intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

66
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm luận giải rõ cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NIS của một số nước ở châu Á; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị, có thể vận dụng để đề xuất một số giải pháp, chính sách cơ bản nhằm phát triển NIS ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG THỊ THINH --------o0o--------- PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA Ở MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC Họ và tên học viên KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: CHUYÊN NGÀNH: CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH/NGHIÊN CỨU BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG THỊ THINH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA Ở MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Phí Mạnh Hồng. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Thị Thinh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận văn này tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phí Mạnh Hồng đã hƣớng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Trong quá trình hƣớng dẫn, thầy luôn tận tình, động viên và khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học Kinh tế, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế chính trị, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chƣa nhiều nên luận văn vẫn còn thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý Thầy/Cô và các anh chị học viên. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Hoàng Thị Thinh
  5. MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các hình ........................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA.... 8 1.1. Một số khái niệm có liên quan............................................................................... 8 1.1.1. Công nghệ .......................................................................................... 8 1.1.2. Đổi mới công nghệ ........................................................................... 13 1.1.3. Hệ thống đổi mới quốc gia ............................................................... 15 1.2. Vai trò của NIS trong phát triển kinh tế hiện đại ...............................................22 1.2.1. Kinh tế tri thức và nhu cầu đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ .................................................................................................. 22 1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển NIS đối với việc đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ ...................................................................... 26 1.3. Thực chất và nội dung của quá trình phát triển NIS ..........................................29 1.3.1. Thực chất của quá trình phát triển NIS ........................................... 29 1.3.2. Nội dung chính của phát triển NIS .................................................. 31 CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA Ở MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á ................................................................. 35 2.1 NIS của Nhật Bản ..................................................................................................36 2.1.1. Quá trình hình thành NIS của Nhật Bản.......................................... 36 2.1.2. Các thành phần trong NIS của Nhật Bản ........................................ 37 2.1.3. Các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của NIS của Nhật Bản ................................................................................................... 39 2.1.4. Đánh giá những kết quả đạt được của NIS của Nhật Bản .............. 42
  6. 2.2. NIS của Trung Quốc.............................................................................................44 2.2.1. Quá trình hình thành NIS của Trung Quốc ..................................... 44 2.2.2. Các thành phần trong NIS của Trung Quốc .................................... 47 2.2.3. Các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của NIS của Trung Quốc ............................................................................................... 51 2.2.4. Đánh giá những kết quả đạt được của NIS của Trung Quốc .......... 54 2.3. NIS của Hàn Quốc ................................................................................................56 2.3.1. Quá trình hình thành NIS của Hàn Quốc ........................................ 56 2.3.2. Các thành phần trong NIS của Hàn Quốc ....................................... 58 2.3.3. Các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của NIS của Hàn Quốc .................................................................................................. 60 2.3.4. Đánh giá những kết quả đạt được của NIS của Hàn Quốc ............. 62 2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam....................................................................63 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA Ở VIỆT NAM ............................................. 69 3.1. Thực trạng Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam .......................................69 3.1.1. Cách tiếp cận của Việt Nam về NIS ................................................. 69 3.1.2. Sự hình thành và phát triển của NIS ở Việt Nam và đặc điểm của nó... 71 3.1.3. Một số kết quả đạt được ................................................................... 78 3.1.4. Những vấn đề tồn tại ........................................................................ 83 3.1.5. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém của NIS ở Việt Nam......89 3.1.6. Đánh giá NIS ở Việt Nam ................................................................ 92 3.2. Các giải pháp để phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam. .............95 3.2.1. Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp và định dạng mô hình NIS của Việt Nam. 95 3.2.2. Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về KH&CN, tạo lập môi trường, thể chế xã hội thích hợp........................... 96
  7. 3.2.3. Chuẩn bị các điều kiện cho việc phát triển phát triển NIS .............. 98 3.2.4. Đổi mới cơ chế tài chính khuyến khích phát triển NIS .................... 99 3.2.5. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ ......................................................................................................... 100 3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về NIS................................................ 102 KẾT LUẬN ................................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................107
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ĐMST Đổi mới sáng tạo 2 KH&CN Khoa học và công nghệ 3 KT - XH Kinh tế - xã hội 4 NIS Hệ thống đổi mới quốc gia 5 NCKH Nghiên cứu khoa học 6 OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế 7 R&D Nghiên cứu và phát triển 8 SHTT Sở hữu trí tuệ 9 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ i
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Số hiệu Tên bảng Trang 1 2.1 Các cơ quan chủ chốt trong NIS của Nhật Bản 39 2 2.2 Chi tiêu R&D của Nhật Bản từ năm 2002 – 2010 43 3 2.3 Các cơ quan chủ chốt trong NIS của Trung Quốc 50 4 2.4 Chi tiêu R&D của Trung Quốc từ năm 2002 – 2010 54 5 2.5 Các cơ quan chủ chốt trong NIS của Hàn Quốc 59 6 2.6 Chi tiêu R&D của Hàn Quốc từ năm 2002 – 2010 62 7 3.1 Thống kê số bằng sáng chế một số nƣớc Đông 84 Nam Á giai đoạn 2006 – 2010 đƣợc đăng ký tại Mỹ 8 3.2 Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới /Sáng tạo của Việt 85 Nam so với các nƣớc xung quanh 9 3.3 Việt Nam - Điểm và thứ hạng của các tiêu chí Tổ 86 chức Nhà nƣớc, Vốn, con ngƣời và Đầu ra sáng tạo 10 3.4 Tỷ lệ đầu tƣ cho KHCN từ ngân sách nhà nƣớc 91 tính trên GDP của Việt Nam qua các năm ii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH TT Số hiệu Tên hình Trang 1 1.1 Công nghệ là công cụ biến đổi 10 2 1.2 Mối quan hệ giữa các thành phần công nghệ 13 3 1.3 Mô hình liên kết trong Hệ thống đổi mới quốc gia 30 4 3.1 Sơ đồ hệ thống các cơ quan, tổ chức tham gia vào 73 hoạch định chính sách phát triển NIS ở Việt Nam iii
  11. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Jeffrey Sachs, một chuyên gia về phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc, đồng tác giả của Chƣơng sách với tiêu đề: “Tiến bộ công nghệ và sự tăng trƣởng kinh tế lâu dài của các quốc gia châu Á”, đã nêu rõ sự cần thiết phải có chiến lƣợc đổi mới ở các quốc gia này. Ông viết: “Sự cần thiết phải đề ra chiến lƣợc đổi mới là một thực tiễn đặt ra cho các quốc gia châu Á, cũng nhƣ ở các nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, đối với châu Á trong đó có Việt Nam, nhu cầu này có lẽ còn cấp bách hơn, bởi vì nhiều nền kinh tế châu Á hiện nay đang đứng ở ngƣỡng cửa của một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi một cách tiếp cận mới về công nghệ và tăng trƣởng” [20]. Từ chỗ nhập khẩu, ứng dụng công nghệ của Mỹ và Tây Âu một cách thành công, các nền kinh tế này phải phấn đấu để tự mình đổi mới công nghệ. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, sự phát triển nhƣ vũ bão của cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu… đã đƣa nhân loại tới nền kinh tế tri thức. Tri thức đã thực sự trở thành nguồn lực quyết định cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Sự thay thế nhanh chóng của công nghệ tất yếu đòi hỏi một nhu cầu cần thiết phải có sự đổi mới và nâng cấp công nghệ. Đổi mới công nghệ là một vấn đề từ lâu đã dành đƣợc sự quan tâm chú ý ở nƣớc ta, đƣợc xem là một nhân tố tạo nên ƣu thế cạnh tranh của quốc gia. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đổi mới công nghệ, cách tiếp cận theo hƣớng xây dựng và phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ( National Innovation System - NIS), coi đó là một khuôn khổ thể chế quan trọng trong việc kết nối, làm gia tăng các năng lực sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH & CN) đã đƣợc nhiều quốc gia quan tâm áp dụng. Ở Việt Nam cũng có một số nỗ lực nghiên cứu để 1
  12. vận dụng khái niệm và cách tiếp cận này vào hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc. Thời gian gần đây có nhiều nền kinh tế châu Á đã bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện NIS. Từ cuối thập kỷ 90, Trung Quốc đã có Dự án nghiên cứu NIS của mình khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trƣờng và đề ra quan điểm “NIS mang các đặc trƣng Trung Quốc”. Các quốc gia khác nhƣ Hàn Quốc mới đây cũng đề xuất “NIS thế hệ thứ 3”, khi nền kinh tế này đã hoàn thành giai đoạn rƣợt đuổi và bƣớc sang giai đoạn đổi mới và chuẩn bị cho nền kinh tế tri thức. Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia trong các kế hoạch KH&CN mới đây cũng đều đề ra các giải pháp để hoàn thiện và phát huy hiệu quả của NIS. Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu để vận dụng cách tiếp cận NIS nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy cách tiếp cận này còn khá mới mẻ và bƣớc đầu bộc lộ nhiều vƣớng mắc trong áp dụng đòi hỏi cấp thiết phải bổ sung và hoàn thiện. Xuất phát từ thực tiễn nhƣ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu và vận dụng cách tiếp cận NIS đã đƣợc nhiều quốc gia quan tâm. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về NIS nói chung và cả những công trình nghiên cứu cho một số quốc gia cụ thể nhƣ: “Systems of Innovation, Pinter, London and New York”, của Charles Edquist, 1997 [15]. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích các nguồn gốc lý thuyết và lịch sử của cách tiếp cận NIS. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh lịch sử của cách tiếp cận NIS và chú ý đến cách tiếp cận hệ thống. Đây là cơ sở để chính phủ hoạch định chính sách phát triển NIS. 2
  13. “The National System of Innovation in Historical Pespective”, của Chris Freeman, 1995[16], Cambridge Journal of Economics,, February, 5-24. Chris Freeman đã phân tích và làm rõ thực chất của NIS. Theo ông, NIS là một mạng lƣới các tổ chức, thiết chế trong các khu vực tƣ nhân và công cộng cùng phối hợp hoạt động lẫn nhau trong quá trình nghiên cứu, nhập khẩu, cải tiến và phổ biến các công nghệ mới. “Technological advances and the long-term economic growth of Asian countries” của Sachs, J.D (2001). Trong công trình nghiên cứu này, Sachs đã phân tích sự cần thiết phải có chiến lƣợc đổi mới ở các quốc gia này. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải đề ra chiến lƣợc đổi mới là một thực tiễn đặt ra cho các quốc gia châu Á, cũng nhƣ ở các nơi khác trên thế giới, bởi vì nhiều nền kinh tế châu Á hiện nay đang đứng ở ngƣỡng cửa của một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi một cách tiếp cận mới về công nghệ và tăng trƣởng.Từ chỗ nhập khẩu, ứng dụng công nghệ của Mỹ và Tây Âu một cách thành công, các nền kinh tế này phải phấn đấu để tự mình đổi mới công nghệ. “National Innovation Systems: Towards a Theory of Innovation and Interactive Learning” của Lundvall, B.A. Trong tài liệu này, Lundvall đã dùng khái niệm NIS để phân tích các quá trình đổi mới, bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức tri thức tƣơng tác với nhau nhằm mục đích thúc đẩy đổi mới và nâng cấp liên tục năng lực công nghệ. “The ensence and importance of the National innovation system” của Patel, P và Pavitt, K (1994). Trong công trình nghiên cứu này, hai tác giả đã phân tích và làm rõ bản chất và tầm quan trọng của NIS. Theo các ông, NIS bao gồm các tổ chức thiết chế trong nƣớc, hệ thống các kích thích và năng lực quyết định tốc độ và chiều hƣớng cải tiến công nghệ (hoặc là tốc độ và cấu thành của các hoạt động tạo ra đổi mới) trong một nƣớc. 3
  14. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng NIS trong một vài năm gần đây thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có một số công trình nghiên cứu về NIS nhƣ: “Vận dụng cách tiếp cận NIS để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Lê Đình Tiến, 2000 [8]. Tác giả đã phân tích khái quát cách tiếp cận về NIS và hƣớng nó vào vấn đề thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. “Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Những kiến thức cơ bản về đổi mới” của TS. Trần Công Yên [14] cũng đã trình bày những tất yếu của đổi mới công nghệ và nhấn mạnh đến sự đổi mới theo cách tiếp cận NIS. Công trình “NIS của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á” [11] của trung tâm thông tin khoa học và công nghệ năm 2006. Trong tổng luận này cũng phân tích và làm rõ NIS của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và bƣớc đầu đƣa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh đó còn một số bài báo trên các tạp chí cũng đã đề cập đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện NIS ở Việt Nam nhƣ: “Đổi mới tư duy hoạt động và quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta sau hội nhập WTO theo cách tiếp cận NIS về khoa học và công nghệ” [7] của tác giả Trần Đình Quân trên tạp chí Nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ ; “Thị trường khoa học công nghệ” của tác giả Vũ Đình Cự (2004), Tạp chí hoạt động khoa học [1]; “Hệ thống đổi mới quốc gia và một số vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Ngọc Trân [9]…Các công trình này đã đề cập đến sự cần thiết của việc xây dựng Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam, coi đó là động lực thúc đẩy đổi mới công nghệ. Các công trình đều khẳng định việc xây dựng và phát triển NIS là tất yếu để các nhà lãnh đạo quốc gia biết đƣợc danh mục các mặt hàng chủ yếu, các công nghệ cần phát triển, các bƣớc đi về kinh tế đối ngoại cần tiến hành, sẽ đảm bảo thắng lợi trong thời gian trƣớc mắt (3-5 năm) và về lâu dài. Có thể nói NIS là động lực phát triển thị trƣờng KH&CN. Nếu không 4
  15. có hệ thống này, hoặc có, nhƣng hoạt động tồi thì thị trƣờng KH&CN rất dễ bị biến động, dẫn tới khủng hoảng. Viện Nghiên cứu Chính sách KH&CN (NISTPASS) cũng có những công trình nghiên cứu và thƣờng xuyên cử cán bộ đi dự các cuộc Hội nghị, Hội thảo khu vực và quốc tế về NIS. Gần đây nữa, các nhà khoa học có uy tín nhƣ Giáo sƣ Đặng Hữu, Giáo sƣ Vũ Đình Cự, Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân… cũng nêu ý kiến về sự cần thiết phải xây dựng và củng cố NIS ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về NIS và đề xuất những chính sách thích đáng để xây dựng và hoàn thiện NIS ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài đƣợc thực hiện là cần thiết cả về lí luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận giải rõ cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NIS của một số nƣớc ở châu Á; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị, có thể vận dụng để đề xuất một số giải pháp, chính sách cơ bản nhằm phát triển NIS ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải làm rõ một số khái niệm có liên quan đến NIS và các thành phần trong NIS cũng nhƣ tầm quan trọng của NIS đối với việc nâng cấp và đổi mới công nghệ. - Làm rõ quá trình hình thành, các thành phần và biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển NIS ở một số nƣớc châu Á từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển NIS ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng, quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm của NIS ở Việt Nam. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển NIS ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
  16. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sự phát triển NIS của một số nƣớc ở châu Á là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển NIS ở Việt Nam thông qua phân tích thực trạng, quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm của NIS ở Việt Nam. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển NIS ở Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu NIS của ba nƣớc ở châu Á là: Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp cho việc phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Phƣơng pháp chung của luận văn là sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể khác, nhƣ: phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, thống kê… 6. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ cách thức hình thành và phát triển NIS của một số nƣớc ở châu Á, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, chính sách nhằm phát triển NIS ở Việt Nam. 6
  17. - Luận văn phân tích, đánh giá NIS của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NIS của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng, 9 tiết: Chương 1: Tổng quan chung về Hệ thống đổi mới quốc gia Chương 2: Kinh nghiệm phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á Chương 3: Một số gợi ý chính sách nhằm phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam 7
  18. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA 1.1. Một số khái niệm có liên quan 1.1.1. Công nghệ 1.1.1.1. Khái niệm công nghệ Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài ngƣời. Từ “công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp (Teknve – Tenkhne) có nghĩa là một công nghệ hay một kỹ năng, và (λoyoσ –logos) có nghĩa là một khoa học, hay sự nghiên cứu. Nhƣ vậy, thuật ngữ Technology (Tiếng anh) hay Technologie (Tiếng Pháp) có ý nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật – thƣờng đƣợc gọi là Công nghệ học. Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công nghệ, trong cuốn giáo trình “Quản trị công nghệ” đã giới thiệu một định nghĩa tƣơng đối đầy đủ về công nghệ: “Công nghệ là việc sử dụng sáng tạo các loại công cụ, máy móc, tri thức và kỹ năng để biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hay dịch vụ” [6] Ở Việt Nam, cho đến nay công nghệ thƣờng đƣợc hiểu là quá trình tiến hành một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một công việc (do đó công nghệ thƣờng là tính từ của cụm thuật ngữ nhƣ: qui trình công nghệ, thiết bị công nghệ, dây chuyền công nghệ…). Theo những quan niệm này, công nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi Tây Âu đã sử dụng thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng – một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn – nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con ngƣời. Khái niệm công nghệ này dần dần đƣợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới, ví dụ thể hiện ở việc thay đổi tên gọi của các tạp chí lớn trên thế giới, 8
  19. nhƣ “Tạp chí khoa học và kỹ thuật – Science et technique” đổi thành “Khoa học và công nghệ - Science et technogie” Ở Việt Nam, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI (1991) mang tên “Nghị quyết về khoa học – công nghệ”. Nhƣ vậy, thuật ngữ công nghệ đã đƣợc sử dụng chính thức ở nƣớc ta. Năm 1992, Ủy ban khoa học – kỹ thuật Nhà nƣớc đổi thành Bộ khoa học – công nghệ và Môi trƣờng (nay là Bộ khoa học - công nghệ). Mặc dầu đã đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đƣa ra một định nghĩa công nghệ lại chƣa có đƣợc sự thống nhất. Đó là do số lƣợng các công nghệ hiện có nhiều đến mức không thể thống kê đƣợc, công nghệ lại hết sức đa dạng, khiến những ngƣời sử dụng một công nghệ cụ thể trong những điều kiện và hoàn cảnh không giống nhau sẽ dẫn đến sự khái quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều quan niệm cũ tƣởng nhƣ vĩnh cửu, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trên. Việc đƣa ra một định nghĩa khái quát đƣợc bản chất của công nghệ là việc cần thiết, bởi vì không thể quản lý công nghệ, một khi chƣa xác định rõ nó là cái gì. Các tổ chức quốc tế về Khoa học – công nghệ đã có nhiều cố gắng trong việc đƣa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hoà các quan điểm, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Có bốn khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ, đó là: Khía cạnh “công nghệ là máy biến đổi” Khía cạnh “công nghệ là một công cụ” Khía cạnh “công nghệ là kiến thức” Khía cạnh “công nghệ hàm chứa trong các dạng hiện thân của nó”. 9
  20. Khía cạnh thứ nhất đề cập đến khả năng làm ra đồ vật, đồng thời công nghệ phải đáp ứng mục tiêu khi sử dụng và thoả mãn yêu cầu về mặt kinh tế nếu nó muốn đƣợc áp dụng trên thực tế. Đây là điểm khác biệt giữa khoa học và công nghệ. Môi trƣờng công nghệ Nguồn lực Hàng hoá Hoạt động sản xuất Dịch vụ Công nghệ Hình 1.1. Công nghệ là công cụ biến đổi Khía cạnh thứ hai nhấn mạnh công nghệ là một sản phẩm của con ngƣời, do đó con ngƣời có thể làm chủ đƣợc nó vì nó hoàn toàn không phải là “cái hộp đen” huyền bí. Vì là một công cụ nên công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ đối với con ngƣời và cơ cấu tổ chức. Khía cạnh thứ ba đề cập đến cốt lõi của mọi hoạt động công nghệ là kiến thức. Nó bác bỏ quan niệm công nghệ phải là các vật thể, phải nhìn thấy đƣợc. Đặc trƣng kiến thức khẳng định vai trò dẫn đƣờng của khoa học đối với công nghệ, đồng thời nhấn mạnh rằng không phải ở các quốc gia có các công nghệ giống nhau sẽ đạt đƣợc kết quả nhƣ nhau. Việc sử dụng một công nghệ đòi hỏi con ngƣời cần phải đƣợc đào tạo về kĩ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2