intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2013

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

45
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về đói nghèo, vai trò và tầm quan trọng của tín dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo ; phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình. Chỉ rõ những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm phát triển tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2013

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ________________ ________________ LÃ QUỐC CƢỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRUNG THÀNH HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công triǹ h nghiên cƣ́u của riêng tôi . Các số liê ̣u và trić h dẫn nên trong Luâ ̣n văn hoàn toà n trung thƣ̣c. Các kết quả nghiên cƣ́u của Luâ ̣n văn chƣa đƣơ ̣c công bố trong bấ t kỳ công triǹ h nào. Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2014 Tác giả i
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên , tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới giáo viên hƣớng dẫn khoa ho ̣c đã chỉ bảo tâ ̣n tình cho tôi trong suố t quá trình nghiên cƣ́u và hoàn thành luận văn này . Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới nhà trƣờng , các thầ y cô đã quan tâm , tham gia đóng góp ý kiế n và hỗ trơ ̣ tác gi ả trong quá trình nghiên cứu, giúp tác giả có cơ sở kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu để hoàn thiện Luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo các Cơ quan , các đồng nghiê ̣p đã quan tâm, hỗ trơ,̣ cung cấ p tài liê ̣u, thông tin cầ n thiế t, tạo điều kiện cho tác giả có cơ sở thƣ̣c tiễn để nghiên cƣ́u, hoàn thành luận văn. Cuố i cùng, tác giả chân thành cảm ơn gia đình , bạn bè đã hỗ trợ , đô ̣ng viên tác giả trong suố t quá triǹ h nghiên cƣ́u và hoàn thiện luận văn./. ii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................. vi DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT ...................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài và ý nghiã khoa ho ̣c của đề tài .......................................... 1 2. Tổ ng quan các công trình nghiên cƣ́u liên quan đế n đề tài ...................................... 3 3. Mục đích và nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu của đề tài........................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 5. Câu hỏi nghiên cƣ́u đề tài ......................................................................................... 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn .................................................................... 6 7. Những đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 6 8. Kết cấu nô ̣i dung của luâ ̣n văn ................................................................................. 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ....................................................................................................................... 8 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈ O ĐÓI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỖ TRỢ VỐN CHO NGƢỜI NGHÈO ........................................................................... 8 1.1.1. Tổng quan về nghèo đói .............................................................................. 8 1.1.2. Sự cần thiết phải hỗ trợ vố n để xóa đói giảm nghèo ................................. 11 1.2. VAI TRÒ CỦA VIÊC ̣ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈ O BẰNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................. 13 1.2.1. Ngân hàng chiń h sách xã hô ̣i với công cuô ̣c xóa đói gi ảm nghèo ............ 13 1.2.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với hộ nghèo .................. 16 1.3. HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO ......... 20 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo .................................... 20 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo ....................... 21 iii
  5. 1.4. KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ........................... 22 1.4.1. Kinh nghiệm một số điạ phƣơng ............................................................... 22 1.4.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào tỉnh Ninh Bình ................................. 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở NINH BÌNH .......................................................................................... 32 2.1. TỔNG QUAN VỀ NINH BÌNH VÀ TÌNH HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG TỈNH .................................................................................. 32 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2013 ................ 32 2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Ninh Bình ................................................... 36 2.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO........................... 38 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 38 2.2.2. Mô hình tổ chức và hoạt động ................................................................... 39 2.3. THƢ̣C TRẠNG HOA ̣T ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈ O TẠI NHCSXH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2008-2013 ............................................ 44 2.3.1. Nguồn vốn cho vay hộ nghèo .................................................................... 44 2.3.2. Hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2013 ................................................................................................. 46 2.4. THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CSXH ĐỐI VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở NINH BÌNH ........... 56 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 56 2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 59 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH ................................................................... 66 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU XÓA ĐÓI – GIẢM NGHÈO CỦA NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 ....................................................................... 66 3.1.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng chung của tỉnh ............................................... 66 3.1.2. Mục tiêu và phƣơng hƣớng của NHCSXH tại Ninh Bình ........................ 66 iv
  6. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH NINH BÌNH ........................................................................ 67 3.2.1. Hoàn thiện mô hình ma ̣ng lƣới hoa ̣t đô ̣ng tin ́ du ̣ng của NHCSXH ........ 68 3.2.2. Huy đô ̣ng các nguồn vốn nhằm mở rộng cho vay ngƣời nghèo ............. 70 3.2.3. Cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho hộ nghèo ................................. 72 3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng giao dịch ở các điạ phƣơng và có kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ .................................................... 73 3.2.5. Các giải pháp khác .................................................................................... 75 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76 3.3.1. Đối với Nhà nƣớc ...................................................................................... 76 3.3.2. Đối với NHCSXH Việt Nam ..................................................................... 76 3.3.3. Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng tại tỉnh Ninh Bình ..................... 78 3.3.4. Đối với Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các cấp ...................................... 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 82 v
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Số hộ nghèo và hộ cận nghèo Ninh Bình năm 2012 ....................... 36 Bảng 2.2. Các nguồn huy động vốn cho vay các hộ nghèo ............................ 44 Bảng 2.3. Hoạt động tín dụng hộ nghèo ở tỉnh Ninh Bình đến 31/12/2013.... 47 Bảng 2.4. Báo cáo kết quả điều tra của NHCSXH, khảo sát về một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH (giai đoạn 2008 - 2013) ................................................................... 50 Bảng 2.5. Diễn biến nguồn vốn và dƣ nợ qua 10 năm hoạt động (giai đoạn 2008-2013) ............................................................................. 52 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả cho vay hộ nghèo từ 2003 - 2013 ...................... 61 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả cho vay chƣơng trình hộ nghèo về nhà ở từ năm 2003-2013 ................................................................................ 62 Biểu đồ 2.1. Các nguyên nhân xảy ra nghèo đói ở Ninh Bình ....................... 37 Biểu đồ 2.2. Các nguồn huy động vốn cho vay hộ nghèo ............................ 45 Biểu đồ 2.3. Hoạt động tín dụng hộ nghèo ở tỉnh Ninh Bình đến 31/12/2013 (Nợ quá hạn)............................................................ 48 vi
  8. DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT FAO Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp Quốc HĐND Hô ̣i đồ ng nhân dân HĐQT Hô ̣i đồ ng quản tri ̣ KT-XH Kinh tế – Xã hội NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội QĐ-TTg Quyế t đinh ̣ của Thủ tƣớng Chính phủ SX-KD Sản xuất – kinh doanh TK & VV Tiế t kiê ̣m và vay vố n UBND Ủy ban Nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo vii
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa khoa học của đề tài Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, vấn đề đói nghèo xuất hiện, tồn tại và trở thành một thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia, khu vực, thậm chí đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Vì thế, cuộc đấu tranh chống đói nghèo cũng là một trong những cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhất đối với hầu hết các dân tộc trên thế giới. Việt Nam là một nƣớc đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên tình trạng đói nghèo vẫn trải dài khắp các tỉnh thành. Mặc dù những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta tăng trƣởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã đƣợc tăng lên một cách rõ rệt, nhƣng sự đói nghèo của dân cƣ đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ. Để ngƣời nghèo thoát nghèo là mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - xã hội mà Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002; Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo trƣớc đây nhằm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia và cam kết trƣớc cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo. NHCSXH ra đời chính là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với các hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Tính đến 2012, sau 9 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay trên 100.000 tỷ đồng với hơn 11 triệu lƣợt hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác đƣợc vay vốn, góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Theo Chiến lƣợc phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đƣơ ̣c Thủ tƣớng Chiń h phủ phê duyê ̣t , nhằm phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo hƣớng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt 1
  10. tín dụng chính sách xã hội của Nhà nƣớc; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc này là: 100% ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp; Dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 10%; Tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 3%/tổng dƣ nợ; Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới; Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Chiến lƣợc cũng đƣa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển Ngân hàng chính sách xã hội theo hƣớng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng, chính sách xã hội của nhà nƣớc. Ninh Bin ̀ h là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với 80% dân số sống bằng nông nghiệp, Ninh Bình là một tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Tuy nhiên, trong mƣời năm qua, nhờ sự ra đời và hoạt động của NHCSXH tỉnh Ninh Bình, tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh đã giảm rõ rệt: từ 10,38% (theo tiêu chí 2001 - 2005) xuống dƣới 5,8% năm 2005; từ 18,02% (theo tiêu chí 2006-2010) xuống 6,87% năm 2010; từ 12,4% (theo tiêu chí 2011-2015) xuống 7,54% năm 2012. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Ninh Bình vẫn còn không ít hạn chế nhƣ: vẫn xảy ra tình trạng 2
  11. cho vay không đúng đối tƣợng; mức vốn vay, thời hạn cho vay chƣa phù hợp với từng đối tƣợng, từng mục đích; quy mô tín dụng còn thấp; mô hình hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn bộc lộ nhiều hạn chế… dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay thấp. Trong bối cảnh đó, đề tài “Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2008-2013” đƣợc nghiên cứu nhằm đƣa ra các giải pháp nâng cao công tác giảm thiểu đói nghèo ở Ninh Bình trong thời gian tới. 2. Tổ ng quan các công trin ̀ h nghiên cƣ́u liên quan đế n đề tài Ngân hàng chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH, đƣợc thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày mồng 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ Tƣớng chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo. Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo đƣợc thành lập năm 1995 và chính thức đI vào hoạt động năm 1996, do hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam làm đại lý giải ngân, với tổng số vốn cho vay hàng ngàn tỉ đồng tới các hộ nghèo ở nông thôn. việc tồn tại bộ phận nông dân nghèo ở nông thôn đã thúc đẩy việc ra đời và hoạt động của ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đƣợc thành lập là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia và cam kết trƣớc cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo". Hiê ̣n nay, mô ̣t số nghiên cƣ́u đánh giá của Ngô Thị Huyền (2008) với “Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam”, nghiên cƣ́u của Nguyễn Anh Tuấn (2011) với “Cho vay hỗ trợ người nghèo tại tỉnh Tiền Giang thực trạng và giải pháp”; nghiên cƣ́u của Nguyễn Minh Đinh ̣ (2011) với “Chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum”; nghiên cƣ́u của Nguyễn Trung Tăng (2001) với “Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng XĐGN”; nghiên 3
  12. cƣ́u của Nguyễn Văn Châu (2009), “Ảnh hƣởng tín dụng ƣu đãi Ngân hàng chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ hộ nghèo tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” nghiên cƣ́u của Nguyễn Viết Hồng (2001) với nghiên cƣ́u “Về việc tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thƣơng mại trong hoạt động ngân hàng” đề u chỉ ra vai trò quan trọng của NHCSXH trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Viê ̣t Nam . Các nghiên cứu đều chỉ rõ : Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đƣa chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phƣơng, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Đƣợc nhà nƣớc bảo hộ nhƣng NHCSXH vẫn luôn từng bƣơc đổi mới, phát triển linh hoạt, ngày càng xã hội hoá để theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của đất nƣớc. Bởi thế mà trên thị trƣờng tài chính, một sản phẩm của nền kinh tế thị trƣờng, cũng không thể thiếu sự có mặt của NHCSXH. Với nhiều hoạt động huy động vốn có hiệu quả, NHCSXH đã biến tài chính tín dụng thành công cụ hữu hiệu trong chính sách phát triển của mình. Vấn đề xóa đói giảm nghèo và tín dụng phục vụ công tác XĐGN đã đƣợc nghiên cứu trên phạm vi cả nƣớc, cũng nhƣ ở một số địa phƣơng. Một số đề tài đã nghiên cứu về tác động của các công cụ chính sách đối với công tác giảm nghèo ở tỉnh hoặc một huyện cụ thể mà chƣa phân tích riêng lẻ tác động của nguồn vốn ƣu đãi và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ƣu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Mô ̣t n ghiên cƣ́u về NHCSXH ở tin̉ h Ninh Biǹ h của tác giả Đỗ Ngọc Tân (2012). Nghiên cƣ́u đã chỉ ra đƣơ ̣c các hoạt động của NHCSXH tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đó là nhiều hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay nhƣng chƣa đƣợc vay, số hộ nghèo thoát nghèo từ nguồn vốn vay của 4
  13. NHCSXH chƣa cao, tình trạng cho vay không đúng đối tƣợng diễn ra khá phổ biến... dẫn đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo vẫn thấp so với mục tiêu đề ra. Đỗ Ngọc Tân (2012) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, sự cần thiết phải XĐGN, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Bên ca ̣nh đó, Đỗ Ngọc Tân (2012) đã phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Ninh Bình. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của chƣơng trình cho vay hộ nghèo tại Ninh Bình trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của NHCSXH tỉnh Ninh Bình, luận văn đƣa ra các nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, với cấp ủy Đảng chính quyền các cấp tại Ninh Bình, Ban Đại diện HĐQT các cấp, NHCSXH tỉnh Ninh Bình, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về đói nghèo, vai trò và tầm quan trọng của tín dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo ; phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình. Chỉ rõ những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm phát triển tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là vấn đề đói nghèo trong tin̉ h Ninh Bình và hoạt động tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo của NHCSXH tại tỉnh Ninh Bình.  Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm vai trò của việc XĐGN bằng nguồn vốn tín dụng của NHCSXH, kinh nghiệm của một số tỉnh thành về XĐGN thông qua hoạt động tín dụng của NHCSXH, trong đó đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH tại tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2008-2013 và đề xuất các giải pháp đến năm 2015. 5
  14. 5. Câu hỏi nghiên cƣ́u đề tài Nghiên cƣ́u dƣ̣ kiế n sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Nghèo đói là gì? Tính cấp thiết của việc phải xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam? - Hoạt động tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo của NHCSXH ở các điạ phƣơng trong cả nƣớc đƣợc thực hiện nhƣ thế nào ? Kinh nghiê ̣m của các địa phƣơng và xác định bài học tốt cho tỉnh Ninh Bình? - Thế nào là hoạt động tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo ? Hoạt động tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo của NHCSXH ta ̣i tỉ nh Ninh Bình đã và đang đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? - Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Ninh Bình trong nhƣ̃ng năm qua đƣơ ̣c thƣ̣c hiê ̣n nhƣ thế nào ? Các ƣu điểm , hạn chế, các vƣớng mắc cần đƣợc khắc phục là gì? - Các cơ quan Nhà nƣớc, các Hiệp hội, các Ban ngành địa phƣơng và đặc biê ̣t là NHCSXH tỉnh Ninh Bình cầ n làm gì, có những phƣơng hƣớng và giải pháp gì để hoàn thiện các chính sách , các mục tiêu liên quan đến hoạt động t ín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo thành công tại tỉnh Ninh Bin ̀ h? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng bao gồm: phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê các số liệu và thông tin từ các nguồn tài liệu nhƣ sách, báo, tạp chí, các trang web trong và ngoài nƣớc để xác định và luận giải những vấn đề về hoạt động xóa đói giảm nghèo của NHCSXH trên phạm vi toàn quốc nói chung và tại tỉnh Ninh Bình nói riêng. 7. Những đóng góp mới của luận văn Luâ ̣n văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, sự cần thiết phải XĐGN, các chỉ tiêu tính toán hiệu quả tín dụng và rút ra sự cần thiết 6
  15. khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Đề tài t iến hành phân tích, đánh giá trên cả hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, rút ra những mặt đƣợc và chƣa đƣợc đối với công tác cho vay hộ nghèo tại tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2013, nhất là đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ , NHCSXH Việt Nam, với cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp tại tỉnh Ninh Bình , NHCSXH tỉnh Ninh Bình , góp phần nâng cao hiệu quả cũng nhƣ vai trò của NHCSXH đối với hộ nghèo. Luâ ̣n văn tiế n hành khảo sát nắm bắt số liệu thực tế, xác định rõ ngƣời thụ hƣởng trực tiếp, nhu cầu, năng lực cũng nhƣ những khó khăn các hộ nghèo ở Nình Bình với kết quả và số liệu, thông tin đáng tin cậy; kết nối với định hƣớng của tỉnh, chính sách của nhà nƣớc, phù hợp với xu thế phát triển của địa phƣơng để đƣa ra những giải pháp hiệu quả, thiết thực. Các giải pháp thực hiện phải kết nối một cách chủ động và linh hoạt với các chƣơng trình, kế hoạch khác của các sở, ngành có liên quan để tận dụng nguồn lực; đồng thời phát huy tối đa vai trò của xã hội hóa. Giải pháp hỗ trợ mang tính bền vững đến từng địa chỉ cụ thể để giúp các hộ thanh niên nghèo lập nghiệp, vƣơn lên thoát nghèo bằng chính khả năng lao động của mình. 8. Kết cấu nô ̣i dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Luâ ̣n văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với việc xóa đói giảm nghèo. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với việc xóa đói giảm nghèo ở Ninh Bình. Chƣơng 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình. 7
  16. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈ O ĐÓI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỖ TRỢ VỐN CHO NGƢỜI NGHÈO 1.1.1. Tổng quan về nghèo đói 1.1.1.1. Khái niệm về đói nghèo Có khá nhiều khái niệm khác nhau về nghèo đói, tùy thuộc vào cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức vào tháng 09/1993 tại Thái Lan đã thống nhất cho rằng “Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con ngƣời, mà những nhu cầu này đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng”. Đây là một khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam. Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, nhƣ giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trƣờng hiệu quả, trong đó có các thị trƣờng đất đai, vốn và lao động cũng nhƣ các thể chế nhà nƣớc đƣợc cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng nhƣ một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. 1.1.1.2. Các tiêu chí về đói nghèo Để xác định mức độ đói, nghèo ngƣời ta thƣờng dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi tiêu. Một ngƣời đƣợc coi là đói, nghèo nếu mức độ chi tiêu hoặc 8
  17. thu nhập dƣới mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản. Mức tối thiếu này đƣợc gọi là “ngƣỡng đói nghèo”. Các yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản thay đổi theo thời gian và xã hội, do đó, “ngƣỡng đói nghèo” khác nhau theo thời gian, địa điểm và mỗi quốc gia sử dụng các ngƣỡng thích hợp với mức độ phát triển, chuẩn mực và giá trị xã hội của mình. Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lƣờng mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Đại diện của Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội cho biết, số liệu thống kê trên dựa theo tiêu chuẩn mới, cụ thể: Thu nhập hàng tháng của hộ gia đình nghèo là 400.000 đồng trở xuống ở nông thôn và 500.000 đồng trở xuống ở thành thị. Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trong Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ Việt Nam số 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010, cả nƣớc Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Và đến năm 2011, theo chuẩn nghèo mới, cả nƣớc Việt Nam hiện có khoảng 3 triệu hộ nghèo. Theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo mặc dù đã thoát nghèo nhƣng vẫn không đủ sống, đời sống khó khăn nên rất nhiều ngƣời muốn còn đƣợc thuộc diện nghèo mãi để tiếp tục đƣợc nhận các khoản hỗ trợ nhƣ vay vốn ƣu đãi. Dù theo cách đánh giá nào đi nữa thì bộ phận dân nghèo ở Việt Nam hiện nay còn khá lớn. Vì có nhiều nguyên nhân khác nhau nên chúng ta cần phải đứng trên nguyên nhân của từng hộ gia đình để đƣa ra biện pháp hỗ trợ hiệu quả. 1.1.1.3. Nguyên nhân nghèo đói Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhƣng chung quy lại thì có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nƣớc ta theo các nhóm sau: 9
  18. a) Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo - Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thƣờng rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi thuê, đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở nƣớc ta năm 2001 cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộ đƣợc điều tra. - Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phƣơng pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thƣờng sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phƣơng tiện, con cái thất học,… Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh đẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả. - Thiếu sức khỏe: Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con ngƣời vào tình trạng nghèo đói trầm trọng. - Thiếu tài nguyên: Đất canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hƣớng tăng lên. - Thiếu việc làm, thiếu sự chủ động trong việc tìm kiếm việc làm. Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều ngƣời dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc. 10
  19. b) Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nghèo. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt : thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có là những vùng có nhiều hộ nghèo đói nhất. 1.1.2. Sự cần thiết phải hỗ trợ vố n để xóa đói giảm nghèo Đói nghèo là hiện tƣợng phổ biến của nền kinh tế thị trƣờng và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đặc biệt đối với nƣớc ta, quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng t ừ xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu dẫn đến tình trạng đói nghèo không thể tránh khỏi. Nhƣ vậy, hỗ trợ ngƣời nghèo trƣớc hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế đƣợc các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngƣời nghèo đƣợc hỗ trợ để tự vƣơn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lƣợc phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. XĐGN là một bộ phận trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới, đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Xoá đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế Nghèo đói đi liền với lạc hậu và là trở ngại lớn đối với sự phát triển. Nói cách khác, XĐGN sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển, ngƣợc lại tăng trƣởng kinh tế gắn với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công trong công tác XĐGN. 11
  20. Xóa đói giảm nghèo đối với vấn đề chính trị - xã hội. Nghèo đói là nguyên nhân quan trọng làm phát sinh các tệ nạn xã hội nhƣ trộm cắp, cƣớp giật, ma tuý, mại dâm... đi đôi với nó là sự tăng dân số, suy giảm thể lực, trí lực. Nếu nghèo đói không đƣợc chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo đói vƣợt quá giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị, là môi trƣờng thuận lợi cho âm mƣu “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm” của các thế lực thù địch. Tóm lại, hỗ trợ ngƣời nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định rằng: mặc dù kinh tế đất nƣớc có thể tăng trƣởng nhƣng nếu không có chính sách và chƣơng trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp ngƣời nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo. Sau 10 năm thực hiện “Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói, giảm nghèo” (2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ về “Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất trong cả nƣớc (2008-2013), Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng mừng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 mới công bố của Ngân hàng thế giới World Bank, hơn 30 triệu ngƣời Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt đƣợc tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở cao, lần lƣợt hơn 90% và 70%. Theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp Quốc FAO, Việt Nam là một trong những nƣớc đạt đƣợc thành tích nổi bật trong 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2