Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của người dân tại thị trấn Thạnh Phú – Bến Tre
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích các yếu tố giới tính, tuổi tác, thu nhập, bảo hiểm y tế, số người phụ thuộc, vốn xã hội , điều trị ngoại trú, điều trị nội trú tác động như thế nào đến sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của người dân tại Thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của người dân tại thị trấn Thạnh Phú – Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC TRÚC LY CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN THẠNH PHÚ – BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp Hồ Chí Minh, năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC TRÚC LY CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN THẠNH PHÚ – BẾN TRE Chuyên ngành: kiKinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TRƯƠNG ĐĂNG THỤY Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu chưa được công bố hay sử dụng ở bất kỳ nghiên cứu nào; các trích dẫn và tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này là đúng sự thật. Học viên thực hiện Nguyễn Ngọc Trúc Ly
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề : ............................................................................................................. 1 1.1.1 Mục tiêu nghiên cứu : ....................................................................................... 2 1.1.2 Mục tiêu chung : ............................................................................................... 2 1.1.3 Mục tiêu cụ thể : ............................................................................................... 2 1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.2.1 Không gian ....................................................................................................... 3 1.2.2 Thời gian .......................................................................................................... 3 1.2.3 Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4 Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 6 2.1 Lý thuyết liên quan ................................................................................................. 6 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan : ................................................................ 8 2.3 Khung nghiên cứu ................................................................................................ 13
- CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 15 3.1 Mô hình ................................................................................................................. 15 3.2 Các định nghĩa và lựa chọn biến........................................................................... 17 3.2.1 Hệ thống cơ sở y tế Việt Nam ........................................................................ 17 3.2.1.1 Mạng lƣới y tế đƣợc tổ chức theo tổ chức hành chính Nhà- nƣớc ......... 17 3.2.1.2 Mạng lƣới y tế tổ chức theo theo thành phần kinh tế ............................. 17 3.2.1.3 Mạng lƣới y tế tổ chức theo các lĩnh vực hoạt động : ............................ 17 3.2.1.4 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh : ................................................................. 19 3.2.1.5 Mạng lƣới cung ứng dịch vụ y tế : ........................................................... 20 3.2.2 Hình thức điều trị ........................................................................................... 21 3.2.2.1 Điều trị nội trú đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp : ........................... 21 3.2.2.2 Điều trị ngoại trú đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp: ........................ 22 3.2.3 Quan hệ lao động ............................................................................................ 22 3.2.4 Vốn xã hội ...................................................................................................... 22 3.2.5 Đặc điểm cá nhân : ........................................................................................ 22 3.3 Phƣơng pháp và Dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 24 3.3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu : .............................................................................. 24 3.3.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 24 CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - THỰC TRẠNG QUÁ TẢI TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN TRÊN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH ....................................................................... 26 4.1 Quá tải và các nguyên nhân .................................................................................. 26
- 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu: ........................................................................................ 30 4.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của 300 ngƣời dân tại Thị Trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. .................................................... 488 CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................. 566 5.1 Các kết quả chính và kiến nghị ........................................................................... 566 5.2 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu mới ................................................................... 5959 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BKLN Bệnh không lây nhiễm BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TCTK Tổng cục thống kê TIẾNG ANH Ý NGHĨA TIẾNG VIỆT JAHR Joint Annual Health Báo cáo chung Tổng quan Review ngành y tế hằng năm MNL Multinomial Logit Mô hình logit đa thức WHO World Health Oganization Tổ chức y tế thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1 Số lƣợng cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam…………………………......18 Bảng 3. 2 Thông tin nguồn dữ liệu đƣợc trích lọc………………………….................23 Bảng 4. 1 Trình độ học vấn của ngƣời dân .................................................................... 31 Bảng 4. 2 Số ngƣời phụ thuộc của mỗi cá nhân trong nghiên cứu ................................ 33 Bảng 4. 3 Tỉ lệ tôn giáo của ngƣời dân .......................................................................... 33 Bảng 4. 4 Vấn đề sức khỏe của ngƣời dân ..................................................................... 36 Bảng 4. 5 Thống kê lựa chọn cơ sở y tế ....................................................................... 388 Bảng 4. 6 Vấn đề sức khỏe và sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của ngƣời dân ..... 389 Bảng 4. 7 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh theo giới tính............................................. 40 Bảng 4. 8 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh theo giáo dục ............................................ 41 Bảng 4. 9 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh theo tuổi .................................................... 42 Bảng 4. 10 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh theo thu nhập ........................................ 433 Bảng 4. 11 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh và BHYT .............................................. 444 Bảng 4. 12 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh và quan hệ lao động .............................. 455 Bảng 4. 13 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh với vốn xã hội ....................................... 466 Bảng 4. 14 Lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh với số ngƣời phụ thuộc ......................... 477
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2. 1: Khung phân tích của đề tài .......................................................................... 13 Hình 3. 1 Sơ đồ hệ thống y tế dự phòng Việt Nam ........................................................ 19 Hình 3. 2 Sơ đồ tổ chức hệ thống cơ sở y tế Việt Nam ................................................. 20 Hình 3. 3 Nhu cầu KCB, mô hình chuyển tuyến và cơ cấu tổ chức KCB hiện nay ở Việt Nam ................................................................................................................................ 21 Hình 4. 1 Xu hƣớng mô hình bệnh tật đo lƣờng bằng DALY, 1990 -2010 ................... 27 Hình 4. 2 Gánh nặng bệnh tật của các nhóm bệnh không lây nhiễm , 2010 .................. 27 Hình 4. 3 Xu hƣớng cơ cấu số lƣợt khám chữa bệnh theo nhóm bệnh, 2010 ................ 28 Hình 4. 4 Nguyên nhân tử vong trong nhóm ngƣời sử dụng dịch vụ y tế, 1986- 2010 . 29 Hình 4. 5 Phân bố độ tuổi của ngƣời dân trong nghiên cứu .......................................... 30 Hình 4. 6 Tỉ lệ nam, nữ trong nghiên cứu ...................................................................... 31 Hình 4. 7 Thu nhập của ngƣời dân trong nghiên cứu .................................................... 32 Hình 4. 8 Quan hệ lao động và BHYT của ngƣời dân trong nghiên cứu....................... 34 Hình 4. 9 Vốn xã hội của ngƣời dân đƣợc khảo sát ....................................................... 35 Hình 4. 10 Hình thức điều trị của ngƣời dân đƣợc khảo sát .......................................... 35
- 1 CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề : Quá tải - hình ảnh này không còn lạ gì với ngành y tế, với ngƣời dân cả nƣớc . Những cảnh tƣợng ngƣời bệnh chen chúc nhau để chờ khám bệnh, có khi nhiều ngƣời phải cùng nằm trên một chiếc giƣờng bệnh hay phải nằm cả ngoài hành lang. Nhƣng không phải bất kỳ cơ sở y tế nào cũng vậy. Việc quá tải thƣờng tập trung ở các bệnh viện tỉnh, bệnh viện tuyến cuối tại các thành phố, trung ƣơng . Tình trạng ngƣời bệnh vƣợt tuyến không những gây tốn kém cho bản thân do các chi phí y tế phải tự thanh toán kéo theo chi phí ăn ở, đi lạị mà còn dẫn đến tình trạng bội chi quỹ bảo hiểm y tế ( BHYT), cụ thể nhƣ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Bến Tre (Báo cáo ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, 2013). Bến Tre- là vùng đất đƣợc tạo thành từ 3 dãy cù lao chính - những khoảng đất nổi lên giữa biển, sông – đó là cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa . Năm 2014, Bến Tre có tổng chi phí vƣợt tuyến ngoại tỉnh là 149 tỉ đồng, chiếm 29% quỹ BHYT của địa phƣơng. Chi phí vƣợt tuyến ngoại tỉnh phát sinh khi ngƣời bệnh tự đến khám chữa bệnh tại các cơ sở tuyến trên mà vấn đề sức khỏe của ngƣời đó không phải là cấp cứu, có thể khám và điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Theo nghiên cứu của Viện chiến lƣợc và chính sách y tế, số ngƣời không qua cơ sở khám chữa bệnh ban đầu mà đến khám tại các cơ sở tuyến tỉnh là 55.8% và ở tuyến trung ƣơng là 66% (JAHR, 2012). Đây là một trong nhiều lý do gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Cụ thể công suất sử dụng giƣờng bệnh chung của tuyến trung ƣơng là 118% (JAHR, 2012). Rời thành phố Bến Tre, đi về phía đông là vùng đất mũi phía biển đông của đất nƣớc, huyện Thạnh Phú xuất hiện với những khu rừng ngập mặn hay làm cho ngƣời nông dân vất vả. Thạnh Phú khó khăn vốn ít đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhƣ các huyện còn lại trong tỉnh, con ngƣời nơi đây lại chịu tác động của biến đổi khí hậu lên sức khỏe (Đặng Ngọc Chánh, 2012). Năm 2014, tại Bệnh viện đa khoa Thạnh Phú đã có 221.829 lƣợt khám
- 2 bệnh, công suất sử dụng giƣờng chỉ đạt 90.1%. Vậy khi sức khỏe có vấn đề, ngƣời dân Thạnh Phú đã lựa chọn nơi khám chữa bệnh nhƣ thế nào? Những lựa chọn của họ có góp phần trong sự quá tải tại các cơ sở y tế tuyến trên không? Những yếu tố nào làm ngƣời dân khi đối mặt với vấn đề sức khỏe đã đƣa ra những lựa chọn nhƣ vậy? Và nên can thiệp vào những yếu tố nào để làm ngƣời dân tiếp cận nhiều hơn với sự chăm sóc sức khỏe ban đầu , phần nào giảm tải cho các cơ sở y tế ? Chính vì lý do đó, tác giả chọn đề tài : “ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƢỜI DÂN TẠI THỊ TRẤN THẠNH PHÚ – BẾN TRE” làm đề tài nghiên cứu. 1.1.1 Mục tiêu nghiên cứu : 1.1.2 Mục tiêu chung : Xác định các yếu tố tác động đến sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của ngƣời dân tại Thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 1.1.3 Mục tiêu cụ thể : Phân tích các yếu tố giới tính, tuổi tác, thu nhập, bảo hiểm y tế, số ngƣời phụ thuộc, vốn xã hội , điều trị ngoại trú, điều trị nội trú tác động nhƣ thế nào đến sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của ngƣời dân tại Thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đề xuất các biện pháp đảm bảo ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khỏe vừa đảm bảo giảm quá tải tại các bệnh viện
- 3 1.2 Phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại Thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. 1.2.2 Thời gian Số liệu đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ 25/3/2015 đến ngày 20/4/2015. 1.2.3 Đối tƣợng nghiên cứu 300 ngƣời dân từ 18 tuổi trở lên tại Thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre . 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, hệ thống và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã đƣợc thực hiện trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc . Phương pháp phân tích Đề tài sử dụng hồi quy Multinomial Logit để phát hiện các yếu tố tác động không có ý nghĩa thống kê, nhận định và giải thích tính hợp lý của các biến so với thực tế. Từ kết quả hồi quy, tác giả sẽ phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của ngƣời dân tại Thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. 1.4 Kết cấu luận văn Để nội dung của đề tài đƣợc liên tục, đảm bảo tính chặt chẽ và gúp ngƣời đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, nội dung đề tài đƣợc trình bày thành 5 chƣơng nhƣ sau:
- 4 Chƣơng 1 : Giới thiệu Chƣơng này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ giới thiệu sơ lƣợc về phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 2 : Cơ sở lý luận Chƣơng này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu có liên quan để từ đó xây dựng khung phân tích. Chƣơng 3 : Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng này sẽ trình bày các khái niệm có liên quan và lựa chọn các biến đại diện đã đƣợc nêu ở khung phân tích. Trong chƣơng này, mô hình của đề tài cũng đƣợc lựa chọn, sau đó là những trình bày về phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu. Chƣơng 4 : Kết quả nghiên cứu Trong phần đầu của chƣơng này, nhóm nghiên cứu mô tả thực trạng quá tải của ngành y tế. Sau đó tập trung mô tả bộ dữ liệu trên cơ sở xây dựng các bảng thống kê mô tả, đƣa ra một số nhận xét ban đầu về một số yếu tố có khả năng ảnh hƣởng đến sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của ngƣời dân tại Thị trấn Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Phân tích ý nghĩa của các hệ số trong mô hình kết quả sau chạy mô hình hồi quy trên phần mềm Stata. Chƣơng 5 : Kết luận và kiến nghị Chƣơng này sẽ tóm lƣợc lại những kết quả quan trọng của đề tài và đặc biệt là mô hình nghiên cứu. Từ đó có những kiến nghị nhằm gia tăng sự chọn lựa , sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân tại cơ sở y tế tuyến địa phƣơng, giúp giảm
- 5 tải các cơ sở y tế tuyến trên. Ngoài ra , chƣơng này còn đánh giá những hạn chế của đề tài để từ đó mở ra những hƣớng nghiên cứu sâu hơn. Sau cùng, phần phụ lục đƣợc đƣa vào để chứng minh cho những kết quả phân tích đƣợc trình bày trong các chƣơng.
- 6 CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”(WHO,1946) . Còn với cách nhận định của các nhà kinh tế, sức khỏe là vốn quý của con ngƣời, một loại nguồn vốn rất đặc biệt, tuy có thể tăng lên khi đƣợc đầu tƣ nhƣng chỉ ở những giai đoạn nhất định và đến một thời điểm nguồn vốn này sẽ cạn kiệt hoàn toàn và cái chết diễn ra. Mỗi ngƣời tự chọn chiều dài cho cuộc sống của họ (Michael Grossman ,1999). Do đó , tác giả chọn những đặc điểm cá nhân - là giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, giáo dục, thu nhập, tôn giáo, số ngƣời phụ thuộc- làm các biến trong khảo sát – thêm vào đó là BHYT, vốn xã hội và đặc điểm bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị nội trú . Với tính chất đặc biệt đó, chăm sóc sức khỏe đã trở thành vùng đất mới của những nhà kinh tế, những ngƣời rất quan trọng vì họ vừa giúp nhân viên y tế yên tâm vào chuyên môn không bị phân tâm về kinh tế, vừa chăm lo cho sức khỏe tài chánh của cơ sở y tế bằng cách cải thiện dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và chính đáng của ngƣời bệnh về dịch vụ y tế , về quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của ngƣời dân ( Kui-Son- Choi, 2004). 2.1 Lý thuyết liên quan Nghiên cứu về hành vi của con ngƣời là một lĩnh vực đa ngành, bao gồm kinh tế học, tâm lý học và xã hội học, tuy phức tạp nhƣng có tính ứng dụng cao trong nhiều hoạt động kinh doanh, ngoại giao. Khoảng 50 năm gần đây, lĩnh vực này đã mở rộng nghiên cứu về hành vi của con ngƣời đối với việc chọn lựa trong mảng kinh tế sức khỏe . Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi: tại sao ngƣời tiêu dùng có những lựa chọn về bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế nhƣ vậy? Trong đó có Daniel L. McFadden, với “ Lý thuyết và phƣơng pháp phân tích lựa chọn rời rạc” đã nhận đƣợc giải Nobel kinh tế năm 2000. Khởi nguồn từ lý thuyết kinh tế vi mô, lý thuyết của McFadden cho rằng mỗi cá nhân sẽ lựa chọn một trong các khả
- 7 năng hữu hạn cho trƣớc để tối đa hóa lợi ích của mình. Mà lợi ích có đƣợc sau sử dụng dịch vụ y tế mà ngƣời dùng mong muốn là sức khỏe - phần quan sát đƣợc - và một phần hữu dụng không quan sát đƣợc . Uij = U ( h ij, Cij ) (2.1) Với Uij : hữu dụng của cá nhân với lựa chọn cơ sở y tế j hij : sức khỏe của cá nhân sau khi lựa chọn cơ sở y tế j Cij : chi phí cá nhân khác sau lựa chọn cơ sở y tế j Mà hij = h0 + Qij (2.2) h0 : sức khỏe cá nhân trƣớc khi sử dụng dịch vụ y tế Q ij : chất lƣợng dịch vụ y tế mà cá nhân i sử dụng tại cơ sở y tế j Trong đó Q khác nhau giữa mỗi cá nhân, mỗi hình thức điều trị Qij = Q (Pi ,Dj) (2.3) P i : các đặc tính cá nhân i Dj : hình thức điều trị tại cơ sở y tế j Đặc tính quan sát đƣợc của cá nhân có thể tác động đến lựa chọn cơ sở y tế có thể là giới tính, tuổi tác, tôn giáo, giáo dục, thu nhập, số ngƣời phụ thuộc, quan hệ lao động, BHYT ; Các thuộc tính không quan sát đƣợc có thể là vốn xã hội của cá nhân . Từ (2.1), (2.2), (2.3) ta có : Uij = U (Pi , Dj, εij ) Với εij : hữu dụng của các yếu tố không quan sát đƣợc
- 8 Viết lại dƣới dạng tham số ƣớc lƣợng , ta có Uij = βpjPi + βDDj + εij , với βpj , βD là các tham số ƣớc lƣợng 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan : - Muriithi -2013, nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn cơ sở y tế ở Nairobi, Kenya. Dữ liệu đƣợc thu thập vào năm 2008, bằng cách thu thập các đặc điểm của cá nhân nhƣ: giới tính, tuổi, giáo dục, thu nhập, nghề nghiệp, quy mô hộ gia đình . Và thuộc tính về cơ sở y tế : khoảng cách, chất lƣợng và chi phí điều trị. Tiến hành hồi quy Multinomial Logit (MNL) sẽ có các hệ số ƣớc lƣợng khác nhau với các lựa chọn khác nhau. Có năm sự lựa chọn cho biến phụ thuộc, bao gồm: tự điều trị, phòng khám tƣ, phòng khám công, bệnh viện công, bệnh viện tƣ nhân. Nghiên cứu đã đƣa ra mô - hình : Vij = V( Xi, Zj, Ii) + εij Với Xi : các đặc tính cá nhân Zj: các đặc tính của cơ sở y tế Ii: thông tin về dịch vụ y tế Nghiên cứu này còn đƣa ra sự tác động của những thông tin về chất lƣợng dịch vụ y tế của cơ sở khám chữa bệnh đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài khoảng cách, giá dịch vụ y tế còn có giới tính, thu nhập, chất lƣợng dịch vụ và cả thông tin về chất lƣợng dịch vụ đều có ảnh hƣởng đến sự chọn lựa của ngƣời bệnh trong lựa chọn phƣơng pháp điều trị. Kết quả mô hình MNL cho thấy , khoảng cách càng xa, giá dịch vụ càng tăng thì xác suất chọn tự điều trị tăng lên so với lựa chọn đến cơ sở y tế. Chất lƣợng dịch vụ tác động đến xác suất chọn cơ sở y tế nhiều hơn là tự điều trị. Sự tin tƣởng vào cơ sở y tế
- 9 càng cao thì xác suất lựa chọn các cơ sở y tế tăng so với tự điều trị. Tăng thông tin về chất lƣợng dịch vụ sẽ làm giảm xác suất tự điều trị so với lựa chọn đến cơ sở y tế. Giới tính cũng ảnh hƣởng đến lựa chọn này nhƣ sau : nam giới thích hình thức tự điều trị hơn trong khi nữ giới thích chọn cơ sở y tế. Ngƣời dân có giáo dục càng cao thì xác suất chọn đến cơ sở y tế càng tăng so với tự điều trị. - Audibert et al. – 2011, đã tiến hành nghiên cứu về tác động của sự gia tăng thu nhập và giá dịch vụ y tế đến sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh tại nông thôn Trung Quốc trong 2 khoảng thời gian 1989-1993 (giai đoạn 1) và 2004-2006 ( giai -đoạn 2). Đồng thời sử dụng hai mô hình - Multinominal Logit và Mixed Multinominal Logit (MMNL)– nghiên cứu này phân tích thông tin của 2117 ngƣời bị bệnh vào năm 1989, 1991 hoặc 1993, và 2594 ngƣời vào năm 2004 hoặc 2006. Vấn đề của nghiên cứu này là phải có giá của tất cả các cơ sở y tế đƣợc thay thế chứ không chỉ là giá của các cơ sở khám chữa bệnh mà cá nhân lựa chọn. Để xử lý vấn đề này, tác giả đã gán giá trị cho giá của các cơ sở y tế thay thế bằng chƣơng trình Stata ICE của Royston -2004. Trong đó các biến tuổi tác, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, thu nhập, bảo hiểm đƣợc dùng để ƣớc tính giá bị thiếu . Nghiên cứu có mô hình sau : Vij = αj + β1Pij +β2Dij + β3jyi + β4jRi + εij Vij: hữu dụng của cá nhân i với lựa chọn j Pj : giá chăm sóc y tế của cơ sở y tế j Dij : khoảng cách từ cá nhân i đến cơ sở y tế j Yi: thu nhập bình quân của cá nhân trong hộ gia đình Ri: đặc tính cá nhân khác
- 10 Mỗi cá nhân đối mặt với năm lựa chọn : trạm y tế xã, trung tâm y tế thị trấn, bệnh viện thành phố và trung ƣơng, các cơ sở y tế khác hoặc tự điều trị - sẽ lựa chọn sao cho tối đa hóa lợi ích của mình. Sau khi hồi quy MMNL, kết quả cho thấy trong cả 2 giai đoạn khi giá dịch vụ y tế tăng lên thì ngƣời dân đều có khuynh hƣớng giảm sự lựa chọn đến cơ sở y tế. Nhƣng từ năm 2004-2006, hồi quy MNL cho kết quả biến giá không có ý nghĩa thống kê ; chỉ trong giai đoạn 1989-1993, biến giá dịch vụ y tế mới có tác động đến lựa chọn. Tuổi càng cao , cá nhân có khuynh hƣớng chọn tự điều trị càng cao. Sống càng gần thành phố, cá nhân càng chọn tự điều trị hơn là đến cơ sở y tế. - Ntembe – 2009, tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ y tế tại Cameroon tại 10 tỉnh, với 12000 hộ gia đình – trong đó phỏng vấn đƣợc 10922 hộ. Đối tƣợng nghiên cứu là những ngƣời có bệnh và tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh trong 2 tuần trƣớc phỏng vấn, đối mặt với 3 lựa chọn : cơ sở y tế công, cơ sở y tế tƣ nhân và tự điều trị. Bằng phƣơng pháp Multinominal Probit, dựa trên sự lựa chọn sao cho lợi ích là lớn nhất, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình từ các thông tin thu thập đƣợc nhƣ : thu nhập, tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình. Mô hình Uij = β1jXi + β1jZ j+ α1(-Pj/Y) + α2[2ln(Y) (Pj/Y)] + εij Với Uij: hữu dụng cá nhân Xi : các đặc tính cá nhân Zj : các đặc tính của cơ sở y tế Pj: mức giá chi trả của cá nhân cho lựa chọn j Y: thu nhập
- 11 Kết quả cho thấy ngoài sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của giá dịch vụ y tế đối với sự chọn lựa cơ sở y tế ; các đặc điểm cá nhân nhƣ thu nhập, giáo dục , giới cũng có tác động. Ngƣời có thu nhập càng cao, giáo dục tăng thì khuynh hƣớng chọn điều trị tại các cơ sở y tế nhiều hơn là tự điều trị. Tuổi tác không có tác động gì đến các lựa chọn này. - Nguyễn Thị Bích Thuận – 2008, nghiên cứu về sự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh sau cải cách ở Việt Nam. Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy logistic đa thức. Sử dụng cách lấy mẫu đa tầng với tổng số mẫu bao gồm 11.089 hộ gia đình, cứ cách 18 hộ gia đình sẽ lấy 01 hộ, có đƣợc mẫu với 629 hộ. Tiến hành phỏng vấn chủ hộ từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 6 năm 2002, những ngƣời đƣợc phỏng vấn có thu nhập thấp thƣờng có xu hƣớng tự điều trị -không đến các cơ sở y tế. 100 % bệnh nhân trong nghiên cứu này thƣờng đƣợc sử dụng dịch vụ tƣ nhân trƣớc công lập. Giáo dục của bệnh nhân ảnh hƣởng tƣơng đối đến quyết định chăm sóc sức khỏe, nếu học cao hơn thì xu hƣớng chọn các tự điều trị thấp lại. - Erlyana -2008, khảo sát sự ảnh hƣởng của bảo hiểm đến lựa chọn cơ sở y tế của cá nhân tại Indonesia . Tiến hành khai thác dữ liệu của 39000 ngƣời sống trong 10400 hộ gia đình, tại 13 tỉnh của Indonesia . Những yếu tố tác động đƣợc phân tích bằng mô hình Alternative-specific conditional logit (ASCL). Mô hình : Uij = βZij + αjXij + εij Uij: hữu dụng của cá nhân i với lựa chọn cơ sở y tế j Zij: đặc tính của các lựa chọn thay thế Xij: đặc tính của cá nhân, hộ gia đình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn