Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc
lượt xem 4
download
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển có hiệu quả các KCN trên địa bàn này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------------- TRẦN MINH NGỌC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÖC Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. MAI THỊ THANH XUÂN HÀ NỘI – 2010
- MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển khu công 8 nghiệp 1.1. Khái niệm và đặc điểm khu công nghiệp 8 1.2. Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội 14 và các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển khu công nghiệp. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các khu công nghiệp 24 1.4. Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số địa 27 phƣơng Chƣơng 2 Thực trạng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn 35 tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1. Tiềm năng phát triển khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 35 2.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 41 1998 – 2010 2.3. Những đóng góp chủ yếu của các khu công nghiệp vào sự phát 59 triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. 2.4 Một số hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển khu 67 công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Chƣơng 3 Định hƣớng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp 73 tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh 73 Phúc. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN 76 tỉnh Vĩnh Phúc. KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn phát triển của các nƣớc trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ việc thành lập các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào điều kiện Việt Nam, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng thí điểm và triển khai việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) định hƣớng chiến lƣợc xây dựng và phát triển các KCN đã đƣợc triển khai trong cả nƣớc, và từng bƣớc đƣợc bổ sung, hoàn thiện tại các Đại hội tiếp theo. Để phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đúng hƣớng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng đã xác định: “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm nhà ở và các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển các cơ sở công nghiệp trong nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc các vùng ít dân cư” [24]. Thực hiện đƣờng lối đó, đến nay cả nƣớc đã có 250 KCN, KCX, KTT đƣợc thành lập ở 57 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, trong đó 170 khu đã đi vào hoạt động. Tính chung các KCN, KCX, KTT đã thu hút đƣợc 8.500 dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, với tổng vốn đăng hơn 70 tỷ USD, trong đó vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là 52 tỷ USD (chiếm 71,4%), đóng góp trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp cả nƣớc, và tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu ngƣời [50]. Các KCN, KCX đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đón nhận các tiến bộ khoa học – công nghệ và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km. Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để 3
- hình thành và phát triển các KCN nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vì vậy, ngay khi có chủ trƣơng xây dựng các KCN của Đảng và Nhà nƣớc, từ năm 1998, Vĩnh Phúc đã thành lập KCN đầu tiên và đến nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 07 KCN, trong đó có 5 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.462 ha, thu hút đƣợc 513 dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, với tổng vốn 2.105 triệu USD; 02 KCN mới đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản và 13 KCN đƣợc thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ đến năm 2020 [10]. Thành công đó đã góp phần đƣa Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có năng lực cạnh tranh cao thứ 3, của cả nƣớc sau Đà Nẵng và Bình Dƣơng. Tuy nhiên, sự phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết nhƣ: số dự án đầu tƣ từ các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ và EU còn hạn chế, mới chiếm có 1,5% tổng số vốn đầu tƣ vào KCN trên địa bàn tỉnh; các dự án đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp phụ trợ và các ngành công nghệ cao còn ít; và vấn đề ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, vấn đề việc làm cho ngƣời dân mất đất do phải chuyển cho các KCN .v.v.. Những khó khăn, hạn chế đó đã và sẽ là những lực cản to lớn đối với sự phát triển các KCN trên địa bàn, đòi hỏi phải có những nghiên cứu, đánh giá để tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn thúc đẩy các KCN phát triển hiệu quả hơn. Để góp phần giải quyết yêu cầu đó, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát triển KCN không còn là một vấn đề mới, song việc nghiên cứu nó thì vẫn còn rất cần thiết đối với nƣớc ta. Đã có nhiều hội thảo khoa học, nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, cũng nhƣ các bài nghiên cứu khác nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, liên quan trực tiếp đến đề tài là những công trình đáng chú ý sau: “Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế” của Viện kinh tế học năm 1994. Trong công trình này, các tác giải đã nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới trong việc phát triển khu chế xuất, trong 4
- đó đặc biệt nhấn mạnh tới các vấn đề: mối quan hệ giữa khu chế xuất và việc cải cách chính sách; luật lao động và việc làm, cải cách thƣơng mại, thuế, vai trò của ngân hàng thế giới đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế. Các tác giả còn nghiên cứu cụ thể kinh nghiệm tại một số đặc khu kinh tế và các thành phố ven biển ở Trung Quốc. “Khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, xuất bản năm 2002, đã đánh giá khái quát về những thành công và hạn chế của các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các tỉnh này và đề xuất giải pháp khắc phục “Nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam”, đề tài cấp Bộ năm 2002. Nội dung đề tài giới thiệu kinh nghiệm quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất của nƣớc ngoài, đánh giá những mặt tốt và những hạn chế của mô hình quản lý đang áp dụng tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất ra một số mô hình quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian tới. “Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới” của Nguyễn Văn Thƣờng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004. Tác giả đƣa ra một cái nhìn tổng quan về vấn đề phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong đó có những phân tích sâu sắc về vấn đề phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế với vai trò đầu tàu trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển vùng kinh tế trọng điểm. “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất” của Trƣơng Thị Minh Sâm, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2004. Trong tác phẩm này, tác giả đã đánh giá khá chi tiết và toàn diện tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm phía nam, những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng, đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với vấn đề này ở các KCN, KCX trên địa bàn này. Riêng trong năm 2004, cả nƣớc có tới 6 cuộc hội thảo khoa học bàn về 5
- phát triển KCN, KCX, trong đó Hội thảo với chủ đề “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp với Tạp chí Cộng sản và Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tổ chức tại Thanh Hoá, với hơn 40 bài tham luận đƣợc gửi đến. Các bài viết đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản, nhƣ vị trí, vai trò của các KCN, KCX; quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển KCN, KCX, một số vấn đề lý luận về KCN, KCX; công tác quy hoạch phát triển các KCN, KCX; chính sách liên quan đến phát triển KCN, KCX; những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém phát triển của các KCN phía Bắc so với KCN phía Nam; tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với các KCN, KCX và vấn đề tạo động lực cho các KCN, KCX. Tháng 7 năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã tổ chức hội nghị - hội thảo quốc gia với chủ đề “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam” tại tỉnh Long An. Tại hội thảo đã có 100 bài viết và tham luận về vấn đề này. Các bài tham luận tập trung nhìn nhận lại những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế và kinh nghiệm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở nƣớc ta, kiến nghị phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các KCN, KCX. Về vấn đề này cũng đã có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sỹ nghiên cứu nhƣ: “Các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ của tác giả Trần Ngọc Hƣng, trƣờng Đại học Thƣơng Mại, năm 2004. Trong luận án, tác giả đã khái quát những lý luận cơ bản về KCN và phát triển KCN trong quá trình CNH, HĐH. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam. Từ đó chỉ những nguyên nhân, tồn tại và đƣa ra các vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam thời gian qua “Một số giải pháp nhằm phát triển các KCN và cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Quốc Bình, trƣờng đại học Ngoại Thƣơng. Tác giả đã nghiên cứu sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới. Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất một số giải pháp 6
- nhằm phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội “Phát triển KCN tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Đinh Hoàng Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008 đã tập trung nghiên cứu việc phát triển các KCN ở tỉnh Bắc Ninh theo hƣớng bền vững. Luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội, môi trƣờng…Tuy nhiên, công trình này mới chỉ đề cập đến mối quan hệ phát triển các KCN và phát triển bền vững của địa phƣơng, chƣa đề cập sâu sắc đến sự phát triển nội tại KCN. “Đảm bảo đời sống của người lao động trong các KCN ở Đồng Nai”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Thị Ngọc Hiệp, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã khảo sát, phân tích một cách toàn diện về thực trạng đời sống công nhân KCN Đồng Nai. Qua đó, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo đời sống ngƣời lao động KCN Đồng Nai hiện nay Ngoài ra có nhiều bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành về vấn đề này, nhƣ: “ Phát triển KCN, KCX đến năm 2020 - triển vọng và thách thức” của tác giả Võ Thanh Thu đăng trên Tạp chí Cộng Sản, số 9, năm 2006. Bài viết đã đƣa ra 8 nhóm thành tựu cơ bản và chỉ ra những bất cập trong vấn đề phát triển KCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hơn nữa các KCN đến năm 2020 “Thành tựu và định hướng phát triển các KCN Vĩnh Phúc đến năm 2010” của tác giả Nguyễn Công Lộc đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, số 2, năm 2005. Tác giả đã phân tích khái quát những thành tựu về thu hút đầu tƣ và quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra những định hƣớng cụ thể cho việc phát triển các KCN đến năm 2010. “Tác động của các KCN đối với tăng trưởng kinh tế ở Đồng Nai và những bài học kinh nghiệm” của tác giả Nhƣ Hùng đăng trên Tạp chí Cộng Sản, số 15, năm 2008 đã phân tích một cách hệ thống những tác động của KCN đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh và rút ra 7 bài học kinh nghiệm sau 15 năm phát triển KCN của tỉnh Đồng Nai 7
- Các công trình tên đã cung cấp cho tác giả cơ sở lý luận và nhiều tài liệu, số liệu để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Tuy vậy, các công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về KCN trên phạm vi tổng thể cả nƣớc, hoặc trên một địa bàn - một vùng, một tỉnh khác. Về khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, tuy đã có một vài nghiên cứu nhƣng chỉ là dƣới dạng bài báo, nên về nội dung cũng chỉ dừng lại ở một mặt cụ thể nào đó. Vì vậy, có thể nói, cho đến nay, vấn đề phát triển khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, nhất là với tƣ cách một luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển có hiệu quả các KCN trên địa bàn này. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm phát triển KCN. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc phát các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó. - Đƣa ra định hƣớng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là sự phát triển các KCN, bao gồm KCN, KCX và cụm công nghiệp tên các khía cạnh số dự án, vốn đầu tƣ, tỷ lệ lấp đầy và tác động của chúng đến việc làm, đời sống, môi trƣờng của tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu một số địa phƣơng khác để rút ra bài học kinh nghiệm. 8
- + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển KCN tỉnh Vĩnh Phúc từ khi ra đời đến nay, đặc biệt là từ 2005 đến nay 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: - Cơ sở lý luận: Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nói chung và các KCN nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phƣơng pháp của Kinh tế chính trị. Luận văn cũng sử dụng kết hợp các phƣơng pháp hệ thống, thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn. Đồng thời đề tài có kế thừa chọn lọc những tƣ liệu trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc. 6. Đóng góp mới của luận văn: - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1998 đến nay. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của sự phát triển các KCN Vĩnh Phúc thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm phát triển KCN ở Vĩnh Phúc thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng, 10 tiết 9
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp a) Khái niệm khu công nghiệp Khu công nghiệp (KCN) đƣợc hình thành và phát triển ở các nƣớc tƣ bản phát triển vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố Manchester (Anh). Sau đó, KCN lần lƣợt đƣợc thành lập ở các nƣớc khác nhƣ Mỹ (1899), Italia (1904); và kể từ những năm 50 thế kỷ XX thì KCN thực sự bùng nổ, trở thành phổ biến ở các nƣớc. Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu của Hội đồng nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC), đến năm 2005 đã có 12.600 KCN nằm rải rác ở 90 quốc gia. Trong đó: Hoa Kỳ là 8800, Canada: 1.200, Đức: 300, Anh 200 và Hà Lan 130, Malaixia có 166 KCN, Hàn Quốc 147, Indonesia 117 và Nhật Bản 95. [20] Mặc dù KCN đã phát triển từ rất lâu, nhƣng cho tới nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về KCN. Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO (1990): KCN là khu vực tƣơng đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tƣ vào các ngành công nghiệp hƣớng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tƣ mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nƣớc chủ nhà. [14, tr.48] Ở Thái Lan và Philippin, KCN đƣợc quan niệm nhƣ một thành phố công nghiệp và thực tế nó là một cộng đồng tự túc và độc lập. Ngoài việc cung cấp kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN cũng bao gồm khu thƣơng mại, dịch vụ ngân hàng, trƣờng học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, khu nhà ở cho công nhân… Các KCN ở Thái Lan và Philippin thƣờng tồn tại các hình thức: khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thƣơng mại dịch vụ. 10
- Tại Việt Nam, các KCN trƣớc đây thƣờng đƣợc hiểu là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), Đảng chủ trƣơng “Quy hoạch các vùng, trƣớc hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, KKT đặc biệt, KCN tập trung”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng năm 1996 xác định rõ thêm: “Cần hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCN và KCNC) tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển đẩy mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đƣa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cƣ”. [24] Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế cách hiểu về KCN cũng có những sự thay đổi. Chẳng hạn theo Nghị định 36/NĐ – CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC, khái niệm KCN đƣợc nêu ra nhƣ sau: KCN là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cƣ sinh sống; nhƣng tại Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ đã không đề cập đến vấn đề dân cƣ trong KCN. Cụ thể, Nghị đinh 29/2008/NĐ – CP quy định KCN là: “Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý rõ ràng”. Theo TS Nguyễn Đình Quản, KCN là một khu có ranh giới địa lý xác định, có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, về chính sách, cơ chế ƣu đãi và chế độ quản lý riêng dành cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công nghiệp và thực hiện các dịch vụ công nghiệp. Theo Luật Đầu tƣ năm 2005, KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định. [37] Các quan niệm trên tuy diễn đạt khác nhau, nhƣng đều thống nhất ở một số điểm chủ yếu: Thứ nhất, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh 11
- doanh và đời sống của ngƣời lao động, đƣợc thành lập theo quy định của Chính phủ. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp công nghệ cao. Về thực chất, đây là khu hành chính kinh tế đặc biệt nhƣ KCN Batam (Indonesia), công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nƣớc Tây Âu, khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất ở Việt Nam. Thứ hai, KCN là lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cƣ sinh sống. Mô hình này đƣợc xây dựng ở một số nƣớc nhƣ Malaixia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Từ đó, có thể khái quát lại: KCN là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, có những điều hiện tƣơng ứng với phát triển công nghiệp về tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nƣớc, tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan đến hoạt động công nghiệp b) Phân loại khu công nghiệp: Tuỳ theo góc độ tiếp cận, KCN có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau: - Theo tính chất ngành nghề, KCN đƣợc chia thành các loại sau: KCN chuyên ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái, KCN đô thị, KCN đô thị - công nghệ cao. KCN chuyên ngành: là KCN đƣợc hình thành từ các xí nghiệp công nghiệp cùng một loại ngành hoặc một ít ngành CN khác nhau nhƣng cùng sản xuất ra một số loại sản phẩm. Ví dụ nhƣ khu gang thép Thái Nguyên, Hóa chất Việt Trì, Lọc dầu Dung Quất .v.v.. KCN đa ngành: là KCN bao gồm nhiều xí nghiệp thuôc nhiều ngành công nghiệp khác nhau. KCN đa ngành cho phép thoả mãn đƣợc yêu cầu về lãnh thổ cho sản xuất công nghiệp, tiết kiệm đầu tƣ hạ tầng, song rất dễ gây ra tác động xấu giữa các xí nghiệp khác nhau. KCN đô thị (công viên công nghiệp): là mô hình mang tính cộng sinh giữa công nghiệp và đô thị. Các KCN phát triển hài hòa trong không gian đô thị với hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong môi trƣờng sạch và bền vững. 12
- Khu đô thị - công nghệ cao (còn gọi là công viên khoa học): là mô hình mang tính chất cộng sinh giữa đô thị, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo với các dự án công nghệ cao. Đó là vƣờn ƣơm khoa học, ứng dụng triển khai các công nghệ mới, nơi đào tạo nguồn nhân lức cao và các dịch liên quan trong môi trƣờng đô thị sinh thái. KCN sinh thái: là mô hình mang tính cộng sinh công nghiệp. Các ngành công nghiệp đƣợc lựa chọn sao cho các nhà máy có một liên hệ với nhau, hỗ trợ và tƣơng tác với nhau tạo nên môi trƣờng sạch và bền vững. Với mô hình này thì phế liệu của nhà máy sẽ là nguyên liệu, vật tƣ của nhà máy kia. - Dựa vào đặc điểm của KCN, ngƣời ta chia KCN thành: KCN tập trung: Là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp, có thể là đa ngành, chuyên ngành; đƣợc xây dựng trên một vùng có thuận lợi về mặt địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, có cơ sở hạ tầng tốt. KCN chế xuất: là một dạng đặc biệt của KCN (còn gọi là KCX). Tại đó, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và các loại hoạt động xuất khẩu. Trong KCX, doanh nghiệp đƣợc tạo điều kiện thƣơng mại và hoạt động trong môi trƣờng thông thoáng. KCX là một dạng đặc biệt của KCN, nhƣng giữa KCX và KCN có sự khác nhau nhất định, xuất phát từ sự khác nhau về mục đích, đối tƣợng tham gia hay mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế. Đối với KCN thƣờng đƣợc thành lập ở những vùng mà kinh tế chƣa phát triển, nguồn lao động dƣ thừa nhƣng có một số yếu tố thuận lợi nhƣ tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý … KCN đƣợc nhận một sự ƣu tiên nhất định từ phía chính phủ và chính quyền địa phƣơng với một vai trò nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. KCN bao gồm các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, so với KCN thì KCX cũng đƣợc xác định là KCN nhƣng tập trung những doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến các hàng xuất khẩu, đƣợc sự ƣu tiên đặc biệt của Chính phủ. KCX có vai trò then chốt trong việc chuyển từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở. Khu công nghệ cao: là KCN trong đó tập trung các doanh nghiệp có công 13
- nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan. Cụm công nghiệp: là tên gọi chung cho các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thực chất là KCN tập trung nhƣng có quy mô nhỏ, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập (hoặc phân cấp quyết định thành lập) theo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn để bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống trong diện di dời khỏi nội thành, nội thị hoặc các khu dân cƣ tập trung, và thu hút các dự án đầu tƣ với quy mô vừa và nhỏ. - Theo đặc điểm và cấp quản lý: KCN gồm 3 loại: (1) KCN do chính phủ quyết định thành lập: đó là các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; (2) KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập: đó là các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; (3) KCN do UBND huyện, thị quyết định thành lập. 1.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp Thứ nhất, KCN là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp khác nhau, đồng thời cũng sử dụng lƣợng lớn nguyên, nhiên liệu, năng lƣợng và thải ra lƣợng chất thải khổng lồ. Do tính tập trung sản xuất CN ở mật độ cao nhƣ vậy nên các vấn đề kinh tế - kỹ thuật của KCN trở nên rất khác biệt. Thể hiện: Việc bố trí các doanh nghiệp trong KCN đòi hỏi vừa phải đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đất đai và cơ sở hạ tầng, vừa không ảnh hƣởng xấu đến nhau. Để làm đƣợc nhƣ vậy, quy hoạch trong các KCN phải đƣợc tính toán và giải quyết bằng các giải pháp kỹ thuật tối ƣu. KCN đòi hỏi phải có đủ các điều kiện kinh tế - kỹ thuật nhƣ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN, nguồn cung cấp điện, nƣớc… thì KCN mới vận hành có hiệu quả . Hơn nữa do nhu cầu về các nguồn lực này khá lớn nên KCN đòi hỏi phải đƣợc cam kết cung cấp ƣu tiên. KCN đòi hỏi phải có hệ thống xử lý chất thải phù hợp. Bởi nếu không đề cao yêu cầu xử lý chất thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng, thì với khối lƣợng chất thải lớn, các KCN có thể huỷ diệt môi trƣờng xung quanh. 14
- Thứ hai, các KCN còn đòi hỏi phải có diện tích đất khá lớn, tập trung tại một địa điểm, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thích hợp cho xây dựng các công trình công nghiệp, gần nguồn nƣớc, có cơ sở hạ tầng thích hợp. Đây cũng là lý do của tình trạng quỹ đất xây dựng KCN thƣờng lấn chiếm quỹ đất nông nghiệp và đất đô thị. Khi các KCN đƣợc xây dựng nhiều sẽ gây sức ép, thậm chí xung đột với nhu cầu đất của dân cƣ. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng các KCN phải theo quy hoạch cân đối, hài hoà hợp lý các khu đất giành cho sinh hoạt, cho nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và cho các KCN tập trung. Thứ ba, KCN thƣờng đƣợc xây dựng ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi nhƣ gần các đƣờng giao thông, thuận tiện trong giao lƣu với các trung tâm kinh tế lớn, gần cảng biển, sân bay…, bởi tại đó có nhiều ƣu thế trong thu hút đầu tƣ vào các KCN. Thứ tư, KCN sử dụng lƣợng lao động lớn do đây là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và cung cấp các dịch vụ sản xuất công nghiệp, với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhƣng cũng chính vì thu hút lực lƣợng lao động lớn nên kéo theo nhiều hậu quả xã hội. Dễ thấy nhất là vấn đề ngƣời lao động ngụ cƣ. Những ngƣời này vừa không có nhà ở, không có sự hỗ trợ của gia đình, không ổn định nên rất khó quản lý. Hơn nữa, sự biến động đột biến của lƣợng lao động ngụ cƣ có thể gây sức ép lên hệ thống giáo dục, y tế và nhà ở địa phƣơng. Khi xây dựng các KCN, địa phƣơng cần lƣờng trƣớc các yếu tố phát sinh này. Hơn nữa, trong quá trình vận hành các KCN thƣờng xuất hiện các xung đột giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, dễ gây thành các cuộc đình công, bãi công lớn do tính chất lây truyền và do các doanh nghiệp ở gần nhau. Nếu các tổ chức chính trị, xã hội không khéo léo giải quyết các xung đột này có thể gây bất ổn cho cả vùng. Ngoài ra, KCN cũng đòi hỏi cơ quan quản lý và điều hành chung các vấn đề trong khu. Nếu cơ quan này không đƣợc quản lý và vận hành tốt thì hiệu quả hoạt động của KCN sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Tóm lại, một mặt KCN là một thực thể độc lập, cả về lãnh thổ lẫn các 15
- điều kiện sản xuất kinh doanh gắn với cơ bản của nó là sản xuất công nghiệp tập trung ở mật độ cao. Mặt khác, KCN không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ về mọi mặt với các lãnh thổ khác về đầu vào, đầu ra và ảnh hƣởng ngoại sinh. Vấn đề làm sao đề cả trong, ngoài KCN các quá trinh kinh tế, xã hội, tự nhiên đều diễn ra tốt đẹp. Giải quyết yêu cầu đó là nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh KCN và cơ quan quản lý nhà nƣớc. 1.2. VAI TRÕ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KCN 1.2.1. Vai trò của khu công nghiệp 1.2.1.1. Thu hút vốn đầu tư, tăng tổng thu nhập quốc dân và kim ngạch xuất khẩu Hầu hết các nƣớc đang phát triển trên thế giới đang phải đối đầu với những khó khăn về thiếu hụt vốn, cơ sở hạ tầng kinh tế thấp kém, kỹ thuật – công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý, tay nghề chƣa cao, môi trƣờng, thể chế đầu tƣ chƣa hoàn thiện… Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay đang tạo ra những cơ hội to lớn để việc khắc phục những yếu kém đó. Việc các nƣớc thực hiện quy hoạch, phát triển KCN là phƣơng thức phù hợp tạo điều kiện để tập trung đầu tƣ có trọng điểm. Do có kết cấu hạ tầng hiện đại hơn và cơ chế quản lý thông thoáng hơn so với bên ngoài, nên KCN đã trở thành một địa điểm để thu hút vốn đầu tƣ, đặc biệt là vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tập trung các doanh nghiệp sản xuất và chế biến công nghiệp. Nói cách khác, KCN sẽ tạo cơ hội đƣa nhanh kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ; xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, nâng cao vị trí chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế, bảo đảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Theo WB, đến 1999 trên phạm vi toàn thế giới đã có khoảng 43% số dự án đầu tƣ vào các KCN là do doanh nghiệp trong nƣớc; 24% do liên doanh với nƣớc ngoài và 33% do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện. Thậm chí, tại Đài Loan và Malaixia, KCN đã thu hút đƣợc 60% vốn FDI. Hơn nữa, các doanh 16
- nghiệp hoạt động trong KCN phần lớn là các đơn vị tiềm năng, hoạt động có hiệu quả, do đó đã thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc, trong đó, đáng kể nhất là thúc đẩy xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu. Ở một số nƣớc KCN đã góp phần đáng kể cho việc đẩy mạnh xuất khẩu. Ví dụ nhƣ Malaixia hiện nay giá trị xuất khẩu của các KCN chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến, ở Mêhicô là 50%.[15] Thực tế ở nƣớc ta cho thấy, KCN có vai trò tích cực vào việc thu hút vốn đầu tƣ đặc biệt là vốn FDI. Số dự án đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc vào các KCN chiếm một tỷ trọng khá lớn. Sự gia tăng vốn đầu tƣ vào các KCN góp phần quan trọng vào việc tăng tổng vốn đầu tƣ của toàn xã hội, đóng góp trực tiếp vào việc tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Hơn nữa, sự phát triển của các KCN còn có tác động kích thích tăng đầu tƣ mới ở các doanh nghiệp ngoài KCN. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính đến cuối năm 2009, các KCN đã thu hút đƣợc trên 3.600 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 46,9 tỷ USD (chiếm 30% về số dự án và 25% về vốn đầu tƣ so với cả nƣớc) và 3.200 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 254.000 tỷ đồng, trong đó, riêng năm 2008, các KCN trên cả nƣớc đã thu hút đƣợc gần 9,4 tỷ USD vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có 271 dự án mới với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký đạt gần 7,5 tỷ USD và 236 lƣợt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt trên 1,6 tỷ USD. [48] Diện tích đất công nghiệp các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 48%, nhờ đó đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tính riêng trong năm 2009, các doanh nghiệp KCN đã tạo ra 12,2 tỷ USD và 67,9 nghìn tỷ đồng doanh thu; xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 689 triệu USD và 4,0 nghìn tỷ đồng. 1.2.1.2. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và cung cấp các dịch vụ sản xuất công nghiệp, với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. KCN là nơi thu hút đƣợc nhiều lao động bao gồm lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại KCN và các doanh nghiệp xây dựng 17
- và cung cấp dịch vụ cho KCN, nó góp phần đa dạng hoá ngành nghề trong xã hội tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho nhiều đồi tƣợng trong xã hội, từ ngƣời nông dân có nhu cầu làm việc khi nông nhàn, sinh viên bán thời gian, công nhân cho đến cả lao động có trình độ cao nhƣ kỹ sƣ, nhà quản lý, điều hành… Mặt khác, số lao động này đƣợc tiếp xúc với công nghệ sản xuất hiện đại, phƣơng thức quản lý tiên tiến, nên đây là điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động có kỷ luật, có kỹ năng và có năng suất lao động cao đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc. Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp, nhiều KCN, KCX đã mở các cơ sở đào tạo nghề. Việc thành lập các trung tâm dạy nghề và đào tạo trong các KCN, KCX đã góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN nói riêng, cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc nói chung. Ở các địa phƣơng có KCN, tỷ lệ thất nghiệp giảm rõ rệt. Điều đó có tác động tích cực đến việc xoá đói, giảm nghèo, đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho thấy mỗi KCN với diện tích khoảng 100 – 150 ha, khi đã lấp đầy toàn bộ diện tích sẽ cần số lƣợng lao động lên đến 15 triệu – 18 triệu lao động. Tính đến tháng 12 năm 2008, các KCN trên phạm vi cả nƣớc đã thu hút đƣợc 1,5 triệu lao động trực tiếp và hơn 2 triệu lao động gián tiếp. Thực tế mấy năm qua cho thấy, hầu hết các KCN phía Nam và phía Bắc phải tuyển rất nhiều lao động từ các tỉnh miền trung mới đáp ứng nhu cầu việc làm trong KCN. Nhƣ vậy, KCN không những giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng mà còn tạo việc làm cho địa phƣơng khác, trong quá trình hình thành và phát triển của mình góp phần giải quyết bài toán lớn cho nền kinh tế Việt nam hiện nay đó là bài toán việc làm và nâng cao trình độ lao động. Bởi vì, lao động làm việc trong KCN tập trung đƣợc làm quen với tác phong công nghiệp, ngƣời lao động có tính cạnh tranh trong công việc do đó, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề để tồn tại. Việc mở mang các KCN, KCX không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, mà còn góp phần đáng kể vào việc tăng thu 18
- nhập, xóa đói giảm nghèo. Theo số liệu điều tra, có khoảng 40% số lao động làm việc trong các KCN là những ngƣời có thu nhập thấp đến từ nhiều địa phƣơng. Ngoài ra, KCN còn tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm cho những lao động không trực tiếp tham gia sản xuất trong KCN, thông qua việc cung cấp dịch vụ cho khu công nghiệp. 1.2.1.3. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ và quản lý kinh doanh Cùng với việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các KCN đều đặt ra mục tiêu tiếp cận các công nghệ hiện đại và các phƣơng pháp quản lý tiên tiến của các nhà đầu tƣ. Theo một nhà kinh tế phƣơng Tây nhận định: Việc thành lập các KCN còn có ý nghĩa hơn là một sự thay đổi chính sách, bởi sự thay đổi chính sách là từ bóp nghẹt sang cởi mở thông thoáng,chỉ có ý nghĩa tối đa khi chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trƣờng. Còn thực sự khi nền kinh tế đã hạn chế bớt đi các trói buộc phong kiến hành chính thì đều có ý nghĩa hơn lại là một chính sách kỹ thuật và công nghệ khả thi đủ hấp dẫn để thu hút đƣợc kỹ thuật và công nghệ mới của nƣớc ngoài vào sự tái thiết nền kinh tế nội địa. KCN đƣợc quy hoạch theo mô hình tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành, do vậy, chùm doanh nghiệp sẽ có điều kiện hợp tác liên kết với nhau trong việc nhập khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới; tận dụng những lợi thế của nƣớc đi sau, rút ngắn khoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nƣớc đi trƣớc; đồng thời cũng sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển và quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù trong giai đoạn đầu các KCN đi vào hoạt động, đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành nhƣ dệt may, giày da, lắp ráp điện tử, nhƣng càng về sau thì việc đầu tƣ vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại nhƣ đúc chính xác, sản xuất cơ khí, sản xuất cáp điện, linh kiện điện tử... ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn cả về sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu. Cùng với dòng vốn đầu tƣ trong các dự án sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tƣ còn đƣa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến, hiện đại trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), nhƣ sản xuất ôtô, xe máy (Honda Motor, Toyota Motor, Piago), các linh kiện máy tính. Một 19
- số công nghệ tiên tiến hiện đại, cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã đƣợc áp dụng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp sức đào tạo đƣợc đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan toả và nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bƣớc. Trong các KCN, một lƣợng đáng kể ngƣời lao động Việt Nam đang dần đƣợc đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, đƣợc tiếp xúc với phƣơng thức quản trị kinh doanh tiên tiến, hiện đại, kỹ năng maketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Việc trực tiếp làm việc trong môi trƣờng có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện đƣợc những kỹ năng và bản lĩnh giúp ngƣời lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghệ tiên tiến, hiện đại.[15] 1.2.1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hình thành và phát triển các khu đô thị mới KCN với đặc trƣng là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, một mặt đã chuyển những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất công nghiệp mang lại hiểu quả kinh tế cao hơn; mặt khác, sự phát triển của KCN kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ nhƣ thông tin liên lạc, ngân hàng, bảo hiểm… từ đó cải thiện tỷ trọng đóng góp các ngành nghề trong GDP theo hƣớng gia tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp. Chính từ sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại khu vực hình thanh KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phƣơng theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Kết quả của quá trình này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển của kinh tế địa phƣơng, là cơ sở để cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân địa phƣơng. Tuy vậy, cũng cần nhận thức rằng trên thực tế nếu việc chuyển đổi đất nông nghiệp và xây dựng phát triển KCN có độ trễ lớn có thể gây ra những khó khăn cho lao động địa phƣơng vì 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn