đã định nghĩa “chất lượng cuộc sống” là một “cuộc sống tốt” hoặc “công việc trôi chảy” (Rapley, 2003). Mặc dù khái niệm chất lượng cuộc sống đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất toàn cầu cho khái niệm này (Rapley, 2003). Tuy vậy, đến những năm 1960, thuật ngữ “Chất lượng cuộc sống” đã được giới thiệu lần dầu trong các tài liệu y khoa và ngày càng được sử dụng phổ biến và từ năm 1975 đến nay, thuật ngữ chất lượng cuộc sống được giới thiệu như một từ khóa trong cơ sở dữ liệu y học (Post, 2014). Mô tả về chất lượng cuộc sống trong y khoa được Elkinton (1966) giới thiệu trong bài xã luận thuộc kỷ yếu Nội khoa của mình như một điều mà mọi bác sĩ đều phải nắm trong ý thức của mình. Rằng chất lượng cuộc sống của người bệnh không chỉ liên quan đến sự toàn vẹn về thể chất mà còn cần đến cả sự toàn vẹn về đời sống tinh thần. Tuy nhiên, theo Nhóm nghiên cứu về chất lượng cuộc sống thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHOQOL-Group) năm 1995 thì Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ (WHO, 1997). Mặc dù, có nhiều quan điểm khác nhau để định nghĩa về chất lượng cuộc sống, nhưng sử dụng định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới là một mô tả tốt nhất về chất lượng cuộc sống trong y học, được phần lớn các nhà khoa học sức khỏe hay xã hội học áp dụng. Việc áp dụng định nghĩa này thường được áp dụng để đo lường và đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh, ít nhất 3 chiều trong định nghĩa đã được sử dụng để mô tả và đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh gồm: chức năng thể chất, trạng thái tinh thần và khả năng tham gia vào các tương xã hội thông thường (Post, 2014).
- 8 2.1.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân rất cần thiết, không chỉ phản ánh tác động của bệnh đến cuộc sống của bệnh nhân mà còn giúp đánh giá hiệu quả của một can thiệp một cách rõ ràng. Vì vậy, đánh giá chất lượng cuộc sống cần được coi là đánh giá đầu ra quan trọng trong các thử nghiệm đối với việc điều trị bệnh. Hầu hết các nghiên cứu đều áp định nghĩa về chất lượng cuộc sống của WHO vào đo lường đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh, rằng chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe nói chung được coi là cấu trúc nhiều chiều bao gồm sức khỏe thể lực, sức khỏe tâm trí, chức năng xã hội và toàn trạng nói chung (WHO, 1997). Một trong số đó là quan niệm của Lawton là có ảnh hưởng nhiều nhất. Ông đã đưa ra khung khái niệm về chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi bao gồm bốn lĩnh vực quan trọng: năng lực nhận thức, thể trạng tâm trí, môi trường khách quan, nhận thức về chất lượng cuộc sống (Lawton, 1991). Theo cách tương tự Karnofsky & Burchenal (1949) đã phác thảo việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư qua những khía cạnh như tình trạng bệnh, thời gian thuyên giảm bệnh, kéo dài cuộc sống, thái độ chủ quan, tâm trạng của người bệnh, cảm giác hạnh phúc chung…, đây cũng chính là các tiêu chí được cân nhắc trong việc xây dựng đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh (Post, 2014). Spitzer (1981) đã xây dựng riêng một bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh trong nghiên cứu của mình và đặt tên cho bộ chỉ số này là Chỉ số chất lượng cuộc sống (QOL) Spitzer. Bộ chỉ số này dựa trên khái niệm rằng các việc đo lường QOL nên bao gồm có chức năng vật lý, xã hội và cảm xúc; thái độ đối với bệnh tật; đặc điểm cá nhân của bệnh nhân; các tương tác gia đình; và chi phí cho bệnh tật và các hoạt động liên quan khác như tự chăm sóc, sức khỏe nói chung, hỗ trợ xã hội và các quan điểm về cuộc sống (thông thường những chỉ số này được thiết kế bởi chính các bác sĩ) (Spitzer, 1981). Tóm lại, bộ chỉ số QOL Spitzer gồm 5 nhân tố chính: (1) nhóm các hoạt động chính trong cuộc đời gồm làm việc, học tập, những yếu tố liên quan đến nghề nghiệp; (2) nhóm những hoạt động cá nhân hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân..; (3) nhóm các cảm nhận về sức khỏe, tình trạng bệnh của người bệnh; (4) nhóm các yếu tố thuộc về sự hỗ trợ, ủng hộ từ xã hội, môi trường sống và (5) là nhóm các tiêu chí thuộc về các hoạt động ngoài trời.
- 9 Đến năm 1987, trong hội nghị y học thế giới tại Bồ Đào Nha, Ware (1987) đã đánh giá cao sự phổ biến ngày càng tăng của khái niệm QOL trong các tài liệu chăm sóc sức khỏe và cho rằng chỉ số này làm gia tăng tính toàn diện của các biện pháp y tế. Ông cho rằng, trong khi sức khỏe thường được xác định chủ yếu liên quan đến thể xác như về cái chết và mức độ bệnh tật (nghĩa là bệnh tật), tuy nhiên khái niệm về sức khỏe mới nên bao gồm việc mọi người hoạt động tốt như thế nào trong cuộc sống hàng ngày và đánh giá cá nhân về sức khỏe của họ (Ware, 1987). Tuy nhiên khác với Spitzer, Ware đưa ra một định nghĩa với nhiều giới hạn hơn khi đo đánh giá chất lượng cuộc sống sức khỏe của một cá nhân. Ông ta cho rằng việc đo lường đánh giá chất lượng cuộc sống cần được phân tích theo mục tiêu của hệ thống chăm sóc sức khỏe là tối đa hóa sức khỏe một thành phần của chất lượng cuộc sống, cụ thể là tình trạng sức khỏe. Và rõ ràng, kết quả sức khỏe cần được đo lường kỹ lưỡng. Trong khi đó, trong tạp chí công bố thế giới, Torrance (1987) lần đầu áp dụng chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống trong y khoa (HRQOL) để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo Dijkers (2005), HRQOL là một phần mang của QOL, phần này mang tính khách quan và đề cập đến các thành phần của QOL tập trung vào hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi sức khỏe, bệnh tật, rối loạn, và chấn thương (dấu hiệu, triệu chứng, tác dụng phụ của điều trị, hoạt động thể chất, nhận thức, cảm xúc và xã hội, v.v.). Và như vậy HRQOL bị đánh giá là vậy trùng lặp với khái niệm về tình trạng sức khỏe (Post, 2014). Dù vậy, kể từ năm 1987, các thuật ngữ về sức khỏe, cảm nhận về sức khỏe, tình trạng sức khỏe của người bệnh được nhiều nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng sử dụng trong việc đánh giá sức khỏe của người bệnh qua các chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống y khoa của họ. Hai bộ chỉ số phổ biến nhất thường được sử dụng là HRQOL và QOL (Post, 2014). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này chưa có nghiên cứu nào đánh giá toàn diện về sự phù hợp khi áp dụng các bộ tiêu chí QOL và HRQOL và đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mãi đến năm 2005, Dijkers mới đưa ra một mô hình tổng thể đánh giá toàn diện về QOL và các khía cạnh của nó. Dijkers (2005) cho rằng sự khác biệt của QOL nằm ở việc thực hiện giữa 3 nhóm chính: QOL là hạnh phúc chủ quan (SWB), QOL là thành tích đạt được và QOL là tiện ích.
- 10 - Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù Đánh giá chất lượng cuộc sống theo bệnh đặc thù tập trung chủ yếu vào các mặt chính liên quan đến bệnh đặc thù vì thế có thể đánh giá chính xác hơn tác động của bệnh tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như phản ánh rõ hơn hiệu quả can thiệp. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh nám da, do vậy phần tiếp theo sẽ tiến hành phân tích, tổng quan các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống theo đặc thù bệnh nám da. Rõ ràng, những người có thời gian rảnh rỗi nhiều hoặc tính chất công việc cần yếu tố thẩm mỹ cao thường có ý thức chữa trị tốt hơn những người không đi làm. Hơn nữa các thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như thói quen sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng tới việc đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã xem xét điều gì là quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da và có thể làm thay đổi quá trình tăng sắc tố da cũng như những thay đổi hoàn cảnh sống của bệnh nhân trong quá trình mắc bệnh (Cestari và cộng sự, 2006; Freitag và cộng sự, 2008; Leeyaphan và cộng sự, 2011; Pollo và cộng sự, 2018). Điều này rất quan trọng đối với chất lượng cuộc sống ở giai đoạn sớm ví dụ điều trị và phòng tránh với chi phí thấp hơn, khả năng biến mất các đốm màu tối sẽ cao hơn. Thông qua việc đánh giá chất lượng cuộc sống, bệnh nhân và người chăm sóc có thể nói lên can thiệp có tạo ra sự khác biệt quan trọng trong cuộc sống của bệnh nhân không. Những đánh giá này giúp các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rõ ràng hơn rằng điều trị nào được lựa chọn và mang lại lợi ích lâm sàng một cách có ý nghĩa (Schiffner và cộng sự, 2002). Hơn nữa, theo dõi những thay đổi về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thể tìm ra những biện pháp can thiệp mới giúp duy trì hoặc tăng cường chất lượng cuộc sống cho họ. Trong đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nám da, nhiều bộ tiêu chí được đã được đưa vào sử dụng. Một vài nghiên cứu không xây dựng riêng bộ chỉ số nào việc đánh giá chất lượng đặc thù của bệnh này, mà coi đó là các đặc điểm lâm sàng nghiên cứu riêng như nghiên cứu của Bleichrodta & Johannessonb năm 1997. Những nghiên cứu này áp dụng trực tiếp các bộ tiêu chí đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh nói chung như QOL và HQOL vào nghiên cứu đánh giá. Tuy nhiên, để đánh giá sâu hơn, chi tiết và phù hợp hơn, nhiều nghiên cứu sau này đã dựa trên các tiêu chí căn bản của bộ QOL để phát triển các tiêu chí phù hợp trong đánh giá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn