intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau M&A

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu hiệu quả sau sáp nhập của NHTMCP Việt Nam mà cụ thể là tại NHTMCP Sài Gòn Hà Nội. Từ các nghiên cứu về hiệu quả sau hợp nhất trong ngành ngân hàng của một số nước trên thế giới làm cơ sở lý luận tiền đề cũng như cung cấp phương pháp để tác giả nghiên cứu hiệu quả sau sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau M&A

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH * NGUYỄN ĐỨC THANH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM SAU M&A CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Đánh giá hiệu quả ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau M&A” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 Học viên thực hiện Nguyễn Đức Thanh
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG 1.1 Giới thiệu tóm tắt ............................................................................................. 1 1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây .................................................. 3 1.2.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về hiệu quả M&A ngân hàng trên thế giới và tác động của nó .................................................................... 3 1.2.1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về hiệu quả M&A ngân hàng trên thế giới ................................................................................................ 3 1.2.1.2 Tác động của thâu tóm và sáp nhập đến hiệu quả của ngân hàng ........ 5 1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ................................................................... 6 1.2.2.1 Đánh giá hiệu quả M&A ngân hàng ở Singapore ................................ 6 1.2.2.2 Đánh giá hiệu quả M&A ngân hàng trong các nền kinh tế đang phát triển: Bằng chứng từ Malaysia ......................................................... 20 1.2.2.3 M&A có thực sự cải thiện hiệu quả trong ngành công nghiệp ngân hàng ở Đài Loan – Một trường hợp áp dụng mô hình DEA để phân tích .................................................................................................... 29 1.3 Phương pháp nghiên cứu và định nghĩa các biến .......................................... 36 1.3.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 36 1.3.2 Định nghĩa đầu vào, đầu ra và sự lựa chọn biến ................................... 45 1.3.3 Phân tích các tỉ số tài chính .................................................................. 48 1.3.4 Dữ liệu ................................................................................................... 49 Kết luận chương 1 ................................................................................................ 49
  4. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM SAU SÁP NHẬP – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 2.1 Sử dụng phương pháp DEA, phân tích tỉ số tài chính và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sau M&A tại Việt Nam qua trường hợp sáp nhập Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ................. 52 2.1.1 Bối cảnh sáp nhập SHB và HBB ........................................................... 52 2.1.2 Phân tích tóm tắt về tình hình tài chính của hai ngân hàng trước khi sáp nhập .................................................................................................. 53 2.1.2.1 Phân tích về tình hình tài chính SHB ................................................. 53 2.1.2.2 Phân tích về tình hình tài chính HBB ................................................. 57 2.2 Đánh giá hiệu quả Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội sau sáp nhập bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, phân tích tỉ số tài chính và hồi quy Tobit .................................................................................... 64 2.2.1 Phân tích các tỉ số tài chính ................................................................... 64 2.2.2 Phân tích hiệu quả trước và sau hợp nhất (mô hình 1) .......................... 65 2.2.3 Phân tích hiệu quả trước và sau hợp nhất (mô hình 2) .......................... 66 2.2.4 Hiệu quả của ngân hàng sau hợp nhất ................................................... 68 2.2.5 Kết quả phân tích hồi qui Tobit ............................................................. 70 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 73 CHƯƠNG 3: NHỮNG GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG M&A Những gợi ý chính sách ....................................................................................... 76 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 81 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT M&A Sáp nhập và mua lại (Merges & Acquisitions) TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMVN Ngân hàng thương mại Việt Nam NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh CROR Sự thay đổi tỉ số hoạt động tương đối (the change in relative operating ratio) NIE Chi phí ngoài lãi (Non-Interest Expenses) TA Tổng tài sản (Total Assets) PE Chi phí nhân sự (Personel Expenses) NPL Nợ xấu (Non-Performing Loans) TL Tổng dư nợ (Total Loans) ROA Tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return On Assets) ROE Tỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity) DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis) DBS Ngân hàng phát triển Singapore (Development Bank of Singapore) OCBC Ngân hàng Cổ phần Hoa Kiều (Overseas-Chinese Banking Corporation) UOB Ngân hàng United Overseas Bank OUB Ngân hàng Overseas Union Bank SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội HBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội NVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt BOT Ngân hàng trung ương Thái Lan OE Hiệu quả tổng thể (Overall Efficiency)
  6. PTE Hiệu quả kỹ thuật thuần (Pure Technical Efficiency) TE Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) SE Hiệu quả quy mô (Scale Efficiency) CRS Hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant Returns to Scale) VRS Hiệu quả thay đổi theo quy mô (Variable Returns to Scale) IRS Hiệu quả tăng theo quy mô (Increasing Returns to Scale) DRS Hiệu quả giảm theo quy mô (Decreasing Returns to Scale) CE Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency) AE Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency) BCC Mô hình Banker-Charnes-Cooper DMU Đơn vị tạo quyết định (Decision Making Unit) IPO Việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering) VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnamese Accounting Standards) SPF Phương pháp hàm sản xuất ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier) CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio) TMCP Thương mại cổ phần SEC Ủy ban chứng khoán Mỹ WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) WB Ngân hàng thế giới IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê mô tả các biến đầu vào và đầu ra .............................................8 Bảng 1.2: Các thay đổi trong các tỉ số hoạt động tương đối của các ngân hàng Singapore tham gia trong hoạt động M&A............................................................. 10 Bảng 1.3: Tóm tắt các mức độ hiệu quả kỳ vọng của các ngân hàng Singapore (mô hình 1) .....................................................................................................................11 Bảng 1.4: Tóm tắt các mức độ hiệu quả kỳ vọng của các ngân hàng Singapore (mô hình 2) .....................................................................................................................13 Bảng 1.5: Tóm tắt các mức độ hiệu quả kỳ vọng của các ngân hàng thâu tóm (mô hình 1) .....................................................................................................................15 Bảng 1.6: Tóm tắt các mức độ hiệu quả kỳ vọng của các ngân hàng thâu tóm (mô hình 2) .....................................................................................................................15 Bảng 1.7: Phân tích hồi qui TOBIT được kiểm duyệt về hiệu quả kỹ thuật và các thông số đặc trưng của ngân hàng ...........................................................................17 Bảng 1.8: 10 ngân hàng thương mại Malaysia ....................................................... 22 Bảng 1.9: Các giá trị kỳ vọng (Mean), Min, Max và độ lệch chuẩn (S.D) của các yếu tố đầu ra ............................................................................................................23 Bảng 1.10: Các giá trị kỳ vọng (Mean), Min, Max và độ lệch chuẩn (S.D) của các yếu tố đầu vào .........................................................................................................23 Bảng 1.11: Thống kê các mức hiệu quả trung bình của các ngân hàng Malaysia qua các giai đoạn ........................................................................... 24 Bảng 1.12: Thống kê mô tả giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn của các biến ...........31 Bảng 1.13: Hệ số tương quan giữa các biến đầu vào và đầu ra .............................. 32 Bảng 1.14: Ước lượng các hiệu quả trung bình ......................................................32 Bảng 1.15: Các ước lượng lợi nhuận do quy mô ....................................................35 Bảng 1.16: Thống kê mô tả các biến của HBB sử dụng trong mô hình 1 ..............46 Bảng 1.17: Thống kê mô tả các biến của SHB sử dụng trong mô hình 1 ...............46 Bảng 1.18: Thống kê mô tả các biến của HBB sử dụng trong mô hình 2 ..............47 Bảng 1.19: Thống kê mô tả các biến của SHB sử dụng trong mô hình 2 ...............47
  8. Bảng 2.1: Các thay đổi trong các tỉ số hoạt động tương đối (CRORs) của SHB và HBB trước và sau M&A ......................................................................................... 65 Bảng 2.2: Tóm tắt các mức độ hiệu quả kỳ vọng của các ngân hàng trước và sau hợp nhất (mô hình 1) ............................................................................................... 66 Bảng 2.3: Tóm tắt các mức độ hiệu quả trung bình của các ngân hàng trước và sau hợp nhất (mô hình 2) ............................................................................................... 67 Bảng 2.4: Tóm tắt các mức độ hiệu quả kỳ vọng của ngân hàng SHB trước và sau hợp nhất (mô hình 1) ............................................................................................... 69 Bảng 2.5: Tóm tắt các mức độ hiệu quả kỳ vọng của ngân hàng SHB trước và sau hợp nhất (mô hình 2) ............................................................................................... 69 Bảng 2.6: Phân tích hồi qui TOBIT được kiểm duyệt về hiệu quả và các thông số đặc trưng của ngân hàng SHB.................................................................................70 Hình 1.1: Những hiệu quả của nhóm ngân hàng hợp nhất và nhóm ngân hàng không hợp nhất từ năm 1997 – 2006 tại Đài Loan .................................................34
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít thách thức. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những lĩnh vực khá nhạy cảm đối với nền kinh tế thì những thách thức này lại càng lớn hơn. Thách thức thứ nhất, các tổ chức kinh tế đua nhau thành lập ngân hàng mà ngành nghề kinh doanh của tổ chức thành lập hoàn toàn trái ngược làm cho số lượng ngân hàng nội địa tăng nhanh, nhưng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng chưa cao, quy mô vốn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, công tác quản lý điều hành còn yếu, ngoại trừ một vài ngân hàng lớn, còn lại hầu hết các ngân hàng chưa phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mà chỉ tập trung vào sản phẩm dịch vụ truyền thống là cho vay và thanh toán mà sản phẩm truyền thống sẽ không còn thu được lợi nhuận cao như trước đây nữa, hơn thế nữa Chính phủ quy định mức vốn pháp định ngày càng khắt khe đối với các ngân hàng thương mại, cũng như tỷ lệ an toàn vốn. Với điều kiện này thì các ngân hàng nhỏ sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn vào thời điểm như hiện nay. Thách thức thứ hai, theo tiến trình hội nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết, đến nay thì không có sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, điều này có nghĩa là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép mở rộng mạng lưới, trở thành các ngân hàng bán lẻ với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính dồi dào, sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng, được đi sâu vào thị trường Việt Nam và mở rộng đối tượng khách hàng. Như vậy trong tương lai gần các ngân hàng trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Thách thức thứ ba là các tổ chức kinh tế nước ngoài đã tham gia góp vốn mua cổ phần của các ngân hàng nội địa dưới danh nghĩa hợp tác chiến lược nhằm thâm nhập thị trường tài chính một cách nhanh chóng nhưng hiện nay tỷ lệ góp
  10. vốn còn ở mức khống chế, trong tương lai khi Việt Nam thực hiện cam kết mở cửa nhà nước sẽ không còn khống chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào ngân hàng nội địa nữa. Lúc đó, nếu không đủ năng lực cạnh tranh các ngân hàng nội địa có thể bị các tổ chức nước ngoài “thôn tính”. Chính vì những thách thức trên mà các ngân hàng trong nước ngay từ bây giờ phải tìm cách tăng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của mình. Để làm được điều này một cách nhanh chóng không có con đường nào khác hơn là các ngân hàng nội địa thực hiện hoạt động sáp nhập, mua lại theo định hướng phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng, có nghĩa là đối tượng để ngân hàng sáp nhập, mua lại không phải là tùy tiện mà phải phù hợp và có định hướng thì mới có thể tận dụng những lợi thế của nhau, hợp tác để cùng nhau phát triển. Đối với các ngân hàng mạnh, có uy tín, thương hiệu, việc liên kết, hợp nhất để tạo ra một thương hiệu mới sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển chung của các ngân hàng hợp nhất. Thực tế, hầu hết các tập đoàn Tài chính ngân hàng lớn mạnh trên thế giới như Citigroup, JP Morgan Chase, Standard Chartered Bank… đều có quá trình hình thành và phát triển tập đoàn gắn với quá trình sáp nhập và mua lại. Hiện tại, Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý cơ bản cho hoạt động mua bán sáp nhập NHTM (Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng có chủ trương khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu để mua lại, sáp nhập, hợp nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Vì vậy, với đề tài “Đánh giá hiệu quả ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau M&A” tác giả mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tác động của M&A đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau hợp nhất, để đưa ra những gợi ý chính sách tham khảo cho các nhà quản lý điều hành cũng như các cơ quan hữu quan trong thúc đẩy hoạt động M&A đạt được hiệu quả cao nhất.
  11. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là nghiên cứu hiệu quả sau sáp nhập của NHTMCP Việt Nam mà cụ thể là tại NHTMCP Sài Gòn Hà Nội. Từ các nghiên cứu về hiệu quả sau hợp nhất trong ngành ngân hàng của một số nước trên thế giới làm cơ sở lý luận tiền đề cũng như cung cấp phương pháp để tác giả nghiên cứu hiệu quả sau sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam để từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách đối với các cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thành viên tham gia vào thương vụ M&A góp phần giúp cho thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại của ngân hàng thương mại Việt Nam qua trường hợp sáp nhập ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá hiệu quả sau hợp nhất của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA (Data Envelopment Analysis), phân tích tỷ số tài chính và hồi quy Tobit. Các điểm hiệu quả của mô hình DEA sẽ được sử dụng làm biến phụ thuộc cho mô hình hồi quy. 5. Ý nghĩa của đề tài Áp dụng phương pháp phi tham số DEA kết hợp với phân tích tỷ số tài chính và hồi quy Tobit, tác giả đánh giá hiệu quả sau hợp nhất của ngân hàng SHB. Từ các kết quả nghiên tác giả đề xuất các gợi ý chính sách cũng như các bài học kinh nghiệm cho ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để các nhà quản lý ngân hàng cũng như những nhà tạo lập chính sách tham khảo trong quá trình thúc đẩy hoạt động M&A và hướng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam theo một xu thế phát triển tất yếu. Mặt khác, đề tài cũng cung cấp một phương pháp để phân tích đánh giá hiệu quả của các tổ chức tài chính sau hợp nhất nói riêng hay của các doanh nghiệp sau sáp nhập nói chung trong các nghiên cứu
  12. sau này. Ngoài ra, tác giả cũng nêu ra một số lưu ý trong tiến trình thúc đẩy hoạt động M&A cho các nhà quản lý điều hành tại các ngân hàng cũng như những nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước tham khảo nhằm đưa ra những chiến lược và giải pháp riêng cho từng ngân hàng khi tiến hành M&A để đạt được hiệu quả cao nhất. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm năm phần chính: Phần 1: Giới thiệu tóm tắt nghiên cứu. Phần 2: - Tổng quan các kết quả nghiên cứu về hiệu quả M&A ngân hàng trên thế giới và tác động của nó, - Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới. Phần 3: Phương pháp nghiên cứu, định nghĩa các biến, mô tả dữ liệu thu thập và phương pháp xử lý số liệu. Phần 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Phần 5: Một số gợi ý chính sách.
  13. Trang 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG 1.1 Giới thiệu tóm tắt Sự hội nhập kinh tế toàn cầu đã tạo ra một nền kinh tế thị trường trong một “thế giới phẳng”. Sự cạnh tranh cao giữa các ngân hàng là động lực để ngân hàng vươn lên, phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Và đương nhiên khi đó sẽ có ngân hàng tồn tại, phát triển, cũng như sẽ có ngân hàng phá sản, bị thôn tính. Và điều này tất yếu sẽ hình thành nhu cầu cần mua - bán, thâu tóm - sáp nhập, liên doanh - liên kết giữa các ngân hàng để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên, mua bán ngân hàng không đơn giản như mua bán một sản phẩm hàng hóa thông thường. Một thương vụ M&A thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu M&A… Vì vậy, với đề tài “Đánh giá hiệu quả ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam sau M&A” tác giả đã trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của hoạt động M&A ngân hàng tại một số nước trên thế giới như: Singapore, Malaysia và Đài Loan nhằm làm tiền đề, cung cấp cơ sở lý luận cho nghiên cứu hiệu quả M&A tại Việt Nam mà cụ thể là tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội. Tác giả đã chọn tình huống nghiên cứu tại Singapore để áp dụng nghiên cứu hiệu quả M&A tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội vì đây là nước ở khu vực Châu Á có ngành công nghiệp ngân hàng phát triển đã trải qua giai đoạn M&A khá sớm và gần gũi với nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, phương pháp nghiên cứu cũng phù hợp với các trường hợp nghiên cứu hiệu quả M&A riêng lẻ. Kết quả phân tích các tỉ số tài chính cho thấy việc hợp nhất đã không đem lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng SHB sau hợp nhất do ROE và ROA không những thấp
  14. Trang 2 hơn mà còn âm đáng kể so với trước hợp nhất. Thứ 2, chi phí nhân lực sau hợp nhất cũng không giảm. Theo lý thuyết thì sự hợp nhất sẽ làm giảm nhân sự ở các phòng ban hành chính nhưng bù lại làm tăng nhân sự ở các phòng giao dịch với khách hàng, hàm ý rằng một dịch vụ khách hàng tốt hơn. Thước đo phân tích rủi ro là tỉ lệ nợ xấu trên tổng tài sản cho thấy rằng hợp nhất đã làm tăng rủi ro cho ngân hàng SHB. Dù kết quả về hiệu quả tổng thể trái ngược nhau trong cả hai mô hình DEA nhưng hiệu quả kỹ thuật của SHB sau hợp nhất đã cải thiện hoàn toàn. Qua phân tích DEA, kết quả cũng xác nhận rằng giả thuyết ngân hàng bị thâu tóm kém hiệu quả hơn ngân hàng thâu tóm chưa được xác minh. Qua phân tích các điểm hiệu quả bằng việc sử dụng phương pháp phân tích hồi qui Tobit cho thấy: Hệ số quy mô ngân hàng trong cả hai mô hình không có ý nghĩa đáng kể, do đó, nó hàm ý rằng hiệu quả thì độc lập với quy mô của ngân hàng. Hệ số khả năng thu được lợi nhuận trái ngược nhau ở 2 mô hình nên chưa thể kết luận nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì hệ số này tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nó chỉ đứng thứ hai sau hệ số chất lượng tài sản. Và ý nghĩa của hệ số chất lượng danh mục cho vay – đại diện bởi dự phòng nợ khó đòi – làm tăng chi phí giám sát và đòi nợ vì vậy nó tỉ lệ nghịch với hiệu quả. Vốn hoá biểu thị một tác động dương mạnh với hiệu quả. Cuối cùng, chi phí chung có khuynh hướng góp phần vào tình trạng hoạt động của ngân hàng, nó có thể do chi phí thu hút lao động trình độ cao với các khoản thù lao lớn có thể gián tiếp biểu thị rằng các ngân hàng quản lý rủi ro tốt hơn và quản lý điều hành hiệu quả hơn hoặc sự biểu thị âm là sự dôi dư nhân sự không hoà hợp làm giảm hiệu quả của ngân hàng. Từ các kết quả nghiên trên, tác giả đã đề xuất các gợi ý chính sách cũng như các bài học kinh nghiệm cho ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để các nhà quản lý ngân hàng cũng như những nhà tạo lập chính sách tham khảo trong quá trình thúc đẩy hoạt động M&A và hướng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
  15. Trang 3 theo một xu thế phát triển tất yếu. Tác giả cũng nêu ra một số lưu ý trong tiến trình thúc đẩy hoạt động M&A để các nhà quản lý điều hành tại các ngân hàng cũng như những nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước tham khảo nhằm đưa ra những chiến lược và giải pháp riêng cho từng ngân hàng khi tiến hành M&A để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời đoạn nghiên cứu sau hợp nhất chưa đủ dài để phản ánh hết các kết quả của SHB sau sáp nhập và phương pháp lập báo cáo tài chính của các ngân hàng mà cụ thể như là sự ghi nhận trích lập dự phòng nợ xấu trong báo cáo đã được tranh luận rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua nên các số liệu đưa vào phân tích chưa thể phản ánh hết ý nghĩa cũng như xác nhận kết quả từ thương vụ sáp nhập ngân hàng SHB. 1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trƣớc đây 1.2.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về hiệu quả M&A ngân hàng trên thế giới và tác động của nó 1.2.1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về hiệu quả M&A ngân hàng trên thế giới Sự cạnh tranh khốc liệt và sự bãi bỏ những quy định tài chính đã thúc đẩy một làn sóng M&A trong ngành công nghiệp ngân hàng trên thế giới, bắt đầu từ Mỹ lan sang Châu Âu và Nhật Bản. Các ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng quy mô thị phần, tăng tính cạnh tranh và khả năng hoạt động bằng cách hợp nhất với các ngân hàng đối thủ khác. Ngân hàng sau hợp nhất sẽ lớn hơn, đa dạng hoá sản phẩm hơn và tăng thị phần hơn trước (DeYoung và cộng sự 2009). Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu về tác động của hợp nhất còn bị xáo trộn. Một vài nghiên cứu đưa ra rằng M&A vừa làm tăng sức mạnh thị trường để tăng giá của sản phẩm và dịch vụ tài chính vừa làm giảm chi phí để tăng lợi nhuận cho ngân hàng và lợi ích của cổ đông (ví dụ như: Cornett và Tehranian, 1992; Healy và cộng sự,
  16. Trang 4 1992; Rhoades, 1998; Kohers và cộng sự, 2000; Corvoisier và Gropp, 2002; Cornett và cộng sự, 2006; Knapp và cộng sự, 2006). Berger và cộng sự (1993) và Berger và Mester (1997) đã chỉ ra rằng M&A ngân hàng nhỏ có thể đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. Theo lý thuyết hiệu quả, M&A có thể nâng cao hiệu quả và đạt được sự phân phối nguồn lực tốt hơn. Những hiệu quả gia tăng có thể đạt được khi ngân hàng hiệu quả hơn hợp nhất với đối tác kém hiệu quả hơn, cũng như sự gia tăng lợi ích của cổ đông. Mặt khác, tiềm lực có thể đạt được từ M&A do giá trị của các ngân hàng hợp nhất lớn hơn giá trị của từng ngân hàng ban đầu cộng lại. Hơn nữa, M&A có thể làm gia tăng sự đa dạng hoá, giảm đối thủ cạnh tranh và loại bỏ sự không hiệu quả trước hợp nhất (Berger và cộng sự, 1998). Một số lượng lớn nghiên cứu thực nghiệm cung cấp hỗ trợ cho sự cải thiện hiệu quả từ hoạt động M&A trong ngành công nghiệp ngân hàng Mỹ. Các bằng chứng cho thấy rằng các vụ hợp nhất ngân hàng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, hiệu quả chi phí (cost efficiency) hoặc cải thiện lợi nhuận (profit efficiency) hơn những ngân hàng không hợp nhất (ví dụ: DeYoung, 1993; Akhavein và cộng sự, 1997; Cornett và cộng sự, 2006; Knapp và cộng sự, 2006; Al-Sharkas và cộng sự, 2008), những ngân hàng hợp nhất đã cải thiện đa dạng hoá rủi ro, giảm chi phí để đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. (ví dụ Hughes và cộng sự, 1996; Hughes và Mester, 1998). Hơn nữa, Cornett và cộng sự, 2006 đã đưa ra bằng chứng về cải thiện hiệu quả lợi nhuận cho những vụ hợp nhất ngân hàng lớn cũng như sản phẩm đa dạng hơn và thị phần tăng lên. Những nghiên cứu khác về hợp nhất ngân hàng ở Châu Âu cũng cho thấy các bằng chứng về những cải thiện hiệu quả (Campa và Hernando, 2006; Altunbas và Marques, 2008; Hagendorff và Keasey, 2009; Beccalli và Frantz, 2009). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng hỗ trợ cho sự tương quan chặt chẽ giữa hoạt động M&A ngân hàng và hiệu quả của hoạt động ngân hàng, nhưng cũng có
  17. Trang 5 những bằng chứng trái lại. Berger và Humphrey (1992); Shaffer, 1993; Altunbas và cộng sự (1997), Peristiani (1997), Rhoades (1998) và Cyree và cộng sự (2000) chỉ ra rằng trung bình những vụ hợp nhất thì không thành công trong cải thiện chi phí. Hợp nhất những ngân hàng quy mô lớn lại không tạo ra hiệu quả kinh tế, dẫn đến hiệu quả chi phí bị giảm. Để đạt được hiệu quả đáng kể không chỉ những ngân hàng hiệu quả hơn tiếp quản những ngân hàng kém hiệu quả hơn mà còn những chi phí và những bộ phận phòng ban tương tự có thể phải phân loại và sắp xếp lại để tránh sự chồng chéo. Srinivasan (1992) cũng đưa ra những kết quả tương tự, đặc biệt những chi phí ngoài lãi thì không giảm được sau khi M&A. Phù hợp với những tranh luận, Hughes và cộng sự (2001) đề xuất rằng ngân hàng hợp nhất có thể không có hiệu quả kinh tế nếu không quan tâm đến cấu trúc vốn và rủi ro mang lại, và Koetter (2005) nhấn mạnh rằng những lợi ích của các ngân hàng hợp nhất có thể không nhận biết được một cách cụ thể và đầy đủ sau một vài năm đầu sau M&A. Sherman và Rupert (2006) những lợi ích này bị trì hoãn bởi áp lực chính trị, vấn đề hòa hợp bộ máy nhân sự, vấn đề thống nhất toàn hệ thống và những cấu thành tài chính của ngân hàng hợp nhất. Vì vậy, một giả thuyết rằng M&A không thực sự cần thiết để đem lại những lợi ích về hiệu quả chi phí của ngân hàng được phát triển. 1.2.1.2 Tác động của thâu tóm và sáp nhập đến hiệu quả của ngân hàng Mua bán và sáp nhập ngân hàng có thể cho phép các ngân hàng hưởng lợi từ các cơ hội kinh doanh mới đã được tạo ra bởi những thay đổi trong môi trường pháp lý và công nghệ. Berger và đồng sự (1999, trang 136) cho thấy rằng kết quả của những thương vụ sáp nhập và mua lại có thể dẫn đến những thay đổi trong hiệu quả, sức mạnh thị trường, lợi thế kinh tế theo quy mô, tính sẵn có của dịch vụ cho khách hàng nhỏ và hiệu quả của hệ thống thanh toán. Bên cạnh việc cải thiện hiệu quả chi phí và lợi nhuận, sáp nhập và mua lại cũng có thể cho phép các ngân hàng kiếm được lợi nhuận cao hơn thông qua gia tăng cho
  18. Trang 6 vay cũng như tiền lãi. Prager và Hannan (1998) thấy rằng việc sáp nhập và mua lại ngân hàng tạo ra sự tập trung hoá cao hơn (về vốn, quy mô,…), làm cho lãi suất tiền gửi thấp hơn đáng kể. Một số bằng chứng cũng cho thấy rằng các ngân hàng Mỹ tham gia vào M&A đã cải thiện được chất lượng đầu ra của họ trong những năm 1990 theo cách dù chi phí tăng, nhưng vẫn được cải thiện hiệu quả lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu nhiều hơn so với chi phí (Berger và Mester (2003, trang 88)). Tuy nhiên, một lưu ý thận trọng, việc khuyến khích hay ép buộc các ngân hàng hợp nhất trong giai đoạn khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng như là một biện pháp để làm giảm rủi ro đổ vỡ ngân hàng, sẽ không chỉ có thể tạo ra một ngân hàng yếu hơn, mà còn có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng. Nghiên cứu bởi Shih (2003), sáp nhập một ngân hàng yếu hơn vào một ngân hàng lành mạnh hơn trong nhiều trường hợp sẽ cho ra kết quả một ngân hàng thậm chí còn có khả năng thất bại hơn cả hai ngân hàng hoạt động trước đó. Mặt khác, ông phát hiện ra rằng việc sáp nhập giữa các ngân hàng tương đối khỏe mạnh sẽ tạo ra các ngân hàng ít có khả năng thất bại. 1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm 1.2.2.1 Đánh giá hiệu quả M&A ngân hàng ở Singapore  Tóm tắt Bài nghiên cứu này cung cấp kết quả nghiên cứu phân tích đối với tình trạng ngân hàng trước hợp nhất và ngân hàng sau hợp nhất ở Singapore bằng phương pháp phân tích tỉ số tài chính, phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) và hồi quy Tobit. Kết quả tìm được từ phân tích tỉ số tài chính đề xuất rằng ngân hàng hợp nhất không mang lại lợi nhuận cao hơn đối với nhóm ngân hàng sau hợp nhất ở Singapore, cái mà được qui cho là phải gánh chịu các chi phí cao hơn. Tuy nhiên, sự hợp nhất đã mang lại hiệu quả tổng thể kỳ vọng cao hơn cho nhóm ngân hàng ở Singapore. Trong hầu hết các trường hợp, hiệu quả tổng thể của các ngân hàng thâu tóm được cải thiện (suy
  19. Trang 7 giảm) sau hợp nhất là do hợp nhất với ngân hàng hiệu quả (kém hiệu quả) hơn. Hơn nữa, phân tích hồi qui Tobit được áp dụng để giải thích các thay đổi tính hiệu quả với kết quả tìm được cho thấy rằng, các ngân hàng hiệu quả hơn có khuynh hướng duy trì mức vốn hóa cao hơn, lợi nhuận cao hơn và gánh tổng phí cao hơn sau hợp nhất. Thời đoạn nghiên cứu từ năm 1998 – 2004 được chia thành 3 giai đoạn nhỏ: giai đoạn 1998 – 2000 là giai đoạn trước hợp nhất, năm 2001 được xem là năm hợp nhất và giai đoạn 2002 – 2004 đại diện cho giai đoạn sau hợp nhất, vì M&A được mong đợi sẽ có nhiều tác động đến hiệu quả của các ngân hàng ở Singapore. Sự kỳ vọng rằng nó có thể mang lại những tác động của M&A đối với hiệu quả của các ngân hàng ở Singapore trong suốt thời đoạn này. Hiệu quả tổng thể kỳ vọng của các ngân hàng bị thâu tóm và các ngân hàng hợp nhất trong suốt các giai đoạn được so sánh, thông qua phân tích các điểm hiệu quả kỹ thuật thuần và các điểm hiệu quả quy mô. Nó cũng là sự quan tâm chủ yếu để giải thích các yếu tố quyết định của các điểm hiệu quả kỹ thuật được đưa ra từ mô hình DEA. Một ảnh hưởng phổ biến cho thấy trong những nghiên cứu trước đây là sử dụng mô hình Tobit có thể nghiên cứu các đặc trưng phân phối của các thước đo hiệu quả và vì vậy cung cấp các kết quả mà có thể định hướng các chính sách để cải thiện hiện trạng. Các thước đo hiệu quả DEA đạt được trong giai đoạn đầu là các biến phụ thuộc trong giai đoạn hai của mô hình Tobit. Mô hình cũng được biết đến như là các mô hình hồi qui bị cắt xén bớt với các sai số kỳ vọng khác 0. Các biến được sử dụng trong mô hình 1 là: Tổng các khoản tiền gửi – huy động (total deposits – x1) được xem là 1 vector đầu vào để sản xuất ra Tổng các khoản cho vay (total loans – y1) và Thu nhập ngoài lãi (non-interest income – y2). Bảng 1.1: Thống kê mô tả
  20. Trang 8 Trong mô hình 2, các biến được sử dụng là: thu nhập lãi y1 và thu nhập ngoài lãi y2 được „sản xuất‟ từ chi phí lãi x1 và chi phí ngoài lãi x2. Các biến trên từ báo cáo định kỳ được công bố của mỗi ngân hàng riêng lẻ trong giai đoạn 1998 – 2004 được sử dụng. Tất cả các ngân hàng thương mại Singapore được hợp nhất với tổ chức tài chính nội địa là đối tượng của nghiên cứu này. Đầu tiên, chúng ta định nghĩa tác động của quy mô ngân hàng đối với hiệu quả của nhóm các ngân hàng ở Singapore và tác động của hiệu quả đối với tình trạng lợi nhuận của nhóm các ngân hàng Singapore. Quy mô ngân hàng được đo lường bởi số tổng tài sản và tình trạng lợi nhuận của ngân hàng được đo lường bởi thu nhập ròng chia cho tổng tài sản. Thứ 2, có sự đa dạng các đặc trưng riêng biệt của ngân hàng ảnh hưởng đến tình trạng hiệu quả. Ba biến được sử dụng để giải thích hiệu quả nhóm các ngân hàng Singapore: 1) vốn hóa được đo lường bởi giá trị của cổ phiếu và vốn bổ sung chia cho tổng tài sản; 2) chất lượng tài sản được đo lường bởi khoản dự phòng chia cho các khoản cho vay; 3) chi phí chung được đo lường bởi chi phí nhân sự trên tổng số cán bộ nhân viên. Để đo lường tác động của hợp nhất trong hoạt động của các ngân hàng thâu tóm, chúng ta so sánh các tỉ số tài chính của các ngân hàng sau hợp nhất với giai đoạn trước hợp nhất được xem là nhóm kiểm soát, cái mà không được đề cập trong bất cứ hợp nhất ngân hàng nội địa nào trong suốt giai đoạn phân tích. Sự thay đổi tỉ số hoạt động tương đối (the change in relative operating ratio – CROR) được định nghĩa như sau: CROR = [ξit + 1 – δit + 1Control] - [ξit – δitControl] (1.1)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2