Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế
lượt xem 11
download
Đề tài đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 10 năm, từ 2001 - 2010. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới (giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020), góp phần phát huy tiềm năng của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ DƯƠNG VĂN AN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ DƯƠNG VĂN AN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THANH HÀ NỘI - 2012
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ...................................................................................................... 9 1.1. Sự hình thành, phát triển, đặc điểm và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................ 9 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài .............. 9 1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu ............................. 11 1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hiện nay ............................................................................................................. 13 1.1.4. Xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........ 15 1.2. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ................... 21 1.2.1. Khái quát tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua ........ 21 1.2.2. Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ........................................ 25 1.2.3. Một số hạn chế ........................................................................................... 27 1.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương và bài học đối với Thừa Thiên Huế ..................................... 33 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương ....................................................33 1.3.2. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc ............................................................. 36 1.3.3. Kinh nghiệm của Đà Nẵng .................................................................38 1.3.4. Bài học rút ra đối với Thừa Thiên Huế ..............................................41 Chương 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2001- 2010 .................................... 43 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế .................................. 43 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 43 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế ................................ 45 2.1.3. Đánh giá về lợi thế và hạn chế của Thừa Thiên Huế và khả năng thu hút FDI ............................................................................... 47 2.2. Tình hình thu hút FDI vào Thừa Thiên Huế ....................................................... 52
- 2.2.1. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................... 52 2.2.2. Phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................... 55 2.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thừa Thiên Huế ....................................................... 62 2.3. Những tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................................................... 65 2.3.1. Những tác động tích cực.................................................................... 65 2.3.2. Những tác động tiêu cực.................................................................... 75 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 .................................. 78 3.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước ngoài .................................................................................................. 78 3.2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và phương hướng thu hút FDI ................................................... 80 3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu .............................................................. 80 3.2.2. Dự báo tăng trưởng GDP của Thừa Thiên Huế và nhu cầu về vốn đầu tư .......................................................................................... 83 3.2.3. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................ 86 3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................... 88 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI .................................................................. 89 3.3.2. Giải pháp về xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ............ 93 3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................... 96 3.3.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư ................... 99
- 3.3.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi để tăng cường hơn nữa thu hút đầu tư FDI ........................................................................... 102 3.3.6. Giải pháp về cải cách hành chính .................................................... 104 3.3.7. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................. 106 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 114 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 120
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội các giai đoạn từ 1991 đến 2010 ................................................................................... 22 Biểu đồ 1.2: Vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam ........................................................................................ 23 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng vốn đăng ký chia theo từng thời kỳ từ năm 1991 -2012 tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................................ 55 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký theo lĩnh vực tại Thừa Thiên Huế năm 2010 ........................................................................................... 57 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký theo địa bàn tại Thừa Thiên Huế năm 2010 ........................................................................................... 58 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký theo hình thức đầu tư tại Thừa Thiên Huế năm 2010 ......................................................................... 59 Biểu đồ 2.5: FDI theo khu vực đối tác đầu tư đến năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................... 60 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đến năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế ......................................................................... 67 Biểu đồ 2.7: Tổng sản phẩm theo giá thực tế theo thành phần kinh tế ............... 68 Biểu đồ 2.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo thành phần kinh tế ..................................................................... 72 Biểu đồ 2.9. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế .................... 73 Biểu đồ 2.10: Số lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2010 ............................................ 74
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam ..... 23 Bảng 1.2: Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đối với GDP; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2001-2010 .................................................... 25 Bảng 2.1: Số dự án và quy mô vốn đăng ký các dự án FDI (1991-2011) .......... 54 Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế theo lĩnh vực ................. 56 Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế theo địa bàn ................... 57 Bảng 2.4: Các hình thức đầu tư nước ngoài ở Thừa Thiên Huế ......................... 59 Bảng 2.5: FDI theo quốc gia đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế .......................... 61 Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2005- 2010 trên địa bàn tỉnh TT.Huế............................................................. 66 Bảng 2.7: Tổng sản phẩm theo giá thực tế theo thành phần kinh tế ................... 68 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2010.......................................... 69 Bảng 2.9: Doanh thu du lịch theo giá thực tế theo thành phần kinh tế ............... 70 Bảng 2.10: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo thành phần kinh tế ................................................................................ 71 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ...................... 72 Bảng 3.1: Các phương án tăng trưởng GDP của Thừa Thiên Huế ..................... 83
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Asia Pacific Economy Cooperation – Diễn đàn Hợp tác APEC kinh tế châu á - Thái Bình Dương Association of the South-East Asian Nations - Hiệp hội các ASEAN quốc gia Đông Nam á ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐTNN Đầu tư nước ngoài EU European Union - Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài G7 Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất của thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội KCN Khu công nghiệp KTT Khu kinh tế KTTĐ Kinh tế trọng điểm Nies Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính ODA thức TBCN Tư bản chủ nghĩa Transnational National Companies - Các công ty xuyên TNCs quốc gia TNHH Trách nhiệm hữu hạn UNCTAD Ủy ban Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc về USD Đồng Đô - la Mỹ WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới
- Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau 25 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đã có những tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần nâng cao sức cạnh tranh, năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nhờ có đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm và được đánh giá là quốc gia phát triển năng động, thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều tập đoàn kinh tế lớn và của các nước trên thế giới. Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều lợi thế để đẩy mạnh đầu tư, phát triển kinh tế, nhưng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế. Những năm qua Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp nhằm kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước và đã có một số dự án đầu tư tương đối lớn ở khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu công nghiệp Phú Bài, khu công nghiệp Tứ Hạ - Hương Trà... Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết nhiều việc làm. Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế, vốn đầu tư thực hiện chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đăng ký. Trước tình hình trên, Thừa Thiên Huế sẽ phải làm gì để thu hút vốn đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng? 1
- Liệu các chính sách và môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư chưa? Làm thế nào để cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài? Những vấn đề đó cần được nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hợp lý nhất. Do vậy nghiên cứu đề tài về “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế” là hết sức cần thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, FDI là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà kinh tế, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam. Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hàng năm đều công bố Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report) tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo xu hướng vận động FDI trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các cuốn sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, các báo cáo và bài viết... của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh, học viên cao học đề cập đến vấn đề FDI, có thể nêu một số điển hình như: Cuốn "Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam", của tác giả Mai Ngọc Cường, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Tác giả đã đánh giá thực trạng hệ thống chính sách và tổ chức thu hút ĐTNN của Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thu hút ĐTNN ở Việt Nam. Cuốn “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”, của PGS, TS Trần Quang Lâm và TS. An Như Hải (2006), Nxb. Chính trị quốc gia. Hai đồng tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng phát triển và sử dụng Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm1988 đến năm 2005, phân tích xu thế, triển vọng và đưa ra những giải pháp phát triển, sử dụng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 2
- Bên cạnh đó có thể kể đến các cuốn sách tiêu biểu nói về FDI và tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO như: Nguyễn Việt Hưng (2004): Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; Nguyễn Văn Tuấn (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam”; Trần Xuân Tùng (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; TS. Lê Xuân Bá (2006): Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; TS. Nguyễn Vũ Hoàng (2006): Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO... FDI cũng là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học nghiên cứu hoặc chọn làm luận án, luận văn như: Luận án tiến sỹ: "Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010" (2001) của nghiên cứu sinh Lê Công Toàn, thực hiện tại Học viện Tài chính; tác giả đã đưa ra các giải pháp về tài chính như: thuế, tiền tệ, bảo hiểm, ngân sách... nhằm tăng cường thu hút FDI ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ: "Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam" (2004), của nghiên cứu sinh Trần Anh Phương, thực hiện tại Học viện Tài chính; tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng nhằm thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI từ các nước G7. Luận án tiến sĩ của Đỗ Hoàng Long (năm 2004): Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; tác giả nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng FDI trên thế giới và dòng FDI vào Việt Nam. Nghiên cứu xu hướng vận động của dòng FDI toàn cầu và một số giải pháp đối với việc thu hút FDI vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ của Bùi Huy Nhượng (2005): Một số biện pháp thúc đẩy việc phát triển, khai thác, thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam; tác giả tìm hiểu những nguyên nhân về phía Nhà nước đang cản trở hoạt động triển khai dự án FDI tại Việt Nam, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ của Phan 3
- Văn Tâm (năm 2011): Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI; thực trạng FDI của Nhật Bản trên thế giới và tại Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI của Nhật Bản nói riêng, FDI các nước nói chung vào Việt Nam. Đề tài cấp bộ: "Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010", do Bộ Tài chính chủ trì, TS Trương Thái Phiên làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2000. Đề tài đã đưa ra những nhận thức mới về FDI ở Việt Nam, đánh giá quá trình thực hiện chính sách huy động vốn FDI của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng đổi mới chính sách huy động vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Đề tài cấp bộ: "Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn FDI theo tinh thần Nghị quyết đại hội IX", mã số KHBĐ (2001)-02 do Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trì; TS. Cao Sỹ Kiêm làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2003. Đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn FDI, trong đó vấn đề tạo lập môi trường thu hút FDI được tiếp cận dưới góc độ hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ cán bộ. Đề tài cấp bộ: "Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam”, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện, PGS, TS Trần Thị Minh Châu làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007. Đề tài đã đánh giá thực trạng chính sách đầu tư của Việt Nam và đưa ra những giải pháp quan trọng để hoàn thiện chính sách đầu tư. Liên quan đến vấn đề FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có một số đề tài nhiên cứu. Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Hoài Trâm (2009): “Nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế " đã tập trung phân tích sâu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nằm ở phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Thủ tướng Chính phủ quyết 4
- định thành lập vào ngày 05/01/2006, là mô hình kinh tế mới, xây dựng theo hướng tập trung các các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước. Mục tiêu xây dựng KKT Chân Mây - Lăng Cô nhằm từng bước hình thành và hoàn thiện mô hình Khu kinh tế ở các tỉnh miền Trung, qua đó tìm kiếm động lực cho phát triển kinh tế vùng, kinh tế quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để duy trì, cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng hiệu quả vào KKT Chân Mây - Lăng Cô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung giới hạn trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (về không gian) và tập trung trong 3 năm 2006, 2007, 2008 (về thời gian). Cũng nghiên cứu về thu hút đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nhưng Luận văn Thạc sỹ của Võ Thị Quế Hương “Nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2008) có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài. Đề tài đã nghiên cứu kết quả đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2007, rút ra những kết luận về môi trường đầu tư vào KKT Chân Mây - Lăng Cô, làm cơ sở cho các nhà đầu tư tham khảo để xây dựng chiến lược hợp tác, đầu tư lâu dài trên các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đề tài cũng đã đề xuất 7 nhóm giải pháp cụ thể, thiết thực để duy trì, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư ngày càng nhiều vào KKT Chân Mây - Lăng Cô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm: nhóm giải pháp về quản lý nhà nước và môi trường pháp lý, nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, nhóm giải pháp về cở sở hạ tầng và xây dựng môi trường đầu tư tại KKT Chân Mây - Lăng Cô, nhóm giải pháp về Marketing đầu tư, nhóm giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư sau khi dự án được cấp phép, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực, nhóm giải pháp về an ninh và an toàn xã hội. Luận văn Thạc sỹ của Hồ Thị Hương: ''Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế'' 5
- (2009) đã phân tích được tác động hai mặt của FDI và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Gần đây là luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Sỹ Nguyên (2010): "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ". Luận án đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đã đánh giá hiện trạng hiệu quả đầu tư phát triển ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tìm ra những mặt được, phát hiện những yếu kém và nguyên nhân cơ bản của tình trạng hiệu quả đầu tư thấp; đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, Luận án đề cập rất ít đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác liên quan đến vấn đề này được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về thu hút FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế không nhiều, thiếu hệ thống. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế". 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 10 năm, từ 2001 - 2010. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới (giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020), góp phần phát huy tiềm năng của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: 6
- - Khái quát một số lý luận cơ bản và các vấn đề thực tiễn liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Thừa Thiên Huế. - Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2010. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu hiện trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Từ năm 2001 đến 2010, dự báo đến 2015, tầm nhìn đến 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị học như: - Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận. - Kết hợp lý luận, quan điểm đường lối của Đảng với thực tiễn địa phương để lý giải những vấn đề mà luận văn nghiên cứu. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgic - lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh... 6. Đóng góp của luận văn - Cung cấp hệ thống số liệu và thông tin về thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế đến thời điểm nghiên cứu; phân tích những tác động tích cực và những hạn chế của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. 7
- - Đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những nhân tố thuận lợi, khó khăn; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa khả năng thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2011 - 2015; tầm nhìn đến năm 2020. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với việc giảng dạy, nghiên cứu về FDI cũng như cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn khoa học để cơ quan hoạch định chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế tham vấn và xây dựng chính sách. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt, bảng biểu, luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội. Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thừa Thiên Huế. 8
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Sự hình thành, phát triển, đặc điểm và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, phát huy tối đa ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... của mình áp dụng vào nước đầu tư, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Nguồn gốc cơ bản tạo sự di chuyển vốn đầu tư dưới hình thức này là do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận xuất phát từ lợi thế so sánh khác nhau giữa các quốc gia. Điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn đầu tư là xu thế tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính ngày càng tăng trên thế giới. Theo V.I.Lênin, hoạt động đầu tư nước ngoài thực chất là xuất khẩu "tư bản thừa", là hoạt động kinh tế chịu tác động và chi phối của các quy luật kinh tế, là hoạt động kinh tế mang tính khách quan diễn ra khi quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đã đạt đến một trình độ nhất định, khi lực lượng sản xuất đã phát triển vượt khỏi biên giới quốc gia. V.I.Lênin đề cập vấn đề xuất khẩu tư bản như một đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Theo ông, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là xuất khẩu hàng hoá, còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, là xuất khẩu tư bản, bởi vì quá trình tích tụ và tập trung tư bản là điều kiện quan trọng cho sự lớn lên của tư bản và sự "thừa tư bản" như là một tất yếu. "Tư bản thừa" ở đây có tính chất tương đối, tức là thừa so với lợi nhuận thấp nếu phải đầu tư trong nước, còn nếu đầu tư ra nước ngoài thì tỷ suất lợi nhuận sẽ 9
- cao hơn. V.I.Lênin cho rằng: "Nếu CNTB chú ý đến phát triển nông nghiệp, đến việc nâng cao mức sống của nhân dân... thì không thể có hiện tượng "tư bản thừa". "Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn còn là CNTB, thì số tư bản thừa vẫn còn chuyên dùng không phải để nâng cao mức sống của quần chúng trong một nước nhất định, vì như thế sẽ đi đến kết quả làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản, - mà là để tăng thêm lợi nhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản còn ít, giá đất đai thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ" [24, tr.456]. Từ đó, V.I.Lênin rút ra kết luận: xuất khẩu tư bản có tác dụng tích cực và tiêu cực đối với cả nước xuất khẩu và nhập khẩu tư bản, đồng thời nó cùng với buôn bán là một trong những đặc điểm của thương mại quốc tế trong thời đại tư bản độc quyền. Trong thời đại tư bản tài chính thống trị, xuất khẩu tư bản trở thành công cụ bành trướng và thực hiện sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền [24, tr.458]. Mặt khác, thu hút đầu tư từ bên ngoài vào cũng là nhu cầu cấp thiết của các nước nghèo, các nước chậm phát triển. Theo A.Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, mức thu nhập thấp chỉ đủ sống ở mức tối thiểu do đó khả năng tích luỹ vốn hạn chế. Các nước này nguồn nhân lực trình độ thấp, kỹ thuật lạc hậu, khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thấp và gặp phải trở ngại trong việc kết hợp chúng. Trước “cái vòng luẩn quẩn” đó nên cần phải có đầu tư của nước ngoài xem như là “cú hích” từ bên ngoài. A.Samuelson đánh giá cao vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của các nước nghèo. Ông cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là lực lượng có khả năng làm phá vỡ “vòng luẩn quẩn của nghèo khổ”, tạo ra những điều kiện cho sự phát triển mà không để lại nợ nần. Do vậy, bản thân các nước này cũng xây dựng những chính sách để thu hút các nước đầu tư vào nước mình. Về cơ bản, nhận định trên của ông nhận được nhiều sự đồng tình. Mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp thực tế nhất đối với các nước nghèo. Dù rằng FDI trước hết phục vụ cho lợi ích các nước xuất khẩu tư 10
- bản chứ không phải cho các nước nhận đầu tư, thế nhưng mở cửa vẫn còn hơn là đóng cửa. Tuy nhiên, FDI vẫn mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể làm khác được vì nó là đòi hỏi tự nhiên, tất yếu của quá trình vận động thị trường. Song, không nên quan niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều kiện duy nhất để các nước nghèo đi lên, là “chìa khóa vạn năng” của sự phát triển [35]. Quá trình tích tụ, tập trung tư bản lớn; sự phát triển khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của quá trình phân công lao động xã hội; sự chi phối của các quy luật kinh tế nhất là quy luật lợi thế so sánh đã làm cho hoạt động của FDI ngày càng mở rộng về quy mô lẫn phạm vi. 1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu Hiện nay, có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong luận văn này chỉ đề cập một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài sau đây: Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia, quan hệ hợp tác và tổ chức quản lý do các chủ thể đầu tư thoả thuận, ghi trong hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh rất đa dạng, hiện nay thường được áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp gia công và dịch vụ. Các bên tham gia hợp đồng vẫn là những pháp nhân riêng, thời hạn hợp đồng thường ngắn. Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai chủ thể hoặc nhiều hơn các chủ thể nước ngoài cùng hợp tác với một nước chủ nhà trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo Luật pháp của nước nhận đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh là loại hình thường được nước tiếp nhận đầu tư 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn