intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm cung cấp cho người tiêu dùng cũng như các đối tượng doanh nghiệp liên quan thấy được những chi phí lợi ích đạt được và lợi ích mất đi trong ngành thép không rỉ tại Việt Nam khi chính sách bảo hộ trong ngành được thực thi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***** PHẠM THỊ THU HƯƠNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH THÉP KHÔNG RỈ ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG THÉP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***** PHẠM THỊ THU HƯƠNG ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH THÉP KHÔNG RỈ ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG THÉP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NGÃI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bài nghiên cứu này là kết quả làm việc của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Nguyễn Văn Ngãi. Các mô hình và số liệu được nêu trong bài là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Tp.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014 Tác giả Phạm Thị Thu Hương Mục lục
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI: ............................................................................................... 1 1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................7 1.3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 8 1.4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................9 1.5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN..........................................................................................9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................10 2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM............................................................................................... 10 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................................13 2.2.1 Mô hình cân bằng từng phần (Computable Partial Equilibrium - CPEM) .13 2.2.1.1 Mô hình tổng quát .................................................................................13 2.2.1.2 Các ảnh hưởng phúc lợi của rào cản thương mại ..................................15 2.2.1.3 Hàm số cung và cầu ...............................................................................17 2.2.1.4 Sự co giãn của cung và cầu ...................................................................20 2.2.2 Cơ sở lý thuyết để đánh giá ảnh hưởng của bảo hộ đến sự phát triển của doanh nghiệp .........................................................................................................21 2.2.2.1 Khung lý thuyết .....................................................................................21 2.2.2.2 Một số nghiên cứu trước đó ..................................................................23 2.2.2.3 Các giả thiết nghiên cứu ........................................................................26 2.2.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................30 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................31
  5. NGHIÊN CỨU ĐƯỢC THIẾT KẾ THEO HAI PHẦN NHƯ SAU: ...........................................31 3.1 UỚC LƯỢNG CÁC CHI PHÍ DỰA VÀO MÔ HÌNH CPME ...........................................31 3.1.1 Quy trình ước lượng .....................................................................................31 3.1.2 Điều kiện cho việc ước lượng .......................................................................31 3.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BẢO HỘ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG THÉP TẠI VIỆT NAM ......................................................................................... 32 3.2.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................32 3.2.2 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................33 3.2.2.1 Nghiên cứu định tính .............................................................................34 3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng ..........................................................................34 3.2.3 Các thang đo trong nghiên cứu ....................................................................35 3.2.2.1 Thang đo chất lượng sản phẩm.............................................................. 36 3.2.2.2 Thang đo chủng loại sản phẩm .............................................................. 36 3.2.2.3 Thang đo năng xuất sản xuất .................................................................37 3.2.2.4 Thang đo chi phí sản xuất ......................................................................37 3.2.2.5 Thang đo khả năng thích ứng ................................................................ 38 3.2.2.6 Thang đo sự phát triển của doanh nghiệp..............................................38 3.2.4 Tóm lược quy trình thực hiện nghiên cứu ....................................................39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ƯỚC LƯỢNG .................................40 4.1 ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ BẢO HỘ TRONG NGÀNH THÉP KHÔNG RỈ TẠI VIỆT NAM ......40 4.1.1 Ước lượng các tham số co giãn của mô hình CPEM ...................................40 4.1.2 Sự thay đổi trong giá và sản lượng của hàng trong nước và hàng nhập khẩu ............................................................................................................................... 40 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BẢO HỘ ...............43 4.2.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát..........................................................................43 4.2.2 Kiểm định thang đo ......................................................................................44 4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang do ........................................................45 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................47 4.2.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................52
  6. 4.2.4 Phân tích hồi quy .......................................................................................54 4.2.4.1 Phân tích tương quan .............................................................................54 4.2.4.2 Phân tích hồi quy bội .............................................................................55 4.2.4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu.................................................................57 4.2.4.4 Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy ........................................58 4.2.4.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ....................................................61 4.2.5 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến sự phát triển của doanh nghiệp ...................................................................................................................62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 64 5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................64 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO DOANH NGHIỆP ............................................................. 65 5.2.1 Với các doanh nghiệp sản xuất thép không rỉ trong nước ........................... 65 5.2.2 Với các doanh nghiệp có sử dụng đầu vào là nguyên liệu thép không rỉ ....65 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................................................65 5.3.1 Hạn chế .........................................................................................................65 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Mức thuế thép không rỉ áp dụng cho một số nước nhập khẩu chính vào Việt Nam .................................................................................................................................4 Bảng 2.1: Các ảnh hưởng phúc lợi trên cả hai thị trường khi tự do hóa .......................17 Bảng 3.1: Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu .......................................................35 Bảng 3.2: Thang đo chất lượng sản phẩm sau khi hiệu chỉnh .......................................36 Bảng 3.3: Thang đo chủng loại sản phẩm sau khi hiệu chỉnh .......................................36 Bảng 3.4: Thang đo năng xuất sản xuất sau khi hiệu chỉnh ..........................................37 Bảng 3.5: Thang đo chi phí sản xuất sau khi hiệu chỉnh ...............................................37 Bảng 3.6: Thang đo khả năng thích ứng sau khi hiệu chỉnh .........................................38 Bảng 3.7: Thang đo sự phát triển của doanh nghiệp sau khi hiệu chỉnh .......................38 Bảng 4.1: các tham số co giãn của ngành thép không rỉ được ước lượng .....................40 Bảng 4.2: Sự thay đổi trong giá và sản lượng khi không có bảo hộ ............................. 41 Bảng 4.3: Hiệu quả của tự do hóa thương mại trên ngành thép không rỉ (triệu USD) .42 Bảng 4.4. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................................44 Bảng 4.5. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha cho các khái niệm nghiên cứu ..................46 Bảng 4.6. Kết quả chạy EFA cho các biến độc lập .......................................................49 Bảng 4.7. Kết quả chạy EFA cho biến phụ thuộc .........................................................51 Bảng.4.8. Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...................................53 Bảng 4.9. Kết quả phân tích tương quan .......................................................................55 Bảng 4.10 Tổng kết mô hình hồi quy bội .....................................................................55 Bảng 4.11. Đánh giá sự phù hợp của mô hình – ANOVA ............................................56 Bảng 4.12. Bảng thông số của mô hình hồi quy tuyến tính ..........................................56 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................................62 Bảng 4.14 Hậu kiểm định ANOVA ..............................................................................63
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ Hình 2.1: Hiệu ứng của thị trường nhập khẩu khi loại bỏ rào cản thương mại .............14 Hình 2.2: Hiệu ứng của thị trường trong nước khi loại bỏ các rào cản thương mại .....15 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................30 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................33 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ......................................................................53 Biểu đồ 4.1. Đồ thị phân tán .......................................................................................... 59 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ......................................................59 Biểu đồ 4.3 Biểu đồ tần số P-P ......................................................................................60
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CIF : Giá tại cảng của bên mua (Cost Insurane and Freight) CLSP : Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ CPME : Mô hình cân bằng từng phần (Computable Partial Equilibrium Model) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HQSX : Hiệu quả sản xuất khi có bảo hộ IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế MMSP : Chủng loại sản phẩm khi có bảo hộ NK : Nhập khẩu PTDN : Sự phát triển doanh nghiệp USD : đồng đô la Mỹ WTO : Tổ chức thương mại thế giới XK : Xuất khẩu
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn để tài: Trong các tài liệu về kinh tế, từ các lý thuyết kinh điển cho tới lý thuyết hiện đại, như lý thuyết so sánh lợi thế của Ricardo, mô hình Hecher-Ohlin-Samuelson… và nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng tự do hóa thương mại mang lại những lợi ích to lớn. Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tự do hóa sẽ dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn. Hơn nữa, các nước có mức độ bảo hộ thương mại cao hơn thường có sự tăng trưởng năng suất thấp hơn những nước ít bảo hộ. Vì vậy, sự cởi mở và tự do hóa thương mại chính là yếu tố giúp tăng năng suất lao động và tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Trên thực tế, bất cứ khi nào rào cản thương mại được thành lập ở một quốc gia, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt thòi, chính phủ và các nhà sản xuất trong nước được lợi. Hufbauer và Elliott (1994) đã sử dụng mô hình cân bằng bộ phận (CPEM ) cùng với các thông số đàn hồi để đo lường chi phí sản xuất cho 21 ngành được bảo hộ cao tại Hoa Kỳ năm 1990 trị giá khoảng 200 tỷ USD, chiếm 5% tổng tiêu dùng cá nhân. Kết quả cho thấy người tiêu dùng được lợi tới 70 tỷ USD (tương đương với 1,3% tổng sản phẩm quốc nội Mỹ - GDP) nếu Mỹ nới lỏng tất cả các hàng rào thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu. Bằng phương pháp tương tự, Yansheng et al. (1998) đã ước lượng chi phí bảo hộ cho 25 ngành được bảo hộ cao ở Trung Quốc và phát hiện ra rằng trong ngắn hạn chi phí do tự do hóa thương mại sẽ là đáng kể khi sản lượng sản xuất trong nước sụt giảm (giảm khoảng 40 tỷ USD, bằng 32% sản lượng trước khi tự do hóa) và thất nghiệp gia tăng (khoảng 11,2 triệu lao động). Trái lại, người tiêu dùng sẽ được lợi số tiền lên tới 35 tỷ USD hàng năm. Ở Việt Nam, chính sách đổi mới vào cuối những năm 1980 đã dẫn đến sự tăng trưởng cao hơn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển bền vững, Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới, và trở thành một thành viên
  11. 2 của WTO là một bước quan trọng trong quá trình hội nhập hóa. Từ khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, dù tiến hành mở cửa nền kinh tế và hoà vào xu thế tự do hoá, Việt Nam vẫn luôn duy trì một số biện pháp bảo hộ mậu dịch cho một số sản phẩm và ngành hàng nội địa. Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế so với các đối thủ khác. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đi sau trong quá trình tự do hóa thương mại. Vì vậy, vẫn còn thiếu các điều kiện cần thiết để hội nhập. Một khi thuế xuất giảm và hạn ngạch được loại bỏ, hàng hóa do Việt Nam sản xuất sẽ bị cạnh tranh quyết liệt ngay tại thị trường nội địa. Bên cạnh lợi ích từ giá hàng hóa thấp hơn, nền kinh tế trong nước sẽ gánh nhiều thiệt hại như việc suy giảm sản xuất trong nước, dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu của cơ quan thuế. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của bảo hộ thương mại tại Việt Nam như nghiên cứu của IMF, Ngân hàng Thế giới, CIE... IMF (2001) chỉ ra rằng bảo hộ tại Việt Nam đã dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và quy mô kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Ví dụ, tất cả các nhà sản xuất xe hơi đã mất tiền mặc dù giá xe đến tay người tiêu dùng tăng gấp ba lần giá chưa thuế. Bảo hộ cũng làm tăng gấp đôi giá xe máy nhập khẩu. Giá của phân bón, xi măng, sắt thép, và đường cũng cao hơn so với giá không chịu thuế ít nhất 20%. Nó còn gây ra những tác động gián tiếp khác như sự phân bổ sai lệch các nguồn lực, giá cả cao hơn, và thất nghiệp không cải thiện. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2002) cho thấy việc dỡ bỏ thuế quan làm giảm giá hàng nhập khẩu, dẫn đến giá tiêu dùng giảm, do đó làm giảm chi phí cho nền kinh tế. Tự do hóa cũng dẫn đến tăng việc xuất khẩu cũng như sản lượng ngành, điều này cho thấy việc mở rộng của hoạt động kinh tế. Warner (2001) cũng nhận thấy việc bảo hộ sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu là không hiệu quả, nó làm mất cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu
  12. 3 tư trong nước đối với các lĩnh vực có mức độ bảo hộ cao, làm giá cao hơn khi nhập khẩu hàng hóa, tham nhũng xảy ra và chi phí trong thương mại tăng cao. Trong ngành thép, đặc biệt là thép không rỉ, với nền sản xuất non trẻ, gần như trước đây phải nhập khẩu hoàn toàn thì nay trong đã có một số nhà máy nhập nguyên liệu cán nóng về sản xuất ra thành phẩm cung cấp cho thị trường trong nước. Là ngành mới phát triển, kinh nghiệm về quản lý sản xuất, quản lý chi phí còn yếu, nên chất lượng và chủng loại chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, tháng 12 năm 2013, nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, kiểm soát nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu nhà nước đã ban hành các biện pháp bảo vệ cho ngành này. Cụ thể là: Ngày 6-5-2013, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thông báo đã nhận được hồ sơ của Công ty TNHH Posco VST (Posco VST) và Công ty Cổ Phần Thép không rỉ Hòa Bình (Thép không rỉ Hòa Bình), yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội được NK vào Việt Nam từ 4 quốc gia/vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Malaysia và Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc). Trong số này, mức thuế suất NK từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia đang là 0%. Trước đó, Công ty thép Posco VST - hiện là nhà máy thép không gỉ cán nguội lớn nhất Việt Nam với công suất 235.000 tấn thép không gỉ cán nguội - cho biết đã chịu lỗ do bị cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ. Do vậy, Posco VST và Công ty cổ phần Thép không rỉ Hòa Bình cùng gửi đơn kiện lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), yêu cầu áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 20- 40% đối với sản phẩm trên. Mức thuế và tên công ty của 4 nước bị áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội như bảng 1.1 dưới đây:
  13. 4 Bảng 1.1 Mức thuế thép không rỉ áp dụng cho một số nước nhập khẩu chính vào Việt Nam Nước/Vùng lãnh Mức thuế chống bán phá Tên nhà sản xuất/xuất khẩu thổ giá Lianzhong Stainless Steel Corporation 6,99% Trung Quốc Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd 6,45% Các nhà sản xuất khác 6,68% PT Jindal Stainless Indonesia 12,03% Indonesia Các nhà sản xuất khác 12,03% Bahru Stainless Sdn.Bhd. 14,38% Malaysia Các nhà sản xuất khác 14,38% Đài Loan 13,23% Yieh United Steel Corporation 30,73% Yuan Long Stainless Steel Corp. 13,23% Các nhà sản xuất khẩu khác (Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương) Thép không gỉ là mặt hàng nhập khẩu thứ ba vào Việt Nam bị kiện liên quan đến phòng vệ thương mại, nhưng là mặt hàng đầu tiên bị kiện bán phá giá tại thị trường Việt Nam kể từ khi pháp lệnh quy định về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào VN được ban hành từ năm 2004 đến nay. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có mã hồ sơ gồm: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00;
  14. 5 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan (Cục quản lý cạnh tranh, 2014). Ngày 2/72013, Bộ Công Thương quyết định mở cuộc điều tra theo đơn kiện. Ngày 30/9/2013, Cục quản lý cạnh tranh thông báo gia hạn thời hạn quyết định sơ bộ chậm nhất tới ngày 2-12-2013. Ngày 29/10/2013, 18 doanh nghiệp lớn sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng... sử dụng nguyên liệu thép không gỉ đã đồng loạt ký kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị dừng điều tra, tránh áp thuế chống bán phá giá đối với thép không gỉ nhập khẩu. Ngày 3/12/2013, Cục quản lý cạnh tranh đã công bố kết luận sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá và kiến nghị tạm thời áp mức thuế này trong 120 ngày. Thực tế, thời gian vừa qua, thuế nhập khẩu thép cán nguội không gỉ đã liên tục tăng từ 0%, 5% rồi nay là 10%. Nếu tiếp tục tăng nữa theo đề xuất của hai doanh nghiệp chiếm phần lớn thị phần thép không gỉ cán nguội trên thì sẽ khiến hàng chục doanh nghiệp khác khó khăn vì giá nguyên liệu quá cao. Sự kiện này đã làm dấy lên một làn sóng phản đối của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thép không gỉ. hơn 20 doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu thép không rỉ nhập khẩu đã có đơn gửi lên Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương đề nghị lùi thời hạn áp thuế để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, kết luận áp thuế chống bán phá giá và thực hiện trong 120 ngày là chưa đánh giá hết tác động mà doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu. Trước hết, trong thời điểm này, nếu mức thuế sơ bộ được cơ quan có thẩm quyền áp dụng ngay sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép không rỉ của Việt Nam cũng như người tiêu dùng Việt Nam vào tình thế vô cùng khó khăn và khó tránh khỏi bị thiệt hại không thể khắc phục được. Cụ thể, mức thuế này sẽ làm tăng chi phí đầu vào sản phẩm cuối cùng, đẩy giá bán lên cao và các đơn vị sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu
  15. 6 cũng như người tiêu dùng trong nước phải gánh chịu, vô hình trung tạo vị thế độc quyền cho 2 doanh nghiệp nội thao túng. Do vậy, pháp luật về chống bán phá giá đòi hỏi cơ quan điều tra phải xem xét để cân bằng lợi ích giữa các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong quyết định sơ bộ, lợi ích của các doanh nghiệp này và người tiêu dùng lại chưa được cơ quan điều tra xem xét một cách thỏa đáng, cân bằng với bên khởi kiện. Bên cạnh đó, dù nhóm điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh khẳng định, đối với ngành sản xuất hạ nguồn, ngành sản xuất các sản phẩm từ thép cán nguội…, trong trường hợp không mua từ nhà sản xuất trong nước, họ có thể nhập từ các nguồn khác nếu như thuế chống bán phá giá được áp dụng cho các nhà sản xuất/xuất khẩu của các nước xuất khẩu thuộc phạm vi điều tra. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại cho rằng việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ thị trường thay thế là “hoàn toàn không có tính khả thi”. Bởi lẽ, nếu mức thuế được áp dụng sẽ chặn đứng khả năng tiếp cận nguyên liệu thép cán nguội không gỉ với mức giá cạnh tranh khi mà giá thép không gỉ cung cấp tại thị trường trong nước đã cao hơn từ 10% đến 20% so với thị trường quốc tế và các doanh nghiệp trong nước chưa cung cấp được thép không gỉ cán nguội với giá thành, chất lượng và chủng loại hợp lý. Thực tế, việc nhập khẩu mặt hàng này từ một số quốc gia/vùng lãnh thổ như Đài Loan hiện đang có mức thuế là 10%, nếu áp thuế thêm nữa thì các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam chỉ còn lựa chọn là thu hẹp sản xuất, nhường thị phần hàng thành phẩm cho nước ngoài hoặc buộc phải đẩy giá sản phẩm lên. Sự phản ứng của dư luận và các bên liên quan nhằm kiến nghị chính phủ nên xem xét lại chính sách bảo hộ sao cho hài hòa lợi ích giữa các bên đã diễn ra thời gian qua và sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, vì năng lực sản xuất trong nước của ngành công nghiệp này hiện nay là không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu. Một số sản phẩm thép thậm chí đã không thể sản xuất được tại địa phương. Hơn nữa, các doanh nghiệp sản xuất cũng chưa có công nghệ sản xuất được từ phôi thép mà chỉ nhập thép đã cán nóng từ nước ngoài về sản xuất cán nguội và cung ứng ra thị trường. Vì vậy việc nhập
  16. 7 khẩu thép không rỉ chắc chắn tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm thuế và tự do hóa thương mại không nên quá nhanh chóng vì nó sẽ tiêu diệt các nhà sản xuất tiềm năng trong nước. Một số chuyên gia trong ngành cũng tham gia bày tỏ quan điểm cá nhân, nhiều ý kiến trong số đó cho rằng chính phủ nên tăng cường cải thiện quy mô kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép trong nước và tăng cường năng lực sản xuất trong nước sao cho sản phẩm ngang bằng về giá trị và chất lượng với hàng nhập khẩu để tiến tới tự do hóa là điều cốt lõi nên làm. Vậy việc bảo hộ này đã đem lại những lợi ích gì cho các doanh nghiệp sản xuất thép không rỉ trong nước, những khó khăn gì cho các doanh nghiệp sử dụng thép nhập khẩu? Chi phí bảo hộ là bao nhiêu, người tiêu dùng bị thiệt hại bao nhiêu và chính phủ thu được một khoản thuế là bao nhiêu? Và trong bối cảnh bị bảo hộ, các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép không rỉ cần nhận biết và làm gì để có thể tồn tại và phát triển? Nhận biết được tầm quan trọng của việc tìm hiểu để trả lời các câu hỏi trên và đề xuất một số giải pháp nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên trong bối cảnh quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay là lý do chính của đề tài này. 1.2 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép không rỉ tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài này nhắm đến các mục tiêu chính như sau Mục tiêu 1: Ước lượng chi phí bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ ở Việt Nam, bao gồm các khoản lợi ích có được của doanh sản xuất thép không rỉ trong nước và nguồn thu thuế của chính phủ, cùng với lợi ích mất đi của người tiêu dùng. Mục tiêu 2: Từ kết quả ước lượng, tác giả tiến hành phân tích ảnh hưởng của bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến sự phát triển của các doanh nghiệp sử dụng thép tại Việt Nam.
  17. 8 Mục tiêu 3: Từ hai mục tiêu trên, tác giả đưa ra một số gợi ý cho các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nhiệp sử dụng thép không rỉ nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên, đồng thời thúc đẩy được sản xuất trong nước phát triển, tăng tính cạnh tranh cho Việt Nam trên trường quốc tế. 1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: chỉ ước chi phí tĩnh của bảo hộ thương mại cho một quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ là Việt Nam. Phân tích sử ảnh hưởng của việc bảo hộ tới sự phát triển của chỉ doanh nghiệp sử dụng thép không rỉ tại Việt Nam năm 2014. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính là: (1) Sử dụng mô hình CPME (Computable Partial Equilibrium) và khung lý thuyết để hiển thị và ước lượng các chi phí của việc bảo hộ trong ngành thép không rỉ tại Việt Nam; (2) Tiến đến phân tích sâu ảnh hưởng cụ thể của bảo hộ lên đối tượng doanh sử dụng đầu vào là thép không rỉ dựa vào cơ sở lý thuyết và việc thu thập ý kiến từ các bên liên quan, tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh để tiến hành nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bản phỏng vấn, nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định các mô hình. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo các nhân tố thành phần có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp khi có bảo hộ trong ngành thép khôn rỉ xảy ta. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng thông qua bảng câu hỏi. Đề tài sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: Các thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi quy bội thông qua phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 16.0 để xử lý và phân tích dữ liệu.
  18. 9 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu nhằm cung cấp cho người tiêu dùng cũng như các đối tượng doanh nghiệp liên quan thấy được những chi phí lợi ích đạt được và lợi ích mất đi trong ngành thép không rỉ tại Việt Nam khi chính sách bảo hộ trong ngành được thực thi. Đồng thời nghiên cứu cũng nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp sử dụng thép không rỉ tại Việt Nam thấy được những tác động có thể gặp phải khi chính sách bảo hộ trong ngành được thực thi để có lộ trình thích ứng và phát triển trong hoàn cảnh mới. Giúp các doanh nghiệp sản xuất xem xét việc cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng và mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh quốc tế. Giúp chính phủ đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên. đồng tạo đà cho doanh nghiệp duy trì năng lực cạnh tranh lâu dài trong bối cảnh mới. 1.5 Bố cục của luận văn Luận án được gồm có năm chương: Chương 1 Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ giới thiệu các cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây. Từ các khái niệm và các mô hình nghiên cứu ở chương 2, chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp ước lượng các chi phí bảo hộ và phương pháp nghiên cứu để xây dựng, hiệu chỉnh, đánh giá các thang đo khái niệm nghiên cứu và hiệu chỉnh giả thuyết đề ra cho phần phân tích ảnh hưởng của bảo hộ thương mại đến sự phát triển của doanh nghiệp sử dụng thép nói chung. Chương 4 sẽ trính bày các kết quả ước lượng chi phí và kết quả phân tích cho nghiên cứu. Đồng thời đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa chính phủ và các đối tượng doanh nghiệp đề cập trong nghiên cứu. Chương 5 sẽ trình bày ý nghĩa, những mặt hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  19. 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm Bảo hộ thương mại: (hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch) là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh dữ dội của hàng ngoại nhập, mặt khác giúp Chính phủ nâng đỡ các nhà sàn xuất trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài (giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - GS.TS Võ Thanh Thu). Có hai loại bảo hộ chính, một là hạn chế định lượng (như hàng rào thuế quan) và hai là hạn chế về chất lượng (một số hàng rào phi thuế quan). Các nước sử dụng chính sách bảo hộ thương mại như là một công cụ bảo vệ hữu hiệu nhằm: Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa Giúp nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để thâm nhập thị trường nước ngoài Giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước Tuy có rất nhiều ưu điểm, chinh sách bảo hộ mậu dịch cũng bộc lộ một số những nhược điểm nhất định: Trường hợp tiến hành bảo hộ quá chặt sẽ làm tổn thương sự phát triển của thương mại quốc tế, dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước, đi ngược lại với xu thế của thời đại ngày nay là quốc tế hoá đời sống kinh tế trên toàn cầu. Bảo hộ quá chặt cũng góp phần vào sự bảo thủ và trì trệ của kinh tế nội địa, kết quả là mức độ bảo hộ ngày càng cao, ác ngành công nghiệp chù lực không còn
  20. 11 linh hoạt, hoạt động kinh doanh và đầu tư không mang lại hiệu quả. Đây sẽ là nguy cơ phá sản trong tương lai cho các ngành công nghiệp nếu quốc gia này phải chịu áp lực cạnh tranh trên thị trường thế giới . Nhiều nước bảo hộ quá chặt dẫn tới sự thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước bởi thị trường hàng hoá kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hoá kém cải tiến, giá cả đắt đỏ… Rào cản thương mại: là bất kì biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế. Theo WTO: Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 2 loại là các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Theo Hoa Kỳ: Rào cản trong thương mại quốc tế bao gồm 9 nhóm cơ bản: Chính sách nhập khẩu; Tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận; Mua sắm của chính phủ; Trợ cấp xuất khẩu; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; Các rào cản dịch vụ; Các rào cản đầu tư; Các rào cản chống cạnh tranh; Các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ, …). Hàng rào thuế quan: là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước. Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan. Có 3 loại thuế quan phổ biến như sau: Thuế phần trăm: Được đánh theo tỉ lệ phần trăm giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.Đây là loại thuế được sử dụng rộng rãi nhất nhưng nhìn chung còn ở mức cao. Thuế phi phần trăm: Bao gồm 3 loại, được áp dụng chủ yếu cho hàng nông sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2