Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
lượt xem 6
download
Đề đài góp phần luận giải về vai trò của KCN, KCX trong việc thu hút nguồn vốn FDI; nhận xét, đánh giá về thực trạng thu hút FDI tại các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI tại các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN VĂN BUỐT ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Đề tài: NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP,KHU CHẾ XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ. HOÀNG AN QUỐC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN VĂN BUỐT ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Đề tài: NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. ........................................................................ 2 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................... 3 LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGÒAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 1.1. Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) ............................. 8 1.1.1 Khái niệm và những nhân tố thúc đẩy thu hút FDI .............................. 8 1.1.2 Tầm quan trọng và lợi ích của việc thu hút FDI ................................. 11 1.1.3 Mặt trái của việc thu hút nguồn vốn FDI ........................................... 14 1.2. KCN, KCX và vấn đề thu hút nguồn vốn FDI .............................................. 16 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm KCN, KCX ................................................. 16 1.2.2 Vai trò của KCN, KCX trong việc thu hút FDI .................................. 18 1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam .............. 19 1.3. Kinh nghiệm phát triển KCN,KCX nhằm thu hút vốn FDI của một số nước trong khu vực ....................................................................................................... 21 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................ 21 1.3.2 Kinh nghiệm của Đài Loan ............................................................... 23 1.3.3 Kinh nghiệm của Malaysia ................................................................ 26 1.3.4 Bài học đối với Việt Nam ................................................................. 28
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGÒAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh Tây Ninh ............. 31 2.1.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên ........................................................... 31 2.1.2 Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội ................................................. 33 2.2 Thực trạng thu hút FDI vào các KCN,KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .......... 39 2.2.1 Sự hình thành, phát triển các KCN, KCX trên địa bàn Tây Ninh ...... 39 2.2.2Thực trạng thu hút FDI vào các KCN,KCX trên địa bàn tỉnhTây Ninh42 2.2.2.1 Giai đoạn từ năm 2000 đến hết năm 2007 ............................. 43 2.2.2.2 Giai đoạn từ năm 2008 đến hết năm 2010 ............................. 45 2.3 Một số nhận xát – Đánh giá ............................................................................ 48 2.3.1 Những thành tựu ............................................................................... 48 2.3.2 Một số hạn chế , bất cập .................................................................... 52 2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập ............................. 54 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGÒAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 3.1 Những quan điểm cơ bản .............................................................................. 59 3.2. Phương hướng, mục tiêu................................................................................ 62 3.2.1 Phương hướng .................................................................................... 62 3.2.2 Mục tiêu............................................................................................... 63 3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI tại các KCN,KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ............................................................................ 64 3.3.1Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển KCN,KCX và
- thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ....................................................... 64 3.3.2 Phát triển và hòan thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX ..... 66 3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu họat động của các KCN, KCX .................................................................................................. 68 3.3.4. Giải quyết thỏa đáng các lợi ích người dân, tăng cường liên kết giữa tỉnh Tây Ninh với các địa phương khác trong vùng ............................... 69 KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 74
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài CNH: Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa KCN :Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất TANIZA : Ban quản lý các khu công nghiệp Tây Ninh WTO : Tổ chức thương mại thế giới IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế GDP: Tổng sản phẩm quốc nội KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía nam R&D: Nghiên cứu và phát triển TM & DV: Thương mại và dịch vụ XDCB : Xây dựng cơ bản Trang 1
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số bảng Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1 Phân bố các KCN theo vùng 21 Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh Bảng 2.1 giai đọan 2007-2010 37 Tốc độ tăng trưởng của các ngành nông nghiệp, Bảng 2.2 công nghiệp và dịch vụ giai đọan 2007-2010. 38 Tổng kết tình hình cấp giấy phép đầu tư và giải Bảng 2.3 quyết việc làm cho người lao động giai đọan 2000- 41 2010 So sánh số dự án FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Bảng 2.4 trước và sau khi có KCN,KCX. 42 Vốn đầu tư FDI tính theo năm cấp phép tại KCN, Bảng 2.5 KCX từ năm 2000 đến hết năm 2007 44 Vốn đầu tư FDI tính theo năm cấp phép tại KCN, Bảng 2.6 KCX từ năm 2008 đến hết năm 2010 45 Quy mô dự án vốn FDI tại các KCN, KCX trên địa Bảng 2.7 bàn tỉnh Tây Ninh đến hết năm 2010 46 Bảng 2.8 Tình hình sử dụng đất tại KCN Trảng Bàng, KCX Linh Trung III 46 Bảng 2.9 Dự án FDI phân theo quốc gia, vùng lãnh thổ từ năm 2000 đến hết năm 2010 47 Bảng 3.1 Diện tích đất dự kiến phát triển KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2015 63 Trang 2
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Cơ cấu GDP tỉnh Tây Ninh năm 2007 34 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu GDP tỉnh Tây Ninh năm 2008 35 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu GDP tỉnh Tây Ninh năm 2009 35 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu GDP tỉnh Tây Ninh năm 2010 36 Trang 3
- LỜI MỞ ĐẦU 1/- Tính cấp thiềt của đề tài : Từ đại hội Đảng tòan quốc lần thứ VI năm 1986, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế họach hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.Từ đó đến nay, nước ta ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc lãnh đạo và quản lý kinh tế. Bài học kinh nghiệm “Phát huy nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực”,”kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới”có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoại lực được đề cập đến trong luận văn này là một nhân tố vô cùng quan trọng: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Sự hình thành nên nguồn vốn FDI là do ở mỗi nước có những lợi thế so sánh khác nhau, vì vậy mỗi nước muốn phát huy những lợi thế của quốc gia mình, tạo ra lợi ích để các nước cùng phát triển thì phải tiến hành đầu tư ra nước ngòai, đối với các nước chậm phát triển việc tiếp nhận nguồn vốn FDI là điều kiện cần thiết để khơi dậy tiềm năng sẵn có của đất nước, rút ngắn khỏang cách với các nước trong trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan điểm thu hút vốn FDI của Việt Nam thể hiện rỏ qua việc ban hành luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987 và sửa đổi, bổ sung vào các năm 1996, năm 2000 và năm 2005. Điều này đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thu hút nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã ban hành chính sách xây dựng các KCN, KCX, kết hợp với các cơ chế quản lý thông thóang, linh họat nhằm tranh thủ thu hút tối đa nguồn lực này. Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng KTTĐPN, vùng có tốc độ tăng tưởng kinh tế nhanh và năng động, cũng là nơi tập trung nhiều KCX, KCN, thu hút vốn FDI vào loại cao nhất trong cả nước. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài, cùng với Trang 4
- cả nước tỉnh Tây Ninh đã ban hành hàng loạt những chính sách khuyến khích, ưu đãi thông qua việc hình thành các KCN, KCX. Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong vùng KTTĐPN, việc thu hút FDI vào các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn khá khiêm tốn so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Nhằm làm rỏ những nguyên nhân gây nên trở ngại, hạn chế việc thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua.Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.... Đây thật sự là những vấn đề cấp thiết, cần có sự phân tích, lý giải một cách rõ ràng, xác đáng. Do đó, tác giả chọn đề tài “Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) tại các Khu công nghiệp,Khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 2/- Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài : Sự hình thành và phát triển các KCN, KCX nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI trong quá trình thực hiện CNH, HĐH của Việt Nam nói chung và các địa phương trong vùng KTTĐPN nói riêng là một vấn đề đã được nhiều tác giả quan tâm, có thể kể tới một số công trình tiêu biểu như: - “Phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của VS,TS Nguyễn Chơn Trung, PGS.TS Trương Giang Long, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004:Vai trò của việc phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất trong quá trình thực hiện CNH, HĐH của Việt Nam. - “ Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu kinh tế ở Việt Nam” của PGS.TS Đan Đức Hiệp, NXB chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội năm 2012: Công này đã hệ thống hóa khái niệm, vai trò, tiêu chí, lịch sử hình thành và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, cung cấp một cách có hệ thống về sự hình thành, phát triển mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất của một số nước trên thế giới. - “Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam” của TS. Hà Thị Ngọc Oanh, NXB Lao động – Xã hội, năm 2006: Vai trò của đầu tư quốc tế trong Trang 5
- đó có thu hút nguồn vốn FDI, tầm quan trọng của thu hút nguồn vốn FDI với vấn đề chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. - “ Đầu tư nước ngòai tại Việt Nam 7 năm đầu của thế kỷ XXI ” của Bộ kế họach và đầu tư, NXB thống kê, năm 2008: Vai trò của việc thu hút nguồn vốn FDI trong quá trình CNH, HĐH đất nước 7 năm đầu của thế kỷ XXI. - “ Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngòai ” của GS.TS Võ Thanh Thu, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, NXB thống kê, năm 2008: Công trình đã trình bày một cách chi tiết về tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngòai, các bước và trình tự thủ tục để thực hiện một dự án đầu tư nước ngòai vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất tại Việt Nam. - “ Văn kiện đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Tây Ninh” Đảng bộ tỉnh Tây Ninh, lưu hành nội bộ, năm 2010: Khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, Khu chế xuất nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH của tỉnh Tây Ninh. Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập ở tầm vĩ mô tới những vấn đề như: Tầm quan trọng của nguồn vốn FDI, lợi ích của việc thu hút FDI, mặt trái của FDI, ảnh hưởng của FDI đối với nền kinh tế của Việt Nam, vai trò của KCN, KCX, trong việc thu hút nguồn vốn FDI v.v… Tuy nhiên, cho đến nay hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, ở tầm vi mô vấn đề thu hút FDI tại các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 3/- Mục đích nghiên cứu đề tài : Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KCN, KCX,việc thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX Thứ hai: Khảo sát thực trạng, nêu bật những thành tựu và hạn chế của việc thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm qua. Trang 6
- Thứ ba: Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới. 4/- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lí luận và thực tiễn của việc thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Phạm vi nghiên cứu: i)Phạm vi không gian: Các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. ii) Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong những năm từ năm 2007 đến năm 2010, đề xuất phương hướng, mục tiêu đến năm 2015 và năm 2020. 5/- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế chính trị. Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để khái quát tổng quan và luận giải vấn đề, phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh để phân tích, đánh giá thực tiễn 6/- Những đóng góp của luận văn: - Góp phần luận giải về vai trò của KCN, KCX trong việc thu hút nguồn vốn FDI. - Nhận xét, đánh giá về thực trạng thu hút FDI tại các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI tại các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 7/- Kết cấu luận văn: Ngòai phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 03 chương, 09 mục, 11 bảng biểu và 04 biểu đồ. Trang 7
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGÒAI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGÒAI . 1.1.1 Khái niệm và những nhân tố thúc đẩy thu hút FDI. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngòai FDI: FDI được khái niệm như sau : - Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO): “ Đầu tư trực tiếp nước ngòai xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”[ 28 ]. - Theo Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF): “Đầu tư trực tiếp nước ngòai là đầu tư vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay tòan bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sang một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% trên tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI ”[28 ]. - Theo luật đầu tư nước ngòai năm 2005: “Đầu tư nước ngòai là việc nhà đầu tư nước ngòai đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành họat động đầu tư ”[ 17]. Ngày nay các nước trên thế giới với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật kết hợp với việc mỗi nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau, các lợi thế so sánh của từng nước cũng không giống nhau. Các nước phát triển có nền khoa học và kỹ thuật tiên tiến, phát triển khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho đời sống và cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các nước phát triển còn có khả năng về tài chính mạnh. Trong khi đó phần lớn các nước kém phát triển và các nước đang phát triển lại có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có đông đảo số lượng người lao động nhưng lại Trang 8
- thiếu nguồn vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý và thiếu cả trình độ khoa học công nghệ. Xuất phát từ các nội dung trên, ngày nay các nước cần phải đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư. Việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế và đầu tư ra nước ngoài vừa mang tính chất tất yếu khách quan vừa quyết định sự sống còn của các nước trong thời đại ngày nay. Đối với các nước kém phát triển việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn, bổ sung cho việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhất nhằm khơi dậy và phát huy các nguồn lực trong nước phục vụ cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tại các nước đang phát triển và các nước kém phát triển thường có tỷ lệ thất nghiệp cao. Vì thế, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển tranh thủ thu hút các công ty, tập đòan lớn từ nước ngòai để tạo ra nhiều việc làm, tăng thêm nhiều thu nhập cho người lao động. Các nhân tố thúc đẩy thu hút FDI thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau : Thứ nhất : FDI là nguồn vốn quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế đất nƣớc. Các nước thu hút nguồn vốn FDI phần lớn là các nước đang phát triển, tại các nước này có tỷ lệ tích lũy nội địa thấp vì thế đang xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước.Vì thế, nguồn vốn FDI sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung cho nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội, nguồn vốn FDI là yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ phát triển kinh tế. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn vốn là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngòai. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư, nguồn vốn từ nước ngòai được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và đầu tư FDI. Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn FDI là đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, những quốc gia này luôn lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn vốn đầu Trang 9
- tư, họat động sản xuất và đầu tư của các nước này thường rơi vào“ cái vòng luẩn quẩn”. Vì thế, để phá vở “ cái vòng luẩn quẩn” ấy các nước đang phát triển cần thiết phải tạo ra một “ cú huých lớn ” mà biện pháp hữu hiệu nhất là tăng vốn đầu tư, huy động mọi nguồn vốn để phát triển kinh tế trong đó có nguồn vốn FDI. Thứ hai : FDI giúp nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ. Nguồn vốn FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngòai khác, phù hợp với các nước đang phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển và các nước kém phát triển có cơ hội tiếp cận với công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại, từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ trong nước, rút ngắn dần sự chênh lệch về công nghệ giữa nước tiếp nhận đầu tư với nước đầu tư. Tuy nhiên, việc nước thu hút đầu tư FDI có tiếp cận được trình độ kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển hay chỉ thu hút được kỹ thuật công nghệ lạc hậu, điều này còn tùy thuộc vào chính sách, môi trường thu hút đầu tư của nước sở tại. Thứ ba : FDI giúp Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Tại các nước đang phát triển, do đất nước còn nghèo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ mới đi vào khai thác nên nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú mà không có đủ kinh phí, công nghệ để khai thác các nguồn tài nguyên này một cách có hiệu quả. Các nước phát triển thì có nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý trong khi đó các nước đang phát triển thì có nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác hết, thiếu nguồn vốn và thiếu kinh nghiệm quản lý. Từ đó, các nước đang phát triển tranh thủ thu hút nguồn vốn FDI nhằm có cơ hội khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, phục vụ cho quá trình phát triển đất nước nhanh và bền vững. Trang 10
- Thứ tư : FDI giúp làm năng động hóa nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển do nền kinh tế còn ở mức phát triển thấp nên phần lớn tại các nước nầy thường tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sử dụng công nghệ lạc hậu, thiếu trình độ quản lý tiên tiến. Trong khi dó, các doanh nghiệp có vốn FDI phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, có trình độ kỹ thuật cao, trình độ quản lý tiên tiến nên tạo ra giá trị kinh tế lớn, từ đó các doanh nghiệp có vốn FDI sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn FDI còn có tác động làm năng động hóa nền kinh tế của các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, tạo ra sức sống mới cho các doanh nghiệp của các nước đang phát triển thông qua việc trao đổi công nghệ. Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn FDI giúp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giúp phá vở cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc. 1.1.2 Tầm quan trọng và lợi ích của việc thu hút FDI. Việc thu hút FDI mang lại rất nhiều lợi ích, thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau đây : Thứ nhất : FDI đóng góp vào sự tăng trƣởng, làm tăng nguồn thu ngân sách cho nƣớc sở tại : Khi một nước tiến hành thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia mà còn có các công ty khác trong nước có mối quan hệ trong công tác sản xuất kinh doanh với các công ty đa quốc gia đó. Do đó các công ty cũng tham gia vào quá trình phân công lao động trong khu vực và trên thế giới. Thông thường các công ty đa quốc gia luôn khai thác những lợi thế so sánh giữa các nền kinh tế của các nước để tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận của công ty họ. Chính quá trình này đã đóng góp vào việc thúc đẩy phân công lao động quốc tế, hợp tác sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả họat động của các công ty, tận dụng và khai thác triệt để lợi thế so sánh của các nước. Trang 11
- Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp có vốn FDI đi vào họat động sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương thông qua việc các doanh nghiệp FDI thực hiện các nghĩa vụ tài chính như: Nghĩa vụ về nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động làm việc có thu nhập cao…từ đó góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn thực hiện các chương trình xã hội như: Chương trình vận động gây quỹ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, các chương trình cứu trợ xã hội khác tại địa phương. Thứ hai: FDI giúp tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động : Mục đích cuối cùng của các dự án FDI là khai thác tối đa các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nguồn nhân lực giá rẻ của nước sở tại để tối đa hóa lợi nhuận cho riêng họ. Nên các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chắc chắn sẽ thuê mướn nhiều nguồn lao động có giá rẻ tại địa phương, từ đó dẫn đến tình trạng cầu về lao động trong nước tăng nhanh, mở ra nhiều cơ hội tìm việc làm, tạo ra thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động của nước sở tại, khi thu nhập của người lao động tại địa phương được cải thiện sẽ tạo ra các nhu cầu về mua sắm, thưởng thức các lọai hình dịch vụ từ đó thúc đẩy các trung tâm thương mại, các lọai hình dịch vụ phát triển. Mặc khác các công ty đa quốc gia sẽ thuê mướn lao động của nước sở tại, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao tay nghề. Góp phần tạo ra một đội ngũ lao động đông về số lượng, mạnh về chất lượng. Thứ ba:FDI là nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình CNH, HĐH hóa đất nƣớc: Trong quá trình phát triển kinh tế, dù là nước phát triển hay nước đang phát triển thì cơ bản phải dựa vào 03 nguồn lực đó là: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và nguồn nhân lực. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững thì cần có sự kết hợp giữa 03 nguồn lực trên, trong đó nguồn vốn đóng vai trò cốt lõi nhất vì tài nguyên thiên nhiên là sẵn có, có nguồn vốn sẽ đào tạo được nguồn nhân lực. Trang 12
- Việc tích tụ và tập trung nhiều vốn là yếu tố cơ bản để tiến hành CNH, HĐH và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Đầu tư nước ngoài có thể bù đấp giúp các nước đang phát triển giải quyết vấn đề khan hiếm về vốn, vấn đề này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với nước có tỷ lệ tích lũy nguồn vốn ở mức thấp, thị trường vốn trong nước còn yếu kém và đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường vốn từ nước ngoài. Khi các nước đang phát triển và các nước kém phát triển thu hút nguồn vốn FDI thì sẽ tạo ra một tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác của nước sở tại như: Huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở ra các loại hình dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm… thông thường khi nước sở tại tiếp nhận được nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia thì chứng tỏ môi trường kinh doanh của nước đó được cải thiện, các nhà đầu tư đã đặt niềm tin vào môi trường đầu tư, khả năng đáp ứng của hệ thống các cơ quan chính quyền cũng trở nên năng động và linh hoạt hơn sẽ mở ra khả năng huy động nội lực của nền kinh tế tốt hơn rất nhiều. Thứ tư :FDI giúp nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ: Nếu một quốc gia thiếu hụt nguồn vốn thì Chính phủ có thể thực hiện được thông qua chính sách tiết kiệm chi tiêu. Nhưng thiếu yếu tố công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý thì không thể tạo ra bằng chính sách tiết kiệm chi tiêu được. Khi một công ty, tập đòan đa quốc gia từ nước ngòai đầu tư vào trong nước tiếp nhận đầu tư sẽ giúp cho nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty, tập đòan đa quốc gia này tích lũy được qua quá trình công tác lâu dài và phải bỏ ra với chi phí rất lớn và mang sang sử dụng ở nước sở tại. Các doanh nghiệp có vốn FDI thường tổ chức sản xuất có hiệu quả, quy mô sản xuất lớn, có khả năng đào tạo tay nghề tốt vì thế sẽ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho nước sở tại.Việc thu hút nguồn vốn FDI sẽ giúp sự chuyển dịch các quỹ đầu tư, giúp chuyển giao kỹ thuật công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, kênh phân phối quốc tế, bí quyết sản xuất kinh doanh. Trang 13
- 1.1.3 Mặt trái của việc thu hút nguồn vốn FDI. Bên cạnh những mặt tích cực mà nguồn vốn FDI mang lại, nguồn vốn FDI cũng có những mặt trái tác động đến việc phát triển kinh tế - xã hội. Thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau: Thứ nhất: FDI tạo ra sự phụ thuộc kinh tế của nƣớc sở tại vào FDI. Đầu tư nước ngoài làm gia tăng sự lệ thuộc của nền kinh tế vào nhiều mặt đặc biệt là về vốn, khoa học kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty đa quốc gia. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng nước nào càng dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư nước ngoài càng lớn. Khi một nước đã tranh thủ được vào mặt tích cực của việc thu hút FDI đồng thời kết hợp với việc khai thông phát triển nền công nghiệp nội địa, tạo ra nguồn vốn trong nước, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới thì sẽ giảm được sự phụ thuộc về kinh tế. Ngày nay, với xu thế chung là hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ, các liên minh, liên kết kinh tế ngày càng được hình thành và mở rộng. Từ đó dẫn đến phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong đó có FDI là một vấn đề không tránh khỏi và đang là vấn đề nan giải đối với các nước kém phát triển và các nước đang phát triển. Thứ hai : FDI tạo ra tình trạng chèn ép các doanh nghiệp trong nƣớc. Với ưu thế vượt trội về vốn, có kinh nghiệm trong việc quản lý, bí quyết về công nghệ. Các doanh nghiệp có vốn FDI thường tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tất cả các lợi thế trên dẫn đến việc nhà đầu tư có vốn FDI có khả năng khai thác tối đa thế lực độc quyền và chèn ép các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các đối tác nước ngoài trong một công ty liên doanh thường họ sử dụng tri thức, nguồn thông tin và có mối quan hệ rộng khắp trên toàn thế giới để tính một mức giá đầu vào của dự án bao gồm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ …cao hơn giá thế giới làm cho đối tác tiếp nhận đầu tư trong nước thua lỗ kéo dài và kết quả sau cùng là họ phải tiến hành rút khỏi doanh nghiệp, khỏi thị trường. Trang 14
- Thứ ba: FDI với vấn đề chuyển giao kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Ngày nay trong xu hướng chung là toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách nhanh chóng. Môi trường cạnh tranh giữa các nước phát triển ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp luôn tìm đủ mọi biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển (R&D) và không ngừng đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Xuất phát từ vấn đề trên, các máy móc, thiết bị lạc hậu, lỗi thời sẽ được tung vào các nước đang phát triển vì ở các nước đang phát triển môi trường cạnh tranh thấp và nới lỏng về môi trường thông qua con đường thu hút đầu tư. Nếu các nước đang phát triển không cân nhắc, không kịp thời đưa ra các quy định khắc khe về vấn đề thu hút vốn đầu tư thì trong tương lai các nước đang phát triển sẽ trở thành bãi rác công nghiệp của các nước phát triển. Song song với vấn đề trên là ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các nước phát triển với lợi thế tuyệt đối đi đầu trong việc phát triển khoa học kỹ thuật trên thế giới sẽ đầu tư vào các nước kém phát triển và các nước đang phát triển các công ty, nhà máy sản xuất và lắp ráp các bộ phận phụ của các sản phẩm đòi hỏi phải có dây chuyền công nghệ cao như: Nhà máy lắp ráp xe ôtô, các nhà máy sản xuất hàng điện tử .…mà các sản phẩm chính sẽ được sản xuất ở nước phát triển, trong khi đó tại các nước kém phát triển và đang phát triển chỉ sản xuất các sản phẩm phụ. Từ đó các nước kém phát triển và các nước đang phát triển không có điều kiện học hỏi các kỹ thuật tiên tiến của các nước có nền công nghiệp hiện đại. Thứ tư: FDI tác động xấu đến môi trƣờng và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc thành lập ồ ạc các KCN, KCX nhằm thu hút đầu tư nhưng hiện nay nền kinh tế thế giới đang trong gia đọan suy thóai. Các nước đang phát triển vì lợi ích trước mắt của quốc gia mình tranh thủ kêu gọi thu hút vốn đầu tư mà không có sự chọn lựa các dự án đầu tư, không lựa chọn quy trình công nghệ thân thiện với môi trường. Nhân cơ hội này các nhà đầu tư của các nước phát triển có Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn