intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả chi phí của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy hiệu quả chi phí của các ngân hàng Việt Nam có xu cải thiện trong thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, cho vay trên tiền gửi và nợ xấu là những biến số nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí các ngân hàng Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. Trong khi đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả chi phí của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------------- TRẦN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh- Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------------- TRẦN ANH TUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2017 Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS ĐẶNG VĂN DÂN TP Hồ Chí Minh- Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đặng Văn Dân. Nội dung và các kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP HCM, ngày tháng năm 2019 Học viên Trần Anh Tuấn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................3 1.4.1 Phương pháp định lượng .....................................................................................................3 1.5 Kết cấu đề tài ...........................................................................................................................3 Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN. ......................................................................................................................................................5 2.1 Hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại .......................................................................5 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại ........................7 2.2.1 Các nhân tố nhân tố bên ngoài..............................................................................................7 2.2.2 Các nhân tố nhân tố bên trong..............................................................................................8 2.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả chi phí của ngân hàng thương mại ............................ 10 2.3.1 Phân tích bao dữ liệu ( Data Envelopment Analysis -DEA) ............................................ 11 2.3.2 Phân tích biên ngẫu nhiên ( Stochastic Frontier Analysis -SFA).................................... 12 2.4 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại................. 14 2.4.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................................. 14 2.4.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................................. 15 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................................. 22 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VẦ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................... 23 3.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 23
  5. 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................................... 23 3.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................................. 24 3.3.1. Mô hình xác định hiệu quả chi phí sử dụng Phương pháp SFA .................................... 24 3.3.2. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả chi phí của các NHTM .......... 28 3.3.3 Các nhân tố nhân tố bên ngoài........................................................................................... 29 3.3.4 Các nhân tố nhân tố bên trong........................................................................................... 30 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................................. 34 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 35 4.1 Thống kê mô tả về đầu ra và giá của đầu vào.......................................................................... 35 4.2 Bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả chi phí các ngân hàng Việt Nam ............................... 36 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của ngân hàng Việt Nam................................. 40 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................................................. 48 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ........................................................................................ 49 5.1. Kết luận ...................................................................................................................................... 49 5.2 Giải pháp..................................................................................................................................... 49 5.2.1 Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại .................................................................. 49 5.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và chính phủ ..................................................... 50 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................. 52 5.3.1 Hạn chế: ............................................................................................................................... 52 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: .............................................................................................. 52 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................................................. 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng giải thích các biến trong mô hình SFA. Bảng 3.2: Bảng các biến sử dụng trong mô hình hồi quy tobit. Bảng 4.1: Miêu tả các biến được sử dụng để ước tính hiệu quả chi phí của các ngân hàng TMCP Việt Nam Bảng 4.2: Hiệu quả chi phí của 25 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2017. Bảng 4.3: Bảng tổng hợp hiệu quả chi phí của từng ngân hàng trong giai đoạn 2010- 2017. Bảng 4.4: Bảng thống kê mô tả phi hiệu quả về chi phí của 25 ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2017. Bảng 4.5: Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập-1 Bảng 4.6: Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập-2 Bảng 4.7: Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của ngân hàng
  7. TÓM TẮT Ngân hàng thương mại là một định chế trung gian có vai trò chủ yếu là chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Các ngân hàng thương mại có chức năng như là mạch máu của nền kinh tế. Hiệu quả của các ngân hàng thương mại là mối quan tâm hàng đầu của các chính phủ cũng như các nhà quan lý kinh tế. Để đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam, nghiên cứu này xem xét hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017. Phương pháp được sử dụng để phân tích hiệu quả chi phí của các ngân hàng là phương pháp biên ngẫu nhiên ttheo mô hình Battese-Coelli 1992 (BC92). Hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn này. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy hiệu quả chi phí của các ngân hàng Việt Nam có xu cải thiện trong thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, cho vay trên tiền gửi và nợ xấu là những biến số nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí các ngân hàng Việt Nam trong thời gian nghiên cứu. Trong khi đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn này. Từ khóa: hiệu quả chi phí ngân hàng, phi hiệu quả chi phí ngân hàng, phương pháp biên ngẫu nhiên
  8. ABSTRACT Commercial banks are an intermediary institution whose main role is to transfer capital from the place of excess capital to the place of lack of capital. Commercial banks function as the lifeblood of the economy. The effectiveness of commercial banks is a top concern of governments as well as economic regulators. To assess the effectiveness of Vietnamese commercial banks, this study examines the cost effectiveness of Vietnamese commercial banks in the period 2010-2017. The method used to analyze the cost-effectiveness of banks is the random marginal method according to the Battese-Coelli 1992 model (BC92). The Tobit regression was used to analyze the factors affecting the cost effectiveness of Vietnamese commercial banks during this period. The findings of the study show that the cost effectiveness of Vietnamese banks tended to improve during the study period. The research results have proved that bank size, return on assets, capital adequacy ratio, lending to deposit and bad debt are internal variables affecting the cost effectiveness of banks. Vietnamese goods during the study period. Meanwhile, the macroeconomic indicators also affect Vietnam's bank cost effectiveness in this period. Keywords: Bank cost efficiency, Bank cost inefficiency, Stochastic frontier analysis
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Hệ thống ngân hàng đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, là các tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính-tiền tệ khác trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và giám sát chặt chẽ. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triễn trên 25 năm. Trải qua chặng đường trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triễn về quy mô (vốn điều lệ, tổng tài sản, mạng lưới chi nhánh), chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tạo nên môi trường năng động, thúc đẩy sự phát triễn của các ngân hàng và đang đặt ra yêu cầu cần phải đánh giá hiệu quả của các ngân hàng. Việc đánh giá này không chỉ cần thiết đối với các nhà quản lý mà còn cả khách hàng - những người đầu tư vào ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận cao. Chính vì vậy, tác giả thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả chi phí của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả chi phí của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017. Với mục tiêu nghiên cứu này, đề ra đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai 2010-2017 như thế nào? - Các nhân tố bên ngoài và bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017 như thế nào?
  10. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả chi phí của các Ngân hàng thương mại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa trên dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 25 Ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2017 Danh sách các ngân hàng TMCP: STT Ngân Hàng Mã chứng khoán 1 Ngân hàng TMCP An bình ABB 2 Nggan hàng TMCP Á Châu ACB 3 Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triễn Việt Nam BID 4 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CTG 5 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 6 Ngân hàng TMCP Phát Triễn TPHCM HDB 7 Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB 8 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt LPB 9 Ngân hàng TMCP Quân Đội MBB 10 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB 11 Ngân hàng TMCP Nam Á NAB 12 Ngân hàng TMCP Quôc Dân NVB 13 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB 14 Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB 15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB 16 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SEA 17 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGB 18 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB 19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB 20 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TCB 21 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB 22 Ngân hàng TMCP Việt Á VAB 23 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB 24 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB 25 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB
  11. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp định lượng Để phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại, bài nghiên cứu này tiến hành phân tích theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 sử dụng phương pháp biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Analysis - SFA) để ước lượng hiệu quả bằng cách thu thập các yếu tố đầu ra và đầu vào để xác định chi phí hiệu quả của mô hình SFA. Giai đoạn 2 sử dụng kết quả phân tích hiệu quả từ giai đoạn 1 và sử dụng phương pháp hồi quy Tobit, mô hình Tobit là mô hình áp dụng cho biến phụ thuộc là biến định lượng nhưng bị giới hạn, để đánh giá sự tác động của các nhân tố riêng, đặc trưng của Ngân hàng và các điều kiện thị trường bên ngoài đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại. 1.5 Kết cấu đề tài Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả chi phí và các nghiên cứu liên quan. Chương 3: Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và giải pháp.
  12. 4 Tóm tắt chương 1 Chương 1 giới thiệu tổng quát về lý do chọn đề tài, mụu tiêu nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu trong luận văn. Với việc phân tích 2 giai đoạn: sử dụng mô hình SFA và hồi quy Tobit để đánh giá sự tác động của các nhân tố riêng, đặc trưng của Ngân hàng và các điều kiện thị trường bên ngoài đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại. Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả chi phí của các Ngân hàng thương mại cổ phần
  13. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN. 2.1 Hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Theo Farrell (1957) thì vấn đề đo lường hiệu quả sản xuất của một ngành rất quan trọng đối với cảc nhà nghiên cứu kinh tế và nhà hoạch định chính sách kinh tế. Đo lường hiệu quả là một chủ đề được quan tâm vì các tổ chức luôn mong muồn cải thiện năng suất. Vì những lý do này, sáu mươi năm trước trong bài viết kinh điển của mình Farrell nói về hiệu quả của một công ty, tức là công ty tạo ra sản lượng càng lớn càng tốt từ một đầu vào nhất định. Với điều kiện là tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra đều được đo lường chính xác. Tương tự, nếu kế hoạch kinh tế liên quan đến các ngành cụ thể, điều quan trọng là phải biết một ngành công nghiệp nhất định có thể được tăng cường để tăng sản lượng của mình bằng cách đơn giản là tăng hiệu quả mà không cần hấp thụ thêm tài nguyên. Theo Berger et al (1993) đo lường hiệu quả của các ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng nhất trên thị trường tài chính, vì hiệu quả của chúng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của ngành ngân hàng và hiệu quả của cả một hệ thống tiền tệ. Đối với các ngân hàng, hiệu quả là cải thiện lợi nhuận, số tiền lớn hơn được chuyển qua hệ thống, giá cả và chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và an toàn hơn về mặt đệm vốn được cải thiện trong việc hấp thụ rủi ro Đánh giá năng suất của hệ thống ngân hàng là mối quan tâm lớn đối với các cơ quan chính phủ vì sự tăng năng suất của các ngân hàng có thể dẫn đến hiệu quả ngân hàng tốt hơn, giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như cải thiện việc phân bổ nguồn lực và tăng năng suất của toàn bộ nền kinh tế. Sự gia tăng năng suất cũng góp phần làm tăng tính lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng, với điều kiện lợi nhuận đạt được hướng tới việc tăng vốn chủ sở hữu và các điều khoản cho phép hấp thụ rủi ro tốt hơn (Casu et al, 2004).
  14. 6 Theo Berger và Mester (1997) có ba khái niệm hiệu quả kinh tế quan trọng : chi phí, lợi nhuận tiêu chuẩn và hiệu quả lợi nhuận khác. Những khái niệm này có nền tảng kinh tế tốt nhất để phân tích hiệu quả của các tổ chức tài chính bởi vì chúng dựa trên sự tối ưu hóa kinh tế để phản ứng với giá cả thị trường và cạnh tranh, thay vì chỉ dựa vào việc sử dụng công nghệ. Hiệu quả chi phí đưa ra thước đo mức độ chi phí của ngân hàng gần với chi phí của ngân hàng tốt nhất sẽ như thế nào khi sản xuất cùng một gói đầu ra trong cùng điều kiện. Ví dụ: chỉ số hiệu quả X theo chi phí của ngân hàng I là 0,7 cho thấy rằng ngân hàng I đạt hiệu quả 70% và thấp hơn 30% so với ngân hàng chuẩn xét trong cùng một điều kiện nhất định. Hiệu quả X có giá trị trong đoạn (0,1] và bằng 1 đối với ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất. Theo Ariff và Can (2008) thì hiệu quả chi phí liên quan đến việc giảm thiểu chi phí của một công ty được phản ánh bởi mức độ chi phí của nó gần với mức mà một công ty thực hiện tốt nhất sẽ tạo ra cùng một lượng đầu ra được bán ở mức giá nhất định với giá đầu vào nhất định. Cũng theo Farell (1957) có 2 loại hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật là tối đa hóa đầu ra ( sản xuất ra sản lượng tối đa ) với đầu vào cho trước ( như lao động, máy móc, nhà xưởng, phát minh, công nghệ… ) hoặc tối thiểu hóa đầu vào đế sản xuất một lượng đầu ra nhất định. Mặt khác, hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng của một công ty sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ tối ưu khi giá cả tương ứng của chúng đã biết và công nghệ sản xuất của công ty. Hai loại hiệu quả này sau đó được kết hợp thành một hiệu quả kinh tế tổng thể (CE). Giống như các mô hình sản xuất truyền thống, các ngân hàng sử dụng vốn và lao động làm đầu vào để sản xuất đầu ra như cho vay và cung cấp dịch vụ. Các ngân hàng thu tiền bằng cách sử dụng lao động và vốn (đầu vào) và kiếm lợi nhuận từ khối lượng tài sản kiếm được (đầu ra). Vì vây, luận văn đánh giá hiệu quả chi phí của các
  15. 7 ngân hàng dựa trên việc kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, tiền gửi, vốn, công nghệ…) và đầu ra ( tổng tài sản,…) để có mức hiệu quả chi phí tối ưu. 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Hiệu quả chi phí là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty nói chung và ngân hàng nói riêng. Để nâng cao hiệu quả, các NHTM cần cải thiện năng lực quản trị và điều hành, tạo đào nhân sự, đầu tư công nghệ… qua đó tạo ra giá trị tích lũy, nâng cao giá tri thương hiệu và phát triễn quy mô. Để thực hiện mục tiêu trên, các ngân hàng cần nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo Anwar (2018) thì có hai nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả chi phí của các ngân hàng bao gồm: nhân tố bên ngoài và bên trong ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng như là: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP, chỉ số VNIndex, tỷ giá... Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm các yếu tố như quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ tiền gửi cho vay, nợ xấu của ngân hàng 2.2.1 Các nhân tố nhân tố bên ngoài Nhân tố bên ngoài là các nhân tố có ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội. Khi nền kinh tế phát triễn các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu về vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động sản suất. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao về vốn của thị trường các ngân hàng sẽ có cơ hội tăng trưởng tín dụng từ đó tạo ra thu nhập. Ngược lại, nếu nên kinh tế không phát triễn sẽ tạo ra các nguy cơ về việc gia tăng nợ xấu, chi phí sử dụng vốn tăng, giảm doanh thu do giảm nhu cầu về vốn của thị trường. Các nhân tố ảnh hưởng đến đến nền kính tế bao gồm: lạm phát, tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái,… Hoạt động của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài. Tác động của chúng mang tính chất khách quan và khó kiểm soát được. Khi những nhân tố bên
  16. 8 ngoài thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng thương mại. Để tồn tại các ngân hàng thương mại buộc phải thích nghi với sự thay đổi. Vấn đề của ngân hàng là nhận biết kịp thời, để có thể thích nghi với chúng. Chan và Karim (2010) cho rằng GDP bình quân đầu người, tín dụng cho khu vực tư nhân và sự tập trung thị trường có tác động tiêu cực đến hiệu quả chi phí ngân hàng Andries (2011) đề xuất các cơ quan chính phủ nên hỗ trợ tự do hóa và cải cách ngân hàng và thực hiện một số nỗ lực để duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp để cải thiện hiệu quả của các ngân hàng 2.2.2 Các nhân tố nhân tố bên trong Các nhân tố bên trong cấu thành nên một ngân hàng bao gồm: quy mô tài sản, công nghệ, nguồn nhân lực, chiến lược marketing, hệ thống phòng ngừa rủi ro, năng lực tài chính, tỷ lệ nợ xấu... Tất cả các nhân tố trên đều có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả chi phí của NHTM.  Khả năng ứng dụng công nghệ Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ vào tất cả các mặt của nền kinh tế và xã hội như ngày nay, đã tạo ra những thách thức cũng như cơ hội cho các ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ của ngành ngân hàng là một xu thế tất yếu để gia tăng hiệu quả và phát triễn. Năng lực công nghệ của mỗi ngân hàng bao gồm: hạ tầng công nghệ ngân hàng, nguồn vốn được sử dụng tối ưu để đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, nâng cao kỹ thuật công nghệ của ngân hàng. Các ngân hàng ứng dụng tốt công nghệ sẽ giảm thiểu chi phí nhân sự, xây dựng có sở dữ liệu lớn (big data) giúp cho ngân hàng chiếm lĩnh thị phần.
  17. 9 Suhaemi, Abdullah và Saban (2010) chứng minh rằng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông có tác động tích cực đến hiệu quả lợi nhuận mặc dù hiệu quả không đáng kể, trong khi quy mô có mối liên hệ tiêu cực với hiệu quả lợi nhuận  Quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng thể hiện tổng tài sản của các Ngân hàng thương mại, trong nền kinh tế các Ngân hàng thương mại có quy mô khác nhau. Theo Suhaemi, Abdullah và Saban (2010) quy mô có mối liên hệ tiêu cực với hiệu quả lợi nhuận, trong khi đó theo Yeh (2011) thì quy mô ngân hàng có tác động lớn đến hiệu quả ngân hàng, các ngân hàng có quy mô lớn có hiệu quả hơn.  Nguồn nhân lực Trong cơ cấu chi phí hoạt động của ngân hàng, thì chi phí nhân sự chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, con người luôn là yếu tố quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào. Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao năng suất lao động, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Việc sử dụng nguồn nhân lực giỏi nghiệp vụ, chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh, từ đó giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí họat động.  Tỷ lệ nợ xấu: Các khoản nợ phân loại từ nhóm (3) - (5) được xem là nợ xấu theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu cho thấy chất lượng nợ của ngân hàng, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì rủi ro mất vốn cao, theo quy định của
  18. 10 Ngân hàng Nhà nước thì ngân hàng có nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng 2.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả chi phí của ngân hàng thương mại Kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu về hiệu quả của các ngân hàng cho thấy mức độ hiệu quả khác nhau theo thời gian và từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, hậu quả của một loạt các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô. Hoạt động của một ngân hàng được xác định bởi các yếu tố bên trong dành riêng cho ngân hàng và bởi các yếu tố bên ngoài cụ thể đối với môi trường mà ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình; những yếu tố này ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của ngân hàng. Như vậy, việc công nhận và sử dụng các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các ngân hàng là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả. Theo Anwar (2018) đo lường hiệu suất ngân hàng là một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu ngân hàng trong nhiều thập kỷ. Có hai cách tiếp cận chủ đạo trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, đó là phương pháp tỷ số tài chính và phương pháp tiếp cận biên. Phương pháp tỷ số tài chính khám phá điều kiện tài chính của từng ngân hàng về tính thanh khoản, lợi nhuận, tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ hoạt động và so sánh các tỷ số này với tỷ lệ trung bình của ngành là điểm chuẩn. Trong khi đó, cách tiếp cận biên đo lường hiệu suất của ngân hàng bằng cách so sánh hiệu suất của từng ngân hàng với biên thực tiễn tốt nhất. Cách tiếp cận biên có thể đưa ra các khuyến nghị có giá trị không chỉ cho một công ty với tư cách là một thực thể duy nhất để tăng cường hiệu suất mà còn cho các nhà hoạch định chính sách thiết lập các quy định có liên quan. Trong phương pháp tiếp cận biên, có hai phương pháp nổi bật được sử dụng, đó là phân tích bao dữ liệu (DEA) và phân tích biên ngẫu nhiên (SFA).
  19. 11 2.3.1 Phân tích bao dữ liệu ( Data Envelopment Analysis -DEA) Farell (1957) đã đưa ra cánh đo hiệu quả kỹ thuật để phản ánh khả năng của một đơn vị đạt được đầu ra cực đại từ một tập hợp đầu vào đã cho. Dựa trên những nghiên cứu của Farell, Charnes et al. (1978) đã xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả tương đối của các đơn vị sản xuất đa đầu ra và đa đầu là phương pháp bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis). DEA là phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của một tập hợp những đơn vị ra quyết định được gọi là các DMU (Decision Making Unit). Các đầu ra và đầu vào này thường sẽ có nhiều đặc tính và cũng có thể giả định nhiều dạng khác nhau. Nghiên cứu của Andries (2011) cho thấy phương pháp DEA đòi hỏi phải sử dụng lập trình tuyến tính để tạo ra hiệu quả của bộ dữ liệu và để đánh giá hiệu quả của một đơn vị, nó không tính đến các sai số ngẫu nhiên và do đó không yêu cầu định nghĩa trước về phân phối thuật ngữ lỗi. Phương pháp DEA ước lượng biên tối ưu của toàn bộ mẫu và so sánh mức hiện tại của từng đơn vị với mức tối ưu. Các đơn vị quyết định được coi là không hiệu quả khi so sánh với một đơn vị quyết định khác có thể sản xuất cùng một lượng đầu ra với số lượng đầu vào thấp hơn hoặc số lượng đầu ra cao hơn với cùng số lượng đầu vào. Các đơn vị có hiệu suất tốt nhất sẽ gần với biên hiệu quả, mức độ hiệu quả của bất kỳ đơn vị nào cũng không thể cao hơn 1. Nếu một đơn vị không hiệu quả, phương pháp DEA sẽ gợi ý các chiến lược cần thiết để tăng hiệu quả của đơn vị bằng cách tham khảo các đơn vị được chọn là có các thực tiễn tốt nhất. Tùy thuộc vào những dữ liệu này, người quản lý có thể đánh giá mức độ mà một đơn vị kém hiệu quả sử dụng hoặc lạm dụng một số đầu vào nhất định và thực hiện những gì có thể để cải thiện tình hình. Theo Banker et al. (1984) các mô hình DEA có thể là các mô hình định hướng đầu vào hoặc đầu ra. Trong các mô hình định hướng đầu vào, phương pháp DEA xác định biên hiệu quả, tìm kiếm cho mỗi đơn vị quyết định được phân tích, giảm tối đa
  20. 12 việc sử dụng đầu vào để duy trì đầu ra ở mức không đổi. Trong các mô hình định hướng đầu ra, các mức đầu vào không đổi được duy trì và tìm kiếm mức tối đa có thể cho đầu ra. Phương pháp DEA không tính đến nhiễu thống kê nên các ước tính về hiệu quả có thể bị sai lệch nếu quy trình sản xuất của công ty được đặc trưng bởi các yếu tố ngẫu nhiên. Phương pháp DEA đòi hỏi giả thuyết rằng tất cả các sai lệch so với hiệu quả là do công ty gây ra. Tuy nhiên, có một số yếu tố, chẳng hạn như khung pháp lý và mức độ cạnh tranh, không thể được kiểm soát bởi công ty và điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Ngược lại, phương pháp SFA cho phép định hình các yếu tố này bằng cách đưa ra sai số ngẫu nhiên trong đặc điểm kỹ thuật của mô hình để xác định biên hiệu quả (Murillo-Zamorano, 2004) 2.3.2 Phân tích biên ngẫu nhiên ( Stochastic Frontier Analysis -SFA) Phương pháp thứ hai được sử dụng để ước tính mức độ hiệu quả của ngân hàng là phương pháp SFA, đây là một phương pháp để ước tính hiệu quả biên. Phương pháp này lần đầu tiên được đề xuất bởi Aigner et al. (1977) và sau đó được phát triễn bởi Battese và Coelli (1995). Một ngân hàng thương mại được coi là không hiệu quả nếu chi phí hoặc lợi nhuận của nó cao hơn một ngân hàng thương mại hiệu quả tạo ra cùng một sản lượng trong cùng điều kiện hiện có. Theo Dellnitz và Kleine (2019) phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) là một phương pháp tham số được thiết lập để ước tính điểm hiệu quả cho các hoạt động của một số thực thể kinh tế. Trong SFA cổ diển, hầu hết các ứng dụng dựa trên các hàm sản xuất rõ ràng có tính đến nhiều đầu vào và một đầu ra duy nhất - hoặc ngược lại. Với những hạn chế này, trong hầu hết các trường hợp - một hàm sản xuất rõ ràng chỉ có một biến phụ thuộc và một tập hợp các biến được gọi là biến giải thích. Tuy nhiên, một số tác giả đã cố gắng xử lý nhiều đầu vào và nhiều đầu ra bằng cách tổng hợp nhiều đầu ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2