intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

120
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và tình hình thu hút FDI của Hàn quốc trên địa bàn tỉnh, vai trò và những đóng góp của các dự án FDI Hàn quốc đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hàn quốc vào tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO BẮC NINH Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN VIẾT CƯỜNG Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO BẮC NINH Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN VIẾT CƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS.NGUYỄN QUANG MINH Hà Nội - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Minh. Các số liệu sử dụng để phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo quy định và được tôi ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan, và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Trong luận văn, tôi còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các cơ quan, tổ chức và tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, Ngày 30 tháng 3 năm 2018 NGUYỄN VIẾT CƯỜNG
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này một cách hoàn chỉnh, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa Sau Đại học, trường Đại học Ngoại thương đã giảng dạy, giúp em trang bị tri thức và tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn Thạc sĩ. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ này một cách hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2018 Học viên NGUYỄN VIẾT CƯỜNG
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ................................................................................................ 6 1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................ 6 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................6 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...........................................7 1.1.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................9 1.1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................13 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương .................................................................................................................. 16 1.2.1. Môi trường quốc tế ..............................................................................16 1.2.1.1. Tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội trên thế giới ....................... 16 1.2.1.2. Xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới ...... 17 1.2.1.3. Chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư .......................................... 18 1.2.2. Môi trường đầu tư của Quốc gia tiếp nhận đầu tư ............................18 1.2.2.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Quốc gia ........................................................................................................ 18 1.2.2.2. Tình hình hội nhập của quốc gia ................................................... 20 1.2.2.3. Môi trường Chính trị - Xã hội ........................................................ 20 1.2.2.4. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô .............................................. 21 1.2.2.5. Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà nước có hiệu quả ........................................................................................................ 21 1.2.3. Môi trường đầu tư của địa phương thu hút vốn đầu tư ....................22 1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 22 1.2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng .................................................................. 22
  6. 1.2.3.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương ........................................................................................................ 23 1.2.3.4. Chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương ................................. 23 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..... 25 1.3.1. Chỉ tiêu liên quan đến quy mô và cơ cấu đầu tư ................................25 1.3.1.1. Quy mô đầu tư và số dự án đầu tư ................................................. 25 1.3.1.2. Cơ cấu đầu tư ................................................................................. 26 1.3.2. Chỉ tiêu liên quan đến kết quả thực hiện ...........................................26 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO BẮC NINH ...................................................... 27 2.1. Tiềm năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Bắc Ninh................................................................................................................ 27 2.1.1. Mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn quốc..........................................27 2.1.2. Chiến lược đầu tư của Hàn quốc tại Việt Nam ..................................28 2.1.3. Giới thiệu về tỉnh Bắc Ninh.................................................................31 2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 31 2.1.3.2. Tình hình xã hội ............................................................................. 32 2.1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................ 34 2.1.4. Môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn quốc nói riêng của Bắc Ninh ..............37 2.1.4.1. Chính sách thu hút FDI của Bắc Ninh ........................................... 37 2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh .......................................................... 39 2.1.4.3. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh ....................... 45 2.1.5. Xu hướng vận động của dòng vốn FDI Hàn quốc vào Bắc Ninh .....48 2.2. Phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn quốc vào Bắc Ninh ............................................................................................... 49
  7. 2.2.1. Quy mô đầu tư và số dự án đầu tư ......................................................49 2.2.2. Cơ cấu đầu tư .......................................................................................53 2.2.3. Các hình thức đầu tư ...........................................................................54 2.2.4. Trình độ công nghệ và quản lý...........................................................55 2.2.5. Đóng góp của các dự án FDI Hàn quốc đối với tỉnh .........................56 2.2.5.1. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh ........................................................................................................ 56 2.2.5.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp ........................................................................................... 57 2.2.5.3. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu ............................................. 59 2.2.5.4. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng .............................................................................. 61 2.2.5.5. Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước ........................................ 62 2.2.6. Hoạt động của một số dự án điển hình...............................................63 2.2.6.1. Dự án Samsung điện tử (Samsung Electronics Việt Nam) ............ 64 2.2.6.2. Dự án Samsung Display Việt Nam ................................................. 65 2.3. Đánh giá chung về tình hình ..................................................................... 67 2.3.1. Những kết quả đã đạt được .................................................................67 2.3.2. Những vấn đề còn tồn đọng và nguyên nhân.....................................68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỒN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................... 71 3.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương .................................................................................................................. 71 3.1.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh ..................71 3.1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI tại tỉnh Bình Dương.................................72
  8. 3.1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI tại tỉnh Đồng Nai .....................................73 3.2. Mục tiêu và định hướng thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bắc Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ................................................ 74 3.2.1. Quan điểm và Mục tiêu phát triển Kinh tế-Xã hội của Bắc Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ..............................................................74 3.2.2. Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn quốc của Bắc Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ..............75 3.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Bắc Ninh ..................................................................................................................... 76 3.4. Giải pháp đề xuất đối với Tỉnh để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn quốc vào Bắc Ninh .............................................................. 78 3.4.1. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý ...............................................................................................................78 3.4.2. Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư .......................................80 3.4.3. Tăng cường công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng ............80 3.4.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................................81 3.4.5. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư .........82 3.4.6. Quản lý giám sát, hỗ trợ dự án trước và sau cấp phép ......................85 3.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước .......................................................... 87 3.5.1. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư ...........................................................87 3.5.2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................................................................................88 3.5.3. Một số kiến nghị khác..........................................................................89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. i PHỤ LỤC .................................................................................................................... i
  9. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Giải thích STT Tên Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh 1 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment 2 NĐT Nhà đầu tư 3 KCN Khu công nghiệp 4 TTNN Trực tiếp nước ngoài 5 DN Doanh nghiệp 6 ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 CNTT Công nghệ thông tin 8 ĐTNN Đầu tư nước ngoài Chỉ số năng lực cạnh tranh Provincial 9 PCI cấp tỉnh Competitiveness Index 10 TNDN Thu nhập doanh nghiệp Công nghiệp hóa-Hiện đại 11 CNH-HĐH hóa 12 KCX Khu chế xuất Tổng sản phẩm nội địa của Regional gross domestic 13 RGDP Địa phương product 14 CNĐT Chứng nhận đầu tư 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 NH-TCTD Ngân hàng-Tổ chức tín dụng 17 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 18 BVĐK Bệnh viện đa khoa Ngân hàng thương mại cổ 19 NHTMCP phần 20 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 21 DNLD Doanh nghiệp liên doanh
  10. ii 22 SXCN Sản xuất công nghiệp Hợp đồng hợp tác kinh Business Cooperation 23 BCC doanh Contract Xây dựng-Kinh doanh- Build-Operate-Transfer 24 BOT Chuyển giao Xây dựng-Chuyển giao-Kinh Build-Transfer-Operate 25 BTO doanh 26 BT Xây dựng-Chuyển giao Build-Transfer
  11. iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU STT Số Bảng Tên Bảng Trang 1 Bảng 1.1 Trọng số của các chỉ số thành phần trong PCI 24 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện 2 Bảng 2.1 35 hành giai đoạn 2015-2017 Hoạt động ngoại thương trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 5 Bảng 2.2 36 2015-2017 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh giai 6 Bảng 2.3 46 đoạn 2010-2017 Bảng tổng hợp kết quả chỉ số thành phần của Bắc Ninh 7 Bảng 2.4 47 giai đoạn 2012-2017 Tỷ trọng nguồn vốn FDI của Hàn quốc tại Bắc Ninh 8 Bảng 2.5 50 giai đoạn 2011-10/11/2017 Cơ cấu ngành đầu tư của các Dự án FDI Hàn quốc tại 9 Bảng 2.6 53 Bắc Ninh lũy kế đến 11/2017 Cơ cấu hình thức đầu tư của các Dự án FDI Hàn quốc 10 Bảng 2.7 55 trên địa bàn tỉnh tính đến 11/2017 Đóng góp của FDI Hàn quốc đối với Bắc Ninh giai 11 Bảng 2.8 57 đoạn 2013-10/11/2017 Cơ cấu RGDP theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Bắc 12 Bảng 2.9 58 Ninh giai đoạn 2013-10/11/2017 Giá trị sản xuất Công nghiệp của Các dự án FDI Hàn 13 Bảng 2.10 quốc theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai 59 đoạn 2013-10/11/2017 Giá trị Xuất khẩu của các Dự án FDI Hàn quốc trên địa 14 Bảng 2.11 60 bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-10/11/2017 Tỷ lệ lao động trong các Dự án FDI Hàn quốc trên địa 15 Bảng 2.12 62 bàn tỉnh giai đoạn 2013-10/11/2017
  12. iv Đóng góp Ngân sách nhà nước của các Dự án FDI Hàn 16 Bảng 2.13 63 quốc tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-10/11/2017
  13. v DANH MỤC HÌNH VẼ STT Số hình Tên hình Trang 1 Hình 2.1 Sơ đồ tỉnh Bắc Ninh 31 Biểu đồ thể hiện sự gia tăng của các Dự án FDI Hàn 2 Hình 2.2 quốc tại Bắc Ninh và vốn đăng ký mới, cấp thêm giai 51 đoạn 2013-10/11/2017 3 Hình 2.3 Sơ đồ các KCN tại tỉnh Bắc Ninh đến hết năm 2017 54
  14. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu về tình hình thu hút nguồn vốn FDI của Hàn quốc vào Bắc Ninh và đạt được một số kết quả sau: Tại chương 1: Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng những chỉ tiêu đánh giá cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để làm cơ sở phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Hàn quốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đồng thời định hướng một số giải pháp mạnh thu hút trong giai đoạn tới. Tại chương 2: Trước hết tác giả đi sâu phân tích những tiềm năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn quốc tại Bắc Ninh dựa trên cơ sở lý luận tại Chương 1 như về mối quan hệ song phương Việt Nam-Hàn quốc, điều kiện tự nhiên, xã hội, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, những chính sách thu hút FDI của tỉnh, tình hình cơ sở hạ tầng của tỉnh và chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh so với những địa phương khác tại Việt Nam. Trên cơ sở lý luận và tiềm năng thu hút FDI Hàn quốc tại Bắc Ninh tác giả đã phân tích thực trạng tình hình thu hút nguồn vốn FDI của Hàn quốc tại tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu từ 2013-đến năm 2017. Khi phân tích thực trạng, tác giả đã phân tích những chỉ tiêu đánh giá việc thu hút như quy mô đầu tư, cơ cầu đầu tư, các hình thức đầu tư cùng những số liệu cụ thể minh chứng để người đọc có cái nhìn hoàn thiện về thực trạng thu hút nguồn vốn FDI Hàn quốc của tỉnh. Ngoài ra, tại chương này tác giả cũng đã phân tích và cập nhập những số liệu về vai trò, những đóng góp của nguồn vốn FDI Hàn quốc trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng đã giới thiệu một số dự án điển hình của các dự án FDI Hàn quốc đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và những hiệu ứng, cơ hội mà những dự án này sẽ đem lại trong việc thu hút FDI Hàn quốc trong giai đoạn tới. Cuối cùng, tại chương này, sau khi phân tích thực trạng tác giả đã chỉ ra những kết quả đã đạt được của các dự án FDI Hàn quốc tại tỉnh cùng những vấn đền còn tồn
  15. vii đọng cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn đọng này nhằm đề xuất một số giải pháp khắc phục. Tại chương 3: Trên cơ sở lý luận chung tại chương 1, phân tích thực trạng tại chương 2, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp kiến nghị để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI của Hàn quốc cho giai đoạn tới. Trước hết, tác giả đã tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI của một số địa phương nhiều năm liền dẫn đầu về việc thu hút nguồn vốn FDI như Tp. Hồ chí minh, Bình Dương, Đồng Nai làm cơ sở bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh. Sau đó tác giả đã trình bày về mục tiêu và định hướng thu hút FDI của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để có thể đưa ra giải pháp bám sát theo định hướng này và định hướng của nhà nước. Tác giả cũng đã phân tích những thuận lợi và khó khăn của tỉnh trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ Hàn quốc vào Bắc Ninh. Trên cơ sở lý luận tại chương 1, phân tích thực trạng tại chương 2, cùng những kinh nghiệm thu hút của một số địa phương và mục tiêu định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh, những thuận lợi khó khăn trong việc thu hút, tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với tỉnh và phía nhà nước để đẩy mạnh thu hút trong giai đoạn tới. Tại đây tác giả đã nhấn mạnh một số giải pháp rất hiệu quả, trong đó cũng đã được nhiều địa phương áp dụng như: Nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, vấn đề này cũng là một trong những tiêu chí xác định chỉ số PCI và được các nhà đầu tư quan tâm. Hay việc thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư, tăng cường công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư và việc quản lý giám sát, hỗ trợ dự án trước và sau cấp phép. Về phía nhà nước, tác giả cũng đã phân tích và nhấn mạnh việc hoàn thiện pháp luật về đầu tư, tránh hiện tượng chồng chéo, đồng thời chỉ ra việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng những kiến nghị khác.
  16. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, được tách ra từ tỉnh Hà Bắc năm 1997 có xuất phát điểm là một nền kinh tế thuần nông. Trải qua hơn 20 năm phát triển, với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, Bắc Ninh đã có sự phát triển ấn tượng về phát triển kinh tế-xã hội, nhiều năm liền có các các chỉ tiêu kinh tế-xã hội vượt so với kế hoạch đề ra với mức tăng trưởng rất lớn. Đến nay, về cơ bản Bắc Ninh đã trở thành một tỉnh công nghiệp. Đóng góp vào sự thắng lợi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh là sự xuất hiện của các dự án FDI. Nổi bất trong khu vực FDI vẫn là những dự án FDI của Hàn quốc khi họ là những đối tác lớn nhất không chỉ của Việt Nam mà còn toàn tỉnh Bắc Ninh. Hiện tại Hàn quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu trong khu vực FDI tại Bắc Ninh. Việt Nam đã và đang ngày càng tiến hành hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với tỉnh Bắc Ninh trong thu hút FDI trong giai đoạn tới khi cạnh tranh thu hút giữa các địa phương trong lãnh thổ nước ta ngày càng mạnh mẽ, các địa phương đều nhận thức được rõ vai trò của nguồn vốn này trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nên đều mong muốn đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này. Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn có cho mình những lợi thế nhất định, đặc biệt trong việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI của Hàn quốc. Bởi lẽ, thứ nhất Hiệp định thương mại tự do VKFTA giữa Việt Nam và Hàn quốc đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2015. Thứ hai, Hàn quốc hiện có tập đoàn Samsung mang thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh, đây là cơ hội để Bắc Ninh thu hút các Doanh nghiệp vệ tinh khác và đẩy mạnh ngành công nghiệp phụ trợ. Nhằm tìm hiểu, phân tích về thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của Hàn quốc tại Bắc Ninh, những thuận lợi, khó khăn của Bắc Ninh trong việc thu hút nguồn vốn này để có thể đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh thu hút trong giai đoạn tới tác giả lựa
  17. 2 chọn đề tài: “ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO BẮC NINH” 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Làm rõ cơ sở lý luận và tình hình thu hút FDI của Hàn quốc trên địa bàn tỉnh, vai trò và những đóng góp của các dự án FDI Hàn quốc đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút FDI của Hàn quốc vào tỉnh Bắc Ninh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là Hệ thống lại cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN), Phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài của Hàn quốc tại Bắc Ninh. Trên cơ sở lý luận về FDI, những hạn chế còn tồn đọng trong việc thu hút FDI của Hàn quốc cùng với kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương, tác giả đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút FDI nói chung và FDI của Hàn quốc nói riêng trong giai đoạn tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thu hút nguồn vốn FDI của Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Không gian: Nghiên cứu, phân tích tình hình thu hút FDI của Hàn quốc vào các KCN tại tỉnh Bắc Ninh. Thời gian: Nghiên cứu tập trung vào thực trang thu hút FDI Hàn quốc của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-10/11/2017. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến 2025. 4. Tình hình nghiên cứu Kể từ ngày thành lập tỉnh (01/1/1997), với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông với cơ cấu nông nghiệp đạt tới 45,1%. Trải qua hơn 20 năm phát triển, với sự nỗ lực phấn đấu của tỉnh, tầm nhìn chiến lược, phát huy nội lực tận dụng lợi thế vùng với địa thế vành đai phát triển công nghiệp và vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh đã có bước phát triển ấn tượng về kinh tế - xã hội. Đặc biệt nhiều năm liền nằm trong
  18. 3 nhóm dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp, thu hút ĐTTTNN và có nguồn thu ngân sách lớn. Trong đó, đó Khu vực FDI đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Môi trường đầu tư hấp dẫn cũng đã thu hút nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực FDI vào tỉnh Bắc Ninh đến từ các trường Đại học khác nhau. Đầu tiên phải kể đến Luận án của tác giả Dư Vân Nga với đề tài: “Đánh giá vai trò của hoạt động FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội tại Bắc Ninh” được bảo vệ năm 2007 tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về FDI như khái niệm, phân loại cũng như phân tích vai trò hay những đóng góp của nguồn vốn FDI này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2007. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào Bắc Ninh cho giai đoạn tới. Có thể thấy, đây là công trình nghiên cứu khá kỹ lưỡng và tỉ mỉ của tác giả về vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của một tỉnh. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này nghiên cứu về FDI nói chung chứ không phải về một quốc gia cụ thể nên so với luận văn của tác giả là khác nhau. Thứ hai có thể kể đến Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Mai Liên với đề tài “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh” được bảo vệ tại đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2006. Công trình nghiên cứu này của tác giả ngoài việc hệ thống lại cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã phân tích sâu về hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá thương hiệu của Bắc Ninh. Tuy đã đề cập đến thực trạng thu hút FDI nhưng việc đề cập chỉ mang tính chất đánh giá, giới hạn không gian là các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngoài ra đề tài cũng phân tích hoạt động và thực trạng thu hút FDI nói chung chứ không phân tích sâu về một quốc gia cụ thể nên đối tượng nghiện cứu khác với luận văn của tác giả. Thứ ba là đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh với chủ đề: “Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh-Thực trạng và giải pháp”, được bảo vệ năm 2009. Đề tài này bổ sung thêm cho đề tài của tác giả
  19. 4 Nguyễn Mai Liên khi phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động đầu tư nước ngoài. Thứ tư là đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tình với chủ đề: “Thu hút FDI vào Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp”. Đề tài này đã phân tích khá chi tiết cơ sở lý luận về FDI như khái niệm, đặc điểm và các hình thức của FDI cùng những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương. Tác giả cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá việc thu hút FDI. Ngoài ra, dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về FDI, tác giả cũng đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI của Bắc Ninh, phân tích thực trạng thu hút FDI nói chung trên địa bàn tỉnh, đồng thời có đề cập đến khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tác giả cũng đã nêu lên mục tiêu, định hướng thu hút FDI vào Bắc Ninh đến năm 2030, đồng thời đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh trong giai đoạn tới. Tuy nhiên cả 4 đề tài trên đều khác đề tài của Tác giả bởi lẽ đều tập trung phân tích về tình hình thu hút FDI nói chung trên địa bàn tỉnh mà không phân tích cụ thể về một quốc gia mà ở đây là Hàn quốc. Do vậy, đề tài của tác giả là không trùng lặp với các đề tài trước đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu. Trong Luận văn, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập, tổng hợp, phân tích lý thuyết, tài liệu. Phương pháp nghiên cứu thực tế: Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu đã được công bố,… 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, Danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng, Danh mục hình vẽ, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục kèm theo, kết cấu của luận văn gồm 3 Chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO BẮC NINH
  20. 5 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VỒN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2