Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 5
download
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước, luận văn phân tích và làm rõ thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VŨ THỊ QUẾ ANH XÕY DựNG Hệ THốNG NHắN TIN NộI Bộ DựA TRỜN CỎC THIếT Bị THỤNG TIN KHỤNG DÕY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2004
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VŨ THỊ QUẾ ANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYÊN NGÀNH :KTCT XHCN MÃ SỐ :5.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG SƠN HÀ NỘI, 2004 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 8 1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 8 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu kinh tế 8 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 10 1.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 15 1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 15 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 18 1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 23 1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước. 25 1.3.1. Kinh nghiệm Thái Lan 25 1.3.2. Kinh nghiệm Malaysia 28 1.3.3. Kinh nghiệm Indonesia 31 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1986 - 2002 35 2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2002 35 2.1.1. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ 36 2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng: nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản 41 2.1.3. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp: trồng trọt- chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp. 49 2.1.4. Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt 55 2.1.5. Cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi 73 2.2. Khái quát những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam từ sau đổi mới 79 2.2.1. Những thành tựu nổi bật 79 1
- 2.2.2. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua 82 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 86 3.1. Định hướng giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. 86 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam 91 3.2.1. Xây dựng các quy hoạch tổng quan phát triển các ngành sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp. 91 3.2.2. Củng cố và mở rộng thị trường cho hàng nông sản, đặc biệt quan tâm đến thị trường xuất khẩu. 94 3.2.3. Tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. 97 3.2.4. Phát triển công nghiệp chế biến giải quyết đầu ra cho hàng nông sản và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. 100 3.2.5. Khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần. 101 3.2.6. Tổng kết và nhân rộng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả. 105 3.2.7. Đổi mới chính sách và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng. 107 KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 2
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 1986-2002 ....................... 43 Bảng 2: Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp (%) ................................................ 44 Bảng 3: Chi ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn 1996-2001 ........... 44 Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ ............................. 50 Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng trồng trọt- chăn nuôi và dịch vụ 1990-2002 ............. 52 Bảng 6: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt 1986-2002 (theo giá so sánh 1994) ...... 56 Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) ........................................... 57 Bảng 8: Cơ cấu diện tích lương thực .................................................................... 59 Bảng 9: Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm .................. 65 Bảng 10 : Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm .......................................... 68 Bảng 11: Diện tích và giá trị sản xuất cây ăn quả 1990-2002 ............................... 70 Bảng 12: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994)/ha đất ............ 72 Bảng 13: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh 1994 ........................ 73 Bảng 14: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) ................................. 73 Bảng 15: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) ...................................... 75 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 - Cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam giai đoạn 1986-2002 ................. 36 Biểu đồ 2 - Sự gia tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp 1986-2002 ................ 41 Biểu đồ 3 - Tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 1986-2002 ............ 42 Biểu đồ 4 - Cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ ........................ 50 Biểu đồ 5- Tốc độ tăng trưởng trồng trọt- chăn nuôi và dịch vụ 1990-2002 (%) .. 52 Biểu đồ 6- Sự gia tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ....................................... 56 Biểu đồ 7- Cơ cấu các nhóm cây trồng ................................................................ 57 3
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể. Trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự túc, lạc hậu Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam không những đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia mà còn có xuất khẩu. Hơn thế nữa, một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu còn có vị thế và thị phần cao trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hiện nay, sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Các nguồn lực nông nghiệp của Việt Nam vẫn đang bị sử dụng một cách lãng phí và hiệu quả thấp. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ... và với hơn 75% lực lượng lao động nhưng nông nghiệp chỉ đóng góp 23% vào tổng sản phẩm quốc dân. Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Nghị quyết hội nghị TW 5 khoá VII đã xác định: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình “tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn”. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được coi là nội hàm của sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra các gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển của ngành nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung là rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu 4
- Chuyển dịch cơ cấu là nội hàm của sự phát triển kinh tế. Nông nghiệp lại là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, kinh tế và quản lý. Điển hình là các công trình như: - Tác động của cơ chế quản lý kinh tế với việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Luận án PTS của Nguyễn Hữu Đức, 1996. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, TS. Lê Đình Thắng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998. - Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Chủ biên Lê Quốc Sử, NXB Thống Kê, Hà Nội 2001. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình CNH, HĐH, Luận án PTS của Vũ Ngọc Kỳ, 1996. Tuy nhiên, do mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu khác nhau, phần lớn các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên diện rộng là cơ cấu kinh tế nông thôn hoặc nếu có nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp trong một tỉnh. Một vài nghiên cứu có đề cập đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hay tác động của việc quản lý Nhà nước đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhưng việc khái quát và luận giải quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam một cách rõ ràng, khoa học dường như chưa được đề cập đến. Đề tài này sẽ cố gắng lấp những chỗ trống kể trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn Mục đích nghiên cứu: 5
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước, luận văn phân tích và làm rõ thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hóa và phân tích một số luận điểm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số nước; - Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay và chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của quá trình đó; - Đề xuất quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam hiệu quả hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, song vì Luận văn nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi rộng của cả nước nên chỉ giới hạn nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp phân theo ngành (gọi tắt là cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp) và sự chuyển dịch cơ cấu ấy. Đồng thời, ngành nông nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm ba nhóm ngành là: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Việt Nam trên phạm vi cả nước, có tham khảo kinh nghiệm chuyển dịch 6
- cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trong khu vực. - Thời gian nghiên cứu: từ 1986 đến 2002 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản, đồng thời kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp... để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp - Phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của Việt Nam 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam 1986-2002 Chương 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam 7
- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của cơ cấu kinh tế Khái niệm cơ cấu thường được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Sau một thời gian biến đổi, các quan hệ giữa các bộ phận sẽ làm cho cơ cấu của hệ thống thay đổi, nó chuyển sang một trạng thái khác về chất hay trở thành một cơ cấu khác. Nếu hiểu biết cơ cấu của toàn bộ hệ thống thì sẽ nghiên cứu được quy luật để xác định các vấn đề có tính định lượng của hệ thống đó. Vì vậy, nghiên cứu về cơ cấu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu hệ thống và khi nghiên cứu cơ cấu, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Không chỉ nghiên cứu về những yếu tố cấu thành hệ thống mà còn phải nghiên cứu về mối quan hệ, liên kết hữu cơ giữa các yếu tố đó (cả về tỷ trọng số lượng, chất lượng các yếu tố) và sự vận động, biến đổi cơ cấu của hệ thống. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu theo chuỗi thời gian. - Phải đứng trên quan điểm hệ thống để nghiên cứu cơ cấu. Để nghiên cứu hệ thống kinh tế quốc dân, cần phải nghiên cứu về cơ cấu cấu thành hệ thống đó. Trên quan điểm hệ thống như vậy, có thể hiểu cơ cấu kinh tế của một nước là tập hợp các yếu tố cấu thành nền kinh tế của nước đó và mối quan hệ, những tác động qua lại giữa tất cả các yếu tố cấu thành nền kinh tế quốc dân. Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật 8
- chất. Khi quá trình tổ chức lao động phát triển mạnh mẽ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của xã hội. Vì thế có thể hiểu cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế- xã hội và thời gian nhất định. Điều đó có nghĩa là khi xem xét cơ cấu kinh tế phải xem xét cấu trúc bên trong của nền kinh tế qua các mối quan hệ khác nhau. Các quan hệ này không chỉ là quan hệ tỷ lệ mang tính số lượng mà còn mang tính chất lượng thể hiện sự ràng buộc giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Hơn thế nữa, hệ thống kinh tế có có đặc điểm: là hệ thống mở, phức tạp, động, đa cấu trúc, phân cấp, tự điều chỉnh và bị điều khiển bởi nhà nước, vì thế cơ cấu kinh tế có thể vận động theo những mục tiêu nhất định của nền kinh tế. Dưới dạng tổng quát, cơ cấu kinh tế (của một nước) có thể được hiểu là tập hợp các yếu tố kinh tế cấu thành nền kinh tế quốc dân, phản ánh mối quan hệ hữu cơ, những tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế đó, được thể hiện ra cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian, điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể và vận động hướng vào các mục tiêu nhất định của nền kinh tế. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế Trước hết, cơ cấu kinh tế có tính khách quan và mang tính lịch sử, xã hội nhất định, được hình thành do trình độ phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Khi sản xuất và phân công lao động càng phát triển thì cơ cấu kinh tế ngày càng chi tiết. Cơ cấu kinh tế được hình thành, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan nên có tính khách quan. Vì vậy, con người chỉ có thể vận hành nó trên cơ sở tuân theo quy luật khách quan của nó. Con người cũng không thể 9
- áp đặt cơ cấu kinh tế một cách giáo điều cho mọi nơi, mọi lúc vì nó có tính lịch sử, xã hội nhất định. Nền kinh tế chỉ phát triển khi các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội giữ được mối liên hệ cân đối. Mỗi phương thức sản xuất có những yêu cầu về số lượng và tỷ lệ cân đối khác nhau do các quy luật kinh tế đặc thù mà trước hết là các quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất đó quy định. Ngay trong cùng một hình thái kinh tế- xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì cơ cấu kinh tế cũng khác nhau do có điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau. Cơ cấu kinh tế thường biến động gắn với sự phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận trong nền kinh tế và các mối quan hệ của chúng. Thứ hai, trong cơ cấu kinh tế, các yếu tố, các bộ phận kinh tế không tách rời một cách độc lập mà liên hệ với nhau hết sức chặt chẽ theo những quy luật đặc thù riêng. Thứ ba, một cơ cấu kinh tế có thể bao gồm nhiều bộ phận kinh tế khác nhau, có bộ phận kinh tế chủ yếu, có bộ phận kinh tế thứ yếu. Bộ phận kinh tế chủ yếu có thể được gọi là bộ phận then chốt, mũi nhọn quyết định chiều hướng, quy mô, nhịp độ phát triển của tổng thể nền kinh tế. Thứ tư, cơ cấu kinh tế không cố định, nó không ngừng vận động, biến đổi và phát triển theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn, mở rộng hơn và hiệu quả hơn trong quá trình phân công và hợp tác lao động giữa các ngành, các vùng, các đơn vị kinh tế trong nước và trên phạm vi quốc tế. 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và những nhân tố ảnh hƣởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Hệ thống kinh tế quốc dân có thể được xem xét trên nhiều khía cạnh và tương ứng sẽ có những cơ cấu kinh tế khác nhau. Trong nghiên cứu kinh tế, ba loại cơ cấu kinh tế thường được đề cập là: cơ cấu kinh tế ngành (xét theo 10
- sự phân công lao động trong quá trình sản xuất xã hội), cơ cấu kinh tế thành phần (xét trên góc độ sở hữu và hình thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh) và cơ cấu kinh tế vùng (xét theo các đặc điểm sinh thái tự nhiên, phân bố theo không gian). Ba loại cơ cấu kinh tế này có sự ràng buộc lẫn nhau, có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, đan xen nhau, trong đó cơ cấu kinh tế ngành là cơ cấu cơ bản nhất, phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ của hệ thống kinh tế, Do đó, cơ cấu kinh tế ngành có vai trò quan trọng nhất trong việc phân tích, đánh giá, dự báo sự phát triển của nền kinh tế. Cũng chính vì vậy, luận văn cũng chủ yếu đề cập tới cơ cấu kinh tế ngành và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong nghiên cứu. Một cách đơn giản, có thể hiểu cơ cấu ngành của nền kinh tế là kết cấu hữu cơ theo ngành của nền kinh tế, nó phản ánh các mối quan hệ tương đối ổn định giữa các ngành hình thành nên nền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo thời gian được gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành). Theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), nền kinh tế được phân thành 3 nhóm ngành lớn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong mỗi nhóm ngành lại bao gồm nhiều ngành và phân ngành nhỏ hơn. Cũng giống như các cơ cấu kinh tế khác, cơ cấu kinh tế ngành không cố định. Sự thay đổi cơ cấu ngành hay sự chuyển dịch cơ cấu ngành là kết quả của quá trình: - Xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là đã có sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế. 11
- - Tăng trưởng về quy mô với nhịp độ khác nhau của các ngành dẫn tới thay đổi cơ cấu hay nói cách khác, sự phát triển không đều của các ngành sau mỗi giai đoạn đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành. - Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành. Mối quan hệ của một ngành với các ngành khác thể hiện qua quy mô đầu vào mà nó cung cấp cho các ngành khác hay nhận được từ các ngành đó. Khi công nghệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho mối quan hệ này thay đổi, kéo theo những tác động hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các ngành có liên quan và vì thế dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Tóm lại, sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành trong một nền kinh tế, làm cho cơ cấu kinh tế ngành không ngừng vận động, biến đổi và phát triển. Quá trình vận động, biến đổi đó chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch đó luôn luôn gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất càng phát triển cao, càng hiện đại thì phân công lao động xã hội cũng phát triển cao hơn, tỉ mỉ hơn, theo quy luật quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Và, như vậy, cơ cấu kinh tế dần được hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn và mở rộng hơn. Cho nên chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển. Đây là quy luật tất yếu dù xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế hay trên phạm vi phân ngành hẹp hơn. Sự hình thành và tăng trưởng của các ngành kinh tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan. Có thể tổng hợp các nhân tố tác động tới quá trình hình thành, tăng trưởng của các ngành kinh tế, và do đó kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là: - Các nhân tố địa lý - tự nhiên (như tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, nguồn năng lượng, đất đai, khí hậu). Những yếu tố này tác động trực tiếp 12
- và mang tính khách quan đến sự hình thành cơ cấu kinh tế ngành. Những nước, những vùng khác nhau có ưu thế địa lý và khí hậu khác nhau sẽ có cơ cấu ngành khác nhau, tương ứng phù hợp với các điều kiện đó. Đồng thời, việc có tài nguyên khoáng sản hay không, nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới việc tạo ra cơ cấu kinh tế ngành và tốc độ tăng trưởng của mỗi ngành kinh tế. - Các nhân tố kinh tế - xã hội (khoa học kỹ thuật và công nghệ, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc, thị trường, sức mua...). Những nhân tố này không chỉ có ảnh hưởng tới quá trình hình thành cơ cấu kinh tế ngành mà còn có tác động lớn đến năng suất, tốc độ tăng trưởng của mỗi ngành và do đó, sẽ dẫn tới sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành. - Các nhân tố kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế. Trong môi trường toàn cầu hoá hiện nay, một nền kinh tế mở sẽ chịu nhiều tác động hơn của các yếu tố ngoài nước: sự biến động của giá cả thị trường thế giới, sự thay đổi nhu cầu, yếu tố luật pháp, các rào cản thương mại,... và vì vậy sự thay đổi của những yếu tố này cũng sẽ tác động tới việc tiêu thụ sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh tế ngành. - Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, Nhà nước thường trực tiếp tham gia vào điều tiết nền kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao và phát triển bền vững. Sự quản lý, điều tiết của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng tới các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất (huy động vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường), do vậy sẽ tác động ngay đến 13
- tốc độ, khả năng phát triển của các ngành, sẽ làm cho cơ cấu kinh tế ngành thay đổi. Tóm lại, sự thay đổi cơ cấu hay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong quá trình phát triển, nếu như không có những tác động chủ quan của con người, của Nhà nước thì cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch. Tuy nhiên, nhà nước có thể chủ động tác động vào cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nó phù hợp với những mục tiêu nhất định. Sự tác động của nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng là để đạt được một mô hình cơ cấu có lợi thế so sánh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Tuy nhiên, trong quá trình can thiệp của nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo một mục tiêu chủ quan nhất định thì cần phải chú trọng một số điểm sau: Trước hết, do cơ cấu kinh tế là phạm trù khách quan nên không thể áp đặt một cách chủ quan một cơ cấu kinh tế, cũng không thể nóng vội để xác lập tức thời cơ cấu kinh tế mới, tiến bộ khi điều kiện khách quan chưa cho phép. Sự duy trì quá lâu hoặc sự thay đổi quá nhanh chóng cơ cấu kinh tế mà không dựa vào những biến đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều gây nên những thiệt hại về kinh tế. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc xác định bộ phận kinh tế chủ yếu, then chốt, mũi nhọn có vai trò quan trọng. Việc lựa chọn này xuất phát từ nguyên tắc lợi thế so sánh để đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện các nguồn lực hạn chế. Việc phân tán nguồn lực, vốn đầu tư cho tất cả các bộ phận kinh tế sẽ đi ngược lại nguyên tắc hiệu quả, còn nếu quá tập trung vào một bộ phận sẽ lại gây ra sự mất cân đối của cơ cấu kinh tế, thậm 14
- chí còn dẫn đến một nền kinh tế què quặt, gây các hậu quả kinh tế, xã hội khác. Chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm chuyển dịch cơ cấu với điều chỉnh cơ cấu và cải tổ cơ cấu. Trong ba khái niệm này, khái niệm “chuyển dịch cơ cấu” mang ý nghĩa khái quát nhất, nó nói đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế qua thời gian do cả các nhân tố khách quan và chủ quan. Còn “điều chỉnh cơ cấu” và “cải tổ cơ cấu” là sự thay đổi cơ cấu kinh tế một cách chủ động của nhà nước, được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế ngành để tác động vào quá trình hình thành và phát triển của các ngành khác nhau và do đó sẽ làm cho cơ cấu kinh tế ngành thay đổi theo mục đích của nhà nước. “Điều chỉnh cơ cấu” và “cải tổ cơ cấu” thường gắn với những thay đổi tương đối lớn của nhà nước (tương ứng trong ngắn hạn và dài hạn) khi việc thay đổi cơ cấu kinh tế trở thành một yêu cầu bức bách hoặc vì sự chậm trễ trong giai đoạn trước đó, hoặc vì kết quả đột biến của từng ngành, hoặc một phân ngành nào đó, đòi hỏi phải xác lập một cơ cấu mới, tạo ra sự đồng bộ trong toàn bộ nền kinh tế hay trong một ngành nào đó. 1.2. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 1.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Nông nghiệp là một trong ba khu vực lớn cấu thành nền kinh tế quốc dân. Ngành nông nghiệp có đặc thù riêng so với hai khu vực còn lại thể hiện ở đối tượng lao động chủ yếu của ngành là những sinh vật sống (cây trồng, vật nuôi). Ngành nông nghiệp cũng được chia thành nhiều ngành và phân ngành chi tiết hình thành nên cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh 15
- tế ngành nông nghiệp phản ánh sự phát triển của phân công lao động và lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên cơ sở khái niệm cơ cấu kinh tế, dưới dạng tổng quát, có thể hiểu cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành) là tập hợp các ngành kinh tế cấu thành ngành nông nghiệp, phản ánh mối quan hệ hữu cơ, những tác động qua lại giữa các ngành kinh tế đó, được thể hiện ra cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian, điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể và vận động hướng vào các mục tiêu nhất định của nền kinh tế. Về việc phân ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp bao gồm ba ngành lớn là: nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp và thuỷ sản. Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong lịch sử phát triển ngành nông nghiệp, hai ngành trồng trọt và chăn nuôi xuất hiện trước. Khi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động phát triển đã làm xuất hiện thêm ngành lâm nghiệp và thuỷ sản nên cơ cấu ngành nông nghiệp truyền thống được mở rộng. Ngành trồng trọt và chăn nuôi trở thành những ngành bộ phận cấu thành ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Đối với nước ta hiện nay, mặc dù đã có sự xuất hiện và đang dần phát triển của các ngành lâm nghiệp và thuỷ sản, nhưng nông nghiệp theo nghĩa hẹp (chủ yếu bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) vẫn đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp nói chung và vì vậy vẫn giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế đất nước. Cũng chính vì lý do đó, trong luận văn này, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu cơ cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Trong mỗi ngành bộ phận thuộc ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp lại được chia thành những ngành nhỏ hơn như ngành trồng trọt được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu và các cây 16
- trồng khác; chăn nuôi được chia thành chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi khác. Trong mỗi tiểu ngành ấy lại chia thành các tiểu ngành nhỏ hơn nữa hoặc thành các ngành sản phẩm cụ thể: trồng lúa, trồng sắn, trồng mía, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày..., chăn nuôi trâu, bò, cừu, lợn, gà, vịt, ngan, chim.... Mức độ phân ngành càng chi tiết phản ánh trình độ chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội ngày càng cao. Có thể thấy rằng, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là một bộ phận của cơ cấu kinh tế ngành chung. Nó vừa chịu sự chi phối, ràng buộc bởi cơ cấu kinh tế chung vừa thể hiện các đặc thù của một ngành sản xuất lấy sinh vật sống làm đối tượng tác động và sản phẩm của nó lại có tính phổ biến ai ai cũng biết đến. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về các nông sản càng giảm, nhưng đặc biệt là không bao giờ giảm tới 0 như một số hàng hoá khác. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nền tảng của cơ cấu kinh tế quốc dân vì trong quá trình phát triển của loài người, vấn đề đầu tiên cần đáp ứng phải là vấn đề ăn, ở rồi mới đến các nhu cầu khác. Điều đó cũng có nghĩa là cơ cấu kinh tế nông nghiệp vừa là chỗ dựa, vừa là động lực thúc đẩy và cũng vừa là nơi trì trệ, lạc hậu nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Kinh nghiệm phát triển kinh tế đã chỉ rõ, không bao giờ các kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong nông nghiệp vượt hơn các ngành khác. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có đầy đủ các đặc trưng chung là có tính khách quan, tính lịch sử xã hội nhất định, tính ổn định tương đối và luôn tác động lẫn nhau vận động biến đổi không ngừng và ngày càng hoàn thiện. Nó cũng chịu tác động của các nhóm yếu tố như địa lý, tự nhiên, kinh tế xã hội và các yếu tố quốc tế. 17
- 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Cũng giống như các cơ cấu kinh tế khác, quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp tất yếu cũng sẽ dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng là kết quả của sự tăng trưởng các ngành sản xuất trong nông nghiệp, là kết quả của quá trình phát triển phân công lao động xã hội và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, con số tỷ trọng phản ánh mối quan hệ giữa các ngành sẽ thay đổi, đồng thời sự phát triển có thể làm xuất hiện những ngành sản phẩm mới, hay mất đi những ngành sản phẩm không còn phù hợp, xã hội không có nhu cầu hoặc sản xuất không hiệu quả làm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thay đổi, chuyển dịch. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng có thể do các nguyên nhân khách quan và vừa có thể do các nguyên nhân chủ quan từ phía nhà nước. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhà nước có thể can thiệp, chủ động tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng có lợi. Thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị trường không chỉ cần sự tác động của các quy luật thị trường như một “bàn tay vô hình” để điều tiết nền kinh tế. Để nền kinh tế hoạt động hiệu quả, còn cần đến bàn tay thứ hai đó là sự điều tiết của nhà nước. Trong điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp, sự tác động của Nhà nước vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành càng trở nên cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Để tác động vào cơ cấu kinh tế, trước hết nhà nước phải xác định được trong cơ cấu kinh tế mới, ngành nào sẽ là ngành chủ yếu, mũi nhọn, những ngành nào có vai trò quan trọng và những ngành nào có vai trò thứ yếu. Trong điều kiện vốn ít chúng ta không có điều kiện đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, vì vậy không cho 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn