intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

60
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ bức tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong giai đoạn 2005-2009, qua đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC MAI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội, 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ NGỌC MAI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THANH SƠN Hà Nội - 2010
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI .6 1.1.Tiếp cận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..........................................................6 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 8 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................. 8 1.2. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế.............11 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài .........................................................................................................................14 1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phƣơng trong việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..................................................................................17 1.4.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................17 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương ..........................................................19 1.4.3. Các bài học rút ra cho Hà Nội trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI ..........................................................................................................................23 2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Nội ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ...........................................................................23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................23 2.1.2. Tình hình kinh tế ......................................................................................24 2.1.3. Kết cấu hạ tầng ........................................................................................25 2.1.4. Môi trường hành chính-pháp luật ............................................................28 2.1.5. Lao động ..................................................................................................37 2.1.6. Môi trường văn hóa-xã hội .......................................................................39
  4. 2.1.7. An ninh, chính trị ......................................................................................40 2.1.8. Khoa học – công nghệ ..............................................................................40 2.2. Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội .......................41 2.2.1. Tình hình cấp giấy phép các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............41 2.2.2. Cơ cấu ngành của các dự án đầu tư ..........................................................44 2.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội ..............................45 2.2.4. Cơ cấu đối tác đầu tư ................................................................................47 2.3. Đóng góp của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hà Nội ...................................49 2.3.1. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tăng trưởng kinh tế .........49 2.3.2. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển lực lượng sản xuất ..........................................................................................................................52 2.3.3. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tạo việc làm cho người lao động .........................................................................................................................54 2.3.4. Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hội nhập quốc tế của Hà Nội ..55 2.4. Những hạn chế trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và nguyên nhân của hạn chế .............................................................................................................59 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ...........................................63 3.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Hà Nội ...........................................................................................................................63 3.1.1. Bối cảnh quốc tế .......................................................................................63 3.1.2. Bối cảnh trong nước .................................................................................64 3.2. Các chủ trƣơng trong phát triển kinh tế - xã hội và thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội .......................................................................67 3.3. Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Hà Nội trong thời gian tới ............................................................................................................73 3.3.1. Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................73 3.3.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ....80 3.3.3. Nâng cao và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................................................................85
  5. 3.3.4. Tiếp tục cải cách hành chính ....................................................................88 3.3.5. Tăng cường phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng ...............93 3.3.6. Nâng cao trách nhiệm và trình độ của cán bộ trong xúc tiến và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................................................................95 KẾT LUẬN .............................................................................................................98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 100 PHỤ LỤC 01: Bảng tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Thành phố Hà Nội năm 2009 PHỤ LỤC 02: Bảng tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Thành phố Hà Nội năm 2008
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC: Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương WTO: Tổ chức thương mại Thế giới FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài BOT: Hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BTO: Hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh BT: Hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao UBND: Ủy Ban nhân dân ĐTNN: Đầu tư nước ngoài LD: Liên doanh HĐHTKD: Hợp đồng hợp tác kinh doanh VĐTNN: Vốn đầu tư nước ngoài TNHH: Trách nhiệm hữu hạn HTX: Hợp tác xã CN: Công nghiệp GDP: Tổng sản phẩm quốc nội i
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội qua các năm 24 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về dân số 37 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về lao động 38 Số các dự án FDI được cấp giấy phép trong giai đoạn 2005 – Bảng 2.4 42 2009 Bảng 2.5 Cơ cấu ngành của các dự án FDI trong giai đoạn 2005 – 2009 44 Bảng 2.6 Các hình thức FDI trong giai đoạn 2005 – 2009 46 Bảng 2.7 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội theo các nước đầu tư 48 Doanh thu và nộp ngân sách của các doanh nghiệp FDI tại Bảng 2.8 49 Hà Nội giai đoạn 2005-2009 Vốn đầu tư phát triển ở Hà Nội phân theo nguồn vốn giai Bảng 2.9 52 đoạn 2005 – 2009 So sánh trình độ công nghệ, thiết bị chính đang sử dụng trong Bảng 2.10 53 các thành phần kinh tế ở Việt Nam Trình độ công nghệ thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu Bảng 2.11 54 tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội Số lao động của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước Bảng 2.12 55 ngoài Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước qua các năm 65 Bảng 3.2 Các cách xúc tiến đầu tư 83 Nội dung chương trình hành động thu hút FDI của các cơ Bảng 3.3 95 quan chức năng Thành phố ii
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Số các dự án FDI ở Hà Nội theo năm 42 Hình 2.2 Vốn đăng ký và vốn thực hiện của các dự án FDI ở Hà Nội 43 Hình 2.3 Tỷ trọng số dự án FDI ở Hà Nội phân theo ngành 45 Hình 2.4 Tỷ trọng số vốn FDI ở Hà Nội phân theo ngành 45 Hình 2.5 Tỷ trọng số dự án FDI theo các hình thức 46 Hình 2.6 Tỷ trọng số vốn FDI theo các hình thức 47 Doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của các dự án FDI Hình 2.7 50 giai đoạn 2005 – 2009 Tỷ trọng nộp ngân sách so với thu nội địa các dự án đầu tư Hình 2.8 51 trực tiếp nước ngoài Hình 3.1 Sơ đồ về sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng 94 iii
  9. MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày nay đã và đang tạo ra xu hƣớng nhất thể hóa các nền kinh tế trên thế giới. Sự kiện Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC và chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) đã tạo thời cơ và thách thức cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, thị trƣờng, kinh nghiệm quản lý và lao động trình độ cao với phong cách công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ phát triển nhiều mặt của đất nƣớc nói chung và của Thành Phố Hà Nội nói riêng. Kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Thành phố có nhiều vấn đề cần xem xét một cách toàn diện. Hà Nội mới bao gồm Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lƣơng Sơn Hòa Bình với những đặc thù riêng của từng địa phƣơng về tự nhiên, dân số, các vấn đề xã hội-kinh tế khác nhau, tạo nên sự đa dạng phong phú về nguồn lực đồng thời là sự cồng kềnh hơn của bộ máy quản lý nhà nƣớc đòi hỏi Hà Nội nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của mình để đƣa ra giải pháp tăng cƣờng thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Thành phố. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hƣởng không chỉ đối với các nƣớc phát triển mà với hầu hết các quốc gia trên thế giới, làm giảm đáng kể nguồn vốn di chuyển giữa nƣớc. Để đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nội trong thời kỳ khủng hoảng này, đòi hỏi những chính sách, biện pháp phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong bối cảnh mở rộng địa giới và thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội” để tìm ra đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; những điểm mạnh, điểm yếu của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hà Nội và đƣa ra đƣợc phƣơng 1
  10. hƣớng khắc phục đƣợc những điểm yếu đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc nói chung cũng nhƣ của Hà Nội nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một trong những vấn đề đƣợc nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự hiện diện của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam từ năm 1986, các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài rất phong phú và đa dạng đƣợc thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức nghiên cứu trong nƣớc và Tổ chức quốc tế cũng nhƣ nghiên cứu khoa học của các cá nhân. * Các công trình nghiên cứu chung về khái niệm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên phạm vi thế giới và Việt Nam trong điều kiện hội nhập nhƣ: - Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. - Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia TNCs tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia. - Nguyen Xuan Thang (2008), “Some trends of World Development and Their Impact on Viet Nam’s Vision of Developpment”, Vietnam Economics Reviews, No6 (166), pp3-8. - Nguyễn Trọng Xuân (2002): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội. - Nguyen Trong Xuan (2008), “Situation of FDI projects and Industrial Zone in Vietnam”, Vietnam Economics Reviews, No6 (166), pp38-44. - Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tác phẩm trên đề cập đến: 2
  11. + Lịch sử, cơ sở lý luận hình thành hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài trên quy mô toàn Thế Giới. + Đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam trong những năm qua. + Vai trò, ý nghĩa của Đầu tƣ nƣớc ngoài đối với quá trình tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam. + Xu hƣớng của sự phát triển về đầu tƣ trên thế giới và ảnh hƣởng của nó tới Việt Nam. *Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên phạm vi địa phƣơng, trong đó đã đƣa đƣợc lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở từng địa phƣơng, phƣơng hƣớng và giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa phƣơng đó. Các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: - TS. Trần Đăng Long (2002), “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Việt Thông (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội. * Ngoài ra, có các báo cáo về nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội nhƣ: Báo cáo số 08/BC-UBND: “Tổng kết 20 năm (1987-2007) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội”, ngày 21/1/2008. Báo cáo này đề cập đến thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Hà Nội qua 20 năm và đƣa ra đƣợc những ƣu điểm và hạn chế về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội trong thời gian đó. Nhìn chung các tác phẩm trên đã tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng hay liên quan đến hoạt động đầu tƣ và phần nhiều đứng trên bình diện cả nƣớc Việt Nam, hoặc một số tỉnh thành đi đầu trong hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng…Tuy nhiên, các tác phẩm chƣa nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Hà Nội trong giai đoạn từ 3
  12. năm 2008 đến nay, đây là thời gian có sự đổi mới về quản lý nhà nƣớc ở Hà Nội và khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hƣởng đến các quốc gia trong đó có Việt nam. Do đó, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội là hết sức cần thiết và cần tiếp tục để đƣa ra những kiến nghị đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nội nhất là trong bối cảnh Hà Nội mở rộng địa giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu của đề tài Làm rõ bức tranh về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội trong giai đoạn 2005-2009, qua đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hà Nội và thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hà Nội để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục. - Đề ra giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài * Về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đóng góp của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2005-2009. * Về không gian: Những vấn đề nghiên cứu đƣợc giới hạn trên địa bàn Hà Nội, bao gồm địa giới cũ, Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã của huyện Lƣơng Sơn (Hòa Bình). 4
  13. - Thời gian: Nội dung nghiên cứu đƣợc giới hạn từ 2005 đến 2009 và những năm tiếp theo sau này (Năm 2005 có Luật Đầu tƣ thay thế cho luật Đầu tƣ nƣớc ngoài và Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp lý luận chủ yếu sau: - Duy vật biện chứng. - Phƣơng pháp so sánh. - Phƣơng pháp thống kê. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. 6. Những đóng góp của luận văn - Chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hà Nội và đóng góp của nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2005 - 2009. - Đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm trong việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Hà Nội. - Đƣa ra định hƣớng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dụng luận văn bao gồm ba chƣơng: - Chƣơng 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI. - Chƣơng 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI. - Chƣơng 3:GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 5
  14. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Tiếp cận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu khác nhau, khái niệm “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài” đƣợc khái quát với những sắc thái riêng. Phần dƣới đây sẽ khảo cứu một số tiếp cận về khái niệm này. Dƣới góc độ kinh tế chính trị Mác-Lênin, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một trong các hình thức xuất khẩu tƣ bản. Xuất khẩu tƣ bản là xuất khẩu giá trị ra nƣớc ngoài nhằm thu giá trị thặng dƣ và các nguồn lợi khác từ nƣớc nhập khẩu tƣ bản. Theo Lênin, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, một trong các đặc điểm của chủ nghĩa tƣ bản là xuất khẩu hàng hóa, còn trong giai đoạn độc quyền xuất khẩu tƣ bản trở thành phổ biến trong các nƣớc tƣ bản. Ông cho rằng xuất khẩu tƣ bản là một đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản hiện đại. Do phát triển của lực lƣợng sản xuất trong chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, hiện tƣợng dƣ thừa tƣ bản một cách tƣơng đối xuất hiện trong nƣớc tƣ bản thời bấy giờ. Tức là, tỷ suất sinh lời của đầu tƣ mới ở trong nƣớc không cao nhƣ mong đợi nên các nhà tƣ bản không muốn đầu tƣ trong nƣớc mà kỳ vọng tỷ suất sinh lời cao ở nƣớc ngoài. Chính vì thế, xuất khẩu tƣ bản trở nên phổ biến và ồ ạt trong giai đoạn phát triển cao hơn của chủ nghĩa tƣ bản. Theo ông “chừng nào chủ nghĩa tƣ bản vẫn là chủ nghĩa tƣ bản, số tƣ bản thừa không phải dùng để nâng cao mức sống của quần chúng trong nƣớc đó, vì nhƣ thế sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tƣ bản – mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tƣ bản ra nƣớc ngoài, vào những nƣớc lạc hậu. Trong các nƣớc lạc hậu này, lợi nhuận thƣờng cao hơn vì tƣ bản hãy còn ít, giá đất đai tƣơng đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ”. [17] Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là vốn đầu tƣ thực hiện để thu đƣợc lợi ích lâu dài theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tƣ trực tiếp) thu đƣợc lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền 6
  15. kinh tế khác. Mục địch của nhà đầu tƣ trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hƣởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. [12] Khái niệm của IMF cũng giống khái niệm của Lênin ở chỗ đều là hình thức mang vốn ra nƣớc ngoài đầu tƣ. Khái niệm của IMF nói rõ hơn, nƣớc chủ sở hữu có quyền quản lý vốn đầu tƣ đó, họ phải gánh chịu rủi ro cũng nhƣ đƣợc hƣởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó ngƣời chủ sở hữu vốn đồng thời là ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. [27] Nét tƣơng đồng khái niệm này với các khái niệm trên ở chỗ: các khái niệm đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh tế này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm hoạt động điều hành của nhà đầu tƣ. Theo Luật Đầu tƣ 2005 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ”. Nhƣ vậy, các khái niệm trên đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh tế này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm điều hành hoạt động của nhà đầu tƣ, các nhà đầu tƣ có đƣợc nhiều lợi nhuận hơn từ việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án”. 1.1.2. Đặc điểm Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có các đặc điểm sau: - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng thức: Xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang hoạt động, 7
  16. mua cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. - Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tƣ. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tƣ trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ. - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không chỉ đƣa vốn vào nƣớc tiếp nhận mà có thể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trƣờng cho cả nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và nƣớc đi đầu tƣ. - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp, đầu tƣ gián tiếp thƣờng là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua và bán chứng khoán (Cổ phiếu hoặc trái phiếu). Đầu tƣ gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tƣ trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tƣ ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trƣờng tiền tệ phát triển ở những nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo Điều 21 Luật Đầu tƣ 2005 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ vào Việt Nam dƣới những hình thức sau: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh doanh. - Doanh nghiệp liên doanh. - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. - Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)… * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là hình thức đầu tƣ trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh đƣợc ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành 8
  17. một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nƣớc nhận đầu tƣ trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân. Hình thức này không làm thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tƣ cách pháp nhân độc lập của mình và mỗi bên thực hiện nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng. Kết quả phụ thuộc vào sự tồn tại và thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể đƣợc kết thúc trƣớc thời hạn nếu thỏa mãn đủ các điều kiện quy định trong hợp đồng, hợp đồng cũng có thể đƣợc kéo dài khi có sự đồng ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. *Hình thức doanh nghiệp liên doanh Đây là hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, qua đó pháp nhân mới đƣợc thành lập đƣợc gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký hiệp định giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nƣớc ngoài. Doanh nghiệp liên doanh cũng có thể đƣợc thành lập do doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên cơ sở liên doanh. Nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực của nên kinh tế quốc dân. Pháp nhân mới đƣợc thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó phần vốn góp của nƣớc ngoài không hạn chế mức tối đa, nhƣng mức tối thiểu theo quy định của luật không dƣới 30% vốn pháp định. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng, nhƣng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Số ngƣời tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất, quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng nhƣ: Duyệt quyết toán thu chi tài chính hằng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn dầu tƣ, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán,..lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này đƣợc phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. 9
  18. *Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài, đƣợc hình thành bằng toàn bộ vốn nƣớc ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này đƣợc thành lập dƣới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tƣ tại Việt Nam. Vốn pháp định cũng nhƣ vốn đầu tƣ do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tƣ của doanh nghiệp. * Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao(BOT) Là một phƣơng thức đầu tƣ trực tiếp đƣợc thực hiện trên cơ sở văn bản đƣợc ký kết giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài) với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở Việt Nam để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu, hạ tầng trong thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nƣớc Việt Nam. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thƣờng đƣợc thực hiện bằng vốn nƣớc ngoài 100%, cũng có thể đƣợc thực hiện bằng vốn nƣớc ngoài và phần góp vốn của Chính phủ Việt Nam hoặc các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong hình thức đầu tƣ này, các nhà đầu tƣ có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tƣ và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nhà nƣớc Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) là phƣơng thức đầu tƣ dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ chuyển giao công trình cho nhà nƣớc Việt Nam. Nhà nƣớc Việt Nam sẽ dành cho nhà đầu tƣ quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hợp lý. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) là một phƣơng thức đầu tƣ nƣớc ngoài trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng 10
  19. xong, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nƣớc Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hợp lý. 1.2. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với phát triển kinh tế [ 2] 1.2.1. Đối với nước đầu tư Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc thể hiện ở mặt tích cực và tiêu cực đối với nƣớc đầu tƣ nhƣ sau: * Tác động tích cực - Chủ đầu tƣ có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tƣ và có thể đƣa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Do đó vốn đầu tƣ thƣờng đƣợc sử dụng với hiệu quả cao. - Chủ đầu tƣ nƣớc ngoài mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và trên thế giới. - Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác đƣợc nguồn lao động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tăng năng suất và thu nhập quốc dân. Thông qua thực hiện đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, chủ đầu tƣ có thể nâng cao cạnh tranh của họ trên thị trƣờng thế giới. - Tránh đƣợc hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trƣờng vì thông qua nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mà chủ đầu tƣ nƣớc ngoài xây dựng đƣợc các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng các nƣớc thi hành chính sách bảo hộ. * Tác động tiêu cực - Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tƣ nƣớc ngoài để mất bản quyền sở hữu công nghệ, bí quyết trong quá trình chuyển giao. - Chủ đầu tƣ có thể gặp rủi ro cao nếu không hiểu rõ môi trƣờng đầu tƣ của nƣớc sở tại. 1.2.2. Đối với nước nhận đầu tư 11
  20. Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến nƣớc nhận đầu tƣ đƣợc thể hiện: * Tác động tích cực - Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc tiên tiến của bên nƣớc ngoài. Đại đa số các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ đều có kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém không phát huy đƣợc thế mạnh của mình. Trong khi đó các công ty xuyên quốc gia có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, các chuyên gia quản lý giỏi đã qua đào tạo về quản lý ở các trƣờng danh tiếng, có kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trên thị trƣờng thế giới. - Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất các lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý… - Thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc thông qua sự kết hợp tối ƣu các yếu tố sản xuất và sử dụng triệt để các nguồn lực nhàn rỗi. Để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải thuê các lao động, mua hàng hóa, dịch vụ cần thiết, mua nguyên vật liệu, bơm ngoại tệ vào nền kinh tế…việc này sẽ làm tăng thu nhập cho dân chúng nội địa và họ sẽ bỏ vốn của mình ra để chi tiêu nhiều hơn là tiết kiệm, kết quả là tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội tăng lên, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. - Tạo thêm việc làm, giúp nâng cao tay nghề lao động, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài…thu hút một số lƣợng lớn lao động. Ngƣời lao động này khi làm việc với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tiếp thu đƣợc công nghệ tiên tiến, học đƣợc phƣơng thức quản lý và tác phong làm việc. - Thông qua tiếp nhận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có điều kiện thuận lợi để gắn kết kinh tế trong nƣớc với hệ thống sản xuất, phân phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của các nƣớc này. Chủ thể chủ yếu của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới hiện nay là các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lƣới chân rết toàn cầu; thông qua tiếp nhận đầu tƣ của các công ty, tập đoàn này, nƣớc sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và thâm nhập thị trƣờng quốc tế, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, làm quen với tập quán 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2