Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn - Trường hợp tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 7
download
Đánh giá tác động của CSKC đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, từ đó đưa ra các khuyến nghị cải thiện CSKC để gia tăng số lượng cơ sở CNNT đổi mới công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn - Trường hợp tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TÀO TẤN TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN: TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TÀO TẤN TÀI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG ĐẾN VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN: TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Sử Đình Thành. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 19 tháng 06 năm 2019 Tác giả Tào Tấn Tài
- TÓM TẮT Tên đề tài: Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp. Lý do chọn đề tài: Chính sách khuyến công đã giúp cải thiện năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất của các đối tượng tham gia. Vấn đề: Chính sách khuyến công của tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia còn quá ít, chưa tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ để từ đó nâng cao nâng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp khác biệt kép kết hợp với hồi quy OLS, phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu: Tác động của chính sách khuyến công làm tăng giá trị thiết bị, công nghệ của cơ sở công nghiệp nông thôn thêm 192,91 triệu đồng. Kết luận và khuyến nghị: Các chính sách được khuyến nghị gồm: Khuyến khích đổi mới công nghệ đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn có nguồn lực tài chính; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện đổi mới công nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ kinh phí đổi mới công nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn; Tăng cường năng lực thực thi chính sách khuyến công của các cơ quan, ban ngành tỉnh Đồng Tháp. Từ khóa: Chính sách khuyến công, công nghiệp nông thôn, khác biệt kép.
- ABSTRACT Title: Assessing the impact of state promotion policies on technological innovation of rural industrial establishments: In the case of Dong Thap province. Reason for writing: State promotion policies have helped improve production capacity, improve product quality, lower costs and increase productivity of participants. Problem: The state promotion policy of Dong Thap province has not reached the set target, the number of participating rural industrial establishments is still too small. As a result, it cannot create a motivation for enterprises to innovate technology so as to raise productivity, quality and competitiveness. Methods: Difference in differences (DID) combined with OLS regression, in- depth interview method. Results: The impact of state promotion policies increased the value of equipment and technology of rural industrial establishments by 192.91 million VND. Conclusions and implications: The recommended policies include: Encouraging technological innovation for rural industrial establishments which have financial resources; Training and developing human resources to implement technological innovations at rural industrial establishments; Support funding for technology innovation at rural industrial establishments; Strengthening the capacity of implementing state promotion policies of agencies and departments of Dong Thap province. Keywords: State promotion policy, rural industry, Difference in differences.
- MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT ABSTRACT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.6. Bố cục của luận văn .................................................................................................... 3 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................5 2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................. 5 2.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................5 2.1.2. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp .........................7 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ ..................................................7 2.1.4. Vai trò, mục tiêu và nội dung của CSKC ..........................................................8 2.1.5. Các phương pháp và kỹ thuật đánh giá tác động của chính sách ....................10 2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ......................................................10
- 2.2.1. Các nghiên cứu về đánh giá tác động chính sách ...........................................10 2.2.2. Các nghiên cứu về đổi mới công nghệ ............................................................11 Tóm tắt Chương 2 ............................................................................................................12 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................14 3.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................14 3.1.1. Khung phân tích ..............................................................................................14 3.1.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình...................................................15 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................18 3.1.4. Mô hình đánh giá tác động chính sách ............................................................19 3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................21 3.2.1. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................21 3.2.2. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................23 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................23 Tóm tắt chương 3 .............................................................................................................24 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26 4.1. Tổng quan CSKC của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2018 ..........................26 4.1.1. Công tác xây dựng chính sách và bố trí nguồn vốn thực hiện CSKC của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2018.............................................................................26 4.1.2. Định hướng CSKC đối với đổi mới KHCN của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 – 2018 ...............................................................................................................26 4.1.3. Kết quả thực hiện CSKC của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2018............28 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................30 4.2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát theo địa bàn điều tra và loại hình kinh doanh ...............30 4.2.2. Đặc điểm của các cơ sở CNNT được khảo sát ................................................31 4.2.3. Nhu cầu và lý do đổi mới công nghệ ..............................................................31 4.3. Ảnh hưởng của CSKC đến đổi mới công nghệ của cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .................................................................................................................33 4.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tham gia và nhóm so sánh ......................33 4.3.2. Tiếp cận CSKC của các cơ sở CNNT .............................................................34
- 4.3.3. Tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT ...............37 4.4. Nguyên nhân của kết quả ảnh hưởng từ CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ............................................................41 4.4.1. Về nguyên nhân của kết quả đạt được ............................................................41 4.4.2. Tồn tại, hạn chế ...............................................................................................42 4.4.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................43 Tóm tắt chương 4 .............................................................................................................44 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...........................45 5.1. Kết luận .......................................................................................................................45 5.2. Khuyến nghị chính sách ...........................................................................................45 5.2.1. Khuyến khích đổi mới công nghệ đối với các cơ sở CNNT có nguồn lực tài chính ..........................................................................................................................45 5.2.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện đổi mới công nghệ tại các cơ sở CNNT ...................................................................................................................47 5.2.3. Hỗ trợ kinh phí đổi mới công nghệ tại các cơ sở CNNT ................................48 5.2.4. Tăng cường năng lực thực thi CSKC của các cơ quan, ban ngành tỉnh Đồng Tháp ...........................................................................................................................50 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNNT Công nghiệp nông thôn CSKC Chính sách khuyến công DID Khác biệt trong khác biệt (Difference in differences) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KHCN Khoa học công nghệ NSNN Ngân sách nhà nước OLS Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VIF Độ phóng đại phương sai
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ...................................................17 Bảng 3.2: Đánh giá tác động CSKC bằng phương pháp DID ..................................21 Bảng 3.3: Phân bổ mẫu nghiên cứu ..........................................................................23 Bảng 4.1: Chức vụ người trả lời khảo sát .................................................................30 Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu khảo sát theo loại hình kinh doanh .......................................31 Bảng 4.3: Học vấn của chủ cơ sở CNNT ..................................................................31 Bảng 4.4: Nhu cầu và nguyên nhân đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT .........32 Bảng 4.5: Khác biệt giữa 2 nhóm tại thời điểm chưa có chính sách (năm 2014) .....33 Bảng 4.6: Mức độ hài lòng của nhóm tham gia chính sách ......................................36 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố đến đổi mới công nghệ .........37 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với vòng lặp robustness .................................................38 Bảng 4.9: Đánh giá tác động của CSKC ...................................................................39
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Khung phân tích ........................................................................................14 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ................................................................................18 Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt kép .......................20 Hình 4.1: Cơ cấu mẫu khảo sát .................................................................................30 Hình 4.2: Kênh tiếp cận CSKC .................................................................................34 Hình 4.3: Thời gian tiếp cận chính sách của các cơ sở CNNT .................................35 Hình 4.4: Chi phí tiếp cận chính sách của các cơ sở CNNT .....................................35 Hình 4.5: Đánh giá của cơ sở CNNT về đối tượng và thủ tục được nhận hỗ trợ từ CSKC ........................................................................................................................36 Hình 4.6: Lý do không hài lòng về CSKC ................................................................37
- 1 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Đồng Tháp là tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhưng vẫn chưa được khai thác hết. Trong cơ cấu ngành kinh tế năm 2018 của tỉnh Đồng Tháp thì ngành nông nghiệp chiếm đến 42,7% trong khi công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm 17,9% (Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2018). Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp bền vững trong những năm tới thì phát triển công nghiệp có vai trò quyết định. Trong đó, ưu tiên phát triển công nghiệp ở nông thôn nhằm giảm thiểu chênh lệch về kinh tế, về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2015). Nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công. Tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 02/12/2014 về việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công địa phương với mục tiêu: (i) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; (2) Huy động được các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2014 - 2018, chính sách khuyến công (CSKC) đã hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp số tiền 21,5 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ đổi mới máy móc, thiết bị cho 70 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp khoảng 11,4 tỷ đồng (chiếm 53%); Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, và các hoạt động khác là 10,1 tỷ đồng (chiếm 47%). CSKC đã giúp cải thiện năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá
- 2 thành, tăng năng suất của các đối tượng tham gia (Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, 2018). Tuy nhiên, thực thi CSKC của tỉnh Đồng Tháp vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) tham gia còn quá ít, chưa tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ để từ đó nâng cao nâng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh (Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, 2018). CSKC nhận mặc dù được sự quan tâm của các cấp, các ngành tỉnh Đồng Tháp nhưng đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá tác động của CSKC đến việc đổi mới MMTB. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Đánh giá tác động của chính sách khuyến công đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở công nghiệp nông thôn: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp” để làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá tác động của CSKC đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, từ đó đưa ra các khuyến nghị cải thiện CSKC để gia tăng số lượng cơ sở CNNT đổi mới công nghệ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá ảnh hưởng của CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 2: Tìm hiểu nguyên nhân của kết quả ảnh hưởng từ CSKC đến đổi mới công nghệ tại của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu 3: Đề xuất những cải thiện trong CSKC nhằm khuyến khích các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng cường đổi mới công nghệ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu CSKC tác động như thế nào đến việc đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp? Cần có những cải thiện gì trong CSKC nhằm khuyến khích các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp tăng cường đổi mới công nghệ?
- 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là việc đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trước và sau khi có CSKC. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát gồm 2 nhóm: nhóm hưởng lợi (là các cơ sở CNNT được nhận hỗ trợ đổi mới công nghệ từ CSKC) và nhóm so sánh (là các cơ sở CNNT không được nhận hỗ trợ đổi mới công nghệ từ CSKC) trong giai đoạn 2014 - 2018. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ, chủ yếu tập trung ở nội dung đổi mới thiết bị, dây chuyền sản xuất. Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát các cơ sở CNNT tại 3 huyện Cao Lãnh, Hồng Ngự, Tháp Mười. Đây là 3 huyện có số lượng cơ sở CNNT được nhận hỗ trợ từ CSKC nhiều nhất của tỉnh Đồng Tháp. Về thời gian: Các số liệu thứ cấp phân tích trong nghiên cứu được thu thập trong 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp liên quan đến đối tượng khảo sát (cơ sở CNNT) được thu thập tại thời điểm trước khi có chính sách năm 2014 và thời điểm sau khi tham gia chính sách năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 03/2019 đến tháng 04/2019. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt, hay khác biệt kép - DID (Difference in differences) kết hợp với mô hình hồi quy đa biến OLS để đánh giá tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu để giải thích rõ hơn nguyên nhân của kết quả nghiên cứu định lượng. 1.6. Bố cục của luận văn Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Giới thiệu sự cần thiết nghiên cứu; Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
- 4 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Trình bày các khái niệm về chính sách và CSKC; Phương pháp đánh giá tác động chính sách; Vai trò của CSKC; Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày khung nghiên cứu, mô hình nghiên cứu; Mô tả dữ liệu, kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 4 trình bày tổng quan về CSKC; Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu; Đánh giá tác động của CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và nguyên nhân của kết quả ảnh hưởng từ CSKC đến đổi mới công nghệ của các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Chương 5: Kết luận và các khuyến nghị. Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu; đề xuất những cải thiện trong CSKC của tỉnh Đồng Tháp. Nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm 2.1.1.1. Công nghệ Công nghệ được nhìn nhận theo nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực. Theo UNIDO thì công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp. Theo ESCAP (1989) thì công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin; công nghệ bao gồm kỹ năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. ESCAP (1989) cho rằng, bất kỳ công nghệ nào cũng hàm chứa 4 thành phần: (1) Thành phần kỹ thuật (công nghệ chứa trong trang thiết bị, máy móc, thiết bị, phương tiện và cấu trúc hạ tầng); (2) Thành phần con người (công nghệ chứa trong các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm); (3) Thành phần thông tin (công nghệ chứa trong dữ liệu đã được tư liệu hóa); (4) Thành phần tổ chức (công nghệ chứa trong các quy định về quyền hạn, trách nhiệm, sự phối hợp của các cá nhân trong hoạt động công nghệ). Trên thị trường, công nghệ được xem là một sản phẩm hàng hóa, thường tồn tại dưới một số dạng như dây chuyền thiết bị, máy móc; các bằng sáng chế, bí quyết công nghệ, các dịch vụ kỹ thuật (tư vấn, thiết kế,…), các kết quả nghiên cứu và phát triển (Nguyễn Quang Tuấn, 2011). 2.1.1.2. Đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ thường được hiểu là việc cải tiến, thay thế hoặc hiện đại công nghệ hay bộ phận của công nghệ đang được sử dụng bằng công nghệ mới hoặc các bộ phận của công nghệ mới; Đổi mới công nghệ bao gồm toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, phát triển và ứng dụng công nghệ mới (Nguyễn Văn Phúc, 2002).
- 6 Schilling (2009) cho rằng đổi mới công nghệ là việc giới thiệu thiết bị, phương pháp hoặc vật liệu mới nhằm hướng tới các mục tiêu thương mại hoặc thực tế sản xuất, kinh doanh. Đổi mới công nghệ được hiểu là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn (Bộ Khoa học công nghệ, 2012). Lê Xuân Bá và Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2008) cho rằng, đổi mới công nghệ là cải tiến hoặc thay thế toàn bộ công nghệ hiện tại của doanh nghiệp bằng công nghệ mới, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành. Như vậy, đổi mới công nghệ có thể được hiểu là là ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới hoặc công nghệ đã có nhưng mới sử dụng lần đầu. 2.1.1.3. CSKC Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Ngọc Huyền, 2010). Ở Việt Nam, thuật ngữ khuyến công được sử dụng khá phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể. Khuyến công là cách gọi tắt của cụm từ khuyến khích phát triển CNNT, được hiểu là hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình phát triển sản xuất công nghiệp ở nông thôn (Chính phủ, 2012). Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu CSKC là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ được nhà nước sử dụng để tác động lên các cá nhân, tổ chức tham gia phát triển CNNT nhằm mục tiêu phát triển công nghiệp. 2.1.1.4. Cơ sở CNNT Theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công thì cơ sở công nghiệp nông thôn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các
- 7 phường thuộc thành phố loại 2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa quá 5 năm. 2.1.2. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp Công nghệ tác động trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ công nghệ tiên tiến hơn khi được sử dụng sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, năng suất cao hơn và chi phí sản xuất thấp hơn. Từ đó, làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đem lại sự thỏa dụng cao hơn cho khách hàng (Khalil, 2002). Đổi mới công nghệ làm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tương lai của khách hàng. Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp cải thiện vị trí cạnh tranh, tăng sản lượng và lợi nhuận ròng. Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao phẩm cấp sản phẩm, dạng hóa sản phẩm, giảm tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, cải thiện điều kiện làm việc, giảm tác động xấu tới môi trường, mở rộng thị phần (Nguyễn Sỹ Lộc và cộng sự, 2006). Như vậy, đổi mới công nghệ có có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp là một quá trình quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp (Rogers 2003). Quyết định này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: kênh thông tin (có dễ dàng tiếp cận hay không), các điều kiện ưu tiên, đặc điểm của đơn vị ra quyết định (trình độ hiểu biết của người ra quyết định, hành vi giao tiếp, đặc điểm xã hội), thái độ đối với sự đổi mới (lợi thế của đổi mới, khả năng thích ứng, mức độ phức tạp của quy trình đổi mới). Lakhanpal (1994) khẳng định rằng học vấn của người chủ doanh nghiệp, sự ưu tiên cho đổi mới, thái độ đối với đổi mới và mức độ ảnh hưởng đối với đổi mới có ảnh hưởng đến quyết định đến đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Đặc điểm về loại hình của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến đầu tư công nghệ sản xuất (Kristiansen, 2003). Theo Bossink (2004) đã báo cáo rằng phong cách lãnh đạo của người quản lý
- 8 được coi là yếu tố quan trọng để đổi mới thành công. Theo Laursen và Salter (2004) tài nguyên của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến đổi mới công nghệ, chúng tạo thành những khả năng và sức mạnh mà công ty có sẵn để triển khai sự đổi mới. Theo Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2015) thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, triển vọng tương lai của doanh nghiệp, mức độ tiếp cận thông tin khoa học công nghệ, mức độ khó khăn về tài chính đều có ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của các SME. 2.1.4. Vai trò, mục tiêu và nội dung của CSKC 2.1.4.1. Vai trò của CSKC Khuyến công có các vai trò cơ bản sau (Cục Công nghiệp địa phương, 2016): Một là, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Từ khi có CSKC, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng đáng kể, công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp ở nông thôn liên tục gia tăng qua các năm, bình quân trong 05 năm (2011 - 2015) là 16,65%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành công nghiệp. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn cũng tăng trung bình cả giai đoạn là 8,64%/năm. Hai là, thúc đẩy khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống. Sự phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp ngày nay dựa trên sự phát triển đồng thời các loại hình kinh tế: hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác và các SME. Đây chính là những hạt nhân cho sự phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Ba là, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong những nội dung của hoạt động khuyến công là đào tạo nghề, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ sản xuất. Công tác đào tạo nghề giúp tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao tay nghề cho công nhân, giúp các cơ sở đẩy mạnh hiệu suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Từ năm 2011 - 2015, hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề đã gắn với giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 176.181 lao động nông thôn.
- 9 Bốn là, hỗ trợ cho cơ sở CNNT trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ sở CNNT hiện nay đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế. Khi CSKC được triển khai thì các cơ sở CNNT có một bệ đỡ vững chắc để tiếp tục quá trình phát triển của mình, góp phần vào thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội mà các địa phương đã đề ra. 2.1.4.2. Mục tiêu của CSKC CSKC giúp huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến công, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở CNNT nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; cải thiện môi trường, sức khoẻ con người. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.4.3. Nội dung của CSKC CSKC có các nội dung sau: Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề: Tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề để nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho người lao động; Đào tạo nghệ nhân, thợ giỏi về tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề ở nông thôn. Nâng cao năng lực quản lý cơ sở CNNT: Tập huấn đào tạo, hội thảo, diễn đàn, tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thu, xuất khẩu sản phẩm CNNT; Hỗ trợ xây dựng mô hình kỹ thuật, chuyển giao công nghệ: Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tham quan mô hình công nghệ, máy móc hiện đại cho các cơ sở CNNT; Hỗ trợ xây dựng các mô hình chế biến nông - lâm - thủy sản, chế biến thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn