intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu Đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra các rủi ro tiềm ẩn, đánh giá đúng mức độ rủi ro nếu nó xảy ra và đồng thời phân bổ rủi ro hợp lý nhất theo nguyên tắc rủi ro được phân bổ cho bên có khả năng kiểm soát nó tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ________________ HỒNG PHI VŨ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN BỔ RỦI RO HỢP LÝ CHO CÁC BÊN THAM GIA TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _________________ KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HỒNG PHI VŨ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN BỔ RỦI RO HỢP LÝ CHO CÁC BÊN THAM GIA TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng Luận văn “Đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu./. Người thực hiện luận văn Hồng Phi Vũ
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH ................................................................. vi TÓM TẮT ................................................................................................................vii Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1. Tên đề tài ........................................................................................................ 1 1.2. Bối cảnh nghiên cứu ...................................................................................... 1 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 4 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................................................................................................... 5 2.1. Các khái niệm ................................................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm liên quan đến đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ........................................................................................................................... 5 2.1.2. Rủi ro, đo lường mức rủi ro trong các dự án PPP ................................ 6 2.1.3. Phân bổ rủi ro trong các dự án PPP ...................................................... 7 2.1.4. Quản lý rủi ro trong các dự án PPP ....................................................... 8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ........................................................ 9 2.2.1. Xác định (nhận diện) và đo lường mức rủi ro trong hình thức PPP ... 9
  5. iii 2.2.2. Phân bổ rủi ro trong hình thức PPP .................................................... 11 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ...................................................... 13 2.3.1. Xác định (nhận diện) và đo lường mức rủi ro trong hình thức PPP . 13 2.3.2. Phân bổ rủi ro trong hình thức PPP .................................................... 14 2.4. Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trước ..................................................... 15 2.5. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 17 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 23 3.2. Thiết kế bảng hỏi.......................................................................................... 24 3.3. Lựa chọn mẫu khảo sát ............................................................................... 24 3.4. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 25 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................. 25 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN .................................... 26 4.1. Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................... 26 4.2. Thống kê mô tả thông tin về loại hợp đồng, lĩnh vực đầu tư ................... 27 4.2.1. Loại hợp đồng ........................................................................................ 27 4.2.2. Lĩnh vực đầu tư ..................................................................................... 27 4.3. Kết quả kiểm định hệ số tương quan Kendall .......................................... 28 4.4. Đánh giá Mức rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM ......................................................................................................................... 33 4.5. So sánh Mức rủi ro các dự án BOT, BT, PPP ........................................... 35 4.6. Phân bổ rủi ro các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM ....... 41 4.7. So sánh phân bổ rủi ro hợp lý giữa dự án BOT, BT, PPP ....................... 45
  6. iv 4.8. So sánh phân bổ rủi ro các dự án PPP tại TP. HCM với các nghiên cứu trước ......................................................................................................................... 51 Chương 5. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ......... 56 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................ 56 5.2. Khuyến nghị, giải pháp quản lý rủi ro ....................................................... 62 5.3. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 63 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 71
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 PPP Đối tác công tư 2 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 3 BOT Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao 4 BTO Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh 5 BT Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao 6 BOO Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh 7 BTL Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ 8 BLT Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao 9 O&M Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý 10 CSHT Cơ sở hạ tầng 11 DA Dự án 12 EFA Exploratory Factor Analysis 13 SPSS Statistical Package for the Social Sciences 14 UBND Ủy ban Nhân dân 15 HCM Hồ Chí Minh 16 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án PPP tại TP. HCM ............... 18 Bảng 4.1. Kết quả thu thập phiếu điều tra ................................................................. 26 Bảng 4.2. Thống kê đối tượng tham gia trong các dự án PPP .................................. 26 Bảng 4.3. Thống kê về tiến độ xa nhất của dự án ..................................................... 26 Bảng 4.4. Thống kê loại hợp đồng trên kết quả khảo sát .......................................... 27 Bảng 4.5. Thống kê về lĩnh vực đầu tư của người được hỏi ..................................... 28 Bàng 4.6. Kết quả kiểm định hệ số tương quan Kendall .......................................... 29 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá mức rủi ro các dự án PPP ............................................. 33 Bảng 4.8. So sánh kết quả đánh giá mức rủi ro các dự án BOT, BT, PPP ............... 37 Bàng 4.9. Kết quả phân bổ rủi ro các dự án PPP ...................................................... 42 Bảng 4.10. So sánh kết quả phân bổ rủi ro hợp lý các dự án BOT, BT, PPP ........... 47 Bảng 4.11. So sánh phân bổ rủi ro các dự án PPP tại TP. HCM với các nghiên cứu trước .......................................................................................................................... 52 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu (Mức rủi ro có giá trị 1-25)....................... 57 CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án PPP tại TP. HCM............................................................................. 22
  9. vii TÓM TẮT Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã được triển khai thực hiện rất mạnh ở các nước với lợi thế là huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân như nguồn vốn, kỹ năng quản lý, tính năng động,... Tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng giải pháp cho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ công là đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư, phát huy nguồn lực từ khu vực tư nhân, trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nhiều dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM đã được Thành phố kêu gọi nhưng không thu hút được các nhà đầu tư. Một trong những nguyên nhân là các rủi ro trong đầu tư chưa được xác định và phân bổ hợp lý cho các bên đối tác công – tư. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra các rủi ro tiềm ẩn, đánh giá đúng mức độ rủi ro nếu nó xảy ra và đồng thời phân bổ rủi ro hợp lý nhất theo nguyên tắc “rủi ro được phân bổ cho bên có khả năng kiểm soát nó tốt nhất”. Xuất phát từ yêu cầu đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã lược khảo các tài liệu, các nghiên cứu trước, tham vấn chuyên gia và nhận diện được 58 yếu tố rủi ro được nhóm trong 9 nhóm rủi ro. Một cuộc điều tra với tổng cộng 295 phiếu khảo sát được phát hành, 103 phiếu trả lời thu được để phân tích dữ liệu. Tác giả đã phân tích, xác định, đánh giá mức rủi ro của 58 yếu tố rủi ro và xếp hạng các rủi ro theo mức độ rủi ro. Kết quả đánh giá rủi ro: Chậm trễ trong quá trình phê duyệt và cấp phép dự án có Mức rủi ro cao nhất 12.67, Tham nhũng của quan chức Chính phủ xếp thứ 2, Các luật về PPP chưa đầy đủ, rõ ràng, phù hợp xếp thứ 3, Thất bại hoặc chậm trễ trong thu hồi đất, bàn giao mặt bằng xếp vị trí thứ 4, Rủi ro tỷ lệ lãi suất xếp vị trí thứ 5.
  10. viii Thực trạng các rủi ro được phân bổ chủ yếu cho khu vực tư nhân (43/58 rủi ro). Có sự khác biệt rất lớn giữa Thực trạng phân bổ và Đề xuất phân bổ rủi ro hợp lý (49/58 rủi ro có sự khác biệt trong phân bổ). Điều này lý giải phần nào lý do các Nhà đầu tư đã phải gánh chịu quá nhiều rủi ro trong đầu tư các dự án theo hình thức PPP tại TP. HCM nên đã ngần ngại, không tham gia thực hiện dự án. Kết quả phân bổ rủi ro hợp lý có 27/58 rủi ro được phân bổ cho khu vực Nhà nước, 19/58 rủi ro được chia sẻ giữa Nhà nước và tư nhân, 12/58 rủi ro do Tư nhân đảm nhận. Các dự án PPP khác nhau về loại hợp đồng (BOT, BT); các quốc gia, vùng có điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau thì cũng có cách đánh giá và phân bổ rủi ro khác nhau. Nghiên cứu cung cấp danh mục các rủi ro, có đánh giá mức rủi ro và phân bổ hợp lý cho các dự án BOT, BT và tổng thể PPP (Bảng 5.1). Danh mục này góp phần giúp Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư xem xét các rủi ro và cách phân bổ rủi ro hợp lý để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn TP. HCM. Luận văn cũng đã đưa ra 10 khuyến nghị, giải pháp nhằm giúp Cơ quan quản lý Nhà nước, Nhà đầu tư xác định kịp thời các rủi ro và quản lý tốt các rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM.
  11. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tên đề tài: “Đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Thành phố Hồ Chí Minh” 1.2. Bối cảnh nghiên cứu Với nhu cầu đầu tư phát triển hiện nay là rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp nên việc huy động các nguồn lực từ xã hội cho đầu tư là cần thiết. Giải pháp cho đầu tư là kêu gọi theo hình thức đối tác công tư (PPP), với sự tham gia của khu vực tư nhân. Trong những năm gần đây, nhiều dự án đầu tư được kêu gọi theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại TP. HCM triển khai thực hiện chậm, không kêu gọi được nhà đầu tư. Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư TP. HCM (2017), “Trong giai đoạn (2004 – 2017), có 23 dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO, BOO đã hoàn thành và đang được triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư khoảng 71.172 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải có 17 dự án, lĩnh vực môi trường có 02 dự án, lĩnh vực bãi đậu xe ngầm có 02 dự án, hạ tầng kỹ thuật có 01 dự án, Văn hóa có 01 dự án” (Phụ lục F). Cũng theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư TP. HCM (2017), “Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 20 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã hoàn tất ký kết hợp đồng dự án và triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư khoảng 67 nghìn tỷ đồng. Hiện Thành phố đang nghiên cứu, kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP trên 200 dự án, với tổng mức đầu tư khoảng 486 nghìn tỷ đồng”. Phải chăng đã có những rủi ro trong đầu tư mà các nhà đầu tư còn e ngại, không tham gia thực hiện dự án. Việc phân bổ rủi ro giữa các đối tác chưa hợp lý. Với bối cảnh và tình hình này, vấn đề đặt ra là làm sao các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư được triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố. Các bên tham gia dự án đang gặp phải những rủi ro gì và
  12. 2 hướng phân bổ rủi cho các bên tham gia sao cho hợp lý nhất để đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các dự án (PPP) tại TP. HCM trong thời gian tới. Mặt khác, theo tìm hiểu của tác giả thì hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về xác định (nhận diện), đánh giá và phẩn bổ rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại TP. HCM. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá và phân bổ rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu + Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm (1) xác định và đánh giá mức rủi ro, (2) đánh giá thực trạng rủi ro được phân bổ, và (3) phân bổ các yếu tố rủi ro hợp lý cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị giúp các bên đối tác quản lý tốt các rủi ro để thúc đẩy việc thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại TP. HCM. + Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các dự án đầu tư theo hình thức PPP (tại TP. HCM) có những yếu tố rủi ro nào và mức độ rủi ro được đánh giá như thế nào? (2) Các yếu tố rủi ro được phân bổ cho các bên tham gia trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP (tại TP. HCM) có hợp lý chưa? (3) Hướng phân bổ các yếu tố rủi ro như thế nào sao cho hợp lý nhất, đảm bảo thực hiện thành công các dự án PPP tại TP. HCM? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  13. 3 + Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM. + Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu xác định, đánh giá và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM. - Phạm vi thời gian: thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu từ năm 2004 đến 2017 đối với các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại TP. HCM. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, so sánh, luận văn sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để xác định kết quả nghiên cứu. (1) Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách nhận diện, mô tả và phân tích đặc điểm của các vấn đề nghiên cứu từ quan niệm được lựa chọn. Trong phạm vi luận văn, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó, số liệu, tình huống nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn để khám phá kiến thức, tìm hiểu cơ sở lý luận. Sử dụng phương pháp chuyên gia (phỏng vấn sâu với dàn bài soạn sẵn) để khai thác các nội dung xung quanh vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu định tính với tình huống nghiên cứu và phỏng vấn sâu với dàn bài soạn sẵn, kích thước mẫu nghiên cứu thường 30 đơn vị. Những phát hiện trong nghiên cứu định lượng được trình bày theo ngôn ngữ thống kê.
  14. 4 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bình luận Chương 5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
  15. 5 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm liên quan đến đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) Có rất nhiều nghiên cứu và các tài liệu khác nhau đề cập tới khái niệm về hình thức PPP. Tuy nhiên, khái niệm của ADB mô tả tương đối đầy đủ về hình thức PPP. ADB (2008) trong tài liệu "Hướng dẫn về mối quan hệ hợp tác công tư", đã định nghĩa thuật ngữ "PPP" là các mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân liên quan đến quản lý, đầu tư trong lĩnh vực CSHT và các lĩnh vực dịch vụ khác thông qua các hợp đồng được thiết lập theo các mức độ nghĩa vụ, quyền lợi và rủi ro của hai bên đối tác. Theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư: 1. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. 2. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
  16. 6 4. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác. 5. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. 6. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu. 7. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 8. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định. 2.1.2. Rủi ro, đo lường mức rủi ro trong các dự án PPP Khái niệm rủi ro được hiểu chung trong các trường hợp là sự sai biệt giữa kỳ vọng và thực tiễn.
  17. 7 Trong trường hợp cụ thể với tiếp cận theo quan điểm quản trị và phân loại rủi ro theo các yếu tố là nguồn gốc phát sinh rủi ro trong hình thức PPP, khái niệm về yếu tố rủi ro được đưa ra: Một sự kiện hoặc yếu tố là yếu tố rủi ro, nếu xảy ra, có tác động tiêu cực hoặc cơ hội tới mục tiêu của dự án (về thời gian, chi phí, chất lượng và lợi nhuận). Một đặc điểm cơ bản trong việc xác định (nhận diện) rủi ro theo yếu tố là khả năng có thể xác định được về xác suất xuất hiện và mức độ tác động (Williams, 1996). Trong đó: - Xác suất xảy ra yếu tố rủi ro là cơ hội để yếu tố rủi ro đó xảy ra tạo điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho dự án, có thể đo lường bằng cách xác định tỷ lệ về số lần yếu tố rủi ro đó xuất hiện trong tổng số. - Mức độ tác động của yếu tố rủi ro là mức độ mà yếu tố rủi ro đó (khi xảy ra) tác động đến kết quả của dự án. Từ đó, các công trình nghiên cứu về rủi ro trong hình thức PPP đã tiếp cận theo quan điểm quản trị đã đo lường mức rủi ro của mỗi yếu tố rủi ro bằng cách nhân xác suất xảy ra yếu tố rủi ro với mức độ tác động của yếu tố rủi ro đó. 2.1.3. Phân bổ rủi ro trong các dự án PPP Phân bổ rủi ro trong các dự án PPP đề cập đến một biện pháp chính của sự phân công giữa những người tham gia trực tiếp của dự án, đó là giữa khu vực công và khu vực tư nhân; nếu cả hai bên cùng chịu một kết quả rủi ro nhất định, đó là cơ chế chia sẻ rủi ro (Li và cộng sự, 2005). Phân bổ rủi ro hiệu quả giữa Nhà nước và tư nhân trong các dự án phát triển CSHT theo hình thức PPP là nhân tố quan trọng để đạt được thành công của dự án và đạt được hiệu quả đầu tư. (i) Mục tiêu của chuyển giao rủi ro Việc phân bổ rủi ro cho các bên trong hợp đồng và quản lý rủi ro đó là trọng
  18. 8 tâm của kế hoạch dự án PPP (ESCAP, 2011). Mục tiêu của việc chuyển giao rủi ro: Để cải thiện chất lượng dịch vụ (Michel, 2003); để giảm chi phí dài hạn của một dự án bằng cách phân bổ rủi ro cho bên tốt nhất có thể để quản lý một cách hiệu quả nhất về chi phí (Michel, 2003); chắc chắn về thời gian (Mohammed và cộng sự, 2012); tăng doanh thu và tăng hiệu quả đầu tư thông qua hoạt động hiệu quả (Mohammed và cộng sự, 2012). (ii) Nguyên tắc của chuyển giao rủi ro Nguyên tắc 1: Rủi ro phải được hiểu bởi tất cả các bên tham gia để chia sẻ trách nhiệm, rủi ro và để tất cả các bên có thể tích cực quản lý và kiểm soát (WB, 2007). Nguyên tắc 2: Cần thiết lập được một danh mục đầy đủ các yếu tố rủi ro trong các dự án hình thức hợp tác công tư (Shen và cộng sự, 2006). Nguyên tắc 3: Mỗi rủi ro cần phân bổ cho bên tốt nhất có thể kiểm soát tác động của rủi ro tới kết quả dự án, và do đó đảm bảo rằng kết quả thực tế gần nhất có thể so với kết quả mong đợi (Padiyar, 2004). Nguyên tắc 4: Nguyên tắc cốt lõi của bất kỳ dự án PPP thành công là mỗi rủi ro cần được phân bổ cho bên có khả năng kiểm soát rủi ro với chi phí thấp nhất (Padiyar, 2004). Tóm lại, nguyên tắc cốt lõi của việc phân bổ rủi ro trong hình thức PPP là các yếu tố rủi ro cần được xác định và sau đó phân bổ cho bên có khả năng quản lý các yếu tố rủi ro đó tốt nhất. 2.1.4. Quản lý rủi ro trong các dự án PPP Quản lý rủi ro có hệ thống cho phép phát hiện sớm các rủi ro và khuyến khích các bên liên quan theo hình thức PPP xác định, phân tích, định lượng và ứng phó các rủi ro cũng như có biện pháp để giảm nhẹ rủi ro (Broome và Perry, 2002; Akbiyikli và Eaton, 2004).
  19. 9 Nhìn chung, các nghiên cứu đều thống nhất quy trình quản lý rủi ro gồm 3 bước chính: xác định rủi ro; ứng phó với rủi ro; và kiểm soát rủi ro. (1) Xác định rủi ro quá trình này bao gồm xác định và đánh giá mức rủi ro bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng dựa trên cơ sở sử dụng bảng hỏi (danh mục các yếu tố rủi ro) để phỏng vấn và thu thập số liệu điều tra các bên chịu tác động bởi rủi ro. Trong đó, mức rủi ro của mỗi yếu tố rủi ro được đo lường bằng cách nhân xác suất xảy ra với mức độ tác động của yếu tố rủi ro đó. (2) Ứng phó với rủi ro sử dụng phương pháp phân bổ (chuyển giao) rủi ro để ứng phó với rủi ro. Nếu tiếp cận quy trình quản lý rủi ro trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP theo hướng tiêu cực thì nội dung cụ thể của ứng phó với rủi ro là giảm nhẹ rủi ro hoặc loại bỏ rủi ro. Nhưng, nếu tiếp cận theo quy trình quản lý rủi ro trong các dự án theo hình thức PPP với quan niệm bao hàm cả tiêu cực và cơ hội thì ứng phó với rủi ro sẽ sử dụng bao gồm cả phương pháp phân bổ rủi ro, với nguyên tắc "rủi ro nên được quản lý bởi bên có khả năng quản lý rủi ro đó tốt nhất". (3) Kiểm soát rủi ro đã được chuyển giao trong mỗi bên trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 2.2.1. Xác định (nhận diện) và đo lường mức rủi ro trong hình thức PPP Danh mục đầy đủ các yếu tố rủi ro sẽ là công cụ giúp các nhà đầu tư trong các dự án đầu tư theo hình thức PPP ứng phó, kiểm soát rủi ro, giảm nhẹ hậu quả tiềm tàng và mang lại thành công cho các dự án. Tác giả đã xem xét các tài liệu, công trình nghiên cứu về xác định (nhận diện) và đo lường mức rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT ở các quốc gia với quan niệm rủi ro đơn giản là tiêu cực, hay bao gồm cả tiêu cực và cơ hội, trên phương diện lý luận và thực tiễn.
  20. 10 Cristina và Jonathan (2007) nghiên cứu về rủi ro ảnh hưởng tới các dự án theo hình thức PPP và đánh giá kinh nghiệm của Mỹ trong việc áp dụng hình thức PPP, cũng như các yếu tố rủi ro quan trọng trong hình thức PPP phát triển CSHT, căn cứ theo nguồn phát sinh rủi ro đã chia rủi ro thành hai loại rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt. Li và cộng sự (2005b) nghiên cứu phân bổ rủi ro trong các dự án phát triển CSHT theo hình thức PPP/PFI ở Anh. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đó Li và cộng sự (2005b) đã thiết lập danh mục các yếu tố rủi ro dựa trên cách phân loại rủi ro căn cứ vào nguồn phát sinh rủi ro và dựa trên quan niệm rủi ro bao hàm cả tiêu cực và cơ hội. Sachs và cộng sự (2007) với bài viết phân tích rủi ro chính trị và cơ hội trong hình thức PPP ở Trung Quốc và một số nước châu Á (được lựa chọn). Sachs và cộng sự (2007) đã phân loại rủi ro thành hai nhóm căn cứ vào nguồn phát sinh rủi ro, bao gồm: rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm. Trên cơ sở danh mục rủi ro được xác định, để định lượng rủi ro Sachs và cộng sự thực hiện khảo sát 14 nước châu Á bằng việc sử dụng bảng hỏi để xác định (nhận diện) rủi ro. Sachs và cộng sự đã xác định được các yếu tố rủi ro bằng phương pháp nghiên cứu định lượng chỉ với 29 phiếu khảo sát trả lời. Wang và cộng sự (2000) nghiên cứu xác định danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án BOT tại Trung Quốc. Wang và cộng sự dựa vào nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu điển hình ở một số dự án BOT tại Trung Quốc vào những năm 1990 đã đưa ra một danh mục các yếu tố rủi ro với 6 loại rủi ro căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, và với quan niệm rủi ro là tiêu cực. Ke và Wang (2010a) nghiên cứu về xác định (nhận diện) rủi ro trong các dự án phát triển CSHT giao thông Trung Quốc theo hình thức PPP. Trên cơ sở danh mục 34 yếu tố rủi ro được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đó thông qua phương pháp chuyên gia Ke và cộng sự bổ sung thêm 3 yếu tố rủi ro. Để đo lường mức độ rủi ro, các nghiên cứu trước đều thống nhất đo lường rủi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2