intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- HUỲNH THỊ XUÂN ĐÀO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 08 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- HUỲNH THỊ XUÂN ĐÀO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN THỊ HỒNG Long An, tháng 08 năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Huỳnh Thị Xuân Đào
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc hết sức nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học ngành Tài chính - Ngân hàng với đề tài: “Chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy (Cô) trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tác giả trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô TS. Đoàn Thị Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ cho tôi trong cả quá trình nghiên cứu này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An; các anh, chị, em thanh tra, gia đình đã tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều để có thể hoàn thiện luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do khả năng có hạn nên chắc chắn luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Huỳnh Thị Xuân Đào
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một tổ chức tín dụng, nhất là đối với mô hình quỹ tín dụng nhân dân mà nghiệp vụ cơ bản là huy động vốn và cho vay. Tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận để trang trải chi phí, có tích lũy giúp quỹ tín dụng nhân dân phát triển bền vững mà còn đáp ứng nguồn vốn trực tiếp, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nhân dân, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Xuất phát từ vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể là đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã: Thứ nhất, hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân và chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An; Thứ hai, phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm tồn tại cũng như nguyên nhân những tồn tại của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn nghiên cứu; Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An. Những giải pháp tác giả đề cập đến ngoài những giải pháp tham khảo các nghiên cứu đã có, rút kinh nghiệm từ các tỉnh để đưa ra những giải pháp đề xuất từ bản thân. Đồng thời, luận văn cũng mong muốn được đóng góp phần nào trong việc đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên phạm vi cả nước thời gian tới./.
  6. iv ABSTRACT Credit activities are always the main profitable activity and decisive to the business performance of a credit institution, especially for the model of people's credit fund whose basic operation is to mobilize capital and loan. Credit not only brings profits to cover costs, accumulates to help people's credit funds develop sustainably but also meets direct and timely capital sources for production, business, services and life. people, repel lending interest rates and contributing to economic restructuring in agricultural and rural areas. Stemming from the above problem, the study was conducted to assess the credit quality status of the People's Credit Fund system in Long An province, specifically to provide solutions to improve the quality of credit. credit amount of the People's Credit Fund system in Long An province in the coming time. Research results have: Firstly, systematizing the basic theoretical issues related to the People's Credit Fund and the credit quality of the People's Credit Fund system in Long An province; Secondly, analyze and evaluate in detail the status of credit quality of the People's Credit Fund system in Long An province in the period of 2016 - 2018. On that basis, the thesis has pointed out the points strong, existent points as well as the causes of existing problems in the system of people's credit funds in Long An province in the research period; Thirdly, on the basis of such limitations, the dissertation offers a number of solutions to improve the credit quality of the People's Credit Fund system in Long An province. The author's solutions mention in addition to the solutions that refer to existing studies, draw experiences from provinces to propose solutions from themselves. At the same time, the dissertation also wishes to contribute part in proposing solutions to improve the credit quality of the system of people's credit funds nationwide./.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii NỘI DUNG TÓM TẮT ................................................................................................. iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... .v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ..................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................ .x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 8. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................ 3 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 5 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN .............................................................................................. 6 1.1. Cơ sở lý luận về Quỹ tín dụng nhân dân .................................................. 6 1.1.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................. 6 1.1.2. Sự hình thành Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam..................................... .12
  8. vi 1.1.3. Vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân ............................................................. .12 1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân ..................................... .13 1.2. Lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân .... .15 1.2.1. Tổng quan về tín dụng ................................................................................ .15 1.2.2. Chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân ........................................ .16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ .20 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ .21 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ..................................... .21 2.1. Giới thiệu chung về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An ........................................................................................................................ .21 2.1.1. Quá trình hình thành Quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Long An .................. .21 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của Quỹ tín dụng nhân dân ......................................... .22 2.2. Khái quát hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An .............................................................................................................. .23 2.2.1. Hoạt động huy động vốn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An ............................................................................................... .23 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An ........................................................................................ .25 2.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An ........................................................................................ .29 2.3. Đánh giá chung thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An .............................................................. .36 2.3.1. Những kết quả đạt được .............................................................................. .36 2.3.2. Những mặt còn hạn chế .............................................................................. .38 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................ .40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ .44 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ .45
  9. vii GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN .............................. .45 3.1. Định hướng phát triển và mục tiêu thực hiện của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến 2025 ..................................................................................................................... .45 3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ........................... .45 3.1.2. Mục tiêu thực hiện của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Long An đến năm 2025............................................................................... .47 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An ............................................................................... .48 3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ........................................ .48 3.2.2. Tuân thủ quy trình cho vay một cách nghiêm túc....................................... .49 3.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm soát, quản lý, kiểm tra, giám sát vốn vay ..... .50 3.2.4. Tăng cường các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu .................................... .51 3.2.5. Tuân thủ các quy định về nhận tài sản đảm bảo ......................................... .52 3.2.6. Phát triển sản phẩm cho vay phù hợp ......................................................... .52 3.2.7. Phát triển thành viên để mở rộng tín dụng .................................................. .53 3.2.8. Tăng cường quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà Nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An .................................................................................... .54 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ .55 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..................................................... .55 3.3.2. Đối với Ủy Ban nhân dân Tỉnh Long An.................................................... .56 3.3.3. Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân ................................................................. .57 3.3.4. Ngân hàng hợp tác xã.................................................................................. .58 3.3.5. Liên minh hợp tác xã tỉnh Long An ............................................................ .58 KẾT LUẬN ............................................................................................................... .59 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... .60 PHỤ LỤC ................................................................................................................... .62
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH 1 CIC Trung tâm thông tin tín dụng Center Information Credit 2 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Mekong Delta 3 ĐVT Đơn vị tính Unit 4 HDKH Hướng dẫn khoa học Scientific guide 5 HTXTD Hợp tác xã tín dụng Credit cooperatives 6 KH Khách hàng Client 10 NH Ngân hàng Bank 7 NH HTX Ngân hàng Hợp tác xã Cooperative Bank 8 NHNN Ngân hàng nhà nước State Bank 9 NHTM Ngân hàng thương mại Commercial Bank 11 QĐ Quyết định Decision 12 QH Quốc hội Congress 13 QTD Quỹ tín dụng Credit fund 14 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân People's Credit Fund 15 TCTD Tổ chức tín dụng Credit institutions 16 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh City 17 TS Tiến sĩ Dr. 18 TT Thông tư Thông tư Viện phát triển kinh tế trọng Southern key economic 19 VPTKTTĐPN điểm phía Nam development institute
  11. ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Thứ tự Tên bảng Trang Tình hình huy động vốn của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Bảng 2.1 24 giai đoạn 2016 – 2018 Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2016 – 2018 của hệ thống Quỹ Bảng 2.2 25 tín dụng nhân dân Tình hình cho vay giai đoạn 2016 – 2018 của hệ thống Quỹ tín Bảng 2.3 28 dụng nhân dân Cơ cấu cho vay của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn Bảng 2.4 29 2016 – 2018 Nợ quá hạn và nợ xấu giai đoạn 2016 – 2018 của hệ thống Bảng 2.5 31 Quỹ tín dụng nhân dân Tình hình sử dụng nguồn vốn huy động của hệ thống Quỹ tín Bảng 2.6 32 dụng nhân dân giai đoạn 2016 – 2018 Vòng quay vốn tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Bảng 2.7 33 giai đoạn 2016 – 2018 Hệ số thu nợ của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn Bảng 2.8 34 2016 – 2018 Lợi nhuận trên dư nợ bình quân của hệ thống Quỹ tín dụng Bảng 2.9 35 nhân dân giai đoạn 2016 – 2018 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của hệ thống hệ Bảng 2.10 37 thống Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn 2016 – 2018
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ Thứ tự Tên hình vẽ Trang Hình 1.1 Mô hình tổ chức của Quỹ tín dụng 9 Hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay giai đoạn 2016 – Hình 2.1 33 2018 Vòng quay vốn tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Hình 2.2 34 giai đoạn 2016 – 2018 Hệ số thu nợ của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân giai đoạn Hình 2.3 35 2016 – 2018 Lợi nhuận trên dư nợ bình quân của hệ thống Quỹ tín dụng nhân Hình 2.4 36 dân giai đoạn 2016 – 2018
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng không phải của riêng Quốc gia nào. Đối với Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Bởi vậy yêu cầu về phát triển kinh tế nhanh, bền vững đã và đang được Nhà nước, Chính phủ quan tâm, đầu tư nhất là trong thời kỳ hội nhập. Cũng vì lẽ đó, vai trò của phát triển thị trường tài chính tiền tệ mà tiêu biểu là hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Thực tế trong những năm qua đã chứng minh, tín dụng ngân hàng đã trở thành chỗ dựa cực kỳ quan trọng của nền kinh tế và với sự phát triển của mình, ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng vào thành công của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn ở nước ta là vấn đề hết sức bức xúc và nóng bỏng mà hệ thống ngân hàng không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời được. Để góp phần đa dạng hoá các tổ chức tín dụng và đáp ứng nhu cầu cần thiết về vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, của sự tồn tại và phát triển HTXTD ở nước ta và kinh nghiệm xây dựng và phát triển QTD ở một số nước trên thế giới. Ngày 27 tháng 7 năm 1993, Thủ Tướng chính phủ có Quyết định số 390/TTg về việc triển khai đề án thí điểm thành lập QTDND. Sau hơn 26 năm triển khai thực hiện, đã khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng của QTDND đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có QTD hoạt động. QTDND là tổ chức kinh tế Hợp tác xã, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, là loại hình kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, kết quả quá trình hoạt động của QTDND, có tác động rất lớn đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, do vậy tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND hiện nay ở nước ta, góp phần cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất là phát triển kinh tế địa bàn nông nghiệp, nông thôn là một trong những yêu cầu bức thiết được đặt ra.
  14. 2 Trong những năm gần đây, nền kinh tế Long An có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế xã hội ngày càng được mở rộng nâng cao, năng lực sản xuất, kinh doanh và sức mạnh cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên. Đóng góp của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An trong sự nghiệp phát triển chung này là rất đáng kể, với vai trò là người đi vay và người tín dụng hệ thống QTDND đã có nhiều sự thay đổi tích cực phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chất lượng tín dụng trong thời gian qua gặp không ít khó khăn trong hoạt động tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh. Do những thay đổi bất thường của nền kinh tế cùng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là hết sức cần thiết không chỉ của với QTD mà cả các NHTM. Chất lượng tín dụng là điều kiện rất quan trọng để QTDND tồn tại và phát triển, nên việc nâng cao chất lượng QTDND sẽ tạo điều kiện thuận lợi để QTDND lành mạnh hóa tình hình tài chính trong hoạt động. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả nghiên cứu: “Chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An” được lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Một là, tổng hợp cơ sở lý luận về tín dụng, chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng tại hệ thống QTDND;  Hai là, phân tích, đánh giá chi tiết thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018.  Ba là, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND.
  15. 3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Không gian: Tại hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An. Thời gian: Giai đoạn 2016 - 2018. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi sau đây: Câu hỏi 1: Thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018 ra sao? Câu hỏi 2: Giải pháp nào để nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An? 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Về phương diện khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho học viên và sinh viên thuộc khối ngành kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài. Về phương diện thực tiễn: Đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Qua đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An thời gian tới. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp định tính, cụ thể bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích,… để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2018. Qua đó, cho thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tín dụng, chất lượng tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tín dụng của hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới. 8. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU TRƯỚC Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng tín dụng tại QTDND. Mỗi công trình và bài viết đều có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp, hoặc gián tiếp về
  16. 4 vấn đề chất lượng tín dụng. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo được: Luận văn Thạc sĩ, tác giả Bùi Vân Anh (2015) đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long" Trường Đại học Cần Thơ. Bằng việc áp dụng mô hình SCP kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt kinh doanh của các QTDND, kết quả nghiên cứu đã xác định được một số nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các QTDND cụ thể là: Thị phần cho vay, dư nợ/tổng tài sản, dư nợ trung dài hạn/tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, chi phí/thu nhập, thu nhập lãi/tổng thu nhập, chi phí nhân viên. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất giải pháp cụ thể đối với từng nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND ở khu vực ĐBSCL. Luận văn Thạc sĩ, tác giả Tống Quốc Quân (2016) đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng tác giả đã xây dựng mô hình về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các QTDND cơ sở, thực hiện khảo sát và thu thập số liệu liên quan, từ đó tiến hành chạy mô hình hồi quy dữ liệu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các QTDND cơ sở. Đề tài đã tìm ra các nhân tố nội bộ và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của QTDND. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất giải pháp cụ thể đối với từng nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ, tác giả Đỗ Thanh Bình(2016) đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vay vốn tại các Quỹ tín dụng nhân dân của người dân ở TP. Cần Thơ" Trường Đại học Cần Thơ. Trên cơ sở phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp và hồi quy Probit. Đề tài đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vay vốn tại tác QTDND của người dân thành phố Cần Thơ như độ tuổi, trình độ học vấn, chi phí vay, thủ tục vay, mối quan hệ, số tiền vay, tài sản thế chấp hay là lãi suất cho vay. Đề tài chưa đánh giá chính xác 100% về việc lựa chọn vay vốn phụ thuộc vào các yếu tố trên tuy nhiên các yếu tố đó cũng giúp cho
  17. 5 QTDND có thể dựa vào nó mà định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho riêng mình. Nhìn chung, các công trình trên chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng nói chung tại các QTDND, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDND. Một điểm khác biệt nữa của nghiên cứu là các tác giả chưa nắm bắt được tình trạng, đặc trưng riêng của hoạt động của QTDND ở nhiều vùng, miền (các yếu tố khách quan) nên việc áp dụng các giải pháp được nêu có thể chỉ dừng lại ở mức độ nhất định và hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này được thực hiện tại tỉnh Long An về không gian và thời gian (giai đoạn 2016 – 2018) nên đề tài không có sự trùng lắp. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các sơ đồ, hình vẽ thì nội chung chính của nghiên cứu được chia thành 3 chương. Nội dung các chương được tóm tắt như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Long An.
  18. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1. Cơ sở lý luận về Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân 1.1.1.1. Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010 “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”. Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định của Nhà nước nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên. Phạm vi của một quỹ cơ sở thường là địa bàn của một xã, một phường ở nông thôn, do các thành viên là cá nhân hoặc hộ gia đình tự nguyện góp vốn. Có thể nói quỹ cơ sở cũng như một ngân hàng, huy động vốn tại chỗ và cho vay các thành viên hoặc người nghèo không phải là thành viên cư trú trên địa bàn hoạt động. Từ những quỹ cơ sở này mà quỹ Trung ương được thành lập với chức năng huy động vốn, đại diện cho hệ thống tiếp nhận vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tài trợ cho chương trình tín dụng phát triển nông nghiệp – nông thôn, điều hòa vốn cho các QTDND thành viên và cung cấp các dịch vụ cho toàn hệ thống nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
  19. 7 1.1.1.2. Mục tiêu hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống (Thông tư số 04/2015/TT- NHNN ngày 31/3/2015). 1.1.1.3. Mô hình tổ chức của Quỹ tín dụng nhân dân Mô hình tổ chức của hệ thống QTDND được hình thành 2 cấp, mạng lưới QTDND trung ương được mở rộng, có khả năng tiếp cận nhanh chóng hơn với QTDND để tăng cường chức năng điều hòa vốn nội bộ, hỗ trợ, phục vụ thành viên. Để đáp ứng được các yêu cầu thực tế, QTDND trung ương đã chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-op Bank) từ ngày 24/6/2013. Mục tiêu tổng quát là đưa hệ thống Co-op Bank và các QTDND trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống các TCTD nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và từng bước tại khu vực đô thị trên cơ sở các nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cho các nhu cầu về vốn cho SXKD nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập để cải thiện đời sống của các thành viên. Mô hình tổ chức QTDND bao gồm: Thành viên của QTDND: QTDND hoạt động trên địa bàn liên xã phải có tối thiểu 300 thành viên tại thời điểm đề nghị, không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Thành viên được góp vốn theo quy định của Điều lệ, tối thiểu là 300.000 đồng, tối đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ tại thời điểm góp vốn. Thành viên của QTDND bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 và tán thành Điều lệ, tự nguyện tham gia góp vốn thành lập QTDND. Quyền của thành viên: Tham dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, tham dự các cuộc họp thành viên và biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên; Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các chức danh được bầu khác theo quy định tại Điều lệ của QTDND; Được gửi tiền, vay vốn, chia lãi theo vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ của QTDND; Được hưởng các phúc lợi xã hội chung của QTDND; Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của QTDND; Kiến nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của QTDND và yêu cầu
  20. 8 được trả lời; yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường để giải quyết những vấn đề cấp thiết; Chuyển nhượng vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của QTDND; Xin ra khỏi QTDND theo quy định tại Điều lệ của QTDND; Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của QTDND. Nghĩa vụ của thành viên: Thực hiện Điều lệ của QTDND và các nghị quyết của Đại hội thành viên; Góp vốn theo quy định tại Điều lệ của QTDND và quy định của pháp luật có liên quan; Hợp tác, tương trợ giữa các thành viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của QTDND; Cùng chịu trách nhiệm về các khoản rủi ro, thua lỗ trong hoạt động của QTDND trong phạm vi vốn góp của mình; Hoàn trả vốn và lãi tiền vay của QTDND theo cam kết; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho QTDND. Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của QTDND. Đại hội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, báo cáo công khai tài chính, kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ nếu có; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Phương hướng hoạt động kinh doanh năm tới; Tăng, giảm vốn điều lệ; mức vốn góp của thành viên; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát; Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi QTDND theo đề nghị của Hội đồng quản trị; quyết định khai trừ thành viên; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với QTDND; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất một phần ba tổng số thành viên đề nghị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0