Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang
lượt xem 7
download
Mục tiêu của nghiên cứu này là từ phân tích nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích sự phù hợp của bốn chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở tỉnh Tiền Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ Võ Văn Quốc Đánh giá các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Võ Văn Quốc Đánh giá các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Khánh Nam TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình vẽ Chương 1 Giới thiệu ……………………………………………………………… 1 1.1 Đặt vấn đề ……………………………………………………………… 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………….. 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………. 3 1.5 Cấu trúc luận văn ………………………………………………………. 5 1.6 Tổng quan về giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang và thực trạng công 5 tác XHH giáo dục mầm non tại Tiền Giang trong thời gian qua ……. 1.7 Dự báo qui mô giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 …… 9 Chương 2 Cơ sở lý luận ………………………………………………………….. 11 2.1 Khảo lược lý thuyết …………………………………………………… 11 2.1.1 Giáo dục mầm non …………………………………………………….. 11 2.1.2 Chính sách xã hội hóa …………………………………………………. 12 2.1.3 Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực giáo dục 13 2.1.4 Chính sách khuyến khích XHH hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ở tỉnh Tiền Giang ………………………………………………………… 16 2.2 Khảo lược các nghiên cứu liên quan ………………………………….. 20 Chương 3 Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………… 23 3.1 Khung phân tích ………………………………………………………. 23 3.2 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………. 24 3.3 Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………….. 24 Chương 4 Kết quả phân tích ………………………………………………………. 27 4.1 Kết quả phân tích định tính ……………………………………………. 27 4.1.1 Kết quả phỏng vấn các trường mầm non tư thục hiện có …………… 27 4.1.2 Kết quả phỏng vấn các nhà đầu tư tiềm năng ………………………….. 31 4.1.3 Kết quả phỏng vấn một số sở, ban, ngành của tỉnh Tiền Giang 36 4.2 Tóm tắt nội dung phân tích …………………………………………….. 39 Chương 5 Hàm ý chính sách và kết luận ………………………………………….. 42 5.1 Hàm ý chính sách ……………………………………………................. 42 5.1.1 Đối với các bộ ngành trung ương ……………………………................ 42 5.1.2 Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ………………………………………………................................ 42 5.1.3 Đối với các sở, ban, ngành trong tỉnh Tiền Giang ……………………... 44 5.2 Ý nghĩa thực tiễn, hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu kế tiếp 44 5.3 Kết luận đề tài ………………………………………………................ 45 Danh mục tài liệu tham khảo Phiếu khảo sát
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CS1 Chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất CS2 Chính sách ưu đãi tín dụng CS3 Chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng CS4 Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất MN Mầm non Quyết định số/19/2015 Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành quy định về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang UBND tỉnh Tiền Giang Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Sở GDĐT tỉnh Tiền Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang Giang XHH Xã hội hóa
- DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Trang Bảng 1 Dự báo qui mô học sinh giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 9 Bảng 2 Đánh giá của các trường mần mon hiện có về bốn chính sách khuyến khích đầu tư 27 Bảng 3 Đánh giá của các nhà đầu tư tiềm năng về bốn chính sách khuyến khích đầu tư 32 Bảng 4 Đánh giá của các sở, ban, ngành của tỉnh Tiền Giang về bốn chính sách khuyến khích đầu tư 36 Bảng 5 Tổng hợp đánh giá của các đối tượng phỏng vấn 39 Hình 1 Khung phân tích 23
- 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển công nghiệp mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay đã làm thay đổi vùng nông thôn ở nước ta với tốc độ nhanh chóng, việc di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị đã làm cho không gian đô thị mở rộng ra, nông thôn bị thu hẹp lại, kéo theo đó là các vấn đề về giáo dục, y tế, giao thông, nhà ở … phải có sự thay đổi, thích ứng cho phù hợp với xu thế ấy. Giáo dục mầm non ở tỉnh Tiền Giang trước năm 2005, phần lớn trẻ em ở vùng nông thôn trong độ tuổi mầm non (từ 0 đến 4 tuổi) sẽ được sự chăm sóc, nuôi dạy từ bố mẹ hoặc ông bà, khi trẻ được 5 tuổi sẽ đến lớp mẫu giáo học một năm để chuẩn bị vào lớp một. Nhưng hiện nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa, một lực lượng lớn người lao động ở nông thôn chuyển vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để làm việc, người lao động có con nhỏ dưới 6 tuổi bắt buộc phải gửi con vào trường mầm non để đi làm, điều này tạo ra áp lực lớn cho giáo dục mầm non. Vào thời điểm đó, giáo dục mầm non của tỉnh Tiền Giang đứng trước thách thức lớn là không đủ phòng học để tổ chức dạy học, và thiếu đội ngũ giáo viên, nhất là những trường mầm non vùng nông thôn. Việc huy động học sinh đến lớp học rất thấp so với bình quân chung của cả nước. Toàn tỉnh huy động được 25,4% so với dân số độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi; bình quân chung cả nước là 56% so với dân số độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi. Trước thực trạng trên, để đạt mục tiêu tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ, trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn xã, phường thì một loại các chiến lược được các cấp quản lý giáo dục đưa ra như: Phát triển đa dạng các loại hình cơ sở giáo dục mầm non bao gồm công lập, dân lập, tư thục theo định hướng thành lập các trường công lập ở các xã vùng sâu, vùng xa, các xã chưa có trường mầm non; đầu tư xây dựng thêm phòng học để tạo điều kiện cho
- 2 trẻ em độ tuổi mầm non đến trường; khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư mở trường lớp mầm non dân lập, tư thục. Tuy nhiên, hệ thống mạng lưới trường lớp của giáo dục mầm non ở tỉnh Tiền Giang hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân, tỷ lệ huy động của tỉnh vẫn còn thấp do bình quân chung cả nước. Bởi do tác động của quá trình công nghiệp hóa, một lực lượng lớn người lao động ở nông thôn chuyển vào các khu công nghiệp để tìm việc làm, người lao động có con nhỏ dưới 5 tuổi bắt buộc phải gửi con vào trường mầm non để đi làm, điều này tiếp tục tạo ra áp lực lớn cho ngành giáo dục. Giáo dục công lập được tài trợ từ ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Nhu cầu trẻ em từ 0 - 5 tuổi đi học là rất lớn. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Tiền giang (thời điểm 01/4/2014), toàn tỉnh Tiền Giang có 129.200 trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 5 tuổi (Cục Thống kê tỉnh Tiền giang, 2014), nhưng đến năm học 2014-2015, ngành giáo dục và đào tạo Tiền Giang chỉ tiếp nhận được 52.176 học sinh mầm non, chiếm tỷ lệ 40,38% so với tổng số trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi (Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, 2014). Hệ thống trường lớp mầm non ngoài công lập (gồm nhóm trẻ gia đình, trường mầm non tư thục, mầm non dân lập) chưa được thành lập nhiều. Năm 2005, toàn tỉnh Tiền Giang có 115 trường mầm non, trong đó có 4 trường mầm non tư thục (chiếm tỷ lệ 3,4 % so tổng số trường) (Báo cáo thống kê Sở GDĐT Tiền Giang, 2005). Đến năm 2015, số trường mầm non tăng lên 186 trường, trong đó số trường mầm non tư thục là 12 trường (chiếm tỷ lệ 6,4 % so tổng số trường), (Báo cáo thống kê Sở GDĐT Tiền Giang, 2015). Mặc dù Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành nhiều chính sách nhằm kêu gọi thu hút các nhà đầu tư đầu xây dựng dựng trường mầm non, nhưng trong giai đoạn 2005-2015, số trường công lập tăng 63 trường, số trường tư thục chỉ tăng 8 trường. Điều này cho thấy rằng, nhà đầu tư rất quan ngại về khả thu hồi vốn khi đầu tư vào trường mầm non tư thục, các chính sách ưu đãi, khuyến khích chưa phù hợp.
- 3 Đây là một vấn đề cần phải được tháo gỡ, tìm giải pháp khắc phục trong thời gian tới, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nhằm thực hiện chính sách xã hội hóa (XHH) giáo dục một cách hiệu quả. Do ngân sách nhà nước (nguồn lực công) không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của giáo dục mầm non, nên cần có một giải pháp để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tư nhân đầu tư xây dựng trường mầm non tư thục, dân lập, nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn trong giáo dục mầm non. Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đây là cơ sở pháp lý để lựa chọn hình thức hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Tại tỉnh Tiền Giang, ngày 01/6/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (UBND tỉnh Tiền Giang) đã ban hành Quyết định số 19/2015/QĐ-UBND quy định về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (sau đây gọi tắt là Quyết định số 19/2015). Thực tế hiện nay, có rất ít các công trình nghiên cứu về chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Từ những phân tích trên, đề tài “Đánh giá các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang” sẽ nghiên cứu, phân tích sự phù hợp của bốn chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở tỉnh Tiền Giang, gồm các chính sách chủ yếu như sau: - Chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất (CS 1); - Chính sách ưu đãi tín dụng (CS 2); - Chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng (CS 3); - Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất (CS 4). 1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- 4 Từ phân tích nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích sự phù hợp của bốn chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở tỉnh Tiền Giang, bốn chính sách gồm: - Chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất. - Chính sách ưu đãi tín dụng. - Chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng. - Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Tương ứng với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, có bốn câu hỏi nghiên cứu sau: - Chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất có phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư? - Chính sách ưu đãi tín dụng có phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư? - Chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng có phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư? - Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất có phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư? 1.4. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đối tượng nghiên cứu bốn chính sách chủ yếu trong khuyến khích đầu tư giáo dục mầm non, gồm chính sách cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất; ưu đãi tín dụng; hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng và miễn, giảm tiền thuê đất. Nghiên cứu đánh giá sự phù hợp của bốn chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực giáo dục mầm non nhằm đưa ra giải pháp tìm kiếm, thu hút sự đóng góp của cộng đồng, của các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực mầm non ở tỉnh Tiền Giang. Các nhận xét, đánh giá của nhà đầu tư trong nghiên cứu này được xác định là các đánh giá về mức độ cần thiết, sự phù hợp của các chính sách khuyến khích đầu tư. Nghiên cứu không nhằm đến việc lượng hóa, đo lường nhu cầu của nhà đầu tư.
- 5 1.5. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm 5 chương, cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu 1.1 .Đặt vấn đề 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu 1.3 . Phạm vi nghiên cứu 1.4 . Cấu trúc luận văn 1.5 . Tổng quan về giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang và thực trạng công tác XHH giáo dục mầm non tại Tiền Giang trong thời gian qua 1.6 Qui mô giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 Chương 2: Cơ sở lý luận 2.1. Khảo lược lý thuyết 2.2. Khảo lược các nghiên cứu liên quan Chương 3: Thiết kế nghiên cứu 3.1 Khung phân tích 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3. Phương pháp thu thập số liệu Chương 4: Kết quả phân tích 4.1. Kết quả phân tích định tính 4.2. Tóm tắt nội dung phân tích Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách 5.1. Kết luận, ý nghĩa thực tiễn 5.2. Hàm ý chính sách 1.6. Tổng quan về giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang và thực trạng công tác XHH giáo dục mầm non tại Tiền Giang trong thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Song về chuyên môn, Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là mô hình quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, cụ thể, quản lý theo ngành thì Sở Giáo dục và
- 6 Đào tạo Tiền Giang thuộc ngành giáo dục và đào tạo, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, còn quản lý theo lãnh thổ thì Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Tiền Giang. Về cơ cấu tổ chức, Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang có 7 phòng chức năng với 56 cán bộ công chức, trong đó, Ban Giám đốc là 3 người, 12 người là Trưởng/Phó các phòng chức năng, còn lại 41 công chức; mỗi phòng chức năng bình quân có từ 5 đến 8 công chức. Sở GDĐT tỉnh Tiền Giang được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến – chức năng, bên cạnh những công việc theo chức năng, các công chức của Sở GDĐT Tiền Giang còn phân công, giao việc trực tiếp từ Giám đốc sở. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục mầm non, trước đây, khi một trẻ em ở vùng nông thôn trong độ tuổi mầm non (từ 3 tháng đến dưới 6 tuổi), phần lớn khoảng thời gian từ 0 đến 4 tuổi của trẻ sẽ được sự chăm sóc, nuôi dạy từ bố mẹ hoặc ông bà, khi bé được 5 tuổi sẽ đến lớp mẫu giáo học một năm để chuẩn bị vào lớp một. Nhưng hiện nay, do tác động của quá trình công nghiệp hóa, một lực lượng lớn người lao động ở nông thôn chuyển vào các khu công nghiệp, khu chế xuất để làm việc, người lao động có con nhỏ dưới 6 tuổi bắt buộc phải gửi con vào trường mầm non để đi làm, điều này tạo ra áp lực lớn cho ngành giáo dục. Khi tiến hành hoạt động giáo dục mầm non, có hai yếu tố cơ bản phải đáp ứng đó là cơ sở vật chất nhà trường và đội ngũ giáo viên, thiếu một trong hai vấn đề trên thì không thể thực hiện được hoạt động nuôi và dạy trẻ. Trước năm 2005, giáo dục mầm non của tỉnh Tiền Giang đứng trước thách thức lớn là không đủ phòng học để tổ chức dạy học, và thiếu đội ngũ giáo viên, nhất là những trường mầm non vùng nông thôn. Việc huy động học sinh đến lớp học rất thấp so với bình quân chung của cả nước. Toàn tỉnh huy động được 25,4% so với dân số độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi; bình quân chung cả nước là 56% so với dân số độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi. Hoạt động nuôi và dạy trẻ của giáo dục mầm non được thực hiện với hai hình thức: (i) Trường mầm non được Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành
- 7 lập, có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; (ii) Tổ mầm non ghép với trường tiểu học, không được Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập, do thiếu các điều kiện về phòng học, giáo viên, cán bộ quản lý. Các tổ mầm non này chịu sự quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học và phòng học phải mượn của trường tiểu học. Bên cạnh đó, một lý do xuất phát từ chủ trương quản lý giáo dục trước năm 2005 là “đưa trường học đến với học sinh”, trong mỗi địa bàn xã, trường mầm non có rất nhiều điểm trường, có thể nói là mỗi một ấp (thôn) thì có một hai phòng học hiện diện ở đó. Một trường mầm non có đến 7 hoặc 8 điểm trường phụ nằm rải rác ở các ấp. Điều này được giải thích là do học sinh mầm non không thể đi một đoạn đường quá xa từ nhà đến trường với điều kiện địa lý có nhiều kênh rạch chằng chịt. Từ năm 2005 đến nay, bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (nguồn lực công) của trung ương và địa phương, ngành Giáo dục Tiền Giang đã tổ chức xây dựng mới được 76 ngôi trường với trên 450 được xây phòng học được xây dựng; điều này đã làm cho tỷ lệ huy động học sinh mầm non tăng lên 21,9% (2002) lên 39% (năm 2014). Tuy nhiên, hệ thống mạng lưới trường lớp của giáo dục mầm non ở tỉnh Tiền Giang hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân, tỷ lệ huy động của tỉnh vẫn còn thấp do bình quân chung cả nước. Bởi do tác động của quá trình công nghiệp hóa, một lực lượng lớn người lao động ở nông thôn chuyển vào các khu công nghiệp để tìm việc làm, người lao động có con nhỏ dưới 5 tuổi bắt buộc phải gửi con vào trường mầm non để đi làm, điều này tiếp tục tạo ra áp lực lớn cho ngành giáo dục. Giáo dục công lập được tài trợ từ ngân sách nhà nước không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu này. Nhu cầu trẻ em từ 0 - 5 tuổi đi học là rất lớn. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh Tiền giang (thời điểm 01/4/2014), toàn tỉnh Tiền Giang có 129.200 trẻ em trong độ tuổi từ 0 - 5 tuổi (Cục Thống kê tỉnh Tiền giang, 2014), nhưng đến năm học 2014-2015, ngành giáo dục và đào tạo Tiền Giang chỉ tiếp nhận được
- 8 52.176 học sinh mầm non, chiếm tỷ lệ 40,38% so với tổng số trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi (Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, 2014). Hệ thống trường lớp mầm non ngoài công lập (gồm nhóm trẻ gia đình, trường mầm non tư thục, mầm non dân lập) chưa được thành lập nhiều. Năm 2005, toàn tỉnh Tiền Giang có 115 trường mầm non, trong đó có 4 trường mầm non tư thục (chiếm tỷ lệ 3,4 % so tổng số trường) (Báo cáo thống kê Sở GDĐT Tiền Giang, 2005). Đến năm 2015, số trường mầm non tăng lên 186 trường, trong đó số trường mầm non tư thục là 12 trường (chiếm tỷ lệ 6,4 % so tổng số trường), (Báo cáo thống kê Sở GDĐT Tiền Giang, 2015). Phần lớn các trường học là loại hình trường mầm non công lập. Loại hình trường tư thục, dân lập chưa phát triển do chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào giáo dục mầm non. Các trường mầm non tư thục chỉ hoạt động trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Gông và trung tâm của một số huyện, còn lại các huyện vùng nông thôn của tỉnh chưa có trường mầm non tư thục, dân lập. Một lý do khác dẫn đến loại hình trường mầm non tư thục không tăng là do nhà đầu tư có sự so sánh giữa chi phí đầu tư và lợi nhuận thu được trong đầu tư trường mầm non tư thục. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 186 trường mầm non, gồm 174 trường công lập và 12 trường tư thục, với 1.618 lớp (1.471 lớp công lập, 147 lớp tư thục), huy động được 52.176 học sinh từ 0 đến dưới 6 tuổi ra lớp, chiếm tỷ lệ 40,38% so dân số độ tuổi 0-5 tuổi (52.176/129.200). Trong tổng số học sinh huy động ra lớp, các trường tư thục đã huy động được 4.317 học sinh, chiến tỷ lệ 8,27% so tổng số học sinh huy động trong toàn tỉnh (Báo cáo thống kê của SGDĐT TG, 2015). Điều này cho thấy rằng, mặc dù qui mô học sinh có tăng lên so năm 2005, nhưng tăng chủ yếu ở các trường công lập, trường tư thục tăng không đáng kể. Thời điểm 2005, toàn tỉnh có 2.697 giáo viên mầm non (loại hình công lập có 2.306 giáo viên, loại hình tư thục có 391 giáo viên); toàn tỉnh có 1.824 phòng học giáo dục mầm non (loại hình công lập có 1.653 phòng, loại hình tư thục có 171 phòng).
- 9 Trước áp lực gia tăng về qui mô học sinh do tác động của quá trình công nghiệp hóa của tỉnh, một lực lượng lớn người lao động ở nông thôn chuyển vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để làm việc, người lao động có con nhỏ dưới 6 tuổi bắt buộc phải gửi con vào trường mầm non để đi làm, điều này tạo ra áp lực lớn cho ngành giáo dục của tỉnh. 4.2. Dự báo qui mô giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang dự báo qui mô học sinh giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 được trình bày tại bảng 1 như sau: Bảng 1: Dự báo qui mô học sinh giáo dục mầm non tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 Đơn TH TH KH KH KH KH KH KH STT Các chỉ tiêu vị năm năm năm năm năm năm năm năm tính 2005 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2025 Dân số độ 1 tuổi từ 0 đến Người 168.921 129.200 131.000 134.000 134.500 135.000 135.000 136.350 5 tuổi Tổng số học 2 Người 42.967 52.176 59.633 61.535 62.249 63.014 63.722 77.528 sinh mầm non - Tỷ lệ HS mầm non so % 25,44% 40,38% 45,52% 45,92% 46,28% 46,68% 47,20% 56,86% dân số độ tuổi 0-5 tuổi (2/1) Học sinh 2.1 mầm non Người 38.968 47.859 54.800 56.535 49.729 49.868 49.919 60.078 công lập - Tỷ lệ HS mầm non công lập so % 90,69% 91,73% 91,90% 91,87% 79,89% 79,14% 78,34% 77,49% tổng số học sinh mầm non (2.1/2) Học sinh 2.2 mầm non tư Người 3.999 4.317 4.833 5.000 12.520 13.146 13.803 17.449 thục - Tỷ lệ HS mầm non tư thục so tổng % 9,31% 8,27% 8,10% 8,13% 20,11% 20,86% 21,66% 22,51% số học sinh mầm non (2.2/2)
- 10 Tóm tắt chương 1: Giới thiệu tổng quan về giáo dục mầm non của tỉnh Tiền Giang, điều kiện, bối cảnh nghiên cứu. Tác giả trình bày, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi, phương pháp nghiên cứu; trình bày kết cấu của luận văn. Phân tích thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non trong giai đoạn 2005-2015.
- 11 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khảo lược lý thuyết 2.1 .1 Giáo dục mầm non Theo Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009, thì giáo dục mầm mon được quy định như sau: Giáo dục mầm non: Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non. Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: + Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; + Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi; + Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. XHH sự nghiệp giáo dục được khẳng định: Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
- 12 2.1.2 Chính sách xã hội hóa Nhằm khuyến khích toàn bộ xã hội tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ mang tính chất sự nghiệp (giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường…), nhà nước đã ban hành các văn bản quy định ưu đãi dành cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động đó. Các quy định này được thể hiện lần đầu trong Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; kế tiếp là Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về về đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Chính sách hiện nay được quy định trong Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Chính sách về XHH được khẳng định nhằm mở rộng các nguồn lực đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn, là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩ tình thế trược mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Chính sách XHH cũng được coi là giải pháp để giải quyết vấn đề công bằng xã hội, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho dịch vụ công. Thực hiện XHH giáo dục, y tế, văn hóa là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ (tức là người dân được xã hội và nhà nước chăm lo), mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng tổ chức. Trong lĩnh vực giáo dục thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: người đi học phải đóng học phí, người sử
- 13 dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học. Chính sách XHH tiếp tục được khẳng định như là chủ trương quan trọng để đẩy mạnh phát triển giáo dục, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 05/2005/NQ- CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. 2.1.3 Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực giáo dục Hiện nay, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo so với GDP của Việt Nam không thấp so với nhiều nước trên thế giới, song phần dành cho đầu tư không nhiều, cộng thêm công tác quản lý còn hạn chế khiến nguồn lực đầu tư cho giáo dục lại càng thêm hạn hẹp và kém hiệu quả. Đầu tư cho con người là lĩnh vực quan trọng trong đầu tư công, bởi xét về dài hạn, chính sự gia tăng về chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng cũng như năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Trong những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu nhận thấy nguồn lực ngân sách không thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của việc cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng cho xã hội. Do đó, họ đã nghiên cứu các mô hình nhằm kêu gọi sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước vào đầu tư cung ứng dịch vụ công và đã đạt được nhiều thành công. Mục đích của việc hình thành mối quan hệ công - tư này là huy động nguồn lực và tính sáng tạo, công nghệ tiên tiến cũng như kinh nghiệm quốc tế về giáo dục của khu vực tư nhân. Ở Việt Nam, với nguồn tài chính còn hạn hẹp, hệ thống giáo dục và đào tạo đâu đó còn mang nặng tính lý thuyết, tuyên truyền, thiếu sự sáng tạo, thì việc áp dụng hình thức đầu tư đối tác công tư có thể tạo nên những thay đổi đáng kể trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Cụ thể, đối với giáo dục và đào tạo, trong giai đoạn 2009 - 2013, tổng vốn đầu tư của Chính phủ dành cho lĩnh vực này liên tục tăng từ 9 - 13%/năm, nhưng tỷ
- 14 lệ vốn đầu tư chỉ ở mức 2,8 - 3,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Từ đầu năm 2014, vốn đầu tư cho giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ dù có tăng, nhưng vẫn chưa thể mang lại hiệu quả vượt bậc cho giáo dục và đào tạo cũng như khoa học và công nghệ. Mặt khác, nhìn vào Bảng tổng hợp chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ trong giai đoạn nêu trên do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cung cấp cũng có thể thấy: Phần lớn số vốn chi cho giáo dục của Việt Nam là đổ vào các trường công ở mọi cấp học. Số lượng các trường công ở mức cao, trong đó có cấp tiểu học và trung học cơ sở luôn chiếm trên 99% số lượng trường trên cả nước. Cơ cấu chi tiêu công thường xuyên trong lĩnh vực này vẫn lấn át so với chi tiêu cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Chính bởi những lý do đó, cần có các biện pháp ưu đãi để khuyến khích khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia vào phát triển giáo dục và đào tạo. Đây là công cụ được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển để đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như “lợi dụng” những chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực xã hội. Đẩy mạnh áp dụng hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo sẽ góp phần thu hút khu vực tư nhân cùng tham gia phát triển đất nước. Như vậy, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư được ban hành sẽ tạo điều kiện và khuyến khích cho nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án công, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã quy định đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Các hợp đồng thực hiện dự án PPP bao gồm: + Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
- 15 nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. + Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định này. + Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. + Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này. + Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn