intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên những luận cứ khoa học ở trong nước, ngoài nước và quan điểm của Đảng ta về TĐKT, đề tài góp phần phác thảo những đặc trưng cơ bản của mô hình TĐKT ở Việt Nam, thực trạng và xu hướng phát triển của chúng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xây dựng, hoàn thiện và định hình một xu hướng phát triển có tính quy luật của các TĐKT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ PHAN MINH TUẤN Một số vấn đề về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, 2002
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Tập đoàn kinh tế. 8 1.1. Khái niệm về Tập đoàn kinh tế. 8 1.2. Hình thức tổ chức và các đặc trưng chủ yếu của Tập đoàn kinh tế. 12 1.3. Nguồn gốc hình thành và vai trò Nhà nước trong sự hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế. 26 1.4. Vai trò và xu hướng phát triển của Tập đoàn kinh tế. 36 1.5. Tham khảo sự hình thành và hoạt động của Tập đoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới. 40 Chương 2: Thực trạng của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 53 2.1. Chủ trương và quá trình hình thành Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. 53 2.2. Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. 57 2.3. Thực trạng hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. 64 2.4. Đánh giá một số thành tựu và hạn chế. 75 Chương 3: Quan điểm, nguyên tắc và giải pháp phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. 86 3.1. Quan điểm, chủ trương về sự cần thiết xây dựng, phát triển Tập đoàn kinh tế. 86 3.2. Những nguyên tắc và phướng xây dựng và phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. 95 3.3. Những giải pháp cơ bản xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. 102 KẾT LUẬN 119 1
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNH : Công nghiệp hoá. 2. CNTB : Chủ nghĩa tư bản. 3. DN : Doanh nghiệp. 4. DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước. 5. DNTV : Doanh nghiệp thành viên. 6. FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội. 8. HĐH : Hiện đại hoá. 9. LHXN : LHXN. 10. MB : Miền Bắc. 11. MN : Miền Nam. 12. MNCs : Các công ty đa quốc gia. 13. NIEs : Các nền kinh tế công nghiệp mới. 14. TBCN : Tư bản chủ nghĩa. 15. TCH : Toàn cầu hoá. 16. TCT : Tổng công ty. 17. TĐDN : Tập đoàn doanh nghiệp. 18. TĐKD : Tập đoàn kinh doanh. 19. TĐKT : Tập đoàn kinh tế. 20. TNCs : Các công ty xuyên quốc gia. 21. VN : Việt Nam. 22. XHCN : Xã hội chủ nghĩa. 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tập đoàn hoá và xuyên quốc gia hoá các hoạt động kinh tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Sự phát triển nhanh chóng, sôi động và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau của các công ty xuyên quốc gia (TransNationlCoporations - TNCs) như: Tập đoàn sản xuất (Thái Lan); CheeBol (Hàn Quốc) ... thời gian qua không những mang đậm nét đặc trưng của thời đại làm tăng nhanh qúa trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới, mà còn phản ánh trình độ tăng nhanh của sản xuất kinh doanh, khả năng kinh doanh xuất khẩu và đầu tư, mở rộng thương mại quốc tế, làm cho nền kinh tế quốc gia thích ứng với sự phát triển của sức sản xuất xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, đổi mới để đứng vững và từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Việt Nam muốn tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng sâu, rộng, tất yếu và cần thiết phải xây dựng các Tập đoàn kinh tế mạnh và tiến tới thành lập TNCs của mình. Quá trình thành lập các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam được đánh dấu bằng Quyết định 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một bộ phận quan trọng của quá trình đổi mới, tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng hình thành các tổ chức kinh tế mạnh của Nhà nước. Cho đến nay, mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định như: hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tích cực tham gia thực hiện các chính sách xã 3
  5. hội... Tuy nhiên, trên thực tế khách quan cần thấy rằng các TĐKT Nhà nước chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp toàn Tập đoàn, chưa khắc phục tình trạng rời rạc của các doanh nghiệp thành viên bằng cơ chế, tổ chức và điều hành. Vì vậy việc thành lập các TĐKT Nhà nước chưa đạt mục tiêu đề ra là tạo sự liên kết kinh tế, gắn bó lợi ích và thị trường, là trụ cột đồng thời tạo “quả đấm thép” làm đối trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việc xây dựng và phát triển các TĐKT Nhà nước là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam cả trên giác độ lý luận và thực tiễn. Và hướng đi nào cho các Tổng công ty theo mô hình TĐKT trong những năm tới để nó thực sự giữ vững những mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế đề ra? Đó thực sự là một câu hỏi lớn cho tất cả những ai quan tâm đến sự phát triển mô hình TĐKT ở Việt Nam. Để góp phần nhỏ bé vào công việc to lớn và phức tạp khó khăn đó, tác giả xin lựa chọn vấn đề: “Một số vấn đề về Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Xung quanh vấn đề về Tập đoàn kinh tế đã có một số công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Trong đó có đề cập đến vai trò vị trí của các TĐKT cũng như sự cần thiết và tác dụng của loại hình doanh nghiệp Tập đoàn, quy mô lớn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có thể nêu một số tác phẩm nổi bật sau: Nguyễn Thị Bích Loan, Những giải pháp cơ bản nhằm hình thành và phát triển Tập đoàn kinh doanh Việt Nam hiện nay, Luận án TS khoa học kinh tế, Hà Nội 1999. PGS. TS Ngô Quang Minh (Chủ biên), Kinh tế Nhà nước và qúa trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. 4
  6. PGS. PTS Nguyễn Đình Phan (Chủ biên), Thành lập và quản lý các Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996. Tuy nhiên những công trình đó hầu hết mới chỉ tập trung vào việc khái quát những mô hình Tập đoàn đã có trong lịch sử hoặc đề cập đến một mặt cụ thể của việc quản lý Tập đoàn, chứ chưa có công trình nào tiếp cận nghiên cứu Tập đoàn từ các Tổng công ty theo mô hình TĐKT ở Việt Nam. Từ đó làm nổi bật các đặc trưng của TĐKT và vạch rõ hướng đi cho các TĐKT trong những năm tới. Vì vậy đề tài: “Một số vấn đề về Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” là cần thiết và có ý nghĩa. Đề tài có tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan, nhưng nội dung có tính chất độc lập. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Dựa trên những luận cứ khoa học ở trong nước, ngoài nước và quan điểm của Đảng ta về TĐKT, đề tài góp phần phác thảo những đặc trưng cơ bản của mô hình TĐKT ở Việt Nam, thực trạng và xu hướng phát triển của chúng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xây dựng, hoàn thiện và định hình một xu hướng phát triển có tính quy luật của các TĐKT ở Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được những mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển TĐKT. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các TĐKT Nhà nước ở Việt Nam. 5
  7. - Luận chứng những phương hướng, quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm củng cố, tổ chức lại các TĐKT ở Việt Nam trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Các vấn đề lý luận và thực tiễn của sự hình thành, phát triển TĐKT và một số vấn đề đặt ra cho sự hình thành và phát triển TĐKT ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trên thực tế, có thể có nhiều loại hình tổ chức kinh doanh, Tổng công ty phát triển theo hướng TĐKT, song, các TĐKT được đề cập trong luận văn này là các TĐKT Nhà nước (các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo Quyết định 91/TTg hay còn gọi tắt là Tổng công ty 91). Tuy nhiên, do mối quan hệ biện chứng của các quan hệ kinh tế nên trong luận văn này cũng đề cập ở một mức độ nhất định một số Tổng công ty được thành lập theo quyết định 90/TTg (gọi tắt là Tổng công ty 90). Đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị nên chỉ tập trung vào các xu hướng vận động có tính quy luật, những quan điểm có tính chất định hướng phát triển của các TĐKT. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài, các phương pháp đã được vận dụng: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; kết hợp phương pháp phân tích - tổng hợp với phương pháp quy nạp - diễn dịch; phương pháp lôgic với phương pháp lịch sử... Đồng thời sử dụng có chọn lọc những tri thức của kinh tế học hiện đại để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. 6
  8. 6. Những đóng góp mới của luận văn. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển các TĐKT. Phân tích thực trạng của các TĐKT Nhà nước và đưa ra những đánh giá cần thiết làm cơ sở để sắp xếp tổ chức lại các TĐKT theo yêu cầu khách quan. Những nhận định của tác giả về xu hướng vận động của các TĐKT ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số quan điểm, nguyên tắc và giải pháp nhằm dưa TĐKT Nhà nước ở Việt Nam vào đúng quỹ đạo phát triển theo yêu cầu của quy luật khách quan. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Tập đoàn kinh tế. Chương 2: Thực trạng của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm, nguyên tắc và giải pháp phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. 7
  9. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Trong thời đại mở rộng nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay, tất cả các quốc gia đều bị cuốn hút vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt tổ chức các công ty theo các mẫu hình có hiệu quả như kiểu công ty mẹ - công ty con đang được cả giới lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, sự phân tích được bắt đầu từ nhận diện chúng qua khái niệm. 1.1. Khái niệm về Tập đoàn kinh tế. TĐKT xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang độc quyền. Cho đến nay, các TĐKT trên thế giới tồn tại dưới nhiều hình thức kinh doanh theo kiểu các nhóm công ty xí nghiệp lớn hoạt động trên phạm vi quốc gia hoặc xuyên quốc gia. Chúng là những công ty mạnh về tài chính với doanh số hàng năm từ vài trăm triệu đến vài trăm tỷ USD. Các tập đoàn này có nhiều chi nhánh, gồm các công ty con, cháu, và có thể hoạt động trong một hoặc nhiều lĩnh vực ngành nghề đa dạng. Tuỳ từng quốc gia và giai đoạn lịch sử mà chúng được gọi bằng những tên khác nhau như: Cartel, Syndicat, Trust, Consortium, Group, Cambinate, Holding company, Concern, Conglomerate. Ở Hàn Quốc, người ta gọi chúng là các Chaebol, ở Nhật Bản thường gọi là Zaibatsu hay Keiretsu; ở Trung Quốc gọi là các Tập đoàn doanh nghiệp, ở Đài Loan lại gọi là Jituanque, vv.... 8
  10. Từ đó khái niệm về TĐKT cho đến nay cũng còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, dưới đây xin nêu một số quan điểm chủ yếu: - Quan điểm thứ nhất: Theo một số nhà nghiên cứu kinh tế thì, “TĐKT hay Tập đoàn kinh doanh (Group of Companies) là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo lập thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ vì công ty mẹ chiếm hơn một phần hai vốn cổ phần” [51]. - Quan điểm thứ hai: TĐKT là một nhóm (tập đoàn) các công ty trong đó có một công ty mẹ có quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp các công ty trong nhóm “trong cơ cấu nhóm như vậy, các công ty con có thể trở thành Holding Company trong tập đoàn, có thể tự thực hiện các hoạt động, hoặc thông thường hơn nó chỉ hoạt động như là phương tiện sở hữu cổ phần trong tập đoàn các công ty, trong đó tập đoàn cũng như toàn bộ hoạt động đều có tính quốc tịch (Nationality) vì nhiều mục đích khác nhau (như kiểm tra, giám sát của chính phủ) và để đánh thuế theo những hoạt động mà chúng chịu trách nhiệm” [15, 20]. - Quan điểm thứ ba cho rằng: Tập đoàn là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều DNTV, có quan hệ với nhau về sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tài chính trên quy mô lớn [38]. - Quan điểm thứ tư: “ Tập đoàn là sự tập hợp tạm thời của các xí nghiệp độc lập, các tổ chức và các chính phủ, hợp lại với nhau để tập trung các tài nguyên và kỹ thuật của mình để đảm trách một công trình nhất định như một chương trình xây dựng lớn hoặc sản xuất máy bay” [34]. - Quan điểm thứ năm: TĐKT là một thực thể kinh tế thực hiện sự liên kết kinh tế giữa các thành viên là các DN có quan hệ với nhau về công nghệ và lợi 9
  11. ích được gọi bằng các tên khác nhau như: Hiệp hội, LHXN, tổng công ty theo mô hình tập đoàn, Tập đoàn kinh doanh, Tập đoàn kinh tế Nhà nước ...[33, 5]. - Quan điểm thứ sáu: Một số nhà kinh tế và một số DN ở nước ta quan niệm như sau: “... Tập đoàn các DN - thường gọi là TĐKT hay TĐKD, là một hình thức tổ chức kinh tế chỉ hình thành và tồn tại trong các nền kinh tế thị trường. Nó là một loại hình tổ chức kinh tế cổ phần được hình thành trong quá trình tạo liên kết, liên hợp hoá của nhiều công ty, xí nghiệp của nhiều chủ sở hữu khác nhau, hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, thực hiện tập trung hoá tư bản, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tư theo chiều sâu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để giành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền” [37]. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi mô hình kế hoạch hoá tập trung kiểu quan liêu bao cấp sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), các nước XHCN đều tiến hành đổi mới kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hình thức kinh doanh kiểu Tập đoàn ra đời: "Đó là một kiểu liên hợp các DN do một số pháp nhân thành lập và có cơ cấu tổ chức bao gồm một công ty mẹ và các công ty con được thành lập trên cơ sở một DN lớn làm nòng cốt và kết hợp một số DN khác có quan hệ góp vốn và quan hệ trong quá trình sản xuất, kỹ thuật, hợp đồng, vv..." [7]. Như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về TĐKT. Có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là do có những sự khác nhau về phương thức hình thành, nguyên tắc tổ chức, và tư cách pháp nhân của TĐKT. Có Tập đoàn được thành lập trên cơ sở như một hình thức tổ chức kinh tế lỏng lẻo, các công ty thành viên ký kết các thoả thuận liên kết kinh tế với nhau lập thành một tổ chức, trong đó có một công ty mẹ chi phối chiến lược chung của Tập đoàn, nhưng các 10
  12. thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập kinh doanh của mình; Có loại hình Tập đoàn hình thành trên cơ sở sáp nhập thành một tổ chức thống nhất hoạt động theo những nguyên tắc cứng như một pháp nhân kinh tế; Có loại hình Tập đoàn hình thành trên cơ sở các thành viên thoả thuận thành lập một công ty tài chính riêng, công ty này đóng vai trò như một công ty mẹ chỉ đạo, chi phối hoạt động của các công ty thành viên. Về tư cách pháp nhân của Tập đoàn, có quan điểm cho rằng, TĐKT là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều đơn vị thành viên, nhưng "ở nhiều nước, TĐKT không phải là một định chế pháp lý, tuy nó bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau, có mối quan hệ về khế ước với nhau, hoạt động trong một hoặc nhiều ngành khác nhau, trên một hay nhiều nước. Điều đó có nghĩa TĐKT là một cơ cấu tổ chức, một loại hình tổ chức kinh tế" [33]. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, song, từ những quan điểm trên đây ta có thể rút ra một số nét đặc trưng điển hình của TĐKT: Đó là một loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành được hình thành và phát triển trên cơ sở những liên kết của nhiều doanh nghiệp, hoạt động trên phạm vi quốc gia hoặc xuyên quốc gia v.v... Tuy nhiên, mỗi quan điểm trên đây chỉ đề cập đến một hay một số mặt của TĐKT, nó chưa phản ánh đầy đủ nội hàm TĐKT về cấu trúc tổ chức, quy mô, phạm vi hoạt động, phương thức hoạt động nên chưa làm nổi bật các đặc trưng điển hình của TĐKT . Từ phân tích trên có thể đi đến khái quát sau: TĐKT là một tổ hợp các liên kết pháp nhân kinh doanh thông qua nhiều mô hình và phương thức hoạt động khác nhau nhằm phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi thế về tập trung sản xuất và tính chất độc quyền trong khuôn khổ pháp luật. Nó hoạt động ở một hay nhiều ngành khác nhau trong phạm vi một nước hoặc nhiều nước, 11
  13. trong đó có "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các "công ty con" về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Khái quát này đã phản ánh được những đặc trưng cơ bản của TĐKT: Về quy mô, TĐKT phải là một tập hợp những công ty mạnh có vốn lớn, nhiều công nhân, trình độ năng lực sản xuất kinh doanh cao; Về phạm vi hoạt động, nó có thể là ở một nước (phạm vi quốc gia) hay vượt khỏi phạm vi một nước( xuyên quốc gia - phạm vi quốc tế); Về chức năng ngành nghề, nó có thể kinh doanh chuyên sâu một ngành hoặc đa ngành; Về cơ cấu tổ chức, TĐKT phải là một tổ hợp bao gồm công ty mẹ và các công ty con, cháu, chi nhánh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, dưới tác động mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất biến đổi nhanh chóng, trình độ quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng cao, nên ở các nước có nhiều con đường hình thành các TĐKT: có thể từ các công ty tư bản độc quyền, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các công ty thuộc sở hữu Nhà nước. Các TĐKT, từ chỗ làm chủ thị trường quốc gia và khu vực đã vươn ra thị trường thế giới để hình thành các công ty xuyên quốc gia, đó cũng là một xu thế phổ biến trong điều kiện quốc tế hoá đời sống ngày càng được đẩy mạnh. Các TĐKT mặc dù có những đặc thù do bối cảnh kinh tế và đặc điểm từng quốc gia hay chế độ xã hội, song chúng vẫn có những đặc trưng chung mang "dấu ấn của thời đại” nhất định. 1.2. Hình thức tổ chức và các đặc trƣng chủ yếu của TĐKT. 1.2.1. Hình thức tổ chức của TĐKT. Hiện nay trên thế giới, các TĐKT phát triển hết sức đa dạng, phong phú, việc xác định các hình thức tổ chức của TĐKT cũng dựa vào nhiều tiêu chí khác 12
  14. nhau. Căn cứ vào phương thức hình thành và các nguyên tắc tổ chức có thể khái quát thành 2 loại hình tổ chức cơ bản sau: Hình thức thứ nhất: Bao gồm những TĐKT được thành lập và tổ chức theo nguyên tắc "kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế" hay còn gọi là các Tập đoàn "cứng". Trong các TĐKT dạng này, các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất, có mối liên kết chặt chẽ, tính độc lập của các công ty thành viên bị giảm thiểu, chúng phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau trong một thể thống nhất. Cơ sở kinh tế của mối liên hệ này là quyền sở hữu, giữa các thành viên có sự nắm giữ cổ phiếu của nhau hoặc có một công ty mạnh nhất chi phối cả Tập đoàn. Về mặt cấu trúc, có 3 dạng cơ bản: Tập đoàn liên kết dọc, ở đó các công ty thành viên có liên hệ với nhau về công nghệ và sử dụng sản phẩm đầu ra của nhau. Ví dụ một Tập đoàn gồm các công ty: Khai khoáng, luyện kim, sản xuất cấu kiện kim loại, chế tạo máy v v.... Tập đoàn liên kết theo chiều ngang, các công ty trong Tập đoàn có quan hệ với nhau về sản phẩm hay dịch vụ bổ trợ cho nhau, các sản phẩm cho cùng một nhóm khách hàng hoặc cùng nhóm mục tiêu sử dụng vv... Chúng liên kết thành một tổ hợp để tận dụng và tạo lợi thế cho nhau. Ví dụ: LG (Hàn Quốc) có các công ty sản xuất máy tính, công ty sản xuất máy in, công ty sản xuất máy photocoppy, thiết bị văn phòng, sản xuất giấy... Tập đoàn liên kết kiểu hạt nhân, các công ty trong Tập đoàn có sự liên kết về công nghệ, thị trường vv... nhưng xoay quanh một nhóm sản phẩm mũi nhọn, ví dụ General Motor sản xuất nhiều lĩnh vực nhưng sản xuất ô tô là lĩnh vực hạt nhân. Tất nhiên, cần lưu ý rằng, do những tác động của môi trường kinh tế, xã hội và những tiến bộ khoa học công nghệ nên việc phân định dạng thức các mối 13
  15. liên kết và hình thức tổ chức như trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, chúng có thể chuyển hoá, biến đổi lẫn nhau và cũng có thể bao hàm lẫn nhau trong tiến trình hoạt động tác nghiệp của mình. Hình thức thứ hai: Là kiểu tổ chức Tập đoàn mà các thành viên có mối quan hệ liên kết tương đối "lỏng lẻo" thông qua các thoả thuận hay các cam kết hợp tác, những hiệp ước hay hợp đồng kinh tế tuân theo nguyên tắc "liên kết kinh tế" hay còn gọi là TĐKT hình thành theo kiểu"liên kết mềm". Các công ty thành viên ký hợp đồng thoả thuận với nhau về những nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh như : Xác định quy mô sản xuất; hợp tác nghiên cứu và trao đổi bằng phát minh sáng chế kỹ thuật; quy định giá cả; thị trường tiêu thụ... Về tổ chức, thường có ban quản trị chung điều hành các hoạt động phối hợp của Tập đoàn theo một đường lối chung thống nhất, nhưng các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về tổ chức sản xuất và thương mại của mình.Về mặt lịch sử, hình thức liên kết này có từ rất sớm, từ khoảng thế kỷ XIX. 1.2.2. Các đặc trưng chủ yếu của TĐKT. 1.2.2.1. Đặc trưng về quy mô của các TĐKT. Một trong các đặc trưng căn bản của một TĐKT là quy mô lớn về vốn và lao động. Để hình thành tập đoàn, vốn được tập trung huy động từ nhiều nguồn khác nhau, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đẩy nhanh tích tụ và tập trung sản xuất, đồng thời nâng cao khả năng và vị thế của nó trong các thương vụ cũng như trong việc chi phối và cạnh tranh trên thương trường, do đó TĐKT thường có quy mô lớn và rất lớn. Mặt khác, ưu thế về tài chính của tập đoàn còn được thể hiện rõ nét trong việc sử dụng nhiều loại tiền tệ 14
  16. và nhiều loại hình thanh toán trong lưu thông, từ đó tạo nên một cơ chế vận hành linh hoạt, mềm dẻo và thuận tiện trong việc quản lý tài chính. Từ ưu thế rất lớn về vốn, tập đoàn có khả năng mở rộng nhanh chóng quy mô sản xuất, kinh doanh, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thoả mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng, do đó doanh thu của các tập đoàn là cực lớn. (Xem phụ lục số 1). Lực lượng lao động trong tập đoàn thường lớn về số lượng, mạnh về chất lượng, được tuyển chọn và đào tạo chặt chẽ. Trong số 50 tập đoàn lớn nhất thế giới 1997 về lao động (Theo Fortune August 3, 1998, F14) thì tập đoàn US Postal service ( Mỹ) có số lao động được sử dụng lớn nhất là 890.301 người, tập đoàn có số lượng lao động ít nhất là Philip Moris ( Mỹ) với 152.000 người. (Xem phụ lục số 4). Mặt khác cần thấy rõ trong tập đoàn lực lượng lao động không giới hạn ở một nước, mà được tuyển dụng ở nhiều nước khác nhau, ở đâu có chi nhánh, thì ở đó có công nhân bản địa được tuyển dụng. Do đó lao động trong tập đoàn là một lực lượng lao động đặc trưng điển hình về đa quốc tịch và đa ngôn ngữ. Nói cách khác, lao động trong tập đoàn có tính chất quốc tế hoá. Đây cũng được coi là một ưu thế lớn giúp cho tập đoàn có thể ứng phó kịp thời những tình huống bất thường có thể xẩy đến từ nhiều biến cố về chính trị, quân sự hay kinh tế. Từ các vấn đề trên, cho thấy đặc trưng nổi bật nhất của TĐKT là quy mô rất lớn về vốn, và lao động. Đó cũng là những ưu thế nổi bật khẳng định vị thế của TĐKT trên thương trường. 1.2.2.2. Đặc trưng về phạm vi hoạt động. 15
  17. TĐKT có phạm vi hoạt động rất lớn, không chỉ trên phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn ở khu vực và trên bình diện quốc tế. Với qui mô rất lớn về vốn, lao động các tập đoàn đã hình thành mạng lưới phân công nội bộ tập đoàn theo kiểu liên kết hỗn hợp, đồng thời do sự phát triển của thông tin hiện đại và kỹ thuật vận tải làm cho phạm vi địa lý của phân công nội bộ tập đoàn nhanh chóng được mở rộng. Dựa vào đặc điểm kỹ thuật của mình, các TĐKT có thể sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên một không gian địa lý rộng lớn theo một hệ thống. Từ đó có thể lợi dụng hiệu quả của tích tụ và tập trung sản xuất, dựa vào ưu thế thị trường hoặc các yếu tố tài nguyên... để bố trí tách rời các khâu khác nhau của việc sản xuất thành phẩm. Khi việc phân công nội bộ tập đoàn vượt khỏi phạm vi địa lý biên giới quốc gia thì các tập đoàn thực hiện sự chiếm lĩnh thị trường quốc tế bằng cách cắm nhánh ở nước ngoài để tối đa hoá lợi nhuận. Cho đến nay đại đa số các TĐKT của các nước trên thế giới đều ít nhiều hoạt động dưới hình thức TNCs và MNCs. Phạm vi hoạt động đa quốc gia cho phép tập đoàn có thể đồng thời phát huy tối đa khả năng và đạt được nhiều mục tiêu như: sử dụng các lợi thế so sánh ở từng khu vực, tránh (hoặc “lách”) được các hàng rào thuế quan, tìm được các “kẽ hở thị trường”, chiếm lĩnh tối đa thị trường “ngách”..., từ đó mở rộng, phát triển thị phần tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, ở hầu hết các tập đoàn luôn coi việc mở rộng phạm vi hoạt động là một trong những mục tiêu hàng đầu của họ. Ví dụ: tập đoàn dầu lửa Anh - Hà lan là Royal - Dutch Sell hiện nay có vốn đầu tư trong hơn 2000 công ty ở hơn 130 quốc gia, có 700.000 cổ đông ở khắp thế giới, liên doanh với hơn 1000 công ty của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam [46]. 16
  18. Cùng với sự trưởng thành và phát triển nhanh chóng của các TĐKT, sự cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trong điều kiện đó, các TĐKT trên thế giới đã và đang điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ chỗ phân tán chuyển sang hợp tác, phân công quốc tế, liên kết ngang - dọc trong một hệ thống phân công lao động chung làm cho cơ cấu tổ chức toàn cầu tương ứng của tập đoàn ngày càng hoàn thiện. Trong chiến lược chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế của các TĐKT, việc mở rộng quy mô bằng cắm nhánh, mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia trở thành giải pháp hữu hiệu để tránh xu hướng giảm sút tỷ suất lợi nhuận đồng thời củng cố vị trí tập đoàn trên trường quốc tế. Các TĐKT khổng lồ tạo ra mạng lưới dày đặc, lấy công ty mẹ làm trung tâm, mở rộng ra khắp các hướng tạo ra hàng trăm ngàn công ty chi nhánh ở khắp các nước trên thế giới. 1.2.2.3. Đặc trưng về chức năng ngành nghề. TĐKT thường hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành hoặc phát triển dần từ đơn ngành đến đa ngành, nhưng có thể thấy rõ mỗi tập đoàn đều có định hướng chủ đạo vào lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn. Ví dụ: nói đến ITT (Mỹ) là nói đến điện thoại; Huyndai (Hàn quốc) là sản xuất ô tô; Sony (Nhật bản) là điện tử;....Các sản phẩm của tập đoàn luôn đa dạng, phong phú về chủng loại, thậm chí rất khác nhau: chẳng hạn sản xuất ô tô là lĩnh vực chính của Huyndai, nhưng bên cạnh đó, nó còn sản xuất vô số các loại sản phẩm bao gồm từ cái kim, sợi chỉ đến đóng tàu biển, công nghiệp vũ trụ....Vì vậy khả năng đáp ứng các nhu cầu sản phẩm cho thị trường có ưu thế hơn hẳn các công ty riêng lẻ về mọi mặt, như: số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại mặt hàng, thị hiếu tiêu dùng, không gian, thời gian,.... 17
  19. Các TĐKT của Nhật Bản và của các nước NIEs chủ yếu khởi đầu từ lĩnh vực thương mại hoặc ngoại thương. Chúng thường chuyên môn hoá trong các hoạt động thương mại với một số sản phẩm nhất định. Trong quá trình hoạt động và phát triển thì quy mô và cơ cấu kinh doanh dần được mở rộng, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh. Cùng với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, kinh nghiệm quản lý và nguồn vốn tích luỹ được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các TĐKT mở rộng sự hoạt động của mình sang các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Từ chỗ chỉ kinh doanh thương mại, chúng bổ sung dần thêm các hoạt động dịch vụ đến các ngành sản xuất, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ. Đặc điểm điển hình đối với các nước này là ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng, do đó những tập đoàn lớn nhất của họ hiện nay hầu hết là những TĐKT xuất nhập khẩu hoặc có liên quan để xuất nhập khẩu. Ví dụ: Tập đoàn Sam Sung có 140 chi nhánh ở nước ngoài, kinh doanh đa dạng, sản xuất trên 3000 mặt hàng khác nhau trong đó lĩnh vực điện tử có uy tín hơn cả; Huyndai có 45 công ty, chi nhánh ở nước ngoài và thành công điển hình là sản xuất ô tô; Daewo có 1000 chi nhánh ở nước ngoài, khởi đầu từ chuyên sản xuất hàng dệt, rồi chuyển hướng sản xuất cả ô tô, máy móc, kỹ nghệ đóng tàu...[15, 61]. Đối với Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, phương thức tác nghiệp của các TĐKT lại bắt đầu từ các hoạt động sản xuất, rồi mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như thương mại, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng.... Có nhiều lý do để các TĐKT chuyển từ kinh doanh đơn ngành sang kinh doanh đa ngành, song chủ yếu là để hạn chế rủi ro, phân tán rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận. Sự bành trướng bằng hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực của các TĐKT sẽ tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng sản xuất kinh doanh, phát huy 18
  20. lợi thế về vốn, khoa học, nguồn nhân lực,... của tập đoàn để có lợi nhuận cao nhất. 1.2.2.4. Đặc trưng về cấu trúc tổ chức quản lý. a. Về cơ cấu tổ chức TĐKT. Với đặc thù là một tổ hợp các công ty, bao gồm : công ty mẹ và các công ty con, cháu, trong đó công ty mẹ sở hữu vốn đồng thời chi phối sự hoạt động của các công ty con, công ty cháu về tài chính và chiến lược phát triển. Từ đó có thể khẳng định: sở hữu vốn của các TĐKT là sở hữu hỗn hợp trong đó quyền chi phối, khống chế về tài chính thuộc về công ty mẹ. Cơ cấu tổ chức chung của TĐKT có thể khái quát qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHUNG CỦA MÔ HÌNH TĐKT. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0