Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và thị trường tự do tác động đến tinh thần khởi nghiệp
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chất lượng thể chế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố của thị trường tự do có tác động đến tinh thần khởi nghiệp ở các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực Châu Á giai đoạn 2006 – 2016 hay không. Bên cạnh đó, có tồn tại sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI đến tinh thần khởi nghiệp ở các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực Châu Á hay không.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và thị trường tự do tác động đến tinh thần khởi nghiệp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH NGỌC DUNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TỰ DO TÁC ĐỘNG ĐẾN TINH THẦN KHỞI NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HUỲNH NGỌC DUNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TỰ DO TÁC ĐỘNG ĐẾN TINH THẦN KHỞI NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính Doanh nghiệp Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và thị trường tự do tác động đến tinh thần khởi nghiệp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các nội dung mà tôi nghiên cứu trong bài luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác và tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cho sự cam kết về tính trung thực của nội dung tôi trình bày trong luận văn này. TP.HCM, ngày 10 tháng 4 năm 2019 Tác giả Huỳnh Ngọc Dung
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU TÓM TẮT ASTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................. 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 2 1.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ............................................................ 3 1.5. Kết luận và hàm ý ........................................................................................ 4 1.6. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ, THỊ TRƯỜNG TỰ DO VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỞI NGHIỆP ................................................................................................................ 6 2.1. Tổng quan lý thuyết về Tinh thần khởi nghiệp ............................................ 6 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 6 2.1.2. Tiêu chí đo lường tinh thần khởi nghiệp ............................................... 7 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng thể chế, thị trường tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến tinh thần khởi nghiệp: ............. 9 2.2.1. Khởi nghiệp và chất lượng thể chế ........................................................ 9 2.2.2. Khởi nghiệp và thị trường tự do .......................................................... 11 2.2.3. Khởi nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................ 15
- 2.3. Thực trạng khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017: ........................................................................................................................ 17 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 23 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 23 3.2. Mô tả biến và dữ liệu ................................................................................. 26 3.2.1. Biến phụ thuộc ..................................................................................... 26 3.2.2. Hạn chế của việc sử dụng mật độ gia nhập mới là biến phụ thuộc ..... 27 3.2.3. Các biến độc lập ................................................................................... 27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34 4.1. Thống kê mô tả .......................................................................................... 34 4.2. Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình .............................. 36 4.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến............................................................ 37 4.4. Kiểm định lựa chọn mô hình ..................................................................... 38 4.5. Kiểm định khuyết tật của mô hình ............................................................. 40 4.6. Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS ............................................ 41 4.7. Kết quả hồi quy về sự tương tác giữa FDI và chất lượng thể chế lên tinh thần khởi nghiệp................................................................................................ 44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................. 47 5.1. Kết luận: ..................................................................................................... 47 5.2 Khuyến nghị chính sách .............................................................................. 48 5.2.1. Đối với các quốc gia mới nổi và đang phát triển ở Châu Á ................... 48 5.2.2. Đối với Việt Nam .................................................................................... 49 5.3. Điểm hạn chế của đề tài ............................................................................. 51 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GEM Nghiên cứu chỉ số khởi nghiệp toàn cầu IEF Các chỉ số của thị trường tự do IMF Quỹ tiền tệ quốc tế OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế The World Bank Ngân hàng thế giới TEA Tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự UNCTAD Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WGI Các chỉ số quản trị toàn cầu
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu 2.1. Tỷ lệ Khởi sự kinh doanh ở Việt Nam so với các nước trên thế giới Biểu 2.2. tỷ lệ từ bỏ kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam so với các nước trên thế giới Biểu 2.3. So sánh các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam với các nước trong khu vực Biểu 2.4. Chỉ số tự do Kinh doanh của Việt Nam so với một số nước trong khu vực Bảng 3.1. Mẫu các quốc gia trong bài nghiên cứu Bảng 3.2. Mô tả các chỉ số thành phần quản trị toàn cầu Bảng 3.3. Mô tả các biến trong mô hình Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả theo biến Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Hausman của mô hình Bảng 4.6. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình Bảng 4.7. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi Bảng 4.8. Kết quả theo phương pháp FGLS Bảng 4.9. Sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI đến tinh thần khởi nghiệp
- TÓM TẮT Đây là bài nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và thị trường tự do tác động đến tinh thần khởi nghiệp. Nghiên cứu này phân tích tinh thần khởi nghiệp ở thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS, số liệu được thu thập từ năm 2006 đến năm 2016 ở 39 quốc gia khu vực Châu Á được thu thập từ “The World Bank Entrepreneurship Snapshots” để xem xét sự kết nối giữa thành lập doanh nghiệp với chất lượng thể chế, thị trường tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng thể chế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tương quan dương đến tinh thần khởi nghiệp. Tự do kinh doanh và tự do tài khóa có tác động tiêu cực đến tinh thần khởi nghiệp, mặt khác, tự do thương mại quốc tế có tác động tích cực đến tinh thần khởi nghiệp. Các biến kiểm soát được thêm vào để củng cố kết quả nghiên cứu là GDP bình quân đầu người (GDPP), tín dụng nội địa khu vực tư nhân và tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu có tương quan dương với biến phụ thuộc. Đồng thời, tác giả tìm ra bằng chứng về sự cộng hưởng giữa chất lượng thể chế và FDI đến tinh thần khởi nghiệp. Từ khóa: Tinh thần khởi nghiệp, Chất lượng thể chế, Thị trường tự do, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- ABSTRACT This study investigates the relationship between foreign direct investment, institutional quality and economic freedom affect to entrepreneurship. This study analyzes the entrepreneurship in emerging markets. The results are based on a panel study of data by Feasible Generlized Least Square model, from 2006 to 2016 for 39 countries in Asia, using as its source "The World Bank Entrepreneurship Snapshots" to look at the connection between business creation, institutional quality, market freedom and foreign direct investment. Research results show that institutional quality and foreign direct investment to create business. Business freedom and fiscal freedom have a negative on entrepreneurship, on the other hand, trade freedom has a positive and significant on business creation. Control variables are added to reinforce the research results: GDP per capita (GDPP), merchandise traded as percentage of the GDP and domestic credit to the private sector have a positive on dependent variable. At the same time, the author finds evidence of interact between institutional quality and FDI to entrepreneurship. Keywords: entrepreneurship, institutional quality, economic freedom, FDI
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Một xã hội sẽ không phát triển và thịnh vượng nếu không có tinh thần khởi nghiệp (Bjørnskov và Foss, 2008). Tinh thần khởi nghiệp được xem là một trong những “cỗ xe chính” hay “động lực chính” của tăng trưởng kinh tế (Anokhin và cộng sự, 2008). Trong dài hạn, tinh thần khởi nghiệp góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc (Audretsch và cộng sự, 2006). Nghiên cứu của Baumol và Strom (2007) cho rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân. Khởi nghiệp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của một quốc gia vì doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và tạo ra công ăn việc làm (Davidsson, 1995). Vì vậy, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, nhất là các nước đang phát triển, còn trong giai đoạn cần sự bức phá để khẳng định vị thế. Đã có nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tinh thần khởi nghiệp và kết luận chất lượng thể chế thúc đẩy doanh nhân tạo ra doanh nghiệp (Desai và cộng sự, 2003; Spencer và Gómez, 2003; Aidis và cộng sự, 2008; Echeverry và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, Lý thuyết kinh tế cổ điển nhấn mạnh tầm quan trọng của một thị trường tự do đối với sự phát triển (Smith: 1776; Ricardo: 1821). Đã có một số nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa thị trường tự do và tinh thần khởi nghiệp (Bjørnskov và Foss, 2008; Sobel et. al., 2007), tuy nhiên các nghiên cứu xem xét dữ liệu trong một năm hoặc nghiên cứu ở các quốc gia thuộc tổ chức OECD trong vài năm (Nyström, 2008), không tập trung vào các thị trường mới nổi và đang phát triển. Do vậy, nghiên cứu này cố gắng mở rộng mối quan hệ ở cấp độ kinh tế vi mô và phân tích kết nối giữa thị trường tự do và tinh thần khởi nghiệp ở thị trường mới nổi. Mặt khác, theo nghiên cứu của tác giả Gorg và Greenaway (2004) nghiên cứu về “Liệu các công ty trong nước có thực sự được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước
- 2 ngoài”, bằng các tổng hợp các nghiên cứu trước và dữ liệu thu thập được, tác giả nhận định rằng chính phủ hầu hết các quốc gia đều chú trọng việc ưu tiên thu hút FDI, đặc biệt trong các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi vì nó đem lại nguồn lực vốn đầu tư về cho quốc gia. Tác giả cũng đưa ra dẫn chứng rằng, đối với các quốc gia tiếp nhận, hấp thụ tốt từ công nghệ và kỹ năng quản lý của các công ty đa quốc gia sẽ trở thành kênh truyền dẫn giúp cho nền kinh tế tăng trưởng. Tương tự, nghiên cứu của Alguacil và cộng sự (2011) cho thấy rằng kết quả của sự không đồng nhất giữa các nước tiếp nhận FDI liên quan đến khả năng hấp thụ của mỗi quốc gia. Sự ổn định môi trường vĩ mô và chất lượng thể chế có tầm ảnh hưởng quan trọng khi đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế và chính phủ ở các nước sở tại cần có sự cải thiện về môi trường vĩ mô cũng như chất lượng thể chế để có thể thu được nhiều lợi ích hơn từ nguồn vốn FDI hơn là chỉ tập trung vào các chính sách thu hút FDI. Nhằm mục đích tìm ra mối tương quan giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế, thị trường tự do đối với tinh thần khởi nghiệp, thông qua đó sẽ góp phần đưa ra những bằng chứng thực nghiệm để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nhân, đặc biệt là khuyến nghị về cơ chế chính sách để phát triển tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam. Kế thừa nghiên cứu của Echeverry và cộng sự (2013), tác giả sử dụng dữ liệu là “số lượng công ty thành lập mới tính trên 1.000 công dân ở độ tuổi lao động” được thu thập từ “World Bank Entrepreneurship Snapshots” được xem là đại diện cho tinh thần khởi nghiệp. Bài viết nghiên cứu tương quan giữa chất lượng thể chế, thị trường tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến tinh thần khởi nghiệp của 39 quốc gia thuộc nhóm nước mới nổi và đang phát triển ở Châu Á, số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là chất lượng thể chế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố của thị trường tự do có tác động đến tinh thần khởi nghiệp ở các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực Châu Á giai đoạn 2006 – 2016 hay không. Bên cạnh đó, có tồn tại sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI đến tinh thần khởi
- 3 nghiệp ở các nước mới nổi và đang phát triển ở khu vực Châu Á hay không, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, chất lượng thể chế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các yếu tố của thị trường tự do tác động như thế nào đến tinh thần khởi nghiệp? Thứ hai, có tồn tại sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp hay không? 1.3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Dựa trên bài nghiên cứu: “Foreign direct investment, institution quality, economic freedom and entreopreneurship in emerging markets” của tác giả Echeverry và cộng sự, được đăng trên tạp chí Journal of Business Research năm 2013. Bài viết này sẽ nghiên cứu tác động của chất lượng thể chế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và thị trường tự do đến tinh thần khởi nghiệp bằng phương pháp hồi quy Pooled OLS, hồi quy các hiệu ứng cố định (FEM), hồi quy các hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhất. Dữ liệu được sử dụng của 39 quốc gia từ năm 2006 đến năm 2016. 1.4. Kết quả nghiên cứu Thông qua các phương pháp thống kê định lượng, bài nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế, các yếu tố của thị trường tự do tác động đến tinh thần khởi nghiệp ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển ở khu vực Châu Á. Bên cạnh đó, đã tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương tác giữa chất lượng thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động lên tinh thần khởi nghiệp. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã giải quyết vấn đề nghiên cứu được tác giả đưa ra ban đầu, từ đó khuyến nghị những chính sách sát thực cho thực trạng khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam.
- 4 1.5. Kết luận và hàm ý Do thời gian thực hiện tương đối ngắn, sự hạn chế về mặt số liệu và cách tiếp cận dữ liệu để đo lường biến tinh thần khởi nghiệp nên nghiên cứu có thể chưa phản ánh đầy đủ tác động của các yếu tố đến tinh thần khởi nghiệp, nhất là những nhân tố có tác động đến tinh thần khởi nghiệp nhưng chưa được đưa ra trong nghiên cứu. Những mặt còn tồn tại này cũng gợi ý cho các nghiên cứu sau phát triển và mở rộng phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đóng góp ý nghĩa nhất định trong việc giải thích một số khía cạnh sau: Thứ nhất, nghiên cứu đã xác định được mối quan hệ giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế, các yếu tố của thị trường tự do tác động đến tinh thần khởi nghiệp ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển ở khu vực Châu Á. Đồng thời, thông qua việc thêm vào các biến kiểm soát để làm chặt chẽ mối quan hệ giữa các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc. Thứ hai, thông qua mối quan hệ tác động của các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc và tương tác qua lại giữa các biến độc lập, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách ở Việt Nam. 1.6. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu cung về lý do, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp thực hiện, kết cấu của đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm về chất lượng thể chế, thị trường tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến khởi nghiệp; thực trạng khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- 5 Chương 5: Kết luận, nêu ra các điểm khác biệt cũng như những thiếu sót hạn chế của đề tài, khuyến nghị chính sách cho Việt Nam và các hướng nghiên cứu cần thực hiện trong tương lai.
- 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ, THỊ TRƯỜNG TỰ DO VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHỞI NGHIỆP 2.1. Tổng quan lý thuyết về Tinh thần khởi nghiệp 2.1.1. Khái niệm Theo nhà kinh tế học học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng tinh thần khởi nghiệp - tinh thần doanh nhân khởi nghiệp (entrepreneurship) được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp – “người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế. Kết quả của những hành động này là tạo nên những tổ chức mới hoặc góp phần tái tạo lại những tổ chức đã ‘già cỗi’. Hình thức rõ ràng nhất của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới.” (Drucker, 2011). Đồng thời, Lê Tấn Phước (2016) cho rằng cụm từ “tinh thần doanh nhân khởi nghiệp” đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực bao gồm cả chính trị, xã hội. Khi tinh thần doanh nhân khởi nghiệp được sử dụng để nói về các đơn vị hoặc tổ chức lớn, nó có nghĩa là xây dựng doanh nghiệp, bao gồm cả việc kinh doanh mạo hiểm. Theo như Shane và Ventakaraman (2000) tinh thần khởi nghiệp được chấp nhận rộng rãi là các hoạt động liên quan đến sự phát hiện, đánh giá và khai thác các cơ hội để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ mới, các phương thức quản lý, quy trình sản xuất mà trước giờ chưa hiện hữu. Trong khi đó, Eckhardt and Shane (2003) đề cập đến tinh thần khởi nghiệp thông qua hai hoạt động chính là thành lập doanh nghiệp mới và tự làm chủ. Để đánh giá ảnh hưởng của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp đối với nền kinh tế, quan niệm được các nhà nghiên cứu (Baumol, 1993; Schaltegger and Wagner, 2011; Alegre and Chiva, 2013) trích dẫn nhiều về tinh thần khởi nghiệp là ý tưởng của Schumpeter (1934) rằng người khởi nghiệp chính là những nhà đổi mới, thực hiện sự thay đổi trong thị trường thông qua: (i) giới thiệu hàng hóa và dịch vụ mới, (ii) phương thức sản xuất mới, (iii) tạo ra thị trường mới, (iv) nguồn cung nguyên liệu mới hay (v) thành lập tổ chức mới.
- 7 Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tinh thần khởi nghiệp được xem là một trong những động lực chính cho phát triển kinh tế và tạo ra sự thịnh vượng cho quốc gia (Pines và cộng sự, 2005; Audretsch và cộng sự, 2006). Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng, tinh thần khởi nghiệp không chỉ được đánh giá qua tiêu chí thành lập doanh nghiệp mới do chính cá nhân đó làm chủ mà còn liên quan đến tinh thần đổi mới khi nắm bắt và khởi xướng để phát triển một ngành dịch vụ hay sản phẩm mới ở một công ty hiện hành. Thông thường, yếu tố tinh thần khởi nghiệp được khởi xướng để phát triển một sản phẩm, dịch vụ hiện có khó được định lượng, đây cũng là khía cạnh còn khuyết trong bài nghiên cứu này khi không tìm thấy các tài liệu trước đây để sử dụng đo lường biến tinh thần khởi nghiệp. 2.1.2. Tiêu chí đo lường tinh thần khởi nghiệp Như đã trình bày, tinh thần khởi nghiệp không chỉ bó gọn trong khái niệm là bắt đầu kinh doanh mà còn hàm chứa sự khuyến khích, kích thích niềm đam mê sáng tạo kinh doanh để phát triển một ngành dịch vụ hay sản phẩm mới ở một công ty hiện hành. Do vậy, vấn đề đo lường, định lượng tinh thần khởi nghiệp là hết sức khó khăn, hiện nay có nhiều chỉ số sử dụng để đo lường tinh thần khởi nghiệp do các tổ chức trên thế giới xây dựng, trong đó nổi bật là: Đầu tiên, Chỉ số TEA (Total Early-stage Entrepreneurial Activity) là tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự theo khảo sát GEM được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây để đo lường tinh thần khởi nghiệp của các quốc gia. TEA đo lường tỷ lệ các cá nhân trong độ tuổi lao động tích cực tham gia khởi sự doanh nghiệp, bao gồm: các hoạt động kinh doanh đang khởi sự (dưới 3 tháng) và các hoạt động kinh doanh mới khởi sự thành công (dưới 3.5 năm). Phương pháp này đã được sử dụng trong nghiên cứu của Acs và Varga (2005), Bjørnskov và Foss (2007), Aidis và cộng sự (2008), Anokhin và Schule (2008), Dreher và Gassebner (2013). Thứ hai, chỉ số Tinh thần khởi nghiệp (Entrepreneurship Indicators Project) do OECD đề xuất bao gồm các tiêu chí đo lường tinh thần khởi nghiệp của một quốc gia
- 8 thông qua: tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp, tỷ lệ hoạt động kinh doanh cá thể, tỷ lệ sống sót của các doanh nghiệp thông qua số lượng doanh nghiệp thành lập mới và đóng cửa hàng năm,…Tùy vào mục tiêu nghiên cứu của tác giả, mà các chỉ tiêu do OECD đề xuất có thể được điều chỉnh và lựa chọn cách tiếp cận để giúp việc đo lường tinh thần khởi nghiệp được hiệu quả hơn. Có nhiều nghiên cứu sử dụng các tiêu chí của OECD để đo lường tinh thần khởi nghiệp, phải kể đến Estrin và Mickiewiccz (2010) đã đo lường tinh thần khởi nghiệp bằng tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng cao trong 5 năm tới; Avnimelech và cộng sự (2011) thu thập số lượng doanh nhân mới trên tổng dân số để đo lường tinh thần khởi nghiệp; Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tính trên 1.000 dân số cũng được Santarelli và Tran (2012) xem xét để đại diện cho tinh thần khởi nghiệp; ngoài ra còn có Kshetri và Dholakia (2011) xem xét yếu tố nhận thức khả năng kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân để đo lường tinh thần khởi nghiệp. Ngoài ra, các quốc gia ở Châu Âu đo lường tinh thần khởi nghiệp thông qua ngân sách chi cho đổi mới sáng tạo hàng năm. Jaumotte và Pain (2005), Shanks và Zheng (2006) đã sử dụng tiêu chí chi tiêu cho hoạt động R&D để đo lường đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tinh thần khởi nghiệp. Do các đặc điểm biểu hiện cho tinh thần khởi nghiệp bên trong công ty để sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới khó có thể đo lường được, để lượng hóa tinh thần khởi nghiệp và thuận tiện trong việc thu thập số liệu, tác giả kế thừa theo nghiên cứu của Echeverry và cộng sự (2013), đo lường tinh thần khởi nghiệp thông qua “số lượng công ty thành lập mới tính trên 1.000 người ở độ tuổi lao động” được thu thập từ “World Bank Entrepreneurship Snapshots” của World Bank.
- 9 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về chất lượng thể chế, thị trường tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến tinh thần khởi nghiệp: 2.2.1. Khởi nghiệp và chất lượng thể chế Trong phần này, tác giả xem xét mối quan hệ giữa chất lượng thể chế đối với tinh thần khởi nghiệp thông qua các nghiên cứu trước đây. Đã có các nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại (Mudambi và Navarra, 2002; Hodgson, 2006) sử dụng cách tiếp cận của North (1990) về chất lượng thể chế. Theo North (1990) định nghĩa thể chế là những hạn chế chính thức và không chính thức do con người tạo ra để thiết lập trật tự chung của loài người. Các hình thức thể chế chính thức đề cập chủ yếu đến hiến pháp, các quy chế, quy tắc và quy định của chính phủ được cơ chế hóa và thực thi pháp luật; quan trọng nhất là nhà nước có quyền lực và khả năng cưỡng chế. North (1990) cũng cho rằng hình thức thể chế không chính thức bao gồm các quy tắc về truyền thống, các quy tắc ứng xử và các cơ chế xã hội được thực thi thông qua quan hệ giữa các cá nhân. Về mặt kinh tế, những quy tắc này tồn tại để tạo thuận lợi cho việc trao đổi, tăng sự tự tin giữa người tham gia kinh doanh và giảm chi phí giao dịch. Chất lượng thể chế phản ánh trình độ chính trị, bản chất chính trị của quốc gia và đó cũng là cơ sở để xã hội quyết định lựa chọn hoặc không lựa chọn nhà cầm quyền. Williamson (2000) đã mở rộng định nghĩa này và cho rằng sự tồn tại của các thực thể có tổ chức, các thủ tục pháp lý và cơ cấu pháp lý được xác định là các tham số trong mỗi xã hội. Thêm vào đó, Sautet (2005) cho rằng chất lượng thể chế quan trọng đối với hiệu quả hoạt động kinh tế. Để hiểu được hoạt động của các nền kinh tế, người ta phải nhìn vào bản chất của các thể chế chính thức (ví dụ như Hiến pháp Hoa Kỳ được công khai minh bạch) và không chính thức (ví dụ các quy tắc ứng xử lịch sự tối thiểu đối với người cao tuổi) hoạt động ra sao vì các quy tắc này ảnh hưởng đến loại hình hoạt động kinh doanh diễn ra. Do vậy, tồn tại mối tương quan giữa thể chế và tinh thần khởi nghiệp.
- 10 Nghiên cứu khác của Hodler (2009) cho rằng bảo vệ quyền sở hữu là nền tảng cho quá trình khởi nghiệp vì nó cho phép các doanh nhân tận hưởng thành quả lao động của mình Một mặt, các nhà đầu tư có thể có một nỗi sợ hãi rằng họ có thể không hồi phục bất cứ điều gì nếu một doanh nhân hành động một cách cơ hội hoá. Mặt khác, các doanh nhân có thể lo sợ rằng ý tưởng của họ có thể bị đánh cắp bởi một nhà đầu tư khác có nguồn tài chính mạnh mà không hề đóng góp vào sự nghiệp. Như vậy, khi quyền sở hữu được đảm bảo thì thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngược lại, bảo vệ quyền sở hữu kém gây cản trở tăng trưởng kinh tế, ngăn cản các cá nhân khởi nghiệp và làm giảm sự tham gia của họ trong các dự án phát triển trong tương lai (Parker, 2007). Các nghiên cứu trước cho thấy tinh thần khởi nghiệp không phát triển khi mà chất lượng thể chế không tốt, thực thi pháp luật yếu kém và mức độ tham nhũng cao. Những hiện tượng này gây bất lợi cho hoạt động khởi nghiệp trên nhiều phương diện. Nghiên cứu của Barkhatova (2000), Aidis và Mickiewicz (2006) cho thấy một môi trường mà kiểm soát tham nhũng thấp hay chất lượng thể chế thấp tồn tại sẽ không thu hút những người khởi nghiệp chân chính vào lĩnh vực kinh doanh. Đồng tình với quan điểm trên, Aidis và Adachi (2007); Aidis và cộng sự (2008); Aidt (2009) cho rằng ở những nơi chất lượng pháp lý thấp và tham nhũng cao, các doanh nhân nhận thấy sự hỗ trợ chính trị là rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển kinh doanh của họ. Do đó, sẽ không có động lực đối với người khởi nghiệp trung thành – doanh nhân khởi nghiệp chân chính, không bắt tay với tham nhũng có cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. Ngược lại, việc kiểm soát tham nhũng thấp thể hiện sự bất lực của nhà nước là cơ hội kinh doanh của nhóm người hoạt động phi pháp, lúc này khởi nghiệp của doanh nhân không mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Một hướng tiếp cận khác theo lý thuyết cổ điển của tác giả DiMaggio và Powell (1983), North (1990) thì cho rằng tùy thuộc vào quy mô, sức mạnh của nền kinh tế và phong tục văn hóa của quốc gia, không có sự nhất quán trong quy tắc hoạt động trên các nền văn hóa, nó kích thích một số nhóm trong khi tác động bất lợi đến các nhóm khác. Đầu tiên, ở các quốc gia có chất lượng thể chế hoạt động không tốt - ví dụ ở các
- 11 nền kinh tế đang phát triển hoặc tình trạng chính trị bất ổn - chất lượng thể chế sẽ không đủ mạnh để đảo ngược xu hướng này và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Điều này có khả năng ngăn cản các doanh nhân tiềm năng thiết lập một doanh nghiệp khi họ nhận thức và cân nhắc các rủi ro. Tóm lại, hoạt động khởi nghiệp của doanh nhân ngoài chịu ảnh hưởng của việc bảo vệ quyền sở hữu của các cổ đông trong doanh nghiệp, thì các vấn đề về thể chế như cảnh sát, tòa án, chính quyền, bảo vệ lợi ích của khu vực tư nhân phát triển và tạo điều kiện khi mà các hợp đồng được kí kết và hơn nữa tham nhũng phải được loại bỏ. Để đo lường mức độ chất lượng thể chế tác động đến các công ty khởi nghiệp, Kaufmann và cộng sự (2010) đã đưa ra bộ chỉ số để đo lường, phục vụ cho việc đánh giá chất lượng thể chế, thông qua: (1) cách thức chính phủ được bầu, theo dõi và thay thế nếu cần thiết; (2) các khả năng của chính phủ để đưa ra và thực hiện chính sách tốt; và (3) sự quan tâm của công dân và của chính phủ đối với các tổ chức quản lý tương tác kinh tế và xã hội. Đây là cách tác giả tiếp cận trong bài nghiên cứu này để đo lường chất lượng thể chế. 2.2.2. Khởi nghiệp và thị trường tự do Tác giả Kirzner (1992) xem xét một thị trường tự do bao gồm nguyên tắc pháp lý, chính trị, hiến pháp, và nguyên tắc kinh tế hầu hết sẽ tác động đến tinh thần khởi nghiệp của các doanh nhân. Lý thuyết kinh tế cổ điển nhấn mạnh tầm quan trọng của một thị trường tự do để phát triển (Smith: 1776; Ricardo: 1821) trong khi một số nghiên cứu cho thấy rằng thị trường tự do góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và loại bỏ bất bình đẳng trong thu nhập (Doucouliagos và Ulubasoglu, 2006; Berggren 1999, 2003; Carter, 2007). Nghiên cứu này nỗ lực mở rộng mối quan hệ đó ở cấp độ kinh tế vi mô và phân tích kết nối giữa một thị trường tự do và khởi nghiệp trong các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á, khi mà các nghiên cứu trước đây không nghiên cứu về nhóm quốc gia này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn