Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia vào hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tại Tây Ninh
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định tham gia vào HTX. Từ ñó, làm cơ sở đề xuất các giải pháp, chính sách thúc đẩy các cá nhân, hộ gia đình tham gia vào HTX, góp phần thực hiện đạt tiêu chí số 13 - Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ở các xã xây dựng NTM trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia vào hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới tại Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN TUYỂN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN TUYỂN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TÂY NINH Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Lê Văn Tuyển
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn ñề: .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu:.................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 3 1.6. Kết cấu ñề tài: ............................................................................................. 4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................. 5 2.1. Tổng quan về mô hình HTX và vai trò của HTX trong xây dựng NTM:. 5 2.1.1. Tổng quan về HTX: .............................................................................. 5 2.1.1.1. Khái niệm Hợp tác xã:.................................................................... 5 2.1.1.2. Lịch sử hình thành phong trào HTX ở Việt Nam: ........................ 7 2.1.1.3. Chính sách của Nhà nước ñối với hợp tác xã: ............................. 16 2.1.1.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của hợp tác xã: ....................... 16 2.1.2. Mối liên hệ giữa HTX với công cuộc xây dựng NTM thông qua tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất: .......................................................... 17 2.1.2.1. Khái niệm Nông thôn: .................................................................. 17 2.1.2.2. Khái niệm nông thôn mới:............................................................ 17 2.1.2.3. Mối quan hệ giữa HTX với công cuộc xây dựng nông thôn mới:18 2.1.2.4. Vai trò của HTX trong xây dựng NTM:...................................... 18 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự tham gia người dân vào HTX: .............. 22 2.2.1. Khái niệm nông hộ:............................................................................. 22 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng ñến sự tham gia của người dân vào HTX: . 22 2.3. Khảo luận nghiên cứu liên quan: ............................................................. 24 2.3.1. Nghiên cứu ở các nước:.......................................................................... 24
- CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.......................................................... 26 3.1. Quy trình nghiên cứu: .............................................................................. 26 3.2. Mô hình nghiên cứu:................................................................................. 26 3.3. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình: ................................................... 27 3.4. Phương pháp thu thập số liệu, nguồn thông tin: ..................................... 30 3.5. Phương pháp phân tích số liệu:................................................................ 30 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31 4.1. Thực trạng hoạt ñộng của mô hình HTX: ............................................... 31 4.2. Đánh giá tình hình hoạt ñộng của các HTX: ........................................... 33 4.3. Sự tham gia của người dân vào mô hình HTX: ....................................... 34 4.3.1. Thực trạng ñiều tra nông hộ: ............................................................. 34 4.3.2. Nhận thức nông hộ về mô hình HTX:................................................ 37 4.4. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng: ......................................................... 39 4.5. Kết quả ước lượng: ................................................................................... 40 4.6. Giải pháp thu hút người dân tham gia mô hình HTX: ........................... 43 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN.................................................................................. 46 5.1. Kết luận: .................................................................................................... 46 5.2. Hạn chế của ñề tài:.................................................................................... 47 5.3. Những vấn ñề cần nghiên cứu tiếp theo:.................................................. 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 48 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 50
- DANH MỤC VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội GTVT: Giao thông vận tải HTX: Hợp tác xã NTM: Nông thôn mới QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân THT: Tổ hợp tác TTCN: Tiểu thủ Công nghiệp UBND: Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Ngành nghề hoạt ñộng của các HTX trên ñịa bàn tỉnh Tây 1 4.1 31 Ninh 2 4.2 Phân bổ HTX nông nghiệp trên ñịa bàn tỉnh 32 3 4.3 Một số chỉ tiêu về ñặc ñiểm nông hộ 34 4 4.4 Thư'c tra'ng kinh nghiê'm sản xuâ)t của nông hộ 35 5 4.5 Thực trạng tham gia các tổ chức hội, ñoàn thể của nông hộ 36 6 4.6 Nhận thức của nông hộ về mô hình HTX 37 7 4.7 Tiếp cận văn bản liên quan ñến HTX 38 8 4.8 Giá trị trung bình nông hộ 40 9 4.9 Kết quả hồi quy probit 40
- 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn ñề: Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nhiệm vụ rất quan trọng ñược Đảng, Nhà nước ñặc biệt quan tâm. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp - nông thôn - nông dân, ñể phát triển toàn diện khu vực nông thôn, Chính phủ ñã ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về NTM và phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai ñoạn 2010 - 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một trong những nội dung cụ thể hóa ñã trở thành phong trào lớn ñược hưởng ứng rộng khắp trong cả nước nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng. Đây là cơ hội và ñiều kiện thuận lợi làm cho khu vực nông thôn ngày càng phát triển, ổn ñịnh, ñời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ñược nâng cao. Trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng, muốn xây dựng NTM thì xã xây dựng NTM phải có THT hoặc HTX hoạt ñộng có hiệu quả. Do ñó, vai trò của các tổ chức kinh tế hợp tác mà cụ thể là vai trò của HTX là hết sức quan trọng, vừa là hỗ trợ ñể thực hiện những tiêu chí cần ñạt ñược vừa là ñiều kiện phát huy nội lực hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng NTM. Tuy nhiên, các HTX nói chung và HTX ở tỉnh Tây Ninh nói riêng ñang ñối mặt với nhiều khó khăn và thách thức về mô hình và hiệu quả hoạt ñộng. Phần lớn các HTX hoạt ñộng cầm chừng, hiệu quả kém và thậm chí có nguy cơ giải thể. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi ích HTX mang lại chưa ñủ sức hấp dẫn, thu hút các hộ thành viên toàn tâm toàn ý góp sức chung tay xây dựng HTX, cũng như chưa tạo ra lợi ích cho chính HTX. Bên cạnh ñó, do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử về mô hình HTX kiểu cũ, việc vận ñộng người dân tham gia vào HTX ñể xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ñề tài nghiên cứu về "Đánh giá mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố ñến sự tham gia vào HTX trong xây dựng nông thôn mới tại Tây Ninh"
- 2 sẽ giúp nhận diện các nhân tố chính ảnh hưởng ñến quyết ñịnh tham gia vào HTX của người dân. Từ ñó, ñề tài sẽ ñề xuất các giải pháp chính sách vận ñộng, thu hút, khuyến khích người dân tham gia vào mô hình HTX, góp phần nâng cao chất lượng hoạt ñộng của mô hình HTX, giúp chính quyền ñịa phương các xã sớm thực hiện và ñạt tiêu chí 13 về NTM. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Mục tiêu của ñề tài là nhằm xác ñịnh các nhân tố chính ảnh hưởng ñến người dân trong việc ra quyết ñịnh tham gia vào HTX. Từ ñó, làm cơ sở ñề xuất các giải pháp, chính sách thúc ñẩy các cá nhân, hộ gia ñình tham gia vào HTX, góp phần thực hiện ñạt tiêu chí số 13 - Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ở các xã xây dựng NTM trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Tìm hiểu tình hình thực hiện tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ở tỉnh Tây Ninh. Thông qua ñó ñánh giá thực trạng thành lập mới các THT, HTX tại các xã ñiểm xây dựng NTM trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh. - Nghiên cứu các nhân tố nào ảnh hưởng ñến sự tham gia của người dân vào HTX. Qua ñó, xác ñịnh nhân tố chính ảnh hưởng ñến sự tham gia của người dân vào HTX. - Đề xuất giải pháp thu hút, khuyến khích người dân tham gia phát triển mô hình HTX trên ñịa bàn tỉnh, nhất là ở các xã ñiểm xây dựng NTM. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để ñạt ñược mục tiêu ñó, luận văn này sẽ trả lời 3 câu hỏi chính sau ñây: - (1) Thực trạng hoạt ñộng của mô hình HTX trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh và sự tham gia của người dân vào mô hình này, ñặc biệt là ở các xã ñiểm xây dựng NTM? - (2) Các nhân tố ảnh hưởng ñến việc ra quyết ñịnh tham gia vào mô hình HTX? Nhân tố nào mang tính chất tiêu biểu, phổ biến, có tính chất quyết ñịnh?
- 3 - (3) Giải pháp chính sách nhằm thu hút người dân tham gia vào mô hình HTX? 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Về không gian: Đối tượng khảo sát của luận văn là các hộ gia ñình chuyên sản xuất nông nghiệp có tham gia hoặc không tham gia vào mô hình HTX ở 4 xã ñiểm xây dựng NTM ở 4 huyện Hòa Thành, Châu Thành, Tân Biên và Trảng Bàng thuộc ñịa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ ñó, nghiên cứu các nhân tố quyết ñịnh sự tham gia của người dân vào mô hình HTX. THT và các HTX thuộc lĩnh vực khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của ñề tài. 1.4.2. Về thời gian: Các dữ liệu, thông tin của ñề tài thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn, từ các thông tin chung trong nước, quốc tế và của tỉnh Tây Ninh. Những thông tin thứ cấp dùng ñể phân tích ñề tài ñược thu thập từ các báo cáo của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND tỉnh Tây Ninh từ năm 2011 ñến 2014. Những số liệu sơ cấp ñược thu thập trực tiếp từ bảng câu hỏi phỏng vấn 120 hộ gia ñình trong 02 tha)ng tư5 tha)ng 8/2014 ñê)n tha)ng 9/2014. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: - Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy probit ñể xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến quyết ñịnh tham gia vào HTX của người dân trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn khảo sát và ñề xuất một số yếu tố ảnh hưởng và xác ñịnh ñâu là yếu tố ảnh hưởng chính, có tác ñộng ñến quyết ñịnh tham gia vào mô hình HTX của người dân trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh. Từ ñó, tác giả ñề xuất một số giải pháp nhằm thu hút, khuyến khích người dân tham gia mô hình HTX ñể xây dựng ñạt tiêu chí 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NMT tại các xã ñiểm trên ñịa bàn tỉnh Tây Ninh.
- 4 1.6. Kết cấu ñề tài: Luận văn ñược chia thành 5 chương: - Chương I: Giới thiệu. - Chương II: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu. - Chương III: Thiết kế nghiên cứu. - Chương IV: Kết quả nghiên cứu. - Chương V: Kết luận.
- 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về mô hình HTX và vai trò của HTX trong xây dựng NTM: 2.1.1. Tổng quan về HTX: 2.1.1.1. Khái niệm HTX: Phong trào phát triển hợp tác xã trên thế giới ñã có bề dày phát triển gần 200 năm, từ ñó ñã hình thành một khu vực hợp tác xã phát triển rộng khắp từ các nước giàu, công nghiệp phát triển ñến các nước nghèo kém phát triển và lý luận khoa học về hợp tác xã chặt chẽ mang tính hệ thống. Tổ chức lao ñộng quốc tế (ILO) và Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) ñã tổng kết kinh nghiệm phát triển hợp tác xã trên thế giới và khuyến cáo rộng rãi cho tất cả các nước, theo ñó: “Hợp tác xã là hiệp hội/ hay là tổ chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm ñáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một doanh nghiệp ñược sở hữu chung và ñược kiểm soát một cách dân chủ”. Bản chất này của hợp tác xã ñã ñược thể hiện thông qua luật pháp về hợp tác xã của các nước. Nhiều nước ñang phát triển ñã và ñang sửa ñổi bổ sung luật pháp của nước mình theo kinh nghiệm chung của thế giới, mà thực chất là kết tinh của tinh hoa nhân loại sau gần 200 năm phát triển hợp tác xã với rất nhiều thăng trầm, với nhiều thành công nhưng cũng không ít thất bại. Bản chất này của hợp tác xã là cơ sở vật chất cho hiện thực hoá các giá trị (Tự giúp ñỡ; Tự chịu trách nhiệm; Dân chủ; Công bằng; Bình ñẳng; Đoàn kết) và nguyên tắc (Tham gia tự nguyện và mở; Kiểm soát một cách dân chủ bởi các thành viên; Tham gia kinh tế của thành viên hợp tác xã; Tự chủ và ñộc lập; Giáo dục, huấn luyện và thông tin; Hợp tác giữa các hợp tác xã; Chăm lo cho cộng ñồng) cao ñẹp của hợp tác xã, làm cho các giá trị và nguyên tắc ñó lan toả, thẩm thấu ngày càng sâu rộng trong xã hội. Ngay từ năm 1927 trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Bác Hồ ñã có bài viết tổng kết rất sâu sắc về hợp tác xã, không chỉ nêu rõ tư tưởng về hợp tác xã, mà còn chỉ ra ñặc ñiểm bản chất của mô hình tổ chức hợp tác xã, theo ñó: xã viên là người
- 6 chủ của hợp tác xã; hợp tác xã phải mang lại lợi ích trực tiếp cho xã viên và chỉ xã viên mới ñược hưởng lợi ích ñó; hợp tác xã tự chủ, nhưng không phải tổ chức ñịnh hướng lợi nhuận, và cũng không phải tổ chức từ thiện. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị khẳng ñịnh: “ Hợp tác xã, tập ñoàn sản xuất là tổ chức kinh tế tự nguyện của nông dân, …, hoạt ñộng theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất- kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình ñẳng trước pháp luật…Phải dân chủ hoá, công khai hoá công tác quản lý, phát huy quyền lực tối cao của ñại hội xã viên, làm cho xã viên thực sự tham gia vào công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của tập thể". Đặc biệt, Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 24/5/1996 của Ban bí thư và Nghị quyết Đại hội VIII lần ñầu tiên sử dụng khái niệm “kinh tế hợp tác”, ñồng thời tiếp tục khẳng ñịnh nguyên tắc tự nguyện, bình ñẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ của hợp tác xã. Nghị quyết Đại hội IX, X, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Nghị quyết TW 5 (khoá IX) tiếp tục nêu rõ quản ñiểm cơ bản cho mô hình tổ chức hợp tác xã là: “Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia ñình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và HTX cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia ñình và trang trại … Khẳng ñịnh nguyên tắc: hợp tác tự nguyện, dân chủ, bình ñẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, hợp tác phát triển công ñồng. Như vậy, xu thế mới phát triển của kinh tế tập thể ở nước ta, kinh nghiệm phát triển chung về hợp tác xã trên thế giới và chủ trương, quan ñiểm của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã là trùng hợp với nhau và có sự thống nhất cao giữa lý luận và vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam trong giai ñoạn ñổi mới. Ngày 20/11/2012, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Hợp tác xã năm 2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013. Theo ñó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã quy ñịnh :"Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, ñồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm ñáp
- 7 ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình ñẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã". Khi hợp tác xã phát triển ñến trình ñộ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã hoạt ñộng theo Luật doanh nghiệp. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn ñiều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy ñịnh của pháp luật. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành phong trào HTX ở Việt Nam: Dưới sự lãnh ñạo của Đảng, hơn 65 năm qua, trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, phong trào HTX ở Việt Nam ñó có những ñóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng trong mỗi giai ñoạn lịch sử, ñặc biệt là những ñóng góp cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất ñất nước. Liên minh HTX Việt Nam (2012) trong "Đề cương hướng dẫn tuyên truyền ngày Hợp tác xã Việt Nam" ñã khái quát lịch sử hình thành phong trào HTX ở Việt Nam qua các thời kỳ cụ thể sau: 2.1.1.2.1. Giai ñoạn 1945 - 1955: Sau Cách mạng tháng Tám (1945), hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến kiến quốc của Hồ Chủ tịch, phong trào kinh tế hợp tác ñược hình thành và phát triển ở nhiều vùng tự do và căn cứ ñịa cách mạng. Trong phong trào ñó, ngày 08/3/1948, tại Chiến khu Việt Bắc, HTX thủy tinh Dân chủ ñược thành lập, mở ñầu cho sự ra ñời và phát triển của phong trào HTX ở Việt Nam. Thời kỳ này, các hình thức hợp tác chủ yếu là tổ ñổi công, HTX phát triển chưa nhiều, năng lực sản xuất cũng hạn chế nhưng ñã thu hút hàng chục vạn nông dân, thợ thủ công vào con ñường làm ăn tập thể. Sự phát triển của phong trào kinh tế hợp tác, HTX ñó gúp phần giải phóng nông dân thoát khỏi sự ràng buộc của các phương thức sản xuất phong kiến, ñưa nông dân lên vị trí người làm chủ, có những ñóng góp tích cực trong việc ñảm bảo hậu cần cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ñộng viên sức người, sức của cho tiền tuyến.
- 8 2.1.1.2.2. Giai ñoạn 1955 - 1961: Từ những cơ sở kinh tế hợp tác, HTX ñược hình thành trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ngay sau khi miền Bắc ñược giải phóng, Đảng và Nhà nước ta ñã chú trọng chỉ ñạo xây dựng, phát triển HTX trong các ngành kinh tế. Chỉ trong một thời gian ngắn, sau giai ñoạn thí ñiểm xây dựng các HTX và các hình thức hợp tác giản ñơn, trong 3 năm (1958 - 1960), cả nước ñã có hơn 50 nghìn HTX ñược thành lập, trong ñó có 41 nghìn HTX nông nghiệp. Đến năm 1960, về cơ bản, miền Bắc ñó hoàn thành việc hợp tác hóa bậc thấp trong nông nghiệp. Có 2.760 HTX TTCN, hơn 250 HTX mua bán cấp huyện, 5.294 HTX trong lĩnh vực tín dụng và hơn 520 HTX ngư nghiệp. Việc vận ñộng xây dựng, phát triển HTX trong giai ñoạn này trở thành phong trào cách mạng rộng lớn, thu hút ñại bộ phận hộ nông dân, hộ kinh tế cá thể và người lao ñộng tham gia. Kết quả hoạt ñộng của các HTX những năm này ñó góp phần to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, góp phần thúc ñẩy kinh tế phát triển với tốc ñộ cao. Thông qua việc xây dựng và phát triển HTX ñó hình thành quan hệ sản xuất mới, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn tư liệu sản xuất nhỏ, thợ thủ công, tiểu thương vào làm ăn hợp tác trong các HTX theo ñường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc. Với quan hệ sản xuất mới phù hợp cùng các yếu tố chính trị, xã hội mới ñó tạo ra sự hăng hái, phấn khởi sản xuất trong nông dân, sản xuất phát triển, ñời sống nông dân và bộ mặt nông thôn có bước phát triển rõ rệt cả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với quá trình phát triển HTX, từ rất sớm, Đảng và Nhà nước ñó quan tâm ñến việc hình thành các cơ quan, tổ chức quản lý, trợ giúp và ñại diện cho các HTX. Năm 1955, Chính phủ chỉ ñạo thành lập hệ thống tổ chức Ban quản lý HTX mua bán từ Trung ương ñến các tỉnh, thành phố và giao cho các Bộ, ngành quản lý Nhà nước nhiệm vụ hỗ trợ phát triển HTX. Năm 1961, Liên hiệp các HTX TTCN Trung ương ñược thành lập. Các tổ chức này ñã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận ñộng phát triển mở rộng mạng lưới các HTX, hướng dẫn giúp ñỡ về nghiệp vụ và
- 9 hỗ trợ ñào tạo cán bộ cho các HTX, góp phần thúc ñẩy sự phát triển nhanh chóng của các HTX thuộc các ngành, lĩnh vực. 2.1.1.2.3. Giai ñoạn 1961 - 1965: Phát huy thành quả ñạt ñược, phong trào kinh tế hợp tác, HTX giai ñoạn này tiếp tục ñược ñẩy mạnh. Cùng với việc thực hiện cuộc vận ñộng cải tiến quản lý, xây dựng các HTX bậc cao với quy mô ñược mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng nghìn HTX trong lĩnh vực phi nông nghiệp ñược thành lập, thu hút hàng triệu nhân dân tham gia. Các HTX nông nghiệp với hình thức tổ chức lao ñộng tập thể, nhanh chóng chuyển phương thức sản xuất từ tự cung tự cấp, phân tán thành sản xuất tập trung, ñưa máy móc, công cụ và kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các HTX ñược tăng cường, giá trị tài sản cố ñịnh của các HTX năm 1965 tăng gấp 6,5 lần. Các công trình thủy lợi ñược xây dựng, ñồng ruộng ñược cải tạo, khai hoang phục hóa ñược ñẩy mạnh. Vì vậy, số hộ nông dân tham gia HTX ñã tăng từ 84,8% năm 1960 lên 90% năm 1965. Các HTX TTCN cũng phát triển các cơ sở sản xuất tập trung, tích cực cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản lượng công nghiệp, TTCN do các HTX sản xuất năm 1965 tăng gấp 8,4 lần so với năm 1960. Lần ñầu tiên khu vực kinh tế hợp tác, HTX ở nước ta tổ chức sản xuất ñược hàng xuất khẩu và xuất khẩu ñến thị trường nhiều nước trên thế giới. Các HTX mua bán cơ sở ñược chuyển về xã và mạng lưới mua, bán ñược mở rộng ñến tận thôn, bản. Chỉ trong 3 năm (1962-1965), hơn 3.000 HTX mua bán xã ñược thành lập. Các HTX ñã làm tốt vai trò trợ thủ ñắc lực của thương nghiệp quốc doanh trong việc ñại lý hàng công nghệ phẩm và thu mua ủy thác lương thực, nông sản thực phẩm cho Nhà nước. Các HTX tín dụng cũng ñược phát triển mạnh ở khắp các vùng, miền trên miền Bắc. Với gần 2.500 cơ sở, các HTX tín dụng ñó tạo ñiều kiện hỗ trợ nông dân về vốn, góp phần hạn chế, xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi.
- 10 Cùng với những ñóng góp về kinh tế, phong trào HTX cũng có vai trò quan trọng về mặt xã hội, như giải quyết việc làm cho hàng triệu lao ñộng, hỗ trợ các hộ xã viên phát triển sản xuất, ổn ñịnh và cải thiện ñời sống. Các HTX ñã chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, yêu CNXH, nâng cao giác ngộ chính trị cho ñông ñảo quần chúng lao ñộng, ñồng thời là nơi ñào tạo ñội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn ñể bổ sung cán bộ cho ñịa phương. Trong giai ñoạn này, các HTX có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lối sống mới, có văn hóa ở nông thôn thông qua việc tổ chức các dịch vụ phục vụ các chu cầu xã hội như tang lễ, hiếu hỷ, giữ trẻ… Các phong trào thi ñua của HTX cũng ñược ñẩy mạnh. Phong trào thi ñua học và làm theo HTX Đại Phong (Quảng Bình), HTX Thành Công (Thanh Hoá)... ñược các ñịa phương phát ñộng sâu rộng và ñạt kết quả thiết thực. Cùng với việc củng cố hệ thống tổ chức quản lý HTX nông nghiệp, mua bán... từ trung ương ñến các huyện, thị, năm 1961, Đại hội ñại biểu toàn quốc các HTX tiểu thủ công nghiệp ñược tổ chức, Liên hiệp HTX TTCN từ Trung ương ñến các ñịa phương ñược thành lập; Hệ thống quản lý, ñại diện, hỗ trợ của các HTX mua bán, HTX tiểu thủ công nghiệp ñã trở thành chỗ dựa của các HTX, hỗ trợ các HTX về nguồn hàng, cung ứng nguyên liệu ñể HTX tổ chức sản xuất, kinh doanh; tạo ra mối quan hệ liên kết giữa các HTX, hướng dẫn giúp ñỡ các HTX về chuyên môn, nghiệp vụ và ñào tạo cán bộ, dạy nghề cho người lao ñộng. 2.1.1.2.4. Giai ñoạn 1965 - 1975: Năm 1965, khi Đế quốc Mỹ ñưa máy bay ra ném bom phá hoại miền Bắc, quy mô chiến tranh mở rộng. Với khẩu hiệu "tất cả ñể chiến thắng", “ Tất cả ñể giải phóng miền Nam thống nhất ñất nước", “ Vì miền Nam ruột thịt”,v.v,…, khu vực HTX ñược củng cố, phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của hậu phương lớn miền Bắc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, cuộc vận ñộng cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất ñược phát ñộng và tổ chức thực hiện như một cuộc cách mạng lớn. Các HTX tiến hành củng cố chế ñộ sở hữu tập thể trong HTX, tổ chức các ñội sản xuất kết hợp với các ñội chuyên khâu, ñầu tư tăng cường cơ sở vật chất. Nhiều phong trào
- 11 sản xuất ñược phát ñộng như phong trào xây dựng những cánh ñồng 5 tấn/ha, phong trào học tập HTX nông nghiệp Đại Phong (Quảng Bình), HTX nông nghiệp Vũ Thắng (Thái Bình)... Các HTX ñược củng cố và từng bước chuyển dần thành HTX bậc cao, tiếp tục ñẩy mạnh sản xuất ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung cấp hàng hoá cho chiến trường, ñồng thời ñã sản xuất ra nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu. Các HTX mua bán cũng ñã tổ chức tốt việc tham gia lưu thông hàng hoá trong thị trường, ñưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng, chống nạn ñầu cơ, nâng giá, ép giá. Các HTX vận tải ngoài việc ñáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách còn trực tiếp tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí ra tiền tuyến phục vụ chiến ñấu. Mặc dù phải hoạt ñộng trong ñiều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt, phong trào HTX giai ñoạn này vẫn ñược củng cố và phát triển. Đến cuối năm 1974, toàn miền Bắc có hơn 46.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực, trong ñó hầu hết các HTX nông nghiệp ñã tổ chức lại theo quy mô toàn xã, thu hút 96% số hộ nông dân tham gia. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn ñạt tốc ñộ tăng trưởng khá, trong những năm 1970 - 1974 bình quân tăng 11,8%, chiếm hơn 32% giá trị sản lượng công nghiệp ñịa phương. Các HTX mua bán cũng nâng tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ xã hội lên 21%. Trên cơ sở giáo dục lòng yêu nước và căm thù giặc Mỹ sâu sắc, các HTX ñã ñộng viên ñược sự lao ñộng quên mình của các viên HTX, vừa sản xuất vừa chiến ñấu, với khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "tay cày tay súng", vừa sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng chi viện cho miền Nam, vừa tổ chức các ñơn vị tự vệ, tham gia chiến ñấu, ñánh trả máy bay ñịch, bảo vệ quê hương. Nhờ có HTX, chúng ta ñã huy ñộng cao ñộ ñược sức người, sức của cho tiền tuyến, hàng triệu thanh niên trai tráng nông thôn ra mặt trận, ñánh giặc cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Các HTX còn làm
- 12 nòng cốt trong cuộc vận ñộng toàn dân thực hiện công tác hậu phương quân ñội, trực tiếp chăm sóc gia ñình thương binh, liệt sỹ; tiếp nhận các chiến sĩ, thương bệnh binh từ mặt trận về tham gia sản xuất với các công việc phù hợp, tạo ñiều kiện ổn ñịnh cuộc sống. Và còn là nơi giáo dục, nâng cao ý thức chính trị cho quần chúng nhân dân, xây dựng nếp sống văn hoá, ñề cao tình làng nghĩa xóm, tương trợ, giúp ñỡ lẫn nhau, ñóng góp tích cực vào những thành tựu của cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá ở nông thôn. Trong giai ñoạn này, Liên hiệp HTX TTCN ñã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức từ Trung ương ñến các huyện, thị xã. Tập trung hướng dẫn hỗ trợ các HTX phát triển sản xuất, nhất là phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; hỗ trợ các HTX về kỹ thuật, thị trường, cung ứng nguyên liệu tổ chức gia công sản xuất cho các xí nghiệp quốc doanh. Hệ thống quản lý HTX mua bán cũng ñược củng cố tăng cường, vừa hướng dẫn, giúp ñỡ các HTX về nghiệp vụ, vừa trực tiếp tổ chức các hoạt ñộng sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng ngoài kế hoạch ñể có thêm nguồn hàng cung ứng cho các HTX cơ sở, ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các tổ chức quản lý, ñại diện, hỗ trợ cho HTX còn làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước ñề ra những chủ trương, chính sách, tạo ñiều kiện cho HTX phát triển; ñồng thời làm tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị, ñộng viên tinh thần yêu nước trong cán bộ, xã viên HTX, tham gia tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai ñoạn lịch sử của ñất nước. 2.1.1.2.5. Giai ñoạn 1975 - 1997: Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất cùng ñi lên CNXH, phong trào HTX ñược phát triển và lan rộng tới các tỉnh, thành phố phía Nam. Thực hiện chính sách cải tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 24 (khoá III) và Nghị quyết Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, với mục tiêu ñến năm 1980 hoàn thành cơ bản việc cải tạo XHCN ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Chỉ trong 4 năm (1976 - 1980), các tỉnh phía Nam ñã xây dựng ñược 4.000 tổ ñoàn kết sản xuất, 5.000 tổ hợp tác sản xuất và gần 1.000 HTX TTCN, thu hút 70%
- 13 lực lượng lao ñộng trong các ngành nghề quan trọng và ñịa bàn sản xuất tập trung. Trong thương nghiệp ñã xây dựng ñược HTX mua bán ở 92% số xã, lực lượng HTX mua bán cũng ñã giúp Nhà nước nắm 80% nguồn hàng TTCN của ñịa phương và 30% nguồn hàng nông sản. Đối với khu vực nông nghiệp, thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thí ñiểm cải tạo XHCN ñối với nông nghiệp, phong trào xây dựng HTX nông nghiệp ñược ñẩy mạnh, tính ñến cuối năm 1980, toàn miền Nam ñã xây dựng ñược 2.689 HTX và 11.530 tập ñoàn sản xuất. Ở miền Bắc, phong trào cải tiến quản lý, tổ chức lại sản xuất trong các HTX nông nghiệp ñược ñẩy mạnh. Quy mô các HTX nông nghiệp tiếp tục ñược mở rộng và tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và cơ giới hoá. HTX trong các lĩnh vực TTCN, tín dụng, xây dựng tiếp tục ñược củng cố và phát triển, hoạt ñộng có hiệu quả. Đến năm 1986, năm ñược coi là thời kỳ phát triển cao nhất của phong trào HTX, cả nước có 76.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút hơn 20 triệu xã viên tham gia. Trong ñó có 16.740 HTX nông nghiệp, 40.228 tập ñoàn sản xuất, với 94,2% số hộ nông dân và 80,8% tổng số ruộng ñất canh tác nông nghiệp, sản xuất hơn 80% sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước. Trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp, cả nước có 32.000 HTX, với 1,27 triệu lao ñộng, sản xuất ra một khối lượng hàng hoá chiếm 30% giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc và gần 50% giá trị sản lượng công nghiệp ñịa phương. Trong lĩnh vực thương mại, cả nước có 9.600 HTX mua bán cơ sở xã, phường, 10 vạn ñiểm mua, bán hàng. Các HTX mua bán ñã chiếm gần 20% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thị trường xã hội và ñại lý thu mua uỷ thác hơn 60% sản lượng hàng hoá nông sản, thực phẩm cho cả nước. Trong những năm này, hơn 9.900 HTX vận tải với hàng chục ngàn phương tiện ñã vận chuyển hơn 45% khối lượng hàng hoá và 50% khối lượng hành khách vận chuyển của các ñịa phương. Trong lĩnh vực xây dựng, cả nước ñã có 3.913 HTX xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần quan trọng phục vụ cho việc xây dựng các công trình công cộng và nhà ở cho nhân dân. Trong lĩnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn