intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2010 và giải pháp đến năm 2020

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường (tập trung vào giai đoạn 2001 - 2010); từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển thành phần kinh tế này trên địa bàn của địa phương ở giai đoạn 2011 - 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2010 và giải pháp đến năm 2020

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯ - 2020 HÀ NỘI – 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯ - 2020 : 60 31 01 : TS. Đinh Quang Ty HÀ NỘI – 2012
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................... 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 3 6. Đóng góp của luận văn ................................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................... 4 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN ..................... 5 1.1. KINH TẾ TƢ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG CỦA NHÂN LOẠI............................................................................. 5 1.1.1. Đặc điểm của kinh tế thị trƣờng nhìn từ góc độ sở hữu .............. 5 1.1.2. Sự tồn tại khách quan và tính phổ biến của kinh tế tƣ nhân trong các nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới.............................................. 10 1.1.3. Đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh tế tƣ nhân .................... 12 1.1.3.1. Về đặc điểm, bản chất của kinh tế tƣ nhân ....................................... 12 1.1.3.2. Vai trò của kinh tế tƣ nhân ............................................................... 17 1.2. CHỦ TRƢƠNG, QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA ĐỐI VỚI KINH TẾ TƢ NHÂN ............. 22 1.2.1. Khái quát về chủ trƣơng, quan điểm, chính sách đối với kinh tế tƣ nhân ở thời kỳ trƣớc đổi mới và hệ quả ......................................... 22 1.2.2. Chủ trƣơng, quan điểm, chính sách đối với kinh tế tƣ nhân trong thời kỳ đổi mới (từ Đại hội VI đến Đại hội XI của Đảng) và tác động đến thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. ........................... 24
  4. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH ............................................................................ 29 1.3.1. Những trƣờng hợp đƣợc lựa chọn nghiên cứu ......................... 29 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên ........................................... 29 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương............................................... 30 1.3.2. Một số bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình trong việc phát triển kinh tế tƣ nhân ................................................................................. 32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN KINH TẾ TƢ NHÂN CỦA TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 ......................... 34 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI BÌNH .. 34 2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình. ........... 34 2.1.2. Nhận xét về điều kiện phát triển của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình (so sánh với một số địa phƣơng lân cận) ..................... 36 2.2. KINH TẾ TƢ NHÂN Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2001 – 2010 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN ĐANG ĐẶT RA ........................... 37 2.2.1 Động thái phát triển của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 – 2010 .............................................................. 37 2.2.1.1. Về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình ..................................................................... 38 2.2.1.2. Về trình độ công nghệ, trình độ quản lý, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường. ............................................................................ 41 2.2.1.3. Về một số doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu trên địa bàn tỉnh .. 42 2.2.1.4. Đặc điểm chung về lực lượng doanh nhân ở Thái Bình hiện nay.......... 46 2.2.2 Vai trò của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 – 2010 ..................................................................................... 47 2.2.2.1 Vai trò trong việc giải quyết vấn đề việc làm ......................... 47
  5. 2.2.2.2 Vai trò trong việc huy động nguồn vốn đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh ......................................................................... 49 2.2.2.3 Vai trò trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........... 50 2.2.2.4 Vai trò trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo nguồn thu cho ngân sách .................................................................................. 52 2.2.2.5 Vai trò trong việc thúc đẩy cạnh tranh. .................................. 52 2.2.3 Hạn chế của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình và nguyên nhân .................................................................................... 54 2.2.3.1. Về hạn chế ........................................................................... 54 2.2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................... 58 3.1. BỐI CẢNH MỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ TƢ NHÂN .... 63 3.1.1. Bèi c¶nh ph¸t triÓn cña ®Êt n-íc sau 25 năm đổi mới và t¸c ®éng ®Õn kinh tÕ t- nh©n ................................................................................... 63 3.1.2. Bối cảnh phát triển mới của tỉnh và tác động đến kinh tế tƣ nhân.............. 65 3.2. PHƢƠNG HƢỚNG, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 ... 65 3.2.1. Về phƣơng hƣớng và quan điểm phát triển ............................... 65 3.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................ 69 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ, HIỆU QUẢ CỦA KINH TẾ TƢ NHÂN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 .............................................. 69 3.3.1. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách đối với kinh tế tƣ nhân ...... 69 3.3.1.1. Về chính sách đầu tư – tín dụng ........................................... 70 3.3.1.2. Về chính sách thương mại .................................................... 72 3.3.1.3. Về chính sách khoa học – công nghệ..................................... 74 3.3.1.4. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế tư nhân 75
  6. 3.3.2. Áp dụng các đòn bẩy lợi ích khuyến khích kinh tế tƣ nhân nâng cao vai trò và hiệu quả phát triển ...................................................... 78 3.3.2.1. Đòn bẩy khuyến khích kinh tế tư nhân giải quyết việc làm ..... 78 3.3.2.2. Đòn bẩy khuyến khích kinh tế tư nhân tăng quy mô đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà tỉnh Thái Bình có lợi thế .... 79 3.3.2.3. Đòn bẩy khuyến khích kinh tế tư nhân đổi mới công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm ...................................... 80 3.3.2.4. Đòn bẩy khuyến khích kinh tế tư nhân xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa .................................................................................. 81 3.3.3 Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình ............................ 83 3.3.3.1. Về cải thiện môi trường kinh doanh và đổi mới quản lý nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân của tỉnh phát triển có hiệu quả hơn trong giai đoạn 2011-2020 ........................................................ 83 3.3.3.2. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương....................... 86 KẾT LUẬN ................................................................................................. 89 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO ........................................... 91
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhìn tổng thể, sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế mới này, chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế đƣợc đổi mới một cách cơ bản. Trƣớc đây, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu. Hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đƣợc dựa trên nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đan xen hỗn hợp, gồm có: Kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Kinh tế tƣ nhân đƣợc xác định có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Các loại hình doanh nghiệp của tƣ nhân đƣợc khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. Trong quá trình thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta đã phát triển khá mạnh, đặc biệt là từ năm 2001 đến nay. Những đóng góp nổi trội của kinh tế tƣ nhân thể hiện ở chỗ đã tạo thêm nhiều việc làm; huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh; tỷ trọng của kinh tế tƣ nhân trong GDP ngày càng tăng; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy cạnh tranh, tăng thêm số lƣợng công nhân và doanh nhân Việt Nam… Tuy nhiên, kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lí thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu; mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp tƣ nhân cũng đang khó tiếp cận các nguồn lực - nhất là về vốn, còn gặp nhiều trở ngại về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trƣờng pháp lí và môi trƣờng tâm lí xã hội ... 1
  8. Là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, Thái Bình có vị trí quan trọng, gần các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc nhƣ Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dƣơng… và lại nằm trên trục đƣờng 10 nối liền với các cảng biển, rất thuận tiện trong giao thông vận tải. Kinh tế tƣ nhân ở Thái Bình trong những năm vừa qua đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của cả tỉnh: giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn,… Tuy nhiên, kinh tế tƣ nhân ở Thái Bình cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trƣớc áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trƣờng. Hầu hết các doanh nghiệp tƣ nhân ở địa phƣơng này chỉ có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kém, môi trƣờng kinh doanh còn nhiều bất cập, khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển còn nhiều vƣớng mắc,... Tình hình nói trên đòi hỏi phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, chỉ ra xu hƣớng phát triển của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình; trên cơ sở đó xác định phƣơng hƣớng và các giải pháp thích hợp để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, phát huy tốt hơn vai trò của thành phần kinh tế này ở tỉnh Thái Bình trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự tồn tại khách quan, vai trò, giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong quá trình đổi mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng (tập trung vào giai 2
  9. đoạn 2001 - 2010); từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp phát triển thành phần kinh tế này trên địa bàn của địa phƣơng ở giai đoạn 2011 - 2020. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá, góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản; chủ trƣơng, quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Việt Nam về kinh tế tƣ nhân; nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc về phát triển kinh tế tƣ nhân trong thời kỳ đổi mới và rút ra những vấn đề có thể tham khảo cho tỉnh Thái Bình. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng (tập trung vào giai đoạn 2001 - 2010). - Đề xuất và luận chứng cơ sở khoa học về phƣơng hƣớng và giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả hơn trong giai đoạn 2011 - 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về sự phát triển kinh tế tƣ nhân ở Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung nghiên cứu về sự phát triển kinh tế tƣ nhân trong quá trình chuyển đổi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn 2001 – 2010 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với đối tƣợng, nhiệm vụ đã xác định, nhƣ logic kết hợp với lịch sử, thống 3
  10. kê, xử lý các số liệu, tƣ liệu; phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa; kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có… 6. Đóng góp của luận văn - Phân tích đặc điểm của kinh tế tƣ nhân nhìn từ góc độ sở hữu để thấy đƣợc tầm quan trọng của sở hữu tƣ nhân. - Phân tích sự tồn tại khách quan và chỉ ra tính phổ biến của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng thế giới. - Nghiên cứu việc phát triển kinh tế tƣ nhân của các tỉnh Hƣng Yên và Hải Dƣơng để rút ra bài học kinh nghiệm cho Thái Bình. - Dự báo những tác động về mặt kinh tế- xã hội tới sự phát triển của kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đƣa ra những giải pháp mới thúc đẩy sự phát triển và nâng cao vai trò hiệu quả của kinh tế tƣ nhân ở Thái Bình giai đoạn 2011- 2020. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế tƣ nhân Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2001 – 2010 Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2011 – 2020 4
  11. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN 1.1. KINH TẾ TƢ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG CỦA NHÂN LOẠI 1.1.1. Đặc điểm của kinh tế thị trƣờng nhìn từ góc độ sở hữu Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời là lịch sử phát triển không ngừng của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phƣơng thức sản xuất xã hội. Nhƣng bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, sản xuất cho ai? Để giải quyết những vấn đề này, về cơ bản, có ba kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, đó là kinh tế tự nhiên, kinh tế kế hoạch hóa tập trung và kinh tế hàng hóa mà giai đoạn phát triển cao của nó là kinh tế thị trƣờng. Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, trên cơ sở phân công lao động xã hội phát triển và sự tách biệt về kinh tế của những ngƣời sản xuất. Đó là phƣơng thức tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, ở đó ngƣời sản xuất ra sản phẩm không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của mình, mà nhằm để trao đổi, để bán trên thị trƣờng. Kinh tế hàng hóa ra đời từ rất sớm và đã từng tồn tại trong nhiều phƣơng thức sản xuất. Hình thức đầu tiên của nó là kinh tế hàng hóa giản đơn, đã đƣợc hình thành và phát triển từng bƣớc trong xã hội chiếm hữu nô lệ, và tiếp tục phát triển cao hơn trong xã hội phong kiến. Khi quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển mạnh trong thời kỳ tan rã của phƣơng thức sản xuất phong kiến, một số nƣớc tiên tiến nhất ở Tây Âu đã đi đầu trong việc quá độ sang chủ nghĩa tƣ bản. Đây cũng là quá trình chuyển từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa. Với sự ra đời và 5
  12. phát triển của chủ nghĩa tƣ bản, kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển thành kinh tế thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng nhƣ chúng ta đã biết là kinh tế hàng hóa đạt đến trình độ xã hội hóa cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộ hay hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền sản xuất xã hội đều phải thông qua thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, trong chế độ tƣ bản chủ nghĩa và cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong các thời kỳ lịch sử và ở những nƣớc khác nhau, kinh tế thị trƣờng có những đặc điểm riêng cụ thể; nhƣng dù ở đâu và lúc nào cũng phải vận động, phát triển theo những nguyên tắc phổ biến có tính quy luật, trong đó nổi bật là: tự do trong sản xuất kinh doanh (tự do đầu tƣ), tự do trong quan hệ trao đổi (tự do thƣơng mại), tự do trong tiêu dùng (mua hàng hóa hay không mua, mua ở đâu, của ai là do ngƣời tiêu dùng tự quyết định); cạnh tranh trong nội bộ từng ngành, cạnh tranh giữa các ngành bên trong nền kinh tế thị trƣờng của một nƣớc, cạnh tranh giữa các nƣớc cùng sử dụng phƣơng tiện kinh tế thị trƣờng… Lịch sử phát triển của nền kinh tế thị trƣờng đến nay cho thấy nó có mặt ở nhiều chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, mà điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của nó là sự hiện diện của nhiều hình thức sở hữu. Sở hữu là quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong quá trình sản xuất, phản ánh quá trình chiếm hữu của cải vật chất, mà ở đó sở hữu về tƣ liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Sở hữu là mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, vận động và biến đổi cùng với hệ thống kinh tế - xã hội, đặc biệt là có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội . Khi nhà nƣớc xuất hiện, các quan hệ sở hữu đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật, hình thành nên chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu quy định các quyền: sử dụng, định đoạt, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, thế chấp…, và là cơ sở kinh tế và pháp lý để bảo đảm việc thực hiện các lợi ích của các chủ thể kinh 6
  13. tế. Quan hệ sở hữu còn chứa đựng nội dung kinh tế - xã hội gắn liền với quan hệ tổ chức - quản lý; với quan hệ phân phối thông qua các lợi ích kinh tế. Hình thức sở hữu là cơ sở khách quan của chế độ sở hữu tƣơng ứng với những trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Xã hội loài ngƣời đã trải qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau, từ sở hữu bộ lạc đến các hình thức sở hữu tƣ nhân và sở hữu xã hội. Trên thực tế, cho đến nay, chỉ tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu công cộng, sở hữu tƣ nhân (sở hữu tƣ nhân nhỏ và sở hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa), sở hữu hỗn hợp. Trong một hình thái kinh tế - xã hội, sự tồn tại cùng lúc nhiều hình thức sở hữu là một tất yếu khách quan. Sự tác động lẫn nhau giữa sở hữu và các hình thức kinh tế đƣợc nối liền qua khâu trung gian là lợi ích kinh tế. Sự tƣơng tác lẫn nhau giữa các lợi ích điều chỉnh các hình thức sở hữu cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, khơi dậy động lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sở hữu không phải là động lực trực tiếp nhƣng chính quan hệ sở hữu lại quyết định bản chất, cơ cấu hệ thống lợi ích kinh tế và trở thành nguồn gốc sâu xa của động lực kinh tế. Nhƣ vậy, xét từ góc độ sở hữu thì kinh tế thị trƣờng có những đặc điểm sau: - Kinh tế thị trường tất yếu phải dựa trên sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, trong đó quan trọng nhất là sở hữu tư nhân. Lịch sử phát triển của kinh tế thị trƣờng cho thấy nó có mặt ở nhiều chế độ kinh tế - xã hội khác nhau mà điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của nó là sự hiện diện của nhiều hình thức sở hữu. Trong một nền kinh tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều chủ thể kinh tế, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Động lực chung của mọi nền kinh tế thị trƣờng là lợi ích kinh tế - nói cách khác, là lợi nhuận. Khả năng tạo ra lợi nhuận cao hay thấp lại phụ thuộc chặt chẽ vào tính hợp lý và minh bạch của quan hệ sở hữu. Khi các nguồn lực đầu tƣ là sở hữu của tƣ nhân, thì các nhà đầu tƣ tƣ nhân phải 7
  14. bằng mọi cách để bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó nhằm tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận siêu ngạch. Lịch sử của kinh tế thị trƣờng hơn 200 năm qua ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển cho thấy, khu vực kinh tế tƣ nhân bao giờ cũng có hiệu quả cao hơn so với khu vực kinh tế nhà nƣớc trong việc sử dụng các nguồn lực đầu tƣ. - Bắt nguồn từ tính xác định và minh bạch của quan hệ sở hữu, lợi ích kinh tế được hình thành và trở thành động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Với tƣ cách là ngƣời sở hữu, mọi chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trƣờng đều hƣớng vào mục tiêu lợi ích mà trƣớc hết là lợi ích kinh tế của chính mình. Bởi vậy, trong nền kinh tế thị trƣờng lợi nhuận đƣợc coi là mục đích, là động lực của hoạt động kinh doanh và cạnh tranh là môi trƣờng và điều kiện tất yếu. - Trên cơ sở tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, đặc biệt là sở hữu tư nhân, cơ chế thị trường hình thành và chịu sự chi phối, điều tiết của các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lƣu thông tiền tệ… - Do được đảm bảo về phương diện sở hữu, các chủ thể thị trường đều có tính độc lập. Ngƣời sản xuất – kinh doanh có quyền tự do kinh doanh, tự chủ trong việc ra các quyết định sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào và sản xuất cho ai; họ có quyền tự quyết định lựa chọn loại hình tổ chức và quản lý sản xuất – kinh doanh thích hợp; độc lập trong gánh vác rủi ro và tự chịu trách nhiệm lỗ - lãi trong sản xuất kinh doanh; theo đó, họ phải lấy lợi nhuận làm động lực và mục tiêu của hoạt động kinh tế. Còn ngƣời tiêu dùng đƣợc chủ động trong lựa chọn hàng hóa trên thị trƣờng và đƣợc xem là “thƣợng đế”, ngƣời quyết định “ bỏ phiếu” cho việc mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất, kinh doanh một mặt hàng nào đó. 8
  15. - Tính đa sở hữu là cơ sở để thị trường giữ vai trò quyết định phân bổ các nguồn lực của xã hội. Các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất phải đƣợc lƣu thông tự do trên thị trƣờng. Muốn vậy, hệ thống thị trƣờng các loại phải đƣợc hình thành đồng bộ và vận hành trôi chảy theo tín hiệu của thị trƣờng, gồm: Thị trƣờng tƣ liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và các sản phẩm dịch vụ; thị trƣờng tài chính; thị trƣờng sức lao động; thị trƣờng đất đai và bất động sản; thị trƣờng khoa học và công nghệ… Để các thị trƣờng này vận hành thông suốt và làm tròn chức năng quyết định phân phối tài nguyên thì phải có chủ thể thị trƣờng đông đảo, nhằm khắc phục tình trạng cơ cấu độc quyền từ phía ngƣời bán hoặc từ phía ngƣời mua. Điều đó gắn liền với hệ thống pháp luật đảm bảo quyền tự do sản xuất – kinh doanh và tự do tiêu dùng của các chủ thể thị trƣờng. - Bắt nguồn từ quyền tự do trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cuả các chủ thể sở hữu, giá cả hàng hóa, dịch vụ hình thành tự do trên thị trường, phụ thuộc vào hao phí lao động xã hội cần thiết và sự điều tiết của cung cầu thị trường. Theo đó, tính cạnh tranh của nền kinh tế đƣợc đề cao, tạo động lực phát triển, điều tiết và điều chỉnh các hoạt động kinh tế, để các nguồn lực có hạn của xã hội đƣợc phân bổ hợp lý, hiệu quả. Mọi sự can thiệp của con ngƣời không tƣơng thích với thị trƣờng trong việc hình thành giá đều dẫn tới bóp méo các tín hiệu thị trƣờng và làm tổn hại đến sự vận hành trôi chảy và hiệu quả của cả nền kinh tế. - Sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu, mà trong đó “ hạt nhân” là sở hữu tư nhân cũng đóng vai trò là cơ sở để tạo nên thuộc tính nổi bật của nền kinh tế thị trường – đó là nền kinh tế mở (cả bên trong và với bên ngoài), thị trƣờng dân tộc thông suốt, gắn liền với thị trƣờng quốc tế. Điều đó xuất phát từ quyền đƣợc tự do kinh doanh của các chủ thể thị trƣờng và tính lƣu động của các nguồn lực xã hội: Vốn, hàng hóa, sức lao động do thị trƣờng điều tiết. 9
  16. - Trên cơ sở thừa nhận, tôn trọng sự tồn tại tất yếu của nhiều hình thức sở hữu, và nhất là sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường, các chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế: Do bản thân cơ cấu thị trƣờng có tính tự phát, khó đảm bảo đƣợc sự cạnh tranh hoàn hảo và khắc phục những bất ổn về xã hội, nên trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại cần có sự quản lý của nhà nƣớc để khắc phục các khuyết tật của thị trƣờng. Chính phủ tập trung thực hiện quản lý các cân đối vĩ mô, sử dụng rộng rãi các công cụ, kế hoạch định hƣớng, hệ thống luật pháp, chính sách và các đòn bẩy kinh tế mà không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.1.2. Sự tồn tại khách quan và tính phổ biến của kinh tế tƣ nhân trong các nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới Xã hội loài ngƣời trải qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau, từ sở hữu bộ lạc đến các hình thức sở hữu tƣ nhân và sở hữu xã hội. Trên thực tế, cho đến nay, chỉ tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu công cộng, sở hữu tƣ nhân và sở hữu hỗn hợp. Trong đó, sở hữu tƣ nhân, xét về nguồn gốc lịch sử là hình thức sở hữu tồn tại lâu dài qua nhiều phƣơng thức sản xuất. Nó là hệ quả trực tiếp của quá trình phát triển lực lƣợng sản xuất và của quyền tự do cá nhân, phát huy mọi tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân. Sở hữu tƣ nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tƣ nhân trong chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất, chi phối và hƣởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất. Cho đến nay, những động lực do sở hữu tƣ nhân tạo ra khó có hình thức nào thay thế đƣợc nó. Sở hữu tƣ nhân về quá trình sản xuất là cơ sở ra đời khu vực kinh tế tƣ nhân. Thực tế cho thấy chƣa có nƣớc nào thành công trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng lại thiếu khu vực kinh tế tƣ nhân. Kinh tế thị trƣờng tồn tại dƣới nhiều mô hình khác nhau ở các quốc gia. Chẳng hạn nhƣ mô hình kinh tế thị trƣờng xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức, mô hình kinh tế thị trƣờng kiểu Thụy Điển, mô hình kinh tế thị trƣờng kiểu 10
  17. Nhật Bản, mô hình kinh tế thị trƣờng tự do kiểu Ăng lô – xắc xông ở Anh và Mỹ, mô hình kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam… Song các mô hình kinh tế thị trƣờng đều có đặc điểm chung là sự hình thành, phát triển đều phải dựa trên tính chất tƣ nhân của sản xuất, hay nói cách khác là dựa trên sự đa dạng hóa các chủ thể kinh tế. Nền kinh tế thị trƣờng phát triển càng cao, các loại chủ thể kinh tế hay các hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất càng đa dạng. Điều đó đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế: cho phép khai thác những tiềm năng đa dạng của nền kinh tế; tạo quan hệ cạnh tranh; thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lƣợng sản xuất; ngƣời tiêu dùng đƣợc quan tâm… Sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt của các chủ thể kinh tế ( phản ứng nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trƣờng, thƣờng xuyên cải tiến phƣơng pháp quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…). Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động hơn. Nhƣ vậy, kinh tế tƣ nhân tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong các nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới, nó là một động lực thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Ngƣợc lại, nền kinh tế thị trƣờng chính là môi trƣờng hoạt động và phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tƣ nhân. Hầu hết các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đều lấy khu vực kinh tế tƣ nhân làm nền tảng, là “ xƣơng sống” của nền kinh tế thị trƣờng; tạo điều kiện ngày càng thuận lợi thúc đẩy khu vực này phát triển, qua đó không ngừng tăng cƣờng sức mạnh kinh tế quốc gia, mở rộng nguồn thu cho ngân sách quốc gia để đầu tƣ ngày càng lớn cho phát triển lực lƣợng sản xuất, phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh, giải quyết các phúc lợi xã hội đa dạng khác và phát triển nền kinh tế mới – kinh tế tri thức… Nhƣ vậy, bằng cách dựa hẳn vào và khai thác ngày càng triệt để vai trò, nhất là khả 11
  18. năng sinh lợi cao của khu vực tƣ nhân, chính các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển nhất trên thế giới hiện nay đã nâng cao dần trình độ xã hội hóa của nền kinh tế thị trƣờng, tạo lâp đƣợc trên thực tế những tiền đề, điều kiện vật chất cho chủ nghĩa xã hội và những “thành tố” mang tính chất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc phát triển con ngƣời, chăm sóc các đối tƣợng thuộc các nhóm “yếu thế” thông qua hệ thống chính sách an sinh xã hội… Tuy nhiên, đối với ngay cả các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển nhất hiện nay, khoảng cách để có thể đi tới chủ nghĩa xã hội đích thực nhƣ Mác dự báo cũng còn rất xa. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chiến tranh tàn phá nặng nề. Trƣớc mắt, Việt Nam phải phát triển những cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội bằng cách thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Việt Nam muốn phát triển thành công nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa tất yếu phải đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tƣ nhân. Chính vì thế từ Đại hội Đảng VI (1986) đến Đại hội XI (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định một cách nhất quán chủ trƣơng, chính sách đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tạo cơ sở cho nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. 1.1.3. Đặc điểm, bản chất và vai trò của kinh tế tƣ nhân 1.1.3.1. Về đặc điểm, bản chất của kinh tế tư nhân Xung quanh quan niệm về kinh tế tƣ nhân hay khu vực kinh tế tƣ nhân, hiện nay có nhiều ý kiến chƣa thống nhất. Theo quan niệm phổ biến trên thế giới, nền kinh tế thị trƣờng thƣờng đƣợc phân chia thành hai khu vực: Kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tƣ nhân. Kinh tế tƣ nhân là khu vực kinh tế đƣợc hình thành và phát triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Ở nƣớc ta, có quan niệm cho rằng, kinh tế tƣ nhân 12
  19. đồng nghĩa với kinh tế tƣ bản tƣ nhân. Có quan niệm đồng nhất kinh tế tƣ nhân với kinh tế ngoài quốc doanh. Có quan niệm cho rằng kinh tế có 100% vốn nƣớc ngoài (thuộc sở hữu tƣ nhân) nằm trong kinh tế tƣ nhân. Ở Việt Nam, Đại hội X của Đảng, xác định khu vực kinh tế tƣ nhân gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tƣ bản tƣ nhân hoạt động với hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tƣ nhân. Trong đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất quy mô nhỏ, dựa vào sức lao động của chính họ giá trị thặng dƣ không đáng kể. Kinh tế tƣ bản tƣ nhân là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tƣ nhân lớn về tƣ liệu sản xuất của một hay nhiều chủ, có sử dụng lao động làm thuê, hoạt động độc lập, chủ thể tƣ bản đồng thời là chủ doanh nghiệp. Đến Đại hội XI, tất cả các bộ phận này đƣợc “gộp” lại, gọi chung là kinh tế tƣ nhân. Sở hữu tƣ nhân có quy mô lớn ra đời trên cơ sở tích tụ tƣ bản và sử dụng nhiều lao động làm thuê. Phần lớn giá trị thặng dƣ (m) đƣợc nó tích luỹ để tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo ra ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dƣ (m). Theo Luật Doanh nghiệp năm 1999, sau đó đƣợc hoàn thiện thành Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực vào 01/07/2006, thì việc tổ chức quản lý sản xuất của kinh tế tƣ bản tƣ nhân đƣợc biểu hiện ở mô hình doanh nghiệp gồm có: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tƣ nhân. Về quan hệ phân phối, trong kinh tế tƣ nhân, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Đối với kinh tế cá thể, do dựa vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động chủ yếu thuộc về hộ gia đình hay cá nhân. Đối với kinh tế tƣ bản tƣ nhân, chủ sở hữu tƣ liệu sản xuất chiếm phần sản phẩm thặng dƣ (m) và ngƣời lao động đƣợc hƣởng phần sản phẩm tất yếu (v). Khi nền kinh tế phát 13
  20. triển theo chiều rộng, các yếu tố khoa học – công nghệ và quản lý chƣa có vai trò quan trọng mà dựa vào khai thác tài nguyên và sức lao động thì quan hệ phân phối chủ yếu dựa trên sự đóng góp về vốn, tƣ liệu sản xuất, sức lao động làm cho toàn bộ sản phẩm thặng dƣ thuộc về nhà tƣ bản. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, các yếu tố khoa học công nghệ, tổ chức quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ và tay nghề của ngƣời lao động cùng với thị trƣờng…đóng vai trò ngày càng quan trọng. Chủ doanh nghiệp không còn là ngƣời sở hữu duy nhất, bên cạnh đó, vai trò điều tiết phân phối của nhà nƣớc tăng lên thì quan hệ phân phối trong các doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn, bằng nhiều hình thức khác nhau. Dù kinh tế tƣ nhân có nhiều trình độ phát triển khác nhau nhƣng có bản chất chung là sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, về các nguồn lực sản xuất. Những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân có đặc trƣng mang tính bản chất là họ sử dụng đồng vốn của chính họ và họ có quyền đƣợc hƣởng thành quả lao động do họ làm ra. Tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ là nguyên tắc hoạt động của các loại hình kinh tế tƣ nhân. Đó là điểm khác biệt quan trọng giữa khu vực kinh tế tƣ nhân và khu vực kinh tế nhà nƣớc, là đặc trƣng cốt lõi của kinh tế tƣ nhân. Tuy nhiên kinh tế tƣ nhân cũng bộc lộ mặt tiêu cực là bóc lột giá trị thặng dƣ mà mức độ bóc lột phụ thuộc vào bản chất của chế độ chính trị, vì vậy vẫn còn tồn tại một bộ phận doanh nghiệp tƣ nhân chạy theo lợi nhuận mù quáng gây thiệt hại cho xã hội. Xét về nguồn gốc, sở hữu tƣ nhân và kinh tế tƣ nhân ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lƣợng sản xuất. Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp ra đời của chế độ tƣ hữu. Từ đó, nhìn chung, kinh tế tư nhân có những đặc điểm cơ bản: - Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân mà lợi ích cá nhân trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời là động lực trƣớc hết và chủ yếu thúc 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2