intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh thành tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

41
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ yếu tố nào đại diện cho năng lực thể chế có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh thành, khu vực tại Việt Nam. Việc đánh giá tác động của năng lực thể chế đến khả năng thu hút FDI sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh thành tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Vƣơng Long ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƢỢNG THỂ CHẾ CẤP TỈNH TỚI KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Vƣơng Long ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƢỢNG THỂ CHẾ CẤP TỈNH TỚI KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI CỦA CÁC TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các tỉnh thành tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2018 Tác giả Đỗ Vương Long
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................1 1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.6 Kết cấu của khóa luận: ......................................................................................3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ........................................................4 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..............................................................................4 2.1.1 Khái niệm ...................................................................................................4 2.1.2 Vai trò của FDI...........................................................................................5 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI ...............................................6 2.2 Thể chế và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ......................................7 2.2.1 Khái niệm thể chế và năng lực thể chế ......................................................7 2.2.2 Khái niệm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .........................................8 2.2.3 Các chỉ số thành phần đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ..................8 2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan..................................................................11 2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ................................................14 2.5 Kết luận Chương 2 .........................................................................................15 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................16 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................16 3.2 Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................17 3.3 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................18
  5. 3.4 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................21 3.4.1 Phân tích thống kê mô tả ..........................................................................21 3.4.2 Phân tích ma trận tương quan ..................................................................21 3.4.3 Ước lượng hồi quy OLS, FEM và REM, GLS ........................................21 3.4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp .....................................................24 3.4.5 Phân tích hồi quy......................................................................................25 3.5 Phương pháp phân tích ....................................................................................25 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................27 4.1. Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................27 4.1.1 Về dân số ..................................................................................................28 4.1.2 Về số lượng lao động ...............................................................................28 4.1.3 Về số lượng doanh nghiệp .......................................................................28 4.1.4 Chỉ số sản xuất công nghiệp ....................................................................30 4.2. Các yếu tố thể chế của các địa phương nghiên cứu .......................................31 4.2.1 Chi phí gia nhập thị trường ......................................................................31 4.2.2 Chi phí tiếp cận đất đai ............................................................................32 4.2.3 Tính minh bạch ........................................................................................33 4.2.4 Chi phí thời gian .......................................................................................35 4.2.5 Chi phí không chính thức .........................................................................36 4.2.6 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh .................................37 4.2.7 Hỗ trợ doanh nghiệp.................................................................................38 4.2.8 Đào tạo lao động ......................................................................................38 4.2.9 Thiết chế pháp lý ......................................................................................39 4.3. Đánh giá tác động của các nhân tố thể chế ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài .............................................................................................................40 4.3.1. Mô hình tổng thể các địa phương nghiên cứu........................................40 4.3.2. Mô hình theo khu vực các địa phương ....................................................43 4.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận .....................................................................46 4.4.1 Các biến kiểm soát ...................................................................................48 4.4.2 Các yếu tố đại diện năng lực thể chế cấp tỉnh:.........................................49 4.5 Kết luận chương 4 ...........................................................................................55
  6. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................56 5.1 Kết luận ...........................................................................................................56 5.2 Kiến nghị .........................................................................................................57 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ........................................1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .........................................1
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam PCI chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh KCN Khu công nghiệp REM Random Effect Model FEM Fixed Effect Model OLS Ordinary Least Squares FGLS Feasible Generalized Least Squares OECD Organization for Economic Co-operation and Development USAID The United States Agency for International Development GDP Gross Domestic Product CPGN Chi phí gia nhập TCĐĐ Tiếp cận đất đai TMB Tính minh bạch CPTG Chi phí thời gian CPKCT Chi phí không chính thức TND Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh DVHT Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ĐTLĐ Đào tạo lao động TCPL Thiết chế pháp lý
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3-1: Mẫu nghiên cứu ........................................................................................17 Bảng 3-2: Danh sách các tỉnh, thành phố lựa chọn thống kê ....................................25 Bảng 4-1: Vốn FDI tại các vùng (Đvt: triệu USD) ...................................................27 Bảng 4-2: Tổng số doanh nghiệp của các địa phương nghiên cứu ...........................29 Bảng 4-3: Chỉ số sản xuất công nghiệp của các khu vực (Đvt:%)............................30 Bảng 4-4: Chỉ tiêu chi phí gia nhập thị trường .......................................................31 Bảng 4-5: Đánh giá tiếp cận đất đai ..........................................................................32 Bảng 4-6: Đánh giá tính minh bạch ..........................................................................33 Bảng 4-7: Đánh giá chi phí thời gian ........................................................................35 Bảng 4-8: Đánh giáchi phí không chính thức .........................................................36 Bảng 4-9: Đánh giá tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh ...................37 Bảng 4-10: Đánh giá hỗ trợ doanh nghiệp................................................................38 Bảng 4-11: Đánh giá đào tạo lao động .....................................................................39 Bảng 4-12: Đánh giá thiết chế pháp lý .....................................................................39 Bảng 4-13: Phân tích hồi quy ....................................................................................41 Bảng 4-14: Tổng hợp kết quả nghiên cứu .................................................................43 Bảng 4-15: Mối quan hệ của các biến cố định với dòng vốn FDI ............................47
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................16 Hình 4-1: Tổng số doanh nghiệp của các địa phương nghiên cứu............................30 Hình 4-2: Đánh giá chi phí gia nhập thị trường........................................................32 Hình 4-3: Đánh giá tiếp cận đất đai ..........................................................................33 Hình 4-4: Đánh giá tính minh bạch ..........................................................................34 Hình 4-5: Đánh giá chi phí thời gian ........................................................................36 Hình 4-6: Đánh giá chi phí không chính thức ..........................................................37
  10. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề Từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển, Việt Nam đã và đang thay đổi vượt bậc, trở thành nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực và thế giới. Có được sự thay đổi vượt bậc trên là nhờ quyết định cải cách và mở cửa nền kinh tế từ năm 1986 và nhất là chủ trương thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Kể từ đó đến nay, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Cụ thể, các dự án FDI mang lại nguồn vốn đầu tư bổ sung cho nền kinh tế, chuyển giao các công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ lao động trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Các dự án FDI còn đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, các dự án FDI còn giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho người lao động. Tại Việt Nam hiện nay, vốn FDI có sự phân bổ không đồng đều và tập trung tại một vài địa phương nhất định. Những đặc điểm của các địa phương như chính trị, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, năng lực thể chế của địa phương, v.v… là những đặc điểm mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Các yếu tố như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính trị phải mất nhiều thời gian để cải thiện, trong khi đó năng lực thể chế là yếu tố mà các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách tại địa phương có thể thực hiện các biện pháp giúp cải thiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chất lượng thể chế hiện nay còn tồn tại một số bất cập như tình trạng thiếu minh bạch, công khai dẫn đến quan liêu, tham nhũng; thiếu trung thực trong thực hiện, quản lý và điều hành hệ thống pháp luật, cứng nhắc trong thi hành. Giai đoạn hiện nay, các cơ quan ban hành chính sách cấp Trung ướng cũng như địa phương tại Việt Nam đang thực hiện nhiều chương trnìh, biện pháp nhằm cải thiện năng lực thể chế tại địa phương. Việc nghiên cứu tác động của yếu tố năng lực thể chế tới khả năng thu hút vốn FDI của các địa phương tại Việt
  11. 2 Nam trong giai đoạn 2010-2015 là điều cần thiết, làm cơ sở để các nhà lãnh đạo xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm cải thiện năng lực thể chế, góp phần gia tăng thu hút đầu tư. Hiện nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hàng năm là một nguồn thông tin có giá trị, giúp các nhà đầu tư nước ngoài xác định và so sánh môi trường kinh doanh tại các địa phương khác nhau ở Việt Nam để xem xét đưa ra quyết định đầu tư hay mở rộng đầu tư tại một địa phương ở Việt Nam. Ở khía cạnh ngược lại, chỉ số PCI giúp cơ quan quản lý nhà nước xác định rõ những lĩnh vực cần phải thay đổi, cải thiện. Bài nghiên cứu này sẽ đánh giá tác động của yếu tố năng lực thể chế, thể hiện qua chỉ số PCI tới khả năng thu hút vốn FDI của các địa phương thuộc vùng, miền tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu này là làm rõ yếu tố nào đại diện cho năng lực thể chế có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tỉnh thành, khu vực tại Việt Nam. Việc đánh giá tác động của năng lực thể chế đến khả năng thu hút FDI sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Yếu tố thành phần nào đại diện năng lực thể chế có tác động trực tiếp đến khả năng thu hút vốn FDI? - Yếu tố thành phần đại diện năng lực thể chế có tác động như thế nào đến khả năng thu hút vốn FDI? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất lượng thể chế các địa phương được đại diện bởi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (các chỉ số thành phần thể hiện khái quát chất lượng thể chế tại Việt Nam) và lượng vốn FDI đăng ký theo từng năm tại các địa phương.
  12. 3 Phạm vi: + Không gian: 39 tỉnh thành đại diện cho các khu vực kinh tế tại Việt Nam. + Thời gian: dữ liệu được trích xuất từ năm 2010 đến năm 2015. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phần mềm Stata 13, áp dụng các mô hình Pooled, Fixed Effect, Random effect, Feasible Generalized Least Squares… và các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu đánh giá tác động của yếu tố thể chế đến khả năng thu hút vốn FDI của 39 tỉnh thành tại Việt Nam. Dữ liệu thu thập bao gồm các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2010-2015 bao gồm bộ 09 chỉ số: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động; hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Nguồn dữ liệu được trích xuất từ báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thường niên của Việt Nam (nguồn: pcivietnam.org) và các dữ liệu có liên quan trích xuất từ website của Tổng cục thống kê (gso.gov.vn). 1.6 Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu của luận văn bao gồm 5 chương: - Chương 1: Mở đầu. - Chương 2: Tổng quan lý thuyết. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  13. 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Trong chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thể chế, năng lực thể chế, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, lược khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có lên quan đến đề tài, phân tích đánh giá từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. 2.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Theo các tổ chức trên thế giới Tổ chức kinh tế thế giới (World Trade Organization, 1996) định nghĩa đầu tư trực tiếp như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty”. Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (Balance of Payments Manual, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. TheoTổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment - 4th Edition, 2008):“FDI có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (>5 năm). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên”.
  14. 5 Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến các mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của một chủ thể cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể khác cư trú ở một nước khác, gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này. 2.1.1.2 Theo pháp luật tại Việt Nam Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 không đưa ra khái niệm cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, Luật có đưa ra các khái niệm “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư” và “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” (Luật đầu tư, 2014, trang 2). Từ hai khái niệm trên có thể hiểu FDI là hình thức các nhà đầu tư có thể là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động bỏ vốn đầu tư thực hiện dự án tại Việt Nam thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế theo pháp luật Việt Nam. 2.1.2 Vai trò của FDI 2.1.2.1 FDI góp phần bổ sung một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển. Theo thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bể ngoài” của Samuelson, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, tư bản, kỹ thuật và tài nguyên thiên nghiên. Các yếu tố này ở các nước đang phát triển đều còn rất hạn chế. Chính vì vậy các nước đang phát triển ngày càng khó khăn và cứ vướng mãi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ. Để bước ra khỏi cái vòng luẩn quẩn trên, theo Samuelsoncác nước đang phát triển cần phải có cú huých từ bên ngoài thông qua thu hút vốn đầu tư từbên ngoài, trong đó có hình thức FDI.
  15. 6 2.1.2.2 Chuyển giao công nghệ hiện đại. Đối với các nước đang phát triển, công nghệ trong sản xuất còn ở mức cũ và lạc hậu, phải nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển hơn nhưng nguồn vốn trong nước rất hạn chế không cho phép các nước này nhập khẩu được công nghệ. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thường sẽ áp dụng các tiến bộ về công nghệ trong quá trình sản xuất, quản lý, từ đó các nước đang phát triển có cơ hội học hỏi, chuyển giao các công nghệ sản xuất, quản lý hiện đại. 2.1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Nguồn vốn FDI thường tập trung vào lĩnh vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tại địa phương. Tại Việt Nam, vốn FDI là một nhân tố quan trọng đóng góp rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.2.4 FDI góp phần nâng cao trình độ nhân lực Hoạt động sản xuất công nghiệp với các thiết bị, máy móc hiện đại đòi hỏi lực lượng lớn lao động có trình độ chuyên môn cao. Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn người lao động được các doanh nghiệp FDI quan tâm, góp phần cải thiện năng suất làm việc. 2.1.2.5 Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng khi góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển. Quan hệ thương mại của các nước mở rộng đầu tư theo quá trình phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm, các nước nhận đầu tư được mở rộng cả về chủng loại hàng hóa cũng như thị trường nhờ rất nhiều vào các doanh nghiệp có vốn FDI. 2.1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn FDI Có nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI của các địa phương như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, yếu tố quy mô thị trường,
  16. 7 nguồn lao động có sẵn, quy mô ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và thể chế. Ở nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích tác động của yếu tố năng lực thể chế, cơ chế chính sách của các tỉnh thành tới việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Năng lực thể chế, cơ chế chính sách được thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (Việt, Chị Thị, Trần Thị Giáng, & Phạm Thị, 2014) nghiên cứu định lượng tác động của năng lực thể chế các địa phương tới khả năng thu hút FDI. Bài nghiên cứu phân tích tác động của các biến số là thành phần của chí số PCI như biến tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức và một số biến khác như tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Kết quả cho thấy hầu như các biến đều có tác động đến FDI, trong đó nhóm thể chế thực thi có tác động rõ nét nhất. Nhóm này bao gồm các biến biến tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức. 2.2 Thể chế và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2.2.1 Khái niệm thể chế và năng lực thể chế Theo Douglas North (1990), thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội, là những ràng buộc do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình. Thể chế gồm ba thành phần là thể chế chính thức, thể chế phi chính thức và các cơ chế và biện pháp chế tài. Thể chế có thể do con người tạo ra hoặc được hình thành, tiến hóa theo thời gian. Cụ thể, theo Đào Minh Hồng (2013) “Thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư. Đối với môt quốc gia, các thể chế chính trị bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này được quy định bởi Hiến pháp” Như vậy, có thể hiểu năng lực thể chế được biểu hiện qua chất lượng tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức
  17. 8 chung và chất lượng của các cơ quan công quyền thực thi những quy tắc, nhận thức chung đó. Để tìm hiểu năng lực thể chế tại các địa phương tại Việt Nam hiện nay, nghiên cứu sử dụng báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm. 2.2.2 Khái niệm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện và công bố hàng năm với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp tư nhân (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2005). Chỉ số cung cấp cho lãnh đạo địa phương những lĩnh vực cần được cải cách, do đó chỉ số PCI cấp tỉnh có thể đại diện cho năng lực thể chế tại địa phương. Bộ dữ liệu PCI được đảm bảo tính khách quan. Theo Sổ tay hướng dẫn sử dụng chỉ số PCI, “Giới nghiên cứu, học giả từ khắp nơi trên thế giới khai thác bộ dữ liệu PCI cho các nghiên cứu, phân tích khoa học của mình” (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016). 2.2.3 Các chỉ số thành phần đo lƣờng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Bao gồm 10 chỉ số thành phần: 2.2.3.1 Chi phí gia nhập thị trường Chỉ số này đánh giá sự khác biệt về chi phí các doanh nghiệp phải bỏ ra để đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các địa phương với nhau. Các tiêu chí để xây dựng chỉ số này như thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đất đai, môi trường, xây dựng trước khi hoạt động. Chỉ số còn dựa trên phần trăm các doanh nghiệp phải mất hơn hơn một tháng, ba tháng để thực các thủ tục trên trước khi hoạt động.
  18. 9 2.2.3.2 Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất Chỉ số này phản ánh sự khác biệt giữa các địa phương về sự thuận lợi của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, chọn lựa mặt bằng kinh doanh, yên tâm hoạt động sản xuất ổn định, lâu dài. Các chỉ tiêu để đánh giá nhưphần trăm doanh nghiệp có hồ sơ đất đai hợp lệ tại địa điểm kinh doanh theo quy định; Các rủi ro khi tiếp cận, sử dụng đất đai; rủi ro về chi phí sử dụng đất. 2.2.3.3 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin Chỉ số này phản ánh sự khác biệt giữa các địa phương trong việc phổ biến các kế hoạch, chủ trương, văn bản pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp, đo lường khả năng tiếp cận các văn bản trên của doanh nghiệp, mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. 2.2.3.4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Chỉ số đo lường, phản ánh sự khác biệt giữa các địa phương trong việc đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp cũng như thời gian doanh nghiệp bỏ ra hoặc tạm dừng hoạt động kinh doanh để thực hiện các thủ tục về thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan quản lý nhà nước. Các chỉ tiêu đánh giá như số lượng lượt đoàn thanh tra, thời gian xử lý thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra; mức đột thân thiện của các bộ nhà nước. 2.2.3.5 Chi phí không chính thức Chỉ số phản ánh khoản chi phí không chính thức mà các doanh nghiệp bỏ ra khi thực hiện dự án tại các địa phương khác nhau và các ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp do các khoản chi phí không chính thức này gây ra. Các chỉ tiêu đánh giá như kết quả khi sử dụng chi phí không chính thức, có hay không việc lạm dụng các quy định để trục lợi của các cán bộ. 2.2.3.6 Cạnh tranh bình đẳng (Chỉ số thành phần mới từ năm 2013) Chỉ số phản ánh sự bình đẳng của chính quyền giữa các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI. Một số cơ sở để đánh giá như sự phần trăm đồng ý đối với các ý kiến rằng doanh nghiệp nhà nước,
  19. 10 doanh nghiệp FDI thuận lợi trong tiếp cận đất đai, thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng,cấp phép khai thác khoáng sản, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thủ tục hành chính thông thoáng. 2.2.3.7 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Chỉ số phản ánh sự khác nhau giữa lãnh đạo các địa phương trong quá trình triển khai các quy định của Nhà nước, tính linh động khi áp dụng các văn bản pháp luật chưa rõ ràng theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như sáng kiến ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật. Các tiêu chí để xây dựng chỉ số này như đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của doanh nghiệp về đối xử của lãnh đạo tỉnh đối với khu vực kinh tế tư nhân; việc áp dụng linh động các quy định, chính sách; tính năng động, sáng tạo của lãnh đạo tỉnh. 2.2.3.8 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Chỉ số dùng để phản ánh chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tư vấn pháp luật, hỗ trợ phát triển mạng lưới liên kết, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Các tiêu chí để xây dựng chỉ số này như số lượng hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức; tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số doanh nghiệp, v.v… 2.2.3.9 Đào tạo lao động Chỉ số này phản ánh sự khác nhau của các địa phương trong việc thực hiện các công tác hỗ trợ, đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động nhằm cung cấp nguồn lao động có trình độ cho các doanh nghiệp và tìm kiếm việc làm cho người lao động. Các tiêu chí để xây dựng chỉ số này như độ tốt của các dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp như giáo dục phổ thong,giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm; mức độ hài lòng với lao động.
  20. 11 2.2.3.10 Thiết chế pháp lý Chỉ số đo lường mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp đối với hệ thống hành pháp; đo lường mức độ hiệu quả trong việc giải quyét tranh chấp, khiếu nại, tham nhũng tại các địa phương. Các tiêu chí để xây dựng chỉ số này như Cơ chế phòng ngừa, giải quyết tham nhũng; mức độ bảo vệ của pháp luật với các tranh chấp, khiếu kiện của doanh nghiệp, số lượng các vụ án được tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử. 2.3 Các nghiên cứu trƣớc có liên quan Các nghiên cứu về thể chế và FDI chủ yếu là nghiên cứu các tác động của thể chế đến FDI. Tác động của khoảng cách về thể chế cho đến nay ít được nghiên cứu. Wheeler & Mody (1992, pp. 57-76) đã nghiên cứu tác động của thể chế đến FDI với việc lấy thành phần chính của 13 yếu tố rủi ro (bao gồm tham nhũng, quan liêu, bất ổn chính trịvà chất lượng của hệ thống pháp luật). Kết quả không tìm thấy một tác động đáng kể của thể chế đến các chi nhánh nước ngoài của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ số sử dụng bao gồm các yếu tố như môi trường sống của người nước ngoài hoặc bất bình đẳng mà không liên quan trực tiếp đến chất lượng của thể chế. Wei (Local Corruption and Global Capital Flows, 2000) đã chỉ ra tham nhũng là một trở ngại đáng kể đối với FDI. Nghiên cứu trên phạm vi rộng của Kaufman và các cộng sự cho thấy rằng FDI bị ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng thể chế (Kaufmann, Krayy, & Zoido-Lobatón, 1999). Cụ thể, năm trong sáu chỉ số thể chế là bất ổn chính trị và bạo lực, hiệu quả của chính phủ, gánh nặng pháp lý, pháp quyền và tham nhũng có tác động tới FDI. Globerman & Shapiro (Global Foreign Direct Investment Flows: The Role of Governance Infrastructure, 2002) ước tính tác động của sáu chỉ số quản lý nhà nước xây dựng bởi Kaufman và cộng sự (Kaufmann, Krayy, & Zoido-Lobatón, 1999) trên cả hai luồng FDI vào và ra của một quốc gia. Globerman và Shapiro cho rằng thể chế tốt có thể có một tác động tích cực đến luồng FDI vào và ra tại một quốc gia vì thể chết tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2